Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Lớp Bốn là lớp đầu tiên học văn miêu tả và làm bài viết hoàn chỉnh chứ

không viết một đoạn hay dựa vào gợi ý như ở các lớp dưới. Để dạy tốt môn văn

miêu tả bên cạnh những điều kiện như: Tư tưởng tình cảm tốt, kiến thức sâu và

nắm chắc về ngôn ngữ, về văn học, thì việc nắm vững phương pháp dạy học là

hết sức quan trọng. Giáo viên chính là người tổ chức, giải quyết các tình huống

học tập, kích thích óc tò mò và tư duy độc lập của học sinh; giúp học sinh phát

hiện ra những cái mới lạ, cái đẹp ở thế giới xung quanh mình. Từ đó các em

thích quan sát và thể hiện những gì mình quan sát được một cách có hệ thống

giàu hình ảnh, giàu cảm xúc và logic.

Qua miêu tả, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của thiên nhiên, bồi

dưỡng niềm say mê, yêu thích môn Tập làm văn. Từ đó có động cơ học tập đúng

đắn và muốn tìm tòi khám phá thế giới muôn màu, muôn vẻ ở xung quanh. Đây

là cơ sở giúp các em học tốt văn ở các lớp học trên.

5.2. Nội dung sáng kiến:2

5.2.1 Thực trạng của vần đề

Qua quá trình điều tra học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh lớp Bốn

ở trường Tiểu học Thanh Lương B nói chung thì có những thuận lợi và khó khăn

sau:

- Nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất về

chuyên môn cho việc dạy và học.

- Học sinh biết làm bài văn có đầy đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài và

biết tả đúng theo chủ đề.

- Đa số các em có ý thức học tập tốt và biết trình bày bài làm sạch đẹp.

- Học sinh sống ở vùng nông thôn nên có vốn hiểu biết, vốn sống khá

phong phú về các đề tài cần miêu tả.

Bên cạnh đó tôi cũng nhận thấy trình độ học sinh trong lớp không đồng

đều, số lượng học sinh làm văn hay ít vì phần lớn học sinh chưa tích cực, chưa

hứng thú với học môn này vì:

- Học sinh quan sát đối tượng cần miêu tả còn qua loa, sơ sài.

- Do vốn từ của các em còn hạn chế nên dẫn đến diễn đạt lủng củng, dùng

từ trùng lặp, sai nghĩa trong bài Tập làm văn .

- Học sinh chưa biết cách sử dụng biện pháp nghệ thuật vào bài và bộc lộ

cảm xúc.

- Học sinh chưa biết sắp xếp như thế nào cho bài văn mạch lạc, đảm bảo bố

cục và chưa biết cách chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả.

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1256Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sinh động, học sinh 
có thể tích lũy thêm vốn sống, nhất là những sự vật, hiện tượng các em khó có 
thể hoặc khó có cơ hội trải nghiệm. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tiếp 
cận, lựa chọn những đặc điểm cần tả ; những đặc điểm nổi bật, khác biệt với các 
sự vật hiện tượng khác,để vận dụng vào viết, nói, tránh tràn lan, rườm rà, liệt 
kê. 
 b) Hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ và lựa chọn từ ngữ miêu tả rõ 
ràng đúng nghĩa. 
 Để giúp học sinh viết văn miêu tả tốt câu văn rõ nghĩa không lặp ý, dùng từ 
đúng , Để đáp ứng được nhu cầu như vậy phải giúp cho học sinh tích lũy vốn 
từ và biết lựa chọn từ miêu tả phù hợp. Như các em hay sử dụng từ địa phương 
giáo viên giúp học sinh tích lũy vốn từ, hướng dẫn lựa chọn từ phổ thông thích 
hợp hơn trong các trường hợp cụ thể. Qua các bài Tập đọc, giúp cho học sinh 
hiểu nghĩa một số từ có trong bài, học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật dùng 
từ của tác giả. 
 Ví dụ: Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (sách Tiếng Việt trang 81) Hướng 
dẫn cho học sinh thấy, tác giả sử dụng câu văn miêu tả đôi giày: “Thân giày làm 
bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu”. Tác giả 
đã dùng từ ngữ giàu hình ảnh và sử dụng nghệ thuật so sánh để tô thêm vẻ đẹp 
cho đôi giày (dáng thon thả là dáng vừa vặn không bành không thô; màu vải như 
màu da trời những ngày thu: những ngày mùa thu nền trời hay còn gọi da trời 
thường xanh trong ít mây gợi cho ta có cảm giác là nền trời đẹp nhất trong năm.) 
 Ví dụ: Bài Con chuồn chuồn nước (sách Tiếng Việt trang 127) Tác giả đã 
sử dụng câu văn miêu tả con chuồn chuồn: “Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. 
Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng 
như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân 
vân”. Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh các bộ phận trên cơ thể chú chuồn 
chuồn với các sự vật hiện tượng đẹp tương ứng để miêu tả chú chuồn chuồn một 
cách sinh động, hấp dẫn. 
 Ngoài phân môn Tập đọc còn các phân môn khác như Luyện từ và câu 
cũng giúp cho học sinh mở rộng vốn từ ví dụ bài: Mở rộng vốn từ Cái đẹp, các 
em cũng lĩnh hội thêm được từ ngữ hội họa qua phân môn Mĩ thuật. Rèn kĩ năng 
quan sát và trí tưởng tượng phong phú qua môn Đạo dức, Kể chuyện, Khoa 
học 
 Bên cạnh đó, học sinh đọc các bài tham khảo cần phải biết học tập cách 
miêu tả và chọn lọc số từ ngữ miêu tả. Từ đó học sinh bổ sung được vốn từ ngữ 
cho mình. Đặc biệt là học sinh tích lũy vốn từ qua thực tế cuộc sống hằng ngày 
5 
như nghe và ghi nhớ tiếng kêu của con mèo (meomeo), tiếng sủa của con chó 
(gâu..gâu)  
 Âm nhạc cũng giúp học sinh làm giàu thêm vốn từ và bồi dưỡng tình cảm 
qua lời ca tiếng nhạc. Ví dụ lời bài hát: “Con gà gáy le té le ..sáng rồi ai 
ơinắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơi” gợi cho học sinh nhận 
biết tiếng gáy của chú gà trống giống như đồng hồ báo thức gọi bà con nông dân 
dậy sớm ra đồng, hình ảnh chú gà gần gũi thân thiết với người nông dân,.. Từ 
vốn từ mà học sinh đã tích lũy được, tôi hướng dẫn cho học sinh lựa chọn từ 
ngữ, hình ảnh khi miêu tả, sử dụng cho phù hợp. Khi trình bày kết quả quan sát 
được hoặc khi học sinh luyện viết đoạn, tôi đã uốn nắn, chỉ chỗ sai cho học sinh 
ngay khi phát hiện học sinh dùng chưa đúng. 
 Học sinh viết: Chiếc cặp của em đã có quai cầm lại có thêm quai đeo. Giáo 
viên sửa lại: Chiếc cặp của em rất tiện lợi có cả quai cầm và quai đeo. 
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng vốn từ, làm giàu vốn từ nhất là 
những từ tượng thanh, tượng hình, từ gợi tả màu sắc,Có nhiều cách cung cấp 
vốn từ cho học sinh như tìm từ đơn, từ phức để miêu tả hình dáng, hoạt 
động,các tính từ, từ trái nghĩa, từ ghép, từ láy, 
 Ví dụ: Tả cái cặp 
 Học sinh viết: “Chiếc cặp này bề ngoài có hình chú gấu bông ngồi câu cá. 
Trên cái mũ màu trắng của chú gấu có trang trí một hình trái tim nhỏ màu đỏ. 
Chiếc cặp này có màu xanh, màu hồng, màu vàng rất đẹp. Nổi bật là là cái khóa 
có màu vàng sáng long lanh. Cái cặp này có quai cầm và phía sau còn có quai 
đeo”. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét để chọn ra cách tả cái cặp hay 
hơn, dùng từ phù hợp hơn sau cùng gợi ý các em có thể điều chỉnh như sau: 
“Chiếc cặp này bên ngoài in hình chú gấu ngồi câu cá trông thật ngộ nghĩnh 
đáng yêu. Nổi bật nhất là cái mũ của chú có hình trái tim nhỏ nhắn màu đỏ chót 
trên nền mũ màu trắng muốt. Trên chiếc cặp có nhiều màu nhưng chủ đạo là 
màu xanh dương. Dây kéo khóa bằng sắt màu bạc nhưng cái khóa có màu vàng 
sáng bóng. Cái cặp này rất tiện lợi có quai cầm và quai đeo, khi nào em không 
muốn cầm thì em đeo lên lưng rất tiện”. 
 c. Hướng dẫn sử dụng các biện pháp nghệ thuật và đưa cảm xúc vào 
bài văn 
Ở khối lớp 4, biện pháp nghệ thuật chỉ đơn giản là việc chọn lọc từ ngữ, 
hình ảnh, sử dụng các biện pháp so sánh và nhân hóa. Bỡi vậy nó cũng rất gần 
gũi quen thuộc với các em vì các em đã có được cả một quá trình học tập và rèn 
luyện ở lớp dưới. 
+ Dùng biện pháp so sánh: 
 Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp so sánh trong văn miêu tả là lựa 
chọn những hành ảnh đẹp và tương đồng với đối tượng được tả làm cho bài văn 
thêm sinh động và làm nổi bật được đối tượng miêu tả. 
 - Khi tả về cây cối: Tán lá bàng nhìn từ xa trông giống gì? ( Giống như cái 
ô khổng lồ, giống như cái nấm, giống cái nón úp,) 
6 
- Khi tả về đôi mắt của con vật: Hai con mắt trông giống gì? (giống như hai 
viên ngọc sáng long lanh, giống như hai viên bi,). 
- Khi tả về đồ vật: Quai cặp cong cong giống cái gì? (quai cặp cong cong 
giống như lưng con tôm,) 
 + Dùng biện pháp nhân hóa: 
Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Dùng biện pháp nhân hóa trong 
miêu tả làm cho câu văn hay hơn, sinh động hơn. Có thể nhân hóa bằng cách gọi 
tên người: Cô trăng, chị gió, bác mặt trời, anh gà trống, chị Mái Mơ, bác mèo 
mướp, chị chuối tiêu. Hoặc gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào 
sự vật. 
 Ví dụ: Khi tả cây hoa hồng, giáo viên hỏi: Gốc hồng làm nhiệm vụ gì? 
Hướng dẫn: Tuy nó sần sùi màu nâu và khô cằn. Em có thể dùng biện pháp 
so sánh hay nhân hóa để làm nổi bật nét đẹp trong hình thức xấu xí của nó được 
không? (gốc cây như người mẹ giản dị trong bộ áo nâu xám. Nhường sắc xanh 
tươi cho lá, cho hoa). 
- Tả con vật học sinh viết: gà mái nuôi con rất khéo. Giáo viên hướng dẫn: 
dùng từ “chị gà” thay thế cho từ “gà” để cho người đọc, người nghe cảm thấy 
gần gũi, thân thiện với con vật hơn. Bản tính của người phụ nữ người mẹ khi 
chăm sóc con thì rất dịu dàng, rất khéo và yêu thương các con, giáo viên giúp 
học sinh liên tưởng để có thể viết lại: Chị gà mái dịu hiền chăm sóc con thật 
khéo léo hoặc Cô gà mái đảm đang dẫn dắt đàn con thân yêu đi kiếm mồi 
 Tóm lại giáo viên cần gợi mở để học sinh nêu được nhiều hình ảnh so sánh, 
nhân hóa làm phong phú nội dung bài viết.Bằng cách gợi mở, dẫn dắt như vậy 
học sinh sẽ nêu ra những ý kiến của mình. Sau khi nghe phần trình bày của các 
em, tôi sẽ rút ra một số từ ngữ, hình ảnh, câu văn hay để cả lớp có thể học tập và 
đưa vào bài làm. 
+ Đưa cảm xúc vào bài văn 
Cảm xúc không chỉ ở phần kết luận, nó phải được thấm đậm trong từng 
câu, từng lời của bài văn. Để các em thể hiện tình cảm của mình vào từng ý văn, 
giáo viên nên gợi ý cụ thể như sau: 
- Khi tả vẻ đẹp của Hoa hồng, học sinh viết: Bông hoa hồng rất đẹp. Giáo 
viên gợi ý: Khi ngắm nhìn hoa đẹp em cảm thấy như thế nào? (Hoa đẹp lộng lẫy 
làm say đắm lòng người). 
- Khi tả về quả cây, học sinh viết: Mùi mít chín thơm lừng làm em cầm 
lòng không được muốn ăn ngay. Giáo viên gợi ý: Hương thơm của mít không 
thể giấu vào đâu được. Đối với những người thích ăn mít khi nghe mùi mít chín 
thơm nồng thì thèm được ăn bởi cái vị ngọt thanh và thơm như mùi thơm của 
vani . Được ăn trái ngon em có suy nghĩ gì về người trồng? ( Biết ơn, em sẽ 
chăm sóc cây). 
Tương tự như vậy ta cần yêu cầu học sinh đưa ra những suy nghĩ, nhận xét, 
7 
cảm xúc của mình trước một sự vật, sự việc thì bài văn sẽ không còn đơn giản là 
sự liệt kê. Nó thấm đẫm các suy nghĩ, cảm xúc của người viết. 
Kết hợp được yếu tố trên: Nội dung, nghệ thuật, cảm xúc thì bài văn của 
học sinh cũng đạt tới một thành công lớn. Nó sẽ là yếu tố cơ bản, là nền tảng 
vững chắc để học sinh tiếp tục học văn miêu tả ở các lớp trên. 
d) Hướng học sinh cách chọn lựa, chắt lọc hình ảnh miêu tả: 
 Cùng một đối tượng miêu tả (Ví dụ: cùng một cái cặp) nhưng mỗi em lại có 
cảm nhận riêng (có em thích hình thức màu sắc bên ngoài, có em thíchchất liệu 
của cặp, có em lại thích công dụng,) Để miêu tả một đối tượng miêu tả nào 
đó, giáo viên cần giúp các em biết quan sát đối tượng theo từng góc nhìn, từng 
thời điểm, biết cảm nhận và chọn “ điểm nhấn” của đối tượng tạo ra nét riêng 
biệt trong bài văn của mình. Thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các em 
trước đối tượng miêu tả. 
 Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh: 
+ Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát: Đó là vật gì? ( cái 
cặp, cây bút, cái trống trường,...) 
+ Quan sát sự vật bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và 
cả xúc giác. 
Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận ( nó đẹp, dễ 
thương,), rồi quan sát từng bộ phận của đối tượng theo một trình tự tự nhất 
định ( từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong,) Quan sát thật kĩ 
những chi tiết của đồ vật mà em thích thú, ấn tượng nhất. 
 Học sinh viết: “Cái cặp của em cũng như bao cái cặp của bạn khác, nó 
giúp giữ cho sách vở đồ dùng học tập không bị rơi ra ngoài”. Giáo viên hướng 
dẫn học sinh quan sát kỹ hơn tìm ra đặc điểm riêng của cái cặp: “Chiếc cặp này 
giúp em để đồ dùng học tập gọn gàng ngăn nắp và giữ cho sách vở đồ dùng học 
tập không bị rơi ra ngoài. Chiếc cặp này có một điểm đặc biệt mà những chiếc 
cặp của các bạn trong lớp em không có đó là trên quai đeo bên phải có một túi 
nhỏ làm bằng nhựa trong, phía bên trong có nhãn tên ghi tên và số điện thoại của 
ba mẹ em. Chính vì vậy em không bao giờ nhầm lẫn cặp của em với cặp của các 
bạn trong lớp”. 
 Để thu hút người đọc giáo viên cần khuyến khích học sinh chọn cách mở 
bài gián tiếp, kết bài mở rộng. Còn phần thân bài, giáo viên cần hướng dẫn kĩ 
cách viết từng đoạn. Sau khi viết xong cần nhắc các em đọc lướt lại bài văn để 
sửa các lỗi về chính tả, dấu câu, hạn chế tẩy xóa. 
e) Nhận xét, đánh giá và sửa bài cho học sinh. 
Mỗi dạng bài đều có một tiết trả bài văn viết, tiết này rất quan trọng nhằm 
giúp các em thấy được ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình, của bạn 
để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm ra cách sửa sai để cùng tiến bộ và qua đó tôi 
biết được học sinh hiểu bài và vận dụng thế nào. 
8 
 + Đánh giá, nhận xét: Tôi tiến hành chấm bài thật kĩ, xác định học sinh làm 
đúng bố cục hay chưa? bố cục có chặt chẽ không ? Tôi phát hiện những ưu điểm 
của bài văn hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạovà nắm được những lỗi mắc 
phải còn tồn tại: dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa hoàn chỉnh, lặp từ, lặp 
ýTôi đánh giá, nhận xét cụ thể vào từng bài của học sinh. 
 Trong quá trình đánh giá, tôi chọn bài tiêu biểu của lớp và các bài văn hay 
năm trước đọc cho học sinh nghe và phân tích những điểm hay để học sinh học 
tập. 
+ Hướng dẫn cho học sinh chữa lỗi. 
- Chữa lỗi về bố cục: 
Học sinh năng khiếu viết được bài văn miêu tả đúng bố cục, có sử dụng từ 
ngữ giàu hình ảnh, tôi hướng dẫn thêm để học sinh biết sử dụng nhiều từ ngữ 
miêu tả giàu hình ảnh và sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài để bài viết 
hay hơn. 
Cụ thể: Đoạn tả con chó: “Chú chó ra dáng anh cả lúc nào cũng chạy sau 
đàn em để trông coi bảo vệ các em. Chú có bộ lông màu đen nhánh trông rất 
ngầu. Đôi mắt sáng tinh anh, con gà nào mà leo trèo vào đám rau của mẹ là nó 
đuổi ra ngay. Cái mũi cũng có màu đen nhưng nhạt hơn so với bộ lông lúc nào 
cũng im ỉm mà đánh hơi thấy người lạ rất chuẩn. (bài viết của em Nguyễn 
Thành Đạt). 
Tôi khen bài viết của em đã hay, đã biết dùng từ giàu hình ảnh, em cần sử 
dụng thêm phép nghệ thuật vào bài. 
 Còn học sinh đạt chuẩn tôi hướng dẫn bước đầu học sinh viết đúng và đủ bố 
cục bài văn miêu tả, dùng từ ngữ phù hợp, viết đúng chính tả. 
 Đối với học sinh chưa đạt chuẩn tôi đã hướng dẫn lại để giúp học sinh viết 
lại đảm bảo bố cục rồi kiên trì hỗ trợ để học sinh đạt chuẩn. 
 - Chữa lỗi về dùng từ và sai chính tả: Đưa câu văn của học sinh dùng từ 
thiếu chính xác rồi giáo viên gợi mở để học sinh sửa lại câu đúng. 
 Ví dụ: Từ ngữ sai: Tả con vật 
Bộ lông trắng bệch  Bộ lông trắng như tuyết ( bộ lông trắng muốt). 
Hai con mắt đen đuổi  Đôi mắt đen tuyền. 
Chân nó nhanh thăn thắt  chân chú nhanh thoăn thoắt 
- Chữa lỗi về câu: Học sinh viết chưa thành câu: Có lá xum xuê, rễ mọc 
dưới đất  Lá cây bàng xum xuê. Rễ ăn sâu vào lòng đất. 
- Sử dụng dấu câu sai: Đến mùa hè. Cây ra hoa đỏ rực. Đến mùa hè, cây 
phượng nở hoa đỏ rực. Giáo viên gợi mở để học sinh biết sử dụng dấu câu hợp 
lí. 
- Chữa lỗi về diễn đạt : 
Học sinh viết: Trước cái cặp có hình siêu nhân và sau có dây đeo rất sung 
9 
sướng.Phía trước cặp được trang trí hình siêu nhân trông rất đáng yêu. Sau 
lưng cặp có dây đeo rất tiện lợi. 
+ Chữa lỗi lạc đề: 
 Học sinh tả: Chú mèo này thật giỏi. Hễ nó nghe tiếng động của lũ chuột là 
nó nhảy vồ đến và chụp ngay chú chuột. Chú chuột này chịu thua và kêu chít 
chít như van xin mèo tha cho nó vậy. Giáo viên hướng dẫn sửa lại: Chú mèo này 
bắt chuột thật giỏi. Hễ nó nghe tiếng động của lũ chuột là nó đi nhẹ nhàng đến 
rình, rồi khi phát hiện thấy nó nhảy ra tóm ngay chú chuột. Thế là con chuột đã 
nằm gọn trong móng vuốt của nó. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Sáng kiến này mang lại lợi ích thiết thực giúp học sinh làm tốt văn miêu tả 
trong phân môn Tập làm văn ở Trường Tiểu học Thanh Lương B và có thể áp 
dụng rộng rãi cho các trường Tiểu học. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến hiệu quả: 
 Thực tế vận dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy để học sinh làm tốt dạng 
văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4 chúng ta cần thực hiện tốt một số 
công việc sau: 
 Giáo viên cần tìm hiểu kĩ, xác định phân loại từng đối tượng học sinh, xếp 
chỗ ngồi xen kẽ, trong mỗi nhóm có đủ các dạng học sinh để tiện cho việc tổ 
chức các hoạt động học tập. Đồng thời, bản thân thầy cô giáo cũng cần tích cực 
tham khảo thêm nhiều tài liệu, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, làm giàu thêm 
vốn từ, chất văn để áp dụng phù hợp vào từng đối tượng miêu tả. 
 Chuẩn bị hệ thống câu hỏi chu đáo. Tăng cường sử dụng các phương tiện 
dạy học như tranh ảnh, trình chiếu powerpoint, videoclip phong phú nhưng 
gần gũi, phù hợp với học sinh. 
 Thầy cô giáo cần hết sức tinh tế, nhạy bén, biết lắng nghe, kịp thời đưa ra 
hướng để giúp học sinh sửa chữa, trau chuốt câu, lời, ý văn. Quá trình thực hiện 
cần nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên nhẫn, bền bĩ, cần phải 
thường xuyên lâu dài, kết hợp lồng ghép trong cả các phân môn, môn học khác. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
8.1. Kết quả đạt được : 
Với những biện pháp trình bày như trên đã giúp cho cả giáo viên và học 
sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết làm văn miêu tả. Giờ Tập làm văn cũng 
trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. Tôi nhận thấy khả năng làm văn miêu tả của 
nhiều em tiến bộ hơn, bài văn sinh động và nhiều cảm xúc hơn. Học sinh hứng 
thú trong tiết học, kỹ năng làm văn của các em tiến bộ rõ rệt . 
10 
 Kết quả môn Tập làm văn Cuối học kỳ I năm học 2020 – 2021: 
Lớp 4/1 Tốt Đạt Chưa đạt 
Sĩ số: 24 SL % SL % SL % 
- Quan sát đối tượng cần miêu tả 12 50,0 12 50,0 0 0 
- Diễn đạt, dùng từ 10 41,7 11 45,8 3 12,5 
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật 11 45,8 11 45,8 2 8,4 
- Hoàn thiện bài làm 10 41,7 11 45,8 3 12,5 
Đánh giá chung 44,8 % 46,8 % 8,4 % 
 8.2. Bài học kinh nghiệm: 
Từ các biện pháp trên, tôi nhận ra rằng: Để các em học tốt văn miêu tả đòi 
hỏi người giáo viên giảng dạy phải vận dụng phương pháp và cách tổ chức linh 
hoạt, để đạt được hiệu quả giáo dục. 
Giáo viên kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thật chính xác ngay từ đầu 
năm học lên kế hoạch bồi dưỡng và hỗ trợ các em kịp thời. 
Cần kiên trì chịu khó trước sự phát triển chậm của HS, phải biết ghi nhận 
từng tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất. Đó là điều kiện cần thiết của người giáo 
viên. Thành tích các em đạt được cần phải tuyên dương, khen thưởng kịp thời 
nhằm khích lệ sự nỗ lực tinh thần phấn đấu của các em. 
Có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để cùng nhau tạo điều kiện 
tốt nhất giúp các em phát huy được khả năng học tập, đem lại kết quả như mong 
muốn. 
 Phải nghiên cứu tìm tòi nội dung bài học để tìm ra phương pháp giảng dạy 
cho từng đối tượng học sinh của mình. Khi dạy cần kểt hợp khắc sâu, mở rộng 
và chỉ rõ từng bước để các em hiểu, làm theo và dần dần trở thành kĩ năng. 
 Cần trao đổi học hỏi kinh nghiệm về phương pháp dạy học cùng đồng 
nghiệp nhất là với các giáo viên cùng khối, trong cụm sinh hoạt chuyên môn. 
 Ý kiến nhận xét của tổ khối 
11 
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu, kể cả áp dụng thử : 
 Ý kiến nhận xét của Hội đồng Sáng kiến cấp trường. 
12 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Lương, ngày 12 tháng 2 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Vũ Thị Kim Tĩnh 
13 
Ý kiến nhận xét của Hội đồng Sáng kiến cấp trường. 
 Ý kiến nhận xét của tổ khối 
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu, kể cả áp dụng thử : 
 Ý kiến nhận xét của Hội đồng Sáng kiến cấp Trường 
14 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Lương, ngày 12 tháng 1 năm 2020 
 Người nộp đơn 
 Vũ Thị Kim Tĩnh 
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử : 
15 
 * Nhận xét của tổ, khối: 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
* Ý kiến nhận xét của Hội đồng Sáng kiến cấp trường. 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.........................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_lam_tot.pdf