2. Mục đích nghiên cứu
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đó là nhiệm vụ lâu dài của toàn Đảng toàn dân tộc và của toàn ngành giáo dục để đào tạo nguồn lực nhân tài, góp phần vào sự phát triển của đất nước, đáp ứng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vai trò của ngành Giáo dục và Đào tạo là rất quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ “Trồng người” đó chính là những thầy giáo, cô giáo- Những “Chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” ngày đêm miệt mài với nghề dạy học để ươm mầm tương lai cho tổ quốc. Trong đó, đặc biệt quan trọng là những (GVCN) lớp. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của nhiều gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường.
Thực hiện Nghị quyết 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các Trường phổ thông Giai đoạn 2008-2013, trong đó nội dung : Rèn luyện KNS cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
UBND QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4 Lĩnh vực / Môn: Chủ nhiệm Cấp học: Tiểu học Tên tác giả: Phạm Thị Khuyên Chức vụ: Giáo viên lớp 4A4 NĂM HỌC 2018 - 2019 MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Ý nghĩa GD Giáo dục GV Giáo viên HS Học sinh GVCN Giáo viên chủ nhiệm KNS Kỹ năng sống KN Kỹ năng GDKNS Giáo dục kỹ năng sống HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, các tổ chức Liên Hiệp Quốc như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình giáo dục Kĩ năng sống ( KNS) cho thanh thiếu niên bởi lẽ “những thử thách mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là những kĩ năng đọc, viết, tính toán tốt nhất” (UNICEF). Vì thế, ở hầu hết các nước trên thế giới, KNS đã được dạy trong chương trình chính quy. Và bốn trụ cột về giáo dục mà UNESCO đã đưa ra trong thời gian gần đây: “Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống” thực chất đó cũng chính là cách tiếp cận Kĩ năng sống (KNS). Theo Luật giáo dục, mục tiêu của giáo dục là “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Từ nhiều năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo triển khai dạy KNS là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Trên tinh thần đó tôi nhận thấy rằng chính ở dưới mái trường các em học được nhiều điều hay, lẽ phải. Và nhà trường là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để thành người tài xây dựng đất nước, có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Chính vì thế, KNS là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Cho nên, giáo dục KNS cho học sinh là rất quan trọng và càng quan trọng hơn đối với các em học sinh bắt đầu bước vào lứa tuổi thiếu niên ( lớp 4) Các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo, đặc biệt là với giáo viên chủ nhiệm lớp - người có thời gian tiếp xúc, gần gũi với học sinh lớp mình nhiều nhất. Mặt khác, ở lứa lớp 4 học sinh đang phát triển về hệ xương, hệ thần kinh, học sinh có những nhận biết nhất định về xung quanh, biết đánh giá nhận xét sự việc xảy ra quanh mình. Các em đã có sự phát triển về trí tuệ, tâm hồn, các em thích quan sát mọi vật xung quanh. Khả năng tư duy cụ thể nhiều hơn khả năng khái quát hóa. Về tình cảm, các em rất nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, các em dễ xúc động và bắt đầu biết mơ ước, thích nghĩ lại các vấn đề mà mình đã quan sát được và khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Xác định tầm quan trọng đó tôi đã cố gắng nghiên cứu thực hiện đề tài: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4. Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 4A4 tôi đang phụ trách, nhằm mong muốn trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời. 2. Mục đích nghiên cứu Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đó là nhiệm vụ lâu dài của toàn Đảng toàn dân tộc và của toàn ngành giáo dục để đào tạo nguồn lực nhân tài, góp phần vào sự phát triển của đất nước, đáp ứng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vai trò của ngành Giáo dục và Đào tạo là rất quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ “Trồng người” đó chính là những thầy giáo, cô giáo- Những “Chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” ngày đêm miệt mài với nghề dạy học để ươm mầm tương lai cho tổ quốc. Trong đó, đặc biệt quan trọng là những (GVCN) lớp. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của nhiều gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Thực hiện Nghị quyết 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các Trường phổ thông Giai đoạn 2008-2013, trong đó nội dung : Rèn luyện KNS cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Học sinh thụ động chủ yếu nghe và làm theo thầy cô, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động, thụ động. Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó, giải quyết với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy dẫn đến xung đột lẫn nhau. Hay khi có đoàn khách của Phòng, Sở về thăm trường, thăm lớp các em luôn rụt rè, thiếu tự tin khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn của khách hoặc học sinh không dám gần khách để trò chuyện, giao lưu. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp họăc tham gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về toán, khoa học và Tiếng Việt, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Căn cứ nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của ngành về việc chú trọng: Rèn luyện KNS cho học sinh. Và đặc biệt trong những năm học gần đây, Bộ Giáo dục đã ban hành Thông tư 22 – Đánh giá học sinh Tiểu học nhằm đề cao vai trò giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục học sinh về các kĩ năng, phẩm chất giúp học sinh có hành trang tốt bước vào cuộc sống thì việc giáo dục kĩ năng sống càng trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. 3. Đối tượng nghiên cứu “ Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4” được viết trong phạm vi nhà trường, đối tượng chính là học sinh lớp 4A4 do tôi phụ trách. Nội dung đề tài là đề ra những biện pháp có tính khả thi để giáo dục các em, “ dạy chữ”, kết hợp “dạy người”, đạt mục tiêu giáo dục Tiểu học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Năm học 2018-2019, Trường Tiểu học Phương Liệt có 31 lớp với tổng số 1640 học sinh. Trường được công nhận danh hiệu trường chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2001, nhiều năm liền trường luôn được công nhận Trường Tiên tiến xuất sắc của thành phố. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện KNS cho học sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi giáo viên trong nhà trường, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến giáo dục KNS cho học sinh. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài hướng vào thực trạng lớp 4A4 Trường Tiểu học Phương Liệt. Học sinh lớp 4 là lứa tuổi đang bước giai đoạn biến đổi về mặt thể chất và tinh thần. Đặc biệt là sự thay đổi về tâm lí tình cảm, các em dễ bị tác động xấu bởi những tệ nạn của xã hội nếu các em không được giáo dục tốt. Khi được hỏi những hiểu biết về KNS qua phiếu thăm dò ( Phụ lục 1),thì có 58% HS trả lời là các em đã có những hiểu biết về KNS tuy nhiên mới ở mức độ hạn chế, còn 42% các em trả lời chưa có hiểu biết về KNS. Về phía phụ huynh cũng qua phiếu thăm dò (Phụ lục 2) thì có 69% đã có hiểu biết về KNS và 31% phụ huynh chưa hiểu biết về KNS. Theo điều tra qua phiếu thăm dò ( Phụ lục 3) thì: Đối với giáo viên: 83% các thầy cô đều xác định đúng khái niệm KNS, vai trò của KNS và sự cần thiết của KNS. Như vậy, vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức rõ ràng, chính xác về khái niệm, vai trò, sự cần thiết của KNS, chưa nắm vững về kiến thức và kĩ năng sống: kĩ năng đó là gì? Tác dụng của kĩ năng đó? Việc triển khai, vận dụng kĩ năng đó như thế nào cho hợp lí? Bộ phận giáo viên đó chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp điều tra, khảo sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp thực nghiệm. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lí luận Giáo viên Tiểu học là “Nhà sư phạm tổng thể” không chỉ trực tiếp dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT mà còn phải đặt lên vai trọng trách làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, người giáo viên Tiểu học không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt mà còn đòi hỏi năng lực tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn đối với người thầy giáo bởi “sản phẩm” lao động là những con người. Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng như các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động Đội thiếu niên Tiền Phong là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường khác nhau. Đối với Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là thông qua hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện đội viên. Chính vì vậy công tác Đội được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho xã hội. Cơ sở thực tiễn Thanh Xuân là một quận đang trên đà phát triển mạnh mẽ về cả Kinh tế - Văn hóa – Xã hội, trong đó có cả những yếu tố tích cực và có cả những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến KNS của các em. Sự phát triển của công nghệ thông tin, sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường,cũng là những yếu tố tác động nhiều đến cách sống, cách nghĩ, cách làm của các em. Phương Liệt là phường tiếp giáp với nhiều quận khác trên địa bàn Hà Nội, dân cư đông, kinh tế phát triển mạnh. Địa phương rất chú trọng trong việc đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, các khu vui chơi dành cho trẻ em, di tích lịch sử, các câu lạc bộ dành cho thiếu nhi hoạt động hè... Hiện nay, nhiều phụ huynh học sinh có công việc bận rộn, để con cái ở nhà với ông bà, hoặc mải buôn bán kiếm tiền ít quan tâm đến con em mình. Đặc biệt rất nhiều phụ huynh hầu như không quan tâm đến việc rèn KNS cho con mình nên không tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động. Họ cho rằng con mình còn nhỏ chỉ cần học giỏi về kiến thức là đủ. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong cuộc sống. Phần lớn ở gia đình: việc xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
Tài liệu đính kèm: