Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia Bài 6 Giáo dục công dân Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia Bài 6 Giáo dục công dân Lớp 12

1. Lời giới thiệu

Bắt đầu từ năm 2017, Bộ giáo dục đã đưa môn GDCD vào một trong chín bộ

môn thi tốt nghiệp THPT QG. Đây là một cơ hội nhưng đồng thời cũng là một thử

thách cho cả thầy và trò. Tài liệu cho việc ôn thi của bộ môn còn rất sơ sài, nghèo

nàn và chủ yếu chưa đi sát với nội dung thi là thi trắc nghiệm. Bộ đề với những câu

hỏi chuẩn, có sẵn đáp án để tham khảo; hoặc tập tài liệu tham khảo cho cách ra đề

thi, xây dựng một cấu trúc đề theo yêu cầu còn thiếu trầm trọng.

Sau năm 2017, đến năm thi 2018, 2019, trên thị trường đã xuất hiện thêm một số

tài liệu tham khảo của một số tác giả về vấn đề này. Tuy nhiên chưa có một tác giả

hay một cuốn sách nào có được sự tổng hợp đầy đủ nhất về các vấn đề chung nhất

của việc ôn thi THPT QG môn GDCD như:

1. Kiến thức cơ bản và chuyên sâu, mở rộng cho nội dung thi.

2. Kiến thức tích hợp các nội dung liên quan trong bộ môn.

3. Cách xây dựng đề thi hoàn chỉnh.

4. Hướng dẫn giải các câu hỏi ôn thi.

5. Cách làm bài thi trắc nghiệm cho bộ môn kèm theo mẹo làm bài hiệu quả cao.

6. Rèn kỹ năng nhớ kiến thức hiệu quả nhất bằng việc hướng dẫn HS tự xây

dựng câu hỏi trắc nghiệm theo mẫu thi quốc gia

7. Biện pháp chấm chéo bài hiệu quả

Từ đó, tôi quyết định đi vào thực hiện nghiên cứu chủ đề: “Biện pháp nâng cao

chất lượng ôn thi THPT QG bài 6 GDCD lớp 12” với mong muốn có được trong

tay mình một tập tài liệu bổ ích nhất

pdf 47 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1027Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi trung học phổ thông quốc gia Bài 6 Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. 
4.2.6 Quyền tự do ngôn luận 
­ Việc công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về 
các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước là việc đảm bảo cho công 
dân có điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc của Nhà 
nước và xã hội. 
­ Việc công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận trái ngược hoàn toàn với việc 
công dân kéo bè kéo cánh, phe đảng để lập Băng, Đảng mới lật đổ chính quyền nhà 
nước ta, bàn luận hoặc đưa ra tư tưởng phản động chống phá Đảng và nhà nước ta, 
gây chia rẽ, thù hằn, bôi nhọ danh dự, uy tín của cán bộ công chức Nhà nước 
­ Quyền tự do ngôn luận thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các phạm 
vi khác nhau. 
16 
Một là, Công dân sử dụng quyền này tại các cuộc họp cơ quan, trường học, 
bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học..Tuyệt đối 
không nêu lên ý kiến gây kích động, chia bè phái, nhằm tranh quyền, đoạt chức, 
phá hoại tổ chức 
Hai là, Công dân viết bài gửi đăng báo. Báo ở đây là báo chính thống, có sự phê 
duyệt của cơ quan chính quyền, cơ quan chức năng. Tuyệt đối không đăng ở báo lá 
cải, xuyên tạc nội dung sự thật, gây tranh cãi trong dư luận, gây hoang mang dư 
luận 
Ví dụ 1: vụ việc Cô giáo Trần Thị Lam, giáo viên trường THPT chuyên Hà Tĩnh 
viết bài thơ: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” đăng lên mạng xã hội, gây 
xôn xao dư luận, gây ra hoang mang trong dân chúng, làm mất niềm tin vào Tổ 
quốc ta. Bài thơ có những câu như sau: 
Đất nước mình ngộ quá phải không anh 
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn 
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm 
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi 
Đất nước mình lạ quá phải không anh 
Những chiếc bánh trưng vô cùng kì vĩ 
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ 
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay 
Đất nước mình buồn quá phải không anh 
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc 
Rừng đã hết và biển thì đang chết 
Những con thuyền nằm nhớ song khơi xa 
Đất nước mình thương quá phải không anh 
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại 
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải 
Đứng trước năm chau mà không phải cúi đầu 
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh 
Anh không biết em làm sao biết được 
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước 
Ai trả lời giùm đất nước sẽ về đâu 
Sau khi bài thơ được đăng tải thì Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có một bài 
thơ gửi đến cô giáo Lam với nhan đề: Đất nước mình kì diệu phải không em? 
“ Nếu đất nước ngàn năm không chịu lớn 
Thì bây giờ em chẳng thể gọi tên 
17 
Nếu dân tộc đớn hèn như em nghĩ 
Thì còn đâu dải bờ cõi nối liền 
Em đã quên những bài ca bất tử 
Cha ông ta đã bao lần chiến quân Nguyên 
Em đã quên máu trào Điện Biên Phủ 
Để Việt Nam trên thế giới có tên 
Sao không hỏi mình làm gì đi nhỉ 
Mà lại trao câu hỏi ấy cho người 
Dân tộc này không bao giờ chết được 
Nếu diệt vong chỉ có lũ sâu thôi 
Những đứa con dù sống hay đã chết 
Vẫn ngàn năm quấn quýt trái tim này 
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là có xử lí cô giáo Lam không? 
Đại tá Dương Văn Trường, trưởng phòng an ninh văn hóa – Bảo vệ chính trị nội 
bộ (PA83) công an Hà Tĩnh giải thích đã nhắc nhở, khuyên cô không nên phát tán, 
tạo hiệu ứng xấu cho xã hội. và sau đó cô đã xóa bỏ bài thơ và tự khóa Facebook cá 
nhân của mình, vì cô viết bài thơ theo cảm hứng nhất thời chứ không nhằm mục 
đích nào. 
Ví dụ 2: Vụ việc báo Thanh niên online có 5 bài viết đưa tin trong nước mắm có 
nồng độ Asen ( thạch tím ) vượt ngưỡng cho phép, gây ảnh hướng sức khỏe người 
tiêu dùng, gồm 5 bài ( Nước + hóa chất = nước mắm công nghiệp, ngày 
10.10.2016; Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới; Đi tìm nước mắm sạch, 
ngày 11.10.2016; Cẩn trọng với hàm lượng thạch tím, ngày 12.10.2016; Tiêu chuẩn 
nào cho nước mắm Việt ngày 13.10.2016; Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực 
phẩm ngày 17.10.2016. 
Các bài báo trên đã viết không đúng sự thật. Tối ngày 22.10 Bộ y tế công bố kết 
quả kiểm nghiệm 247 mẫu nước mắm ngẫu nhiên của 82 cơ sở sản xuất cho thấy 
không phát hiện mẫu nước mắm nào có nồng độ Asen vô cơ vượt ngưỡng giới hạn 
tối đa cho phép. 
Những sự việc như vậy tuyệt đối không nên để xảy ra. 
Ba là, công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với ác đại biểu Quốc hội và 
đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp cúc cử tri ở cơ sở hoặc viết thư cho đại 
biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm. 
4.3 Tích hợp kiến thức bạo lực học đường, bạo lực gia đình vào bài giảng 
 Theo QUYẾT ĐỊNH 
18 
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC 
HỌC ĐƯỜNG TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, GIÁO DỤC PHỔ 
THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2017­2021 
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ 
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang 
Bộ; 
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ 
quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo; 
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ 
quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. 
Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ 
quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo 
lực học đường; 
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên 
Trong bài giảng có thể tích hợp kiến thức về phòng chống bạo lực học đường cho 
HS: 
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo 
lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác 
diễn ra trong phạm vi trường học. 
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa 
các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm 
cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình 
dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường. 
Bạo hành gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các 
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại với các thành viên khác 
trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Nói một cách dễ 
hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các 
vấn đề gia đình” .Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên 
bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều 
dạng thức khác nhau. 
­ Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát... tác động trực tiếp đến sức 
khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh 
thể chất như giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái hoặc con cái và cha mẹ già. 
Bạo hành thể xác 
19 
Bạo hành gia đình về mặt thể xác là hành động bạo hành sử dụng vũ lực, bao gồm 
đánh đập, gây thương tích, thiêu sống... gây ra thương tích cho đối tượng và có thể 
dẫn đến tử vong. Một dạng phổ biến của bạo hành thể xác đó là tạt a­xít, gây ra 
những vết bỏng trên cơ thể nạn nhân, thậm chí có thể dẫn tới mù nếu nạn nhân bị 
tạt vào mắt. Ngoài ra, bạo hành thể xác ở dạng nhẹ hơn có thể là làm cho nạn nhân 
thiếu ngủ hoặc thiếu các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu khác. 
4.4. Tổng hợp kiến thức bằng sơ đồ 
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA 
CÔNG DÂN 
Các 
quyền 
tự do 
cơ bản 
của 
công 
dân 
Quyền 
bất khả 
xâm 
phạm về 
thân thể 
của công 
dân. 
 Quyền 
được pháp 
luật bảo hộ 
về tính 
mạng, sức 
khỏe, danh 
dự và nhân 
phẩm. 
Khái niệm: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa 
là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc 
phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. 
 Nội dung: : ­Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt 
và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi 
ngờ không có căn cứ. ­Trong một số trường hợp cần thiết phải 
bắt, giam, giữ người thì phải theo đúng trình tự và thủ tục do 
Khái niệm: Quyền này có nghĩa là, công dân có quyền được bảo 
đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự, nhân 
phẩm; không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh 
dự, nhân phẩm của người khác. 
Nội dung: ­ Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, 
sức khỏe của người khác. ­ Thứ hai: Không được xâm phạm đến 
danh dự, nhân phẩm của người khác. 
Quyền bất 
khả xâm 
phạm về 
chỗ ở của 
công dân 
Quyền 
được bảo 
đảm an 
tòan và bí 
mật thư tín, 
điện thọai, 
điện tín 
Khái niệm: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn 
trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không 
được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho 
phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới 
được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì 
việc khám phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy 
định. Nội dung: Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người 
khác. 
 Khái niệm: Thư tín, điện thoại, điện tín, của cá nhân được đảm bảo an 
toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân 
được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định của cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền 
 Nội dung: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín 
của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải 
chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, 
không được để mất thư, điện tín của nhân dân. 
Quyền tự 
do ngôn 
luận 
Khái niệm: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm 
của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. 
20 
4.5. Phân biệt các quyền tự do cơ bản của công dân 
Các quyền tự 
do cơ bản 
Hành vi đúng Hành vi xâm phạm 
1. Quyền 
BKXP về thân 
thể của công dân 
­ Bắt người trong 3 trường 
hợp: 
Trường hợp 1: bắt bị can, 
bị cáo. 
Trường hợp 2: Bắt người 
trong trường hợp khẩn cấp. 
Trường hợp 3: Bắt người 
phạm tội quả tang hoặc 
người bị truy nã. 
­ Bắt, giam, giữ người không 
có lí do chính đáng, do nghi ngờ; 
không có quyết định, phê chuẩn 
của Tòa Án, Viện Kiểm sát. 
2. Quyền được 
pháp luật bảo hộ 
về tính mạng, 
sức khỏe, danh 
dự và nhân phẩm 
của công dân. 
­ Nghiêm cấm mọi hành 
vi xâm phạm đến tính mạng, 
sức khỏe của người khác. 
Nhưng trong một số trường 
hợp pháp luật cho phép: 
­ Xâm phạm đến tính 
mạng, sức khỏe; danh dự và 
nhân phẩm của công dân 
nhằm mục đích thi hành 
công vụ. 
­ Đánh người để tự vệ 
trong trường hợp bất khả 
kháng. 
­ Xâm phạm đến tính mạng, 
sức khỏe: hành vi cố ý hoặc vô ý 
làm tổn hại sức khỏe của người 
khác, dù là nam hay nữ, người 
đã thành niên hay chưa thành 
niên: đánh người, giết người, đe 
dọa giết người, làm chết người 
­ Xâm phạm đến danh dự và 
nhân phẩm: bịa đặt điều xấu, 
tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm 
người khác để hạ uy tín và gây 
thiệt hại đến danh dự cho người 
khác. 
3. Quyền ­ Vào nhà khi được chủ ­ Tự tiện vào chỗ ở của người 
Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo 
bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân 
Trách nhiệm của Nhà nước 
Trách nhiệm của công dân 
Nội dung: ­ Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường 
học, địa phương mình. ­ Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, 
quan điểm của mình. ­ Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc 
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc viết thư cho ĐB QH. 
21 
BKXP về chỗ ở 
của công dân 
nhà đồng ý. 
­ Vào nhà khi có lệnh 
khám nhà 
khác khi chưa được sự đồng ý 
của người đó. 
4. Quyền được 
bảo đảm an toàn 
và bí mật thư tín, 
điện thoại, điện 
tín của người 
khác. 
­ Thu giữ thư tín, điện tín; 
nghe điện thoại của người 
khác khi thi hành công vụ. 
­ Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu 
hủy thư, điện tín của người khác. 
­ Không được giao nhầm cho 
người khác, không để mất thư, 
điện tín của người khác. 
5. Quyền tự 
do ngôn luận 
­ Có 3 trường hợp sau: 
Một là: Phát biểu ý kiến 
nhằm xây dựng cơ quan, 
trường học.. 
Hai là: Viết bài gửi đăng 
báo, bày tỏ ý kiến về chủ 
trương chính sách của Đảng 
và nhà nước 
Ba là: góp ý kiến, kiến 
nghị với các Đại biểu quốc 
hội và hội đồng nhân dân 
trong dịp tiếp xúc cử tri. 
­ Phát biểu ý kiến gây chia rẽ, 
bè phái, mất đoàn kết, gây hoang 
mang dư luận 
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT 
QG BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 
2. 1. Đưa ra hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của đề thi THPTQG môn 
GDCD 
Các dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết, 
thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao 
2.1.1 Câu nhận biết 
­ Là câu hỏi tái hiện các định nghĩa, khái niệm, nội dung kiến thức đã học. Câu 
hỏi ở dạng đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu. 
- Ví dụ 1: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc 
phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là nội dung của 
quyền 
A. Quyền BKXP về thân thể. 
B. Quyền BKXP về chỗ ở. 
C. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe 
D. Quyền tự do ngôn luận. 
22 
Ở đây chỉ là sự tái hiện lại khái niệm Quyền BKXP về thân thể của công dân. 
Ví dụ 2: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của 
người khác là nội dung của quyền nào dưới đây? 
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. 
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể. 
D. Quyền được pháp luật bảo đảm an toàn, bí mật thư tín. 
Ở đây là nhắc HS ghi nhớ nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính 
mạng, sức khỏe của công dân. 
2.1.2. Câu thông hiểu 
­ Câu hỏi ở mức độ cao hơn nhận thức, có độ khó hơn câu nhận biết, HS cần 
hiểu được kiến thức đã học 
- Ví dụ 1: 
Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác ? 
A. Đánh người gây thương tích. 
B. Tự tiện bắt người. 
C. Tự tiện giam giữ người. 
D. Đọc trộm thư của người khác. 
Giải thích: Căn cứ vào kiến thức đã học về quyền được pháp luật bảo hộ về tính 
mạng, sức khỏe, HS chỉ ra được hành vi nào xâm phạm đến quyền này, hành vi 
nào không thuộc quyền này. 
Ví dụ 2: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh 
dự, nhân phẩm ? 
A. Phê bình bạn trong cuộc họp lớp. 
B. Bịa đặt, tung tin xấu về người khác trên Facebook. 
C. Chê bai bạn trước mặt người khác. 
D. Trêu chọc làm bạn bực mình. 
Giải thích: Hiểu được hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về 
danh dự, nhân phẩm là: bịa đặt, tung tin xấu, bôi nhọ, lăng mạ, sỉ nhục người 
khácHS dễ dàng nhận ra đáp án B ở đây. 
2.1.3. Câu vận dụng 
­ Là câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để nhận xét, đánh giá một hành 
vi, vấn đề, tình huống nào đó (tương tự như những ví dụ, tình huống đã được giáo 
23 
viên giảng hoặc giống trong sách giáo khoa) 
- Ví dụ 1: Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã 
khóa trái của văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên của công ty đó trong 3 giờ. 
Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ? 
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. 
B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe. 
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 
Giải thích: HS căn cứ vào nội dung quyền BKXP về thân thể của công dân, là 
theo quy định của pháp luật, không ai được bắt người khác nếu không có quyết 
định, phê chuẩn của Tòa án, Viện Kiểm sát. Vậy trong trường hợp này, ông K 
nhốt nhân viên công ty trong phòng 3 giờ là trái quy định pháp luật về quyền 
BKXP về thân thể của công dân. Hs dễ chọn ra đáp án C. 
Vi dụ 2: P và Q có mâu thuẫn với nhau. Hai bên cãi cọ rồi đánh nhau. Kết quả 
là P đánh Q gây thương tích. Hành vi của P đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây 
của công dân ? 
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 
B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân. 
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. 
D. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể. 
Giải thích: Hành vi đánh người, giết người hay đe dọa giết người xâm phạm 
đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của người khác. Ở đây 
nhận thấy có hành vi P đánh Q gây thương tích là xâm phạm đến quyền này. Từ 
đó HS chọn đáp án C 
2.1.4. Câu vận dụng cao 
­ Là câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải quyết hoặc đưa ra phương án 
giải quyết một vấn đề, tình huống mới (giống với những tình huống mà HS sẽ gặp 
phải ngoài xã hội, không giống với những vấn đề, tình huống đã học hoặc trình bày 
trong sách giáo khoa. 
Ví dụ 1: Bà A là giám đốc, bà T là phó giám đốc, ông M và chị H là nhân viên, 
anh B là bảo vệ cùng làm việc tại công ty X. Trong một cuộc họp, ông M nêu ý 
24 
kiến trái chiều nên đã bị bà A yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy, ông M vẫn kiên 
quyết trình bày quan điểm của mình. Thấy vậy, bà T ép ông M dừng lời và chỉ đạo 
anh B đuổi ông ra ngoài. Có mặt trong cuộc họp, chị H đã dùng điện thoại quay lại 
toàn bộ sự việc và chia sẻ với nhiều người. Những ai sau đây đã vi phạm quyền tự 
do ngôn luận của công dân? 
A. Bà A và chị H. B. Bà T, bà A và anh B. 
c. Bà T, chị H và anh B. D. Bà A và bà T. 
Đáp án: Đọc câu hỏi: Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của 
công dân? Và xem xét dữ liệu: bà A yêu cầu ông M dừng phát biểu không có lí do 
chính đáng. Bà T ép ông M dừng lời. Vậy bà A và bà T xâm phạm quyền tự do 
ngôn luận của công dân. 
Vậy đáp án là D 
Ví dụ 2: Nghi ngờ cháu A lấy trộm đồ chơi tại siêu thị X, nơi mình làm quản lí, 
nên ông M đã chỉ đạo nhân viên bảo vệ là anh D bắt giữ cháu. Sau một ngày tìm 
kiếm, bố cháu A là ông B phát hiện con bị bỏ đói tại nhà kho của siêu thị X nên đã 
đến tìm gặp và hành hung làm cho anh D bị đa chấn thương. Những ai sau đây vi 
phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? 
A. Ông M và ông B. B. Anh D và ông B. 
C. Ông M và anh D. D. Ông M, anh D và ông B. 
Đáp án: C. Câu hỏi là: Những ai vi phạm quyền BKXP về thân thể của công 
dân? 
Căn cứ: Ông M và Anh D bảo vệ bắt giữ cháu A. 
2.2. Đưa ra hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng 
bài tập đặc trưng trong đề thi THPT QG môn GDCD 
2.2.1. Đối với dạng câu hỏi nhận biết và thông hiểu 
2.2.1.1. Phương pháp ôn bài 
­ Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa: hiện tại, môn GDCD gần 
như là không có sự đánh đố quá cao cho học sinh nên chỉ cần nắm vững tất cả các 
kiến thức cơ bản trong SGK lớp 11 và 12 là sẽ có thể làm tốt được bài thi (kiến 
thức SGK chiếm 70%, kiến thức liên hệ thực tế chiếm 30%). 
­ Hiểu rõ và phân biệt được các thuật ngữ đặc thù, các "từ khóa" của từng nội 
dung để làm căn cứ chọn phương án trả lời đúng nhất. 
Ví dụ: Khi đề cập đến nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân HS cần 
phân biệt được: Quyền BKXP về thân thể của công dân ( bất kì ai cũng không có 
quyền bắt người khi không có quyết định, phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường 
hợp phạm tội quả tang ); Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, 
danh dự và nhân phẩm của công dân ( không ai được phép tự ý xâm đến tính mạng, 
sức khỏe và, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác ); Quyền BKXP 
về chỗ ở ( không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác khi không được cho phép 
25 
); Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ( không ai được 
kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác ); Quyền tự do ngôn luận ( 
Công dân có quyền phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề 
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước ) 
­ Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy: đây được xem là phương pháp học tập 
đơn giản nhưng khoa học, có hệ thống và mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh nắm 
vững và khắc sâu kiến thức cơ bản. 
­ Thường xuyên luyện tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức đã học, có thể làm 
theo từng bài hoặc theo chủ đề. Khi luyện tập trắc nghiệm, cách h

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_on_thi_t.pdf