Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường THPT

Giáo viên phải khắc phục lối dạy đơn điệu.

- Mỗi tiết học muốn có kết quả, đưa lại thoải mái, tạo được thân thiện, GV say sưa với bài giảng, HS chú ý học thì GVBM phải là người vui vẻ, thân thiện, có trách nhiệm, sau đó chú trọng phương pháp dạy và truyền thụ kiến thức vừa dễ hiểu, sinh động, hài hòa thì tiết học sẽ được như mong muốn. ngược lại GV cứ chú trọng đến bài dạy sao cho hết mà không quan tâm HS cảm nhận như thế nào, có hiểu bài hay không, rồi các em không trả lời được, không làm được bài lại phê bình, trách mắng thì tiết học đó là tiết học không thành công.

- Ngoài kiến thức SGK, ngoài cách giảng dạy truyền thống, giáo viên cần trau dồi chuyên môn, đổi mới sáng tạo trong mỗi tiết học hoặc tích hợp môn học của mình với môn học khác sát đời sống thực tiễn tránh nhàm chán với các kiến thức khó, khô khan gây áp lực với HS học yếu.( vì lớp có điểm đầu vào trung bình, nếu dạy khó các em không hiểu sẽ dẫn đến chán).

- Trong tiết dạy, chỉ cần một ví dụ thực tế gắn với bài giảng, một mẩu truyện kề sẽ làm cho bầu không khí học tập thay đổi tích cực cuốn hút được học sinh.

 - Kết quả học tập bộ môn GDCD không chỉ phụ thuộc vào năng lực học tập, mà còn phụ thuộc rất lớn ở sự nhạy bén, tháo vát, sự chuyên cần của HS, đặc biệt các em biết liên hệ vào thực tế bản thân sau khi học xong bài học.

- Việc phân loại đối tượng HS để giảng dạy, GD cho phù hợp cũng là một yếu tố tạo nên sự thành công trong dạy học. HS học giỏi chưa chắc hành đã giỏi, ngược lại học sinh học yếu chưa chắc hành đã yếu. Với những HS học giỏi nhưng vận dụng vào thực tế còn yếu, GV nên chỉ ra cho các em thấy được những hạn chế, khiếm khuyết của các em, sau một vài lần các em sẽ thay đổi, bởi vì thường những HS học giỏi, lòng tự trọng của các em rất cao, các em không muốn để người khác chê trách mình nên các em sớm hoàn thiện được bản thân. Còn các em học yếu mà hành giỏi trong các giờ học GV nên lồng ghép phương pháp nêu gương để khen ngợi, với cách làm thiết thực trên sẽ kích thích được sự hứng thú cho các em đối với môn học.

 

docx 80 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em, không được cắt ngang khi câu trả lời của các em chưa kết thúc, làm như vậy sẽ mất đi sự hứng thú của các em, từ đó dẫn đến các em chán học, ghét bộ môn này.
3.1.6.GV phải chú ý, phân loại đối tượng học sinh để động viên, khích lệ kịp thời.
Hiện nay, GVCN đóng một vai trò, vị trí quan trọng trong các trường học, Giúp các em biết nhận lỗi khi sai và biết tha thứ khi người khác có lỗi mà nhận ra lỗi. Biết sống tử tế, sẵn sàng giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Có ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ Tổ Quốc XHCN, bảo vệ môi trường  Việc phân loại đối tượng HSCN trong quá trình GDHSCN cũng là một vấn đề rất quan trọng. Trong lớp chủ nhiệm, bao giờ cũng có nhiều đối tượng HSCN khác nhau, mỗi em có một mức độ cá tính cũng khác nhau, có em do không có lập trường, có em hoàn cảnh gia đình, lại có những em do bạn bè bên ngoài tác động. đưa ra từng cách thức cảm hóa thích hợp đối với từng HSCN. Mỗi HS có một tâm lý và tính cách khác nhau. Bởi vậy không thể áp dụng cùng một phương pháp cho tất cả các HSCN được. 
- Học sinh có khó khăn trong học tập: 	
Đối với những em HS có khó khăn trong học tập mà chúng ta thường gọi là HSCN về học tập, thường rỗng kiến thức, khả năng nhận thức chậm, thiếu tự tin, thụ động, thiếu hứng thú trong học tập. Lười học, chán học, thường xuyên không thuộc bài, không làm bài ở nhà.
- Học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức: 
Đối với những HS có khó khăn trong rèn luyện đạo đức mà chúng ta thường gọi là HSCN về đạo đức thường có nhiều khiếm khuyết về ý thức, hành vi, thường xuyên vi phạm quy chế học tập, nội quy của trường của lớp (hay trốn tiết, bỏ học, nói tục, thiếu trung thực, quậy phá, vô lễ, gây gổ đánh nhau, có biểu hiện sử dụng thuốc lá điện tử.....). 
- Học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức:
	Ở những HS có khó khăn cả trong học tập và rèn luyện đạo đức mang những đặc điểm tổng hợp của cả hai loại đã trình bày ở trên. Những HS này ta thấy mối quan hệ qua lại giữa học tập và rèn luyện đạo đức rất rõ: Những HS học yếu kém về học tập thường không có động cơ học tập mạnh mẽ, thiếu trung thực trong học tập dẫn đến có những biểu hiện yếu kém về đạo đức. Những HS yếu kém về đạo đức, đặc biệt là những HS sống thiếu ý chí, niềm tin thì hiếm khi là HS khá, giỏi mà thường rơi vào những HS yếu, kém. Hai mặt đó tác động với nhau dần dần tạo nên những tính cách của trẻ khó GD.
*Tìm hiểu được căn nguyên của từng học sinh chưa ngoan:
- Sau khi đã xác định được các đối tượng HS thuộc dạng chưa ngoan trong lớp cần liệt kê ra các nguyên nhân, các lý do mà các em thường vi phạm và mắc phải; liệt kê số lần các em vi phạm, Đã cho các em suy ngẫm về lỗi của mình và đã hứa khắc phục hay chưa ?.... cần phải ghi chép rõ ràng để làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp GD.
 Lớp tôi đang chủ nhiệm, nổi lên có 9 HSCN (phụ lục 5), nổi lên là 3 em này vi phạm nhiều lần, nhắc nhở nhiều lần mà các em vẫn cứ tái phạm. 
*Xây dựng biện pháp giáo dục cho từng đối tượng
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân của từng đối tượng HSCN tôi đã đưa ra các phương án cụ thể :
- Nhóm HS có khó khăn trong học tập( học yếu nhưng biết vâng lời, ham học hỏi):Với HSCN về học tập những em này xét về gia cảnh thì khó khăn, các em không có thời gian học tập nên có kết quả học tập yếu kém. Thực hiện các biện pháp như :
+ Phân công các bạn học khá hơn kèm cặp, cùng làm các bài tập ở nhà .
+Hàng ngày GV cần giúp đỡ các em trong học tập, giảng lại những bài mà các em chưa hiểu, giúp các em hoàn thành các bài tập bằng tự lực bản thân.
+ Khi giảng bài thường chú ý và hỏi bài đến các đối tượng này, để theo dõi việc hiểu bài của các em mà giảng chậm hoặc giảng lại.
+ Trao đổi với PH, nên giành thời gian cho các em học tập. Bố trí cho các em tổ chức đến nhà cùng nhau ôn tập và rèn luyện bài vở.
- Nhóm HSCN về đạo đức ( các em : Dương Đình Pháp, Trần Ngọc Hà). Biện pháp đưa ra :
+ Gặp riêng từng em, hỏi thăm việc học tập và gia đình của các em. Sau đó phân tích những hành vi mà các em đã gây ra đúng sai như thế nào? Tìm hiểu lý do vì sao các em đó lại có hành vi ấy ? Gặp gia đình, trao đổi và thống nhất các biện pháp giáo dục như :
	- Hạn chế cho các em tham gia vào các nhóm thanh niên hư hỏng ở địa phương cũng như không cho tham gia vào các tệ nạn như : đánh bài, uống rượu..
 	+ Giao cho các em một số nhiệm vụ ở lớp : đối với em Nguyễn Hữu Hùng , giao cho nhiệm vụ đôn đốc các bạn làm vệ sinh lớp, vệ sinh khu vực; Đối với em Dương Đình Pháp giao cho nhiệm vụ theo dõi các bạn xếp ra vào lúc chào cờ, ghi tên những bạn nói bậy, đánh nhau. GV nhận xét lại và tìm hiểu thêm các chi tiết để nhận định, biểu dương.
Ví dụ : Lớp 11B5 của tôi có em Hoàng Văn Tuấn trước đây là một HS chăm ngoan, học giỏi ...những mỗi lần bố say rượu là rượt đuổi, đánh đập em rất thẫm tệ. Một lần trong lúc say rượu, bố em đã đánh em rất đau...tối hôm đó, em đã bỏ nhà đi không về. Sáng hôm sau em không đi học, tôi đã hỏi thăm em qua bạn thân của em. Khi biết đươc câu chuyện đáng thương của em, tôi liền gọi điện nói chuyện, chia sẻ, tâm sự với em, phân tích cho em hiểu mọi chuyện và khuyên em nên thông cảm cho bố vì trong cuộc sống không ai hoàn hảo và chắc là bố cũng có nỗi khổ tâm hoặc vì những áp lực của cuộc sống mà trở nên như vậy và dù như thế nào thì đó cũng là bố của em, em phải tôn trong đặc biệt là em phải nỗ lực cố gắng vươn lên học tập vượt qua hoàn cảnh. Sau một thời gian tôi kiên trì khuyên bảo em và em đã nhận ra được những điều tốt đẹp trong cuộc sống, giúp em có niềm tin hơn và rất mừng cuối năm học đó, Tuấn đạt danh hiệu HS giỏi . 
- Với những em là trung tâm quậy phá và cản trở thành tích chung của tập thể. Các em thường nói chuyện riêng, gây rối, không nghe giảng và không làm bài tập về nhà. Trong số đó có một em là "đại ca" ngầm, thường chỉ đạo các bạn quậy phá tôi chọn cách viết thư. Hàng ngày, hàng tuần tôi viết thư cho từng em như một lời tâm sự:
Ví dụ: "Hôm nay cô thấy em sơ vin trông rất gọn gàng. Em rất đẹp trai", hay "Cô biết em là “đại ca” phá rối của lớp, nhưng cô vẫn ước gì em là “đại ca” về thành tích học tập thì tốt biết bao, đúng không em”. Với những bức thư nhỏ, chân thành ấy đã động viên, khích lệ và cũng "khích tướng" các em. Dần dần, những học sinh cá biệt sẽ chuyển biến tích cực, gần gũi, thân thiện hơn với thầy cô và các bạn HS trong lớp. Từ đó các em sẽ thực sự phát huy thế mạnh của mình và dần dần sẽ bỏ được thói quậy phá. 
3.1.7. Giáo viên thay đổi để xây dựng lớp học hạnh phúc.
“Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới” được mượn từ lời nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm giáo dục.
 	Chính J.A.Comenxki đã từng khẳng định “ Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Giữa muôn vàn nghề nghiệp, họ đã chọn cho mình gắn bó với bảng, phấn, con người.. Đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Thầy giáo không chỉ dạy cho học trò bằng những công thức, bằng những câu, những từ có sẵn mà phải dạy bằng tất cả tâm hồn mình”. Để làm được như vậy GV phải thay đổi và thay đổi đầu tiên đến từ vai trò chủ nhiệm, bởi GVCN là người chịu trách nhiệm trực tiếp GD đạo đức, định hướng tương lai HS với nhà trường, phụ huynh và xã hội. “Lớp học hạnh phúc” là nơi thầy cô, HS cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Là nơi tình yêu thương giữa thầy cô và HS, giữa HS với nhau được trân trọng và bồi đắp hàng ngày, là nơi HS vui sống, học tập, rèn luyện trong sự sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau; HS được thầy cô tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn và hỗ trợ mọi phương diệnỞ đó HS được GD, được bồi dưỡng, rèn luyện các KNS, phát triển và hoàn thiện nhân cách; lan tỏa cho HS niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những cử chỉ đầy tính nhân văn. 
- Cũng như một gia đình hạnh phúc khi tất cả sống trong đó đều ấm áp tình yêu thương, luôn muốn gắn bó, luôn tràn ngập tiếng cười, đoàn kết, phấn đấu học tập tốt hơn muốn làm được như vậy thì người GVCN phải thay đổi, bởi khi GV không vui vẻ, không hạnh phúc thì không thể nào có giờ học hạnh phúc, HS hạnh phúc. Sự thay đổi đó là :
 	 + Yêu thương HS vì chỉ có yêu thương thực sự chúng ta mới lan tỏa hạnh phúc tới các em thực sự. Khi yêu thương đong đầy chúng ta sẽ dễ thông cảm, thấu hiểu, vị tha hơn có như vậy mới lay động được trái tim của các em.
+ Luôn trò chuyện, gần gũi từng HS, nhất là những em có hoàn cảnh hay gặp vấn đề về gia đình, những em có cá tính khác biệt hơn, luôn hòa đồng, thân thiện, cởi mở, có trách nhiệm với lớp ( xây dựng lớp học hạnh phúc). Sẵn sàng xin lỗi, nhận sai trước mặt HS ( khi GV lỡ nói sai, hay nhắc oan HS nào đó) để các em thấy GV không hề áp đặt, cố chấp, bảo thủ. 
 - Xây dựng các giá trị sống cần thiết cho HS như : Chia sẻ hạnh phúc yêu thương, sống có trách nhiệm, tôn trọng thầy cô, bạn bè, xây dựng lớp học đoàn kết. Như các chương trình “Áo em đến lớp” tặng áo đồng phục đầu năm học cho HS mồ côi,“ Bạn nghèo ăn tết” ủng hộ các em có hoàn cảnh khó khăn ấm lòng khi xuân đếnQua đó xây dựng cho các em biết xúc cảm trước các hoàn cảnh, trước mọi vấn đề đau lòng mà giai đoạn bây giờ sự thờ ơ vô cảm đang là vấn đề cần được quan tâm khi giáo dục HS.
 - Ở lứa tuổi các em đã hình thành ý thức về lòng tự trọng, đã có chính kiến riêng và muốn thể hiện mình nên thay vì phê bình, quát mắng thì bây giờ tôi phải lắng nghe HS trình bày sau đó chắt lọc thông tin, để không áp đặt sự việc, luôn “ khen” trước, “nhắc nhở” sau mới không tác động xấu đến tâm lý HS.
- Mỗi khi bước vào lớp đem theo niềm vui, luôn nở nụ cười bắt đầu bằng những câu hỏi, những câu nói hài hước và luôn chú ý quan sát mỗi HS. Thời điểm dịch covit 19 bùng phát nên tôi luôn chú ý động viên hỏi han các em thuộc đối tượng FO, F1.thậm chí chia sẻ những bí quyết chăm sóc Fo tại nhà như thế nào.vvTất cả những điều đó để các em thấy mình được quan tâm và sẵn sàng chia sẽ những điều suy nghĩ, qua đó lớp học gắn kết hơn.
- Trong lớp học sự tận tình của thầy cô, quan tâm chia sẽ bạn bè, tạo ra bầu không khí học thoải mái, tích cực giữa các HS, hóa giải những tức giận, kh

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan.docx