5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sang kiến:
Ở bậc tiểu học hiên nay Bộ giáo dục đã quy định dạy đủ chín môn bắt
buộc và môn Thể dục là một trong những môn học không thể thiếu trong quá
trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì thể dục là
nhu cầu thiết yếu đối với sức khỏe của mỗi con người nói chung và ở học sinh
tiểu học nói riêng. Ở học sinh tiểu học tính tình vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là
không thể thiếu trong mỗi em. Đặc biệt là mặt tâm lí của các em có nhiều thay
đổi lớn, vì vậy, trong môn Thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn
thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán dẫn đến
phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, giúp các em ham muốn tham gia tập
luyện tốt hơn, tạo nên sự hứng thú cho các em sau mỗi tiết học thể duc .Từ đógiúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng của các em thêm
phong phú.
Các em học sinh lớp 5 đang trong thời kỳ phát triển mạnh về hệ cơ và hệ
xương nên các em thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa .Hệ hô
hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động chưa được
tốt. Hệ thần kinh cao cấp đang dần hoàn thiện về mặt chức năng do vậy tư duy
của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy trừu tượng, sự tập
trung chú ý chưa bền vững, dễ bị phân tán, tính hưng phấn chưa cao.Vì vậy ở
lứa tuổi này khi tập luyện các em ít hứng thú và không tích cực tập luyện nếu
không có các phương pháp tốt, nên tôi chọn sáng kiến: :“ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 5 KHI HỌC BÀI THỂ DỤC PHÁT
TRIỂN CHUNG"
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long. Tôi: Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến Nguyễn Văn Hùng 18/8/1981 Trường Tiểu học An Lộc A Giáo viên CĐSP Thể dục 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Biện pháp nâng cao hứng thú cho học sinh lớp 5 khi học bài thể dục phát triển chung. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Thể dục ) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 9 năm 2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sang kiến: Ở bậc tiểu học hiên nay Bộ giáo dục đã quy định dạy đủ chín môn bắt buộc và môn Thể dục là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì thể dục là nhu cầu thiết yếu đối với sức khỏe của mỗi con người nói chung và ở học sinh tiểu học nói riêng. Ở học sinh tiểu học tính tình vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu trong mỗi em. Đặc biệt là mặt tâm lí của các em có nhiều thay đổi lớn, vì vậy, trong môn Thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, giúp các em ham muốn tham gia tập luyện tốt hơn, tạo nên sự hứng thú cho các em sau mỗi tiết học thể duc .Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng của các em thêm phong phú. Các em học sinh lớp 5 đang trong thời kỳ phát triển mạnh về hệ cơ và hệ xương nên các em thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa.Hệ hô hấp ở độ tuổi này có đường hô hấp còn hẹp, hệ tuần hoàn hoạt động chưa được tốt. Hệ thần kinh cao cấp đang dần hoàn thiện về mặt chức năng do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy trừu tượng, sự tập trung chú ý chưa bền vững, dễ bị phân tán, tính hưng phấn chưa cao.Vì vậy ở lứa tuổi này khi tập luyện các em ít hứng thú và không tích cực tập luyện nếu không có các phương pháp tốt, nên tôi chọn sáng kiến: :“ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 5 KHI HỌC BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG ” 5.2. Nội dung sáng kiến: - Ngày 27/3/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập Thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng có cần sức khỏe mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khỏe tức là làm cho cả nước khỏe mạnh”. Và vì thế luyện tập thể dục bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước. - Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng là giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện. Giáo dục thể chất rất cần thiết ở mọi lứa tuổi và ở tuổi học sinh tiểu học cũng không ngoại lệ. - Chương trình thể dục lớp 5 được thực hiện theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng cụ thể là: + Mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, cả năm học gồm 70 tiết, trong đó học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II là 17 tuần, dạy 34 tiết. Bài thể dục phát triển chung của lớp 5 bao gồm 8 động tác kéo dài chương trình trong 16 tiết liên tục dễ gây nhàm chán cho học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 2 và qua trao đổi cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy thực tế việc giảng dạy môn Thể dục trong nhà trường hiện nay: + Về giáo viên: - Được tham gia học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn do phòng, trường tổ chức và tham gia nhiều chuyên đề do cụm, trường và của tổ khối Một số giáo viên tiếp thu phương pháp mới tốt nhưng khi vận dụng chưa hiệu quả và phù hợp. - Các hoạt động và hình thức dạy chưa linh động, chưa tạo được sự hứng thú trong học tập, chưa phát huy hết khả năng học tập của học sinh dẫn đến việc học tập của học sinh còn thụ động, nhàm chán. - GV còn chủ quan chưa dự kiến tình huống có thể xảy ra khi gặp sự cố, ứng xử chưa khéo léo, sử dụng phương pháp cứng nhắc còn phụ thuộc sách giáo khoa, chưa mạnh dạn điều chỉnh nội dung hệ thống bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, chưa có biện pháp sửa sai cho học sinh một cách chính xác. + Về phụ huynh: - Phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con em mình , nhiều phụ huynh đi làm xa nhà để con ở nhà với ông bà nội, ngoại, . Một số phụ huynh giao khoán việc học của con em mình cho giáo viên và nhà trường. + Về học sinh: - Không tập trung chú ý khi giáo viên giảng giải động tác. - Không tích cực tập luyện hoặc tập luyện theo kiểu miễn cưỡng, không hứng thú. - Học sinh tập không đúng các biên độ động tác thậm chí còn nhiều học sinh không thuộc hết thứ tự các động tác. - Các em thường kêu mệt và tập luyện rất uể oải. * Các giải pháp chủ yếu như sau: 5.2.1 giải pháp 1: Giúp học sinh hiểu được vị trí tầm quan trọng của bài thể dục phát triển chung lớp 5. Trước khi học bài thể dục phát triển chung tôi thường nêu cho học sinh biết được tầm quan trọng của bài thể dục phát triển chung như sau: Bài thể dục phát triển chung nhằm phát triển thể lực, hình thành những kĩ năng vân động và có sự tác động tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người học hết sức to lớn. Bài thể dục phát triển chung có tác động lên cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến về hình thái chức năng theo chiều hướng tích cực là một trong những mặt giáo dục có ý nghĩa nêu cao tầm vóc, sức khỏe cho học sinh phát triển tốt hơn. Tập bài thể dục thường xuyên, đúng phương pháp sẽ làm cho cơ thể phát triển thể hiện ở sức nhanh, sức bền, độ đàn hồi và linh hoạt ở cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó nếu tập bài thể dục thường xuyên sẽ làm cho tim khỏe lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch dễ dàng hơn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và thải cặn bã kịp thời hơn, cơ thể trở nên cường tráng, ăn ngủ học tập và lao động tốt hơn, các tế bào hệ cơ xương phát triển nhanh, xương dày lên và cứng, tạo nên dáng đi khỏe mạnh. Ví dụ giáo viên giải thích rõ cho học sinh khi tập động tác “vươn thở” thì sẽ tác động đến các cơ, phổi và lồng ngực nở ra, tăng độ đàn hồi tăng lượng khí trao đổi trong nhịp thở. Từ đó hệ hô hấp hoạt động nhịp nhàng và khỏe mạnh hơn.Động tác “Chân” giúp phát triện hệ cơ chân,phát triển sức mạnh của chân Khi các em nắm được tầm quan trọng của bài thể dục các em sẽ có ý thức tập luyện tốt hơn. 5.2.2 Giải pháp 2: Đổi mới công tác chuẩn bị bài giảng của giáo viên. Giáo viên cần nắm kĩ nội dung kiến thức ,kĩ năng cần đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài dạy. Giáo viên có ý thức soạn bài công phu, tỉ mỉ, kĩ năng có kế hoạch bài dạy rõ ràng và chi tiết cụ thể : - Kiến thức kĩ năng cần đạt trong một giờ học thể dục phải lấy nội dung luyện tập để giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực làm trọng tâm. - Phương pháp chủ đạo trong tiết học là phương pháp thực hành ôn luyện nhiều lần ở các dạng hoạt động khác nhằm tạo hứng thú cho học sinh. Đặc biệt giáo viên cần có những hoạt động phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong từng tiết học. - Phương pháp dạy học phải luôn được cải tiến sáng tạo phù hợp với điều kiện khả năng học tập của từng lớp, thậm chí từng học sinh. - Giáo viên cần dự kiến được những tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ học để lựa chọn cách giải quyết chủ động và phù hợp. 5.2.3 Giải pháp 3 : Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. - Học sinh tập không tốt bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của giáo viên, làm mất nhiều thời gian hướng dẫn lại cho học sinh, dẫn tới dạy quá nhiều thời gian so với quy định. - Học sinh tập không tốt bài thể dục phát triển chung các em không còn hứng thú với việc học thể dục dẫn tới thiếu tập trung trong giờ học. - Do học sinh không hứng thú trong tiết học nên tiết học thiếu sinh động. *Vì những lý do như vậy nên mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hóa học sinh bằng các phương pháp trò chơi và tích cực tham gia vào quá trình nhận xét đánh giá. Để đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần phải có sự chuẩn bị trước bài dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học kể cả việc tập trước các động tác kỹ thuật mới .Trong những lần giảng dạy qua những lần thành công và thất bại tôi đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp như sau: * Giải thích kĩ thuật: - Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác,dễ hiểu.Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững nét cơ bản của kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học,qua đó nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh.Vì vậy lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện, học tập. *Thực hiện khẩu lệnh: - Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác , bắt buộc học sinh hành động theo. - Ví dụ khi hô động tác “Vươn thở” giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành: “Động tác Vươn thở chuẩn bị. Sau đó hô nhịp cho học sinh tập. - Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra phải có sức truyền cảm,rõ, nhanh, chính xác.Lệnh phát ra phải kéo dài hợp lý,đủ thời gian cho học sinh chuẩn bị thực hiện. *Làm mẫu: - Khi làm mẫu giáo viên phải thể hiện đúng giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản của động tác.Khi giảng dạy những động tác mới phức tạp giáo viên phải làm mẫu 2-3 lần. - Đối với những động tác khó phức tạp thì có thể chia nhỏ động tác thành từng phần nhỏ.Ví dụ khi tập động tác thăng bằng ở nhịp 1, 2 giáo viên nên cho học sinh quan sát toàn bộ động tác mẫu một lần sau đó tập riêng lẻ từng nhịp cho học sinh dễ quan sát. - Làm mẫu phải kết hợp giải thích nhắc học sinh quan sát những điểm cần chú ý. - Ở bài thể dục phát triển chung hình thức làm mẫu soi gương mang lại hiệu quả cao. 5.2.4 Giải pháp 4: Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp tập luyện: a. Phương pháp tập luyện đồng loạt: - Đây là phương pháp sử dụng khi mới học động tác mới giúp giáo viên dễ quan sát và sửa sai cho học sinh. b. Phương pháp phân nhóm tập luyện: - Đây là phương pháp áp dụng cho các bài ôn tập động tác cũ.Phương pháp này khá hiệu quả vì khi phân nhóm các học sinh có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng của mình trong nhóm.Trong nhóm có sự trao đổi với nhau tạo nên sự hứng thú trong học tập. c. Tổ chức tập luyện theo “nhóm đôi”. Khi học bài thể dục phát triển chung sau khi giáo viên hướng dẫn xong kỹ thuật động tác thì tổ chức cho học sinh tập luyện theo lớp một số lần giáo viên quan sát sửa sai tại chỗ nhưng cứ tập theo đội hình cả lớp như vậy sẽ dễ gây nhàm chán cho học sinh và làm mất thời gian của cả lớp vì mỗi lần một em bị sai thì cả lớp phải dừng lại làm lãng phí thời gian của tiết học.Vậy nên sau một vài lần tập theo đội hình cả lớp thì giáo viên chia lớp thành các nhóm đôi, phân công vị trí cũng như giao nhiệm vụ cho các nhóm tập luyện.Với hình thức tập luyện này học sinh có thể sửa sai giúp bạn và dễ dàng phát hiện ra những cái sai của bản thân hơn, giáo viên có nhiều thời gian để quan sát và sửa sai hơn đăc biệt la sẽ phát huy được tính tích cực và hứng thú của học sinh nhiều hơn. Ví dụ khi học động tác toàn thân nếu tập luyện theo nhóm đôi học sinh A có thể giúp học sinh B biết được biên độ,hướng di chuyển tốt hơn. d. Phương pháp thi đua và trình diễn: - Đây là phương pháp áp dụng chủ yếu trong các bài hoàn thiện động tác.Giáo viên cho học sinh từng tổ lên biểu diễn cả lớp nhận xét,tạo nên sự cố gắng trong bản thân các em. Việc sử dụng các hình thức tập luyện phải tùy vào từng nội dung bài dạy mà ta sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc phối hợp nhiều phương pháp trong 1 tiết dạy. 5.2.5 Giải pháp 5: Sử dụng âm nhạc, băng đĩa nhạc có lời hô hoặc nhịp trống. Bài thể dục phát triển chung lớp 5 gồm có 8 động tác thế nhưng khi giảng dạy không phải động tác nào cũng có nhịp hô như nhau mà tùy vào từng động tác , có những động tác cần nhịp hô chậm và kéo dài như : động tác vươn thở, điều hòa. Nhưng cũng có những động tác cần hô hơi nhanh như động tác nhảy và một số động tác cần nhịp hô vừa phải.Vậy nên khi tập giáo viên có thể sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô sẽ giúp học sinh thực hiện động tác đúng biên độ hơn. Bên cạnh đó gáo viên sẽ có thêm thời gian để quan sát và uốn nắn, sửa sai cho học sinh kịp thời hơn. Đồng thời khi sử dụng băng đĩa nhạc có lời hô vào mỗi tiết dạy còn làm cho tiết dạy thêm phong phú, sinh động học sinh có hứng thú hơn với tiết học. Đối với những bài hoàn thiện thay vì những nhịp hô như bình thường chúng ta có thể sử dụng các bài nhạc hoặc nhịp trống để tăng hưng phấn cho học sinh. Bài nhạc phải phù hợp với các động tác trong bài. 5.2.6 Giải pháp 6: Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để giúp các em hứng thú hơn khi tập bài thể dục phát triển chung. Đối với giáo viên bộ môn ở cấp tiểu học thường không làm công tác chủ nhiệm lớp vậy nên trong quá trình giảng dạy cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để giúp cho quá trình giảng dạy mang lại hiệu quả cao hơn.Qua sự phối hợp này giáo viên bộ môn nắm được tình trạng sức khỏe cũng như tính tình và sở thích của từng học sinh để điiều chỉnh phương pháp dạy phù hợp hơn. Bên cạnh đó phối hợp với phụ huynh để có được sự động viên từ phía phụ huynh các em sẽ thích thú và tích cực tập luyện hơn. 5.2.7 Giải pháp 7: Phối hợp với các hoạt động khác để nâng cao hứng thú cho các em. - Giáo viên có thể phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách để triển khai tập bài thể dục vào đầu giờ hoăc trong giờ ra chơi. - Khen ngợi trước toàn trường những lớp tập bài thể dục đúng và đẹp. - Cho thi đua giữa các lớp với nhau xem lớp nào biểu diễn bài thể dục đẹp nhất. 5.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến này đã được áp dụng ở khối 5, trường Tiểu học An Lộc A và các trường lân cận trên địa bàn. - Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để áp dụng sáng kiến này GV cần phải đảm bảo thường xuyên tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trong các giờ học để các em quen và có ý thức tự giác khi làm việc theo nhóm. - Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng trong ngành, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để áp dụng sáng kiến này GV cần phải đảm bảo thường xuyên tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trong các giờ học để các em quen và có ý thức tự giác khi làm việc theo nhóm. 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 8.1. Kết qủa đạt được: - Sau khi thực hiện những biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. - Đối với học sinh tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt . - Tôi đã áp dụng các biện pháp trên đối với học sinh khối 5. Sau khi áp dụng các biện pháp trên các em tham gia nhiệt tình hơn, đặc biệt khi phân nhóm tập luyện các em rất hào hứng tập luyện và có tinh thần tự quản rất tốt. - Học sinh khối 5 học tập sôi nổi, phụ huynh học sinh rất vui, qua đó phụ huynh quan tâm nhiều hơn tới môn học thể dục và sức khỏe con em mình nhiều hơn và thu được các kết quả rất đáng mừng. - Kết quả Học Kì I năm học 2020-2021 như sau: Tổng số học sinh khối 5 Hoàn Thành Tốt Hoàn Thành 178 162 91% 16 9% - Với kết quả đạt được qua áp dụng kinh nghiệm ở cơ sở.Tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục ở nhiều trường Tiểu học khác. 8.2. Bài học kinh nghiệm: Như vậy để nâng cao hứng thú cho học sinh khi học bài thể dục phát triển chung thì người giáo viên cần phải thực hiện các biện pháp sau: 1. Nắm vững ý nghĩa, tầm quan trọng của bài thể dục phát triển chung. 2. Nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng. 3. Sử dụng và đổi mới các phương pháp dạy học một cách linh hoạt và tích cực. 4. Sử dụng âm nhạc, băng đĩa có lời hô hoặc nhịp trống. 5. Phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Tổng phụ trách và phụ huynh học sinh để khuyến khích học sinh tập luyện tốt hơn. 6. Có các hình thức tuyên dương, khen ngợi, 7. Phối hợp với các hoạt động giáo dục khác để kích thích sự hứng thú của các em. ............................................................................................................................. .... ................................................................................................................................. ............................................................................................................................. .... ................................................................................................................................. ............................................................................................................................. .... 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): ............................................................................................................................. .... ................................................................................................................................. ............................................................................................................................. .... ................................................................................................................................. ............................................................................................................................. .... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ............................................................................................................................. .... ................................................................................................................................. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Lộc, ngày 15 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Văn Hùng
Tài liệu đính kèm: