Lấp lỗ hổng kiến thức.
Để một tiết học có kết quả thì đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nhất định thế nhưng những em chưa hoàn thành nhiều khi chưa có đủ điều kiện này. Chính vì vậy tôi luôn trăn trở và tìm phương pháp giúp các em lấp lỗ hổng kiến thức. Để đạt được điều đó sau khi đã phân luồng đối tượng học sinh tôi tiến hành theo dõi để nhận biết những kiến thức, kĩ năng cần thiết đã có sẵn ở học sinh chưa hoàn thành tới mức độ nào, chú ý bồi dưỡng kiến thức bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới, đặc biệt là rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cơ bản đây là cơ sở để các em có nền tảng học toán.
Đối với một số em chưa hoàn thành các em không thuộc bảng nhân, chia; hay dạng cộng với một số và trừ đi một số; Khả năng tính nhẩm kém do cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cửu chương chưa thuần thục dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác. Để rèn luyện cho học sinh làm tốt bốn phép tính cơ bản làm tiền đề để các em học các dạng toán khác tôi thường dành ra mười lăm phút đầu giờ các buổi học hoặc thời gian ít phút trong các tiết tăng cường buổi chiều để tổ chức trò chơi “vòng quay kì diệu”. Tôi chuẩn bị một số thẻ từ có nội dung đơn giản như ôn tập bảng cộng, trừ, nhân, chia, các phép tính nhân, chia trong bảng rồi gắn lên vòng quay để học sinh đố bạn trả lời.
ểm Trà Bồng, trường TH Đăk Rve. Trong quá trình dạy và thăm lớp dự giờ đồng nghiệp tôi thấy học sinh còn hạn chế ở những điểm sau: Có nhiều lỗ hổng kiến thức, kĩ năng: Nhiều em do sự lười học lâu ngày mà thành hổng kiến thức, ví dụ: như các em không thuộc bảng nhân, chia; hay dạng cộng với một số và trừ đi một số; Khả năng tính nhẩm kém do cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cửu chương chưa thuần thục dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác khi thực hiện các phép tính cộng, trừ số thập phân có nhớ và nhân, chia ngoài bảng. Ở dạng toán này rất nhiều em đặt tính sai và tính không nhớ ở hàng kế tiếp. Đây là một trong những bài HS làm còn nhầm lẫn: (Bài làm của học sinh) Tiếp thu kiến thức hình thành kĩ năng chậm: Với cùng một khoảng thời gian hình thành kiến thức mới, trong khi các học sinh khác đã hiểu bài, biết vận dụng kiến thức thì học sinh chưa hoàn thành vẫn chưa biết vận dụng để thực hành kĩ năng. Trong khi luyện tập thực hành, các em học sinh khác đã hoàn thành hết các nội dung bài tập theo chuẩn KTKN, thì học sinh chưa hoàn thành chỉ giải được một bài tập hoặc một phần trong bài tập. Phương pháp học tập chưa tốt: Một số em không thuộc công thức, quy tắc tính chu vi, diện tích các hình đã học. Nhiều em làm xong không kiểm tra lại bài cho nên khi trả bài các em mới biết là mình sai, có em đọc đề xong, lúc giải các em lại chép đề lần nữa nên mất nhiều thời gian, trong khi đó một tiết dạy chỉ có 35 – 40 phút Năng lực tư duy yếu: Do khả năng hạn chế của bản thân một số em chưa hoàn thành về kiến thức, kĩ năng nghe giáo viên phân tích giảng bài không có khả năng khái quát hóa, không biết tư duy nên không thể nhớ trình tự tính toán, giải toán. Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm. Cụ thể qua khảo sát tìm hiểu thực tế các tiết học toán ở một số lớp 5 khi chưa áp dụng các biện pháp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tại trường TH Đăk RVe cuối kì I năm học: 2014-2015 kết quả đạt như sau: Lớp TSHS Điểm: 9-10 Điểm: 7- 8 Điểm: 5- 6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 5B 17 3 17,65% 4 23,5% 7 41,2% 3 17,65% 5C 13 0 3 23.1% 6 46.2% 4 23.7% Qua bảng số liệu trên cho thấy chất lượng học phân môn Toán rất thấp. Từ thực trạng đó tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng và một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh chưa hoàn thành trong môn Toán lớp 5. 2. Nguyên nhân của thực trạng 2.1/ Giáo viên. - Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến dạy cá thể hóa đối tượng học sinh. - Phương pháp dạy học còn chung chung, chưa chú trọng đến đối tượng học sinh chưa hoàn thành; có kế hoạch phụ đạo kèm những học sinh chưa hoàn thành nhưng các em lại không đi học phụ đạo thường xuyên nghỉ học dẫn đến không kèm cho những học sinh này được. 2.2/ Học sinh. - Chưa có động cơ học: Đa số các em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “ học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. - Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh chưa hoàn thành là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường. - Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành, học sinh là con em người địa phương. - Chưa có phương pháp học tập phù hợp: ví dụ như khi làm bài tập thì chép lại đề bài., và làm bài quá chậm. 2.3/ Phụ huynh. - Đa số gia đình các em nghèo, phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình thường phó mặc cho thầy cô. Bên cạnh đó trình độ của một số phụ huynh còn thấp, khi các em gặp bài toán khó ở nhà thì không biết hỏi ai được. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 5. 1. Biện pháp chung 1.1. Chấp nhận và phân luồng đối tượng học sinh. Chấp nhận mọi trình độ của học sinh kể cả học sinh không biết cộng, trừ, nhân, chia... Từ đó giáo viên nhắc lại bất kể phần kiến thức nào các em thiếu hụt và ghi lại như: phép cộng, trừ, nhân, chia công thức tính diện tích, thể tích một số hình... Bên cạnh đó sau khi khảo sát học sinh tôi tiến hành tổng kết số liệu, phân tích số liệu. Cụ thể: số liệu học sinh chưa hoàn thành qua khảo sát là bao nhiêu, chưa hoàn thành những kiến thức kĩ năng gì? Từ đó xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, lập sổ theo dõi những học sinh này để thấy sự tiến bộ của các em. 1.2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện. Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 30 đây là điều kiện vô cùng thuận lợi đối với giáo viên chúng tôi góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện trong nhà trường. Bởi những em chưa hoàn thành các em không còn cảm thấy xấu hổ với bạn bè khi làm bài chưa tốt. Các em dễ nhận thấy bài mình làm sai qua lời nhận xét trực tiếp của giáo viên hoặc lời giáo viên nhận xét qua vở. Các em được sữa chữa kịp thời, bên cạnh đó giáo viên nắm bắt tình hình học tập của học sinh cụ thể hơn qua việc theo dõi đánh giá thường xuyên với nhiều hình thức và đánh giá của cha mẹ học sinh. Sự gần gũi của giáo viên với học sinh là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình. Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ như nên thay chê bai bằng khen ngợi và tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Hoặc có thể dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các em như: “con làm tốt rồi đấy! Con làm tiếp đi”, “Biết giúp đỡ người khác”, “Thái độ nhiệt tình và tích cực” Qua biện pháp xây dựng môi trường học tập thân thiện tôi nhận thấy sự thân thiện, cởi mở, tình yêu thương chân thành và khích lệ kịp thời của thầy cô làm học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự, các em có sự tiến bộ rõ rệt. 1.3. Giáo dục ý thức, rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh: Khi dạy đối tượng học sinh chưa hoàn thành giáo viên cần phải giáo dục ý thức học tập của các em, làm cho các em thấy tầm quan trọng của việc học từ đó sẽ giúp cho các em có ý thức vươn lên. Tôi thường hướng cho học sinh của mình nhận biết mục đích của việc học, các em học để làm gì? Việc học cần thiết với các em như thế nào? Ngoài ra trong mỗi tiết dạy tôi phải liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để các em thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức. Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn, nhắc nhở học sinh kiến thức toán sơ đẳng: nắm được lí thuyết mới làm bài tập, đọc kĩ đầu bài trước khi làm, vẽ sơ đồ phải chính xác, khoa học; làm xong phải kiểm tra bằng cách thử lại Qua quá trình áp dụng tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt một số em không còn lười học, không ham chơi nữa, kết quả học tập cũng từ từ nâng dần lên. 2. Các giải pháp cụ thể 2.1. Duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt trong các tiết tăng cường. Như chúng ta đã biết học sinh chưa hoàn thành trong đó nguyên nhân phần nào do các em đi học không chuyên cần. Chất lượng phụ thuộc vào sĩ số học sinh, đa số học sinh chưa hoàn thành là do các em hay vắng học nhất là vắng trong các tiết tăng cường. Vì vậy việc duy trì sĩ số học sinh là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Để học sinh đi học chuyên cần tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau: Bản thân tôi luôn ân cần, quan tâm đến từng học sinh để các em thấy lớp học cũng như gia đình, bạn bè trong lớp như anh, chị em trong nhà. Ngoài ra là một giáo viên tôi luôn đảm nhiệm nhiều trọng trách vừa là cô, vừa là mẹ đôi khi là bạn để các em nói lên suy nghĩ và ý kiến của mình một cách thoải mái, đồng thời tôi cũng nắm bắt được tâm tư tình cảm của các em. Từ đó tôi có thể điều chỉnh hành vi của các em dễ dàng hơn. Đối với những học sinh hay nghỉ học không có lí do hoặc có lí do ở buổi thứ 2 nhưng không chính đáng giáo viên phải thường xuyên đến gia đình các em để tìm hiểu nguyên nhân sau đó có biện pháp giải quyết. Bên cạnh đó tôi luôn đối xử công bằng với học sinh, không thiên vị, em nào cũng được quan tâm, giúp đỡ như nhau. Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tôi luôn bàn bạc với các bạn trong lớp để tìm biện pháp giúp đỡ những em này. Bên cạnh đó tôi luôn phát động phong trào thi đua đi học chuyên cần đúng giờ trong mỗi tuần. Cuối mỗi tuần công bố danh sách học sinh thực hiện tốt trước lớp để được tuyên dương. Trong mỗi giờ học tôi luôn quan tâm đến đối tượng học sinh chưa hoàn thành. Đối với học sinh bị hổng kiến thức nên kiên trì bù đắp kiến thức thiếu hụt của các em từ đó các em phấn khởi đi học đều hơn. Tôi thường xuyên kiểm tra sách vở học sinh nhận xét những mặt các em đã làm tốt và chỉ ra những mặt các em làm chưa tốt để học sinh nhận thấy và sữa chữa. Qua các biện pháp đã thực hiện tôi nhận thấy đối tượng học sinh chưa hoàn thành của tôi đã yêu trường, mến lớp nhiều hơn, các em đi học chuyên cần và thấy được trách nhiệm của mình với lớp. Sau khi học sinh đi học đều để khắc phục tình trạng yếu kém của học sinh tôi sử dụng phương pháp sau đây: 2.2: Lấp lỗ hổng kiến thức. Để một tiết học có kết quả thì đòi hỏi học sinh phải có kiến thức nhất định thế nhưng những em chưa hoàn thành nhiều khi chưa có đủ điều kiện này. Chính vì vậy tôi luôn trăn trở và tìm phương pháp giúp các em lấp lỗ hổng kiến thức. Để đạt được điều đó sau khi đã phân luồng đối tượng học sinh tôi tiến hành theo dõi để nhận biết những kiến thức, kĩ năng cần thiết đã có sẵn ở học sinh chưa hoàn thành tới mức độ nào, chú ý bồi dưỡng kiến thức bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới, đặc biệt là rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cơ bản đây là cơ sở để các em có nền tảng học toán. Đối với một số em chưa hoàn thành các em không thuộc bảng nhân, chia; hay dạng cộng với một số và trừ đi một số; Khả năng tính nhẩm kém do cộng, trừ, nhân, chia trong bảng cửu chương chưa thuần thục dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác. Để rèn luyện cho học sinh làm tốt bốn phép tính cơ bản làm tiền đề để các em học các dạng toán khác tôi thường dành ra mười lăm phút đầu giờ các buổi học hoặc thời gian ít phút trong các tiết tăng cường buổi chiều để tổ chức trò chơi “vòng quay kì diệu”. Tôi chuẩn bị một số thẻ từ có nội dung đơn giản như ôn tập bảng cộng, trừ, nhân, chia, các phép tính nhân, chia trong bảng rồi gắn lên vòng quay để học sinh đố bạn trả lời. Đây là hình ảnh các em ôn tập lại kiến thức qua trò chơi “vòng quay kì diệu”: Học sinh ôn tập kiến thức qua trò chơi. Ngoài ra cũng bằng hình thức này tôi có thể tổ chức cho học sinh ôn tập kiến thức liên quan đến hình học: chu vi, diện tích của các hình đã học, ôn về nhận diện hình học ... Bằng biện pháp tôi đã thực hiện ở trên giúp các em thay đổi không khí lớp học, kích thích học sinh tính nhẩm nhanh và chính xác. Các em thi đua nhau học để được quay và trả lời trước lớp, để nhận được lời khen ngợi từ các bạn và cô. Tôi thấy sau mỗi hoạt động như vậy các em tham gia chơi và muốn giành chiến thắng, từ đó các em có ý thức tự học. Thích thú tham gia môn học và rèn tính tự tin cho các em học sinh người địa phương, kết quả và thái độ học tập của các em được nâng lên rõ rệt. Qua quá trình giảng dạy và đúc kết kinh nghiệm tôi nhận thấy để thực hiện bất kì dạng toán nào đạt kết quả thì các em phải có kĩ năng thực hiện 4 phép tính cơ bản. Sau khi đã hướng dẫn HS ôn tập bù đắp kiến thức thiếu hụt tôi ra một đề toán tương tự đề mà tôi đã cho kiểm tra nhanh ở phần thực trạng, đa số các em trước đây thực hiện cộng, trừ, nhân, chia hay nhầm lẫn làm bài còn sai sót thì giờ kết quả bài làm của các em rất tốt. Đây là một trong những bài làm đó: ( Bài làm của học sinh) Để lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh tôi còn sử dụng “sơ đồ tư duy trong dạy học toán ở Tiểu học”. Các em có cơ hội trao đổi, thảo luận, tư duy, suy luận để ghi nhớ kiến thức sâu và bền vững có điểm tựa để ghi nhớ hơn. Ví dụ: Ôn cho học sinh về phép cộng phân số ở đầu năm lớp 5. Tôi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy với từ khóa trung tâm là “phép cộng phân số”. Với yêu cầu này tôi có thể gợi ý để học sinh tìm nhánh cấp 1 như: có mấy dạng phép cộng phân số? học sinh sẽ liên tưởng đến các dạng của phép cộng phân số (phép cộng phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, cộng phân số với số tự nhiên” đây chính là nhánh cấp 1. Tiếp theo các em trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là hình ảnh các em thảo luận với sơ đồ tư duy trong bài: Ôn tập phép cộng phân số: Quang cảnh HS đang làm việc theo nhóm với sơ đồ tư duy Qua hoạt động thảo luận nhóm này các em sẽ học hỏi lẫn nhau để phát triển tư duy và khả năng diễn giải của mình. Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành yêu cầu bài tập. Sau khi thảo luận theo nhóm thì các nhóm trình bày kết quả để nhóm khác nhận xét. Qua việc làm này tôi nhận thấy: các em ghi nhớ kiến thức bài học có hệ thống, lô gic, chặt chẽ qua sơ đồ vừa vẽ. Học sinh hệ thống nội dung bài học qua sơ đồ tư duy Để các em phát huy năng lực của mình và hoạt động tốt hơn khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy toán ở Tiểu học thì trong quá trình dạy tôi còn sử dụng được ở nhiều bài khác nữa như: Ôn các phép tính với phân số, phép trừ phân số... Qua sử dụng ở một số bài như vậy thấy kết quả nâng lên rõ rệt. Tinh thần, thái độ học tập của các em tích cực hơn, hăng hái hơn và nắm bài tốt hơn. Ngoài sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy toán tôi còn mạnh dạn sử dụng phần mềm dạy học toán để thu hút học sinh tham gia học tập và các em cũng được tương tác với máy tính. Áp dụng kĩ thuật này tôi nhận thấy các em có khả năng tư duy lô gic, học sâu hơn và đặc biệt các em được động não nhiều hơn có khả năng ghi nhớ bền vững. Điều đáng mừng là thái độ tham gia vào bài học có sự thay đổi, tiết học toán không còn là nỗi ám ảnh của các em như trước đây nữa. Sau khi học sinh có kiến thức cơ bản đây là bước quan trọng tạo tiền đề xuất phát cho các em. Để khắc phục tình trạng học sinh chưa hoàn thành môn toán tôi sử dụng tiếp phương pháp sau đây: 2.3. Luyện tập vừa sức. Đối với đối tượng học sinh chưa hoàn thành, giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức và tăng cường luyện tập vừa sức. Trong những tiết học đồng loạt, việc luyện tập được thực hiện theo trình độ chung, nhiều khi không phù hợp với khả năng học sinh chưa hoàn thành. Vì vậy khi làm việc riêng với nhóm học sinh này, cần dành thời gian để các em tăng cường luyện tập vừa sức mình. Khi giải dạng bài có lời văn tôi cần lưu ý những điều sau đây: Đảm bảo học sinh hiểu đầu bài tập: Học sinh chưa hoàn thành nhiều khi vấp ngay từ bước đầu tiên, không hiểu bài toán đó nói gì thì không thể tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy, giáo viên nên lưu ý giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần tìm cần phải tìm, tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp váp đầu tiên đó. Bên cạnh đó trong mỗi tiết dạy tôi còn chú trọng gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ để các em được lặp đi, lặp lại một dạng bài tập nhiều lần giúp học sinh ghi nhớ sâu dạng bài tập cần ôn. Đối với phần ôn luyện này tôi thường tiến hành trong các tiết ôn luyện hoặc các buổi phụ đạo riêng dành cho đối tượng học sinh chưa hoàn thành. Qua biện pháp trên tôi thấy học sinh đã chủ động chiếm lĩnh kiến thức, các em được làm bài tập vừa sức mình. Từ đó các em có niềm tin trong học tập, kết quả học tập nâng cao hơn. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi tìm ra nguyên nhân và một số biện pháp như trên tôi có tiến hành thực nghiệm với lớp mình giảng dạy. Lúc đầu thấy các em tiến hành chậm tôi cũng thấy nản chí. Song xác định việc hình thành và rèn kỹ năng ở học sinh không thể vội vàng một sớm một chiều nên tôi đã tiến hành thường xuyên và thực sự chu đáo dần dần các em có tiến bộ tính toán nhanh và chính xác hơn. Tiết học toán không còn khiến các em chán nản nữa. Sau khi áp dụng tại lớp có kết quả, tôi tiến hành phổ biến kinh nghiệm cho các đồng nghiệp. Giúp đỡ thêm đồng chí còn gặp khó khăn. * Kiểm nghiệm lại kết quả áp dụng. a. Sau khi khảo sát chất lượng học sinh ở hai lớp 5B và 5C ở trường TH Đăk Rve (như bảng số liệu đã đưa ở phần thực trạng). Tôi tiến hành áp dụng kinh nghiệm mình có được vào giảng dạy tại lớp 5C, lớp tôi chủ nhiệm. Lớp 5B vẫn tiếp tục dạy theo cách dạy cũ. Sau một thời gian kiên trì áp dụng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm lại thì kết quả thu được cuối kì II, năm học: 2014 -2015 tại trường TH Đăk RVe như sau: Lớp TSHS Điểm: 9-10 Điểm: 7- 8 Điểm: 5- 6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 5B 17 4 23,5% 4 23,5% 7 41,2% 2 11.8% 5C 13 3 23.1% 5 38.45 % 5 38.45 % 0 0 % Qua kết quả thu được tại trường TH Đăk Rve chứng tỏ những kinh nghiệm áp dụng vào giảng dạy tại lớp 5C mang lại hiệu quả. Kết quả này cho thấy các biện pháp được đề xuất trong sáng kiến mang tính khả thi. Trong năm học 2015- 2016 tôi lại được phân công chủ nhiệm lớp 5. Một lần nữa tôi lại gặp phải khó khăn khi dạy toán cho đối tượng học sinh chưa hoàn thành, vẫn trăn trở với kinh nghiệm mình lựa chọn và muốn thử nghiệm tìm ra tính đúng đắn của kinh nghiệm đó. Trong cuộc họp chuyên môn đầu năm học, tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đồng nghiệp. Được sự ủng hộ, giúp đỡ, cho phép của ban giám hiệu trường TH Đăk RVe tôi mang kinh nghiệm này trao đổi với chị em trong tổ khối 5 để cùng thực hiện mang lại kết quả, giảm bớt nỗi ám ảnh của các em khi học môn toán. Nhờ áp dụng các phương pháp trên mà tôi thấy kết quả nâng lên đáng kể, từng bước các em nắm bắt phương pháp học cũng như kiến thức bị thiếu hụt trong nội dung bài học, chương học và đặc biệt các em yêu thích môn học này hơn. Qua đấy một lần nữa tôi khẳng định lại được tính đúng đắn và hiệu quả của sáng kiến qua việc kiểm nghiệm và áp dụng vào giảng dạy ở cả 2 lớp: 5A điểm trường chính và 5B điểm Trà Bồng có đối tượng học sinh giống nhau thì kết quả thu được cuối học kì I, năm học: 2015-2016 của hai lớp tại trường TH Đăk RVe như sau: Lớp TSHS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 SL TL SL TL SL TL SL TL 5A 21 5 32.8% 6 28.6 % 9 42.9 % 1 4.7 % 5B 10 3 30% 2 20 % 5 50 % 0 0 % Kết quả này cho thấy hiệu quả của các biện pháp được đề xuất trong sáng kiến. Kết quả này cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Như vậy một lần nữa khẳng định được tính đúng đắn của các giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm tôi đã đưa ra. C. KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong thời gian nghiên cứa viết sáng kiến thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: Khi thực hành luyện tập cho học sinh ta phải chú ý không được vội vàng, không đốt cháy giai đoạn mà phải đi từng bước, đi từ dễ đến khó, phải để các em có những kiến thức cơ bản, như vậy mới tạo sự hứng thú, say mê tìm tòi của các em. Khắc phục những sai sót trong tính toán là một việc nên làm và phải làm. Không còn cách nào khác ngoài việc nắm vững lí thuyết, biết vận dụng “Học đi đôi với hành”. Chính vì vậy rèn kĩ năng thực hành luyện tập là một việc làm rất cần thiết. Quá trình chinh phục những tri thức mới đó sẽ giúp các em vững chắc hơn, tự tin hơn. Nhưng bản thân tôi nhận thấy cái mà các em nhận được còn nhiều hơn thế nữa đó là quá trình thực hành, hình thành cho mình những phẩm chất trí tuệ cần thiết để có thể học tốt ở các lớp cao hơn. Bản thân tôi tự đúc kết ra kinh nghiệm cho mình trong vấn đề dạy đối tượng học sinh chưa hoàn thành môn toán. Tôi tự đánh giá đã
Tài liệu đính kèm: