Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy bộ môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy bộ môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS

A/ĐẶT VẤN ĐỀ

I.Cơ sở lí luận

- Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chủ

tịch Hồ Chí Minh nói : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,

dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai các cường quốc

năm châu hay không, chính là nhờ một phần công lớn ở công học tập của

các em ” , trước khi Người ra đi trong di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn

dặn : “ Phải giáo dục thế hệ trẻ để cho họ trở thành người vừa hồng vừa

chuyên ”

- Trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri

thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục lại càng vô cùng to lớn ,

đó là một nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của

dân tộc mình .

-Vì thế đai hội lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam trong nghị quyết

ghi rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu ”, tương lai của một dân tộc, một

quốc gia phụ thuộc phần lớn vào nền giáo dục của quốc gia đó. Giáo dục

không chỉ truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận

dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang

tính giáo dưỡng, cao hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của

tổ tiên và trân trọng nó. Riêng môn lịch sử còn phải hoàn thành 1 nhiệm vụ

quan trọng mang tính đặc thù là đưa học sinh trở về với quá khứ, nguồn cội

của tổ tiên và biết trân trọng nó

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 963Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong tiết dạy bộ môn Lịch sử lớp 7 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sử 9). 
- Trong những phương pháp mà tôi đã sử dụng và đổi mới phương pháp dạy
học như “Tích hợp”, “ Nêu và giải quyết vấn đề”, “ sử dụng đồ dùng trực
quan và hệ thống bài tập trong tiết dạy”  
- Trong lớp học thường có học sinh Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu. Trong nội
dung bài học có tiểu mục có nội dung dễ nhận biết, nhưng có tiểu mục có nội
dung trừu tượng khó nhận biết, mà để phát huy tính tư duy của học sinh thì
giáo viên là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khai thác kiến thức, không nên
tự giải thích, thuyết trình một cách đơn giản. Để làm được việc này thì giáo
viên tung ra những câu hỏi thảo luận, rồi hướng dẫn các em trong các tổ,
nhóm cùng tìm hiểu sách giáo khoa, cùng bàn bạc, phân tích mỏ xẻ, so sánh,
đánh giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời cho nội dung cụ thể cần tìm hiểu.Với
4/21
tình huống này các em trong nhóm sẽ tự giải quyết được vấn đề. Các em sẽ
tự tin dạn dĩ yêu mến bộ môn và ham học hỏi nhiều hơn. Với phương pháp
này giáo viên còn hạn chế được phương pháp diễn giải thuyết trình, mang
tính áp đặt kiến thức.
III . Phạm vi đề tài :
 - Để nâng cao quá trình tiếp thu và tạo sự hưng phấn của các em trong quá
trình học lịch sử, tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp thảo luận
nhóm trong tiết dạy bộ môn lịch sử 7 
- Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu toàn bộ bộ môn lịch sử 7 vì ở lớp
7 là thời kỳ chứng kiến nhiều biến động lớn lao của dân tộc với kháng chiến
chống quân xâm lược Tống, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
Nguyên Mông....Cho nên học sinh sẽ không tránh khởi bỡ ngỡ, nếu giáo viên
không có phương pháp phù hợp sẽ làm giảm đi hứng thú học tập bộ môn của
học sing kéo theo chất lượng học tập của các em suy giảm. Ngoài lớp 7 ra có
thể áp dụng cho tất cả các khối 6,8,9 học lịch sử và có một số điểm áp dụng
cho môn địa, văn, Giáo dục công dân
-Áp dụng phương pháp này một cách thuần thục, sáng tạo phối hợp nhịp
nhàng với các phương pháp khác mối giáo viên lịch sử xẽ đóng góp một
phần quan trọng trong việc thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Dân ta
phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
B/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I . Nghiên cứu tình hình :
- Dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm là hình thức tổ chức dạy học đề 
cao vai trò của sự hợp tác thông qua trao đổi giữa các thành viên trong nhóm 
trong các hoạt động tập thể, đề cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp
của cá nhân đối với tập thể để đạt mục tiêu chung
- Phương pháp thảo luận nhóm trong bài dạy lịch sử trên lớp rất đa dạng :
+ Thảo luận một vấn đề học tập
5/21
 + Tìm hiểu, trao đổi xung quanh một đề tài
+ Tranh luận về một nội dung học tập
+ Ôn tập, tổng kết kiến thức sau một số bài, chương
+ Đưa ra dự án về một đề tài 
+ Thực hiện một bài tập, một nhiệm vụ học tập với bản đồ, tranh 
ảnh ,hiện vật, sự kiện lịch sử 
+ Tổng kết một hoạt động 
- Theo kinh nghiệm và trong thực tế cho thấy khi đưa ra tình huống trước cả
lớp sẽ diễn ra tình trạng có những em không tập trung suy nghĩ, một số em
thì nói chuyện hoặc làm việc riêng khi giáo viên gọi đến thì giật mình
đứng dậy không biết trả lời một vấn đề gì. Chỉ có những học sinh khá, giỏi,
tập trung thì thường hay phát biểu và trả lời được các nội dung yêu cầu.
Chính vì vậy để tất cả các em cùng làm việc, cùng động não phát huy tốt tư
duy sáng tạo hiện có theo từng khả năng của mỗi em . Nên tôi đã thực hiện
phương pháp thảo luận nhóm trong một hoặc hai tiểu mục trong một tiết dạy,
nhằm áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu )
đều được làm việc tiếp cận tình huống ,nắm được kiến thức cơ bản
- Tôi đã từng mãn nguyện khi chứng kiến cảnh tượng các nhóm học sinh
đang trầm tư suy nghĩ cùng nhau giải quyết 1 bài tập khó. Sau vài phút lặng
lẽ trôi qua rồi bất ngờ rộn lên những tiếng reo đã trở thành thông lệ: “ dễ
quá”, “ trả lời được rồi” trong ánh mắt rạng ngời niềm vui sướng của các em.
Chính vì vậy tôi thấy phương pháp thảo luận nhóm đem lại thành công rất
cao, không thể thiếu được trong tiết dạy.
II . Kết quả khi chưa thực hiện đề tài :
Theo kết quả điều tra ở các lớp 7D, 7E 
 - Học sinh : khoảng 89,6% học sinh trung bình, yếu không biết cách biết
cách thảo luận, không mạnh dạn đóng góp ý kiến và không nắm được nội
dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. 
6/21
 - Học sinh chưa có thói quen soạn và xem bài trước ở nhà trước khi đến
lớp( kể cả bài tập và câu hỏi từ dễ đến khó ở sách giáo khoa và cả sách bài
tập )
 - Khoảng 10,4% học sinh có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước
cả lớp 
 Để việc giảng dạy môn lịch sử đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn áp
dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với các phương pháp khác vào
bài dạy lịch sử 7 THCS. Một trong những điểm mà tôi đã làm là nâng cao
hiệu quả dạy – học môn lịch sử 7 trường THCS bằng việc giúp các em có thể
cùng nhau tranh luận đưa ra suy nghĩ của mình để giải quyết các vấn đề, có
những vấn đề giúp học sinh giải quyết được những sự kiện ,hình ảnh lịch sử,
những nhân chứng sống hay các câu ca dao tục ngữ mà thế hệ trước để lại để
các em có thể hiểu biết hơn về lịch sử và áp dụng vào đời sống thực tiễn mà
không gây nhàm chán và xa lạ lại có tác dụng kích thích tính chủ động, tự
giác, sáng tạo, hứng thú trong môn học
III/CÁC GIẢI PHÁP
1 - Giáo viên cần phải tìm hiểu được khái niệm, đặc điểm của phương 
pháp thảo luận : 
 - Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa GV và HS cũng
như giữa học sinh với nhau.
 - Mục đích của thảo luận là để khuyến khích sự phân tích một vấn đề
hoặc các ý kiến khác nhau của HS, và trong những trường hợp nhất định, nó
mang lại sự thay đổi thái độ của những người tham gia.
2 - Giáo viên cần phải hiểu rõ ý nghĩa của phương pháp thảo luận: 
- Giúp cho học sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở
nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lí lẽ, có dẫn chứng minh họa,
phát triển được tư duy khoa học.
- Giúp HS phát triển các kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng các
phương pháp nghiện cứu một cách vừa sức như các phương pháp tìm đọc tài
7/21
liệu tham khảo, phương pháp quan sát và ghi chép ngoài thực địa, trong sách
giáo khoa, sách có liên quan 
- Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ sở
các sự kiện, thông tin một cách lôgic từ các HS trong nhóm, lớp.
- Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV còn tạo ra mối quan hệ hai
chiều giữa GV và HS, giúp cho GV nắm được hiệu quả giáo dục về các mặt
nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng hành vi của học sinh.
3- Để việc thảo luận đạt kết quả tốt, GV cần phải quan tâm đến các khâu 
quan trọng như sau :
a ) Chuẩn bị :
 - Chuẩn bị nội dung thảo luận
- Tổ chức thảo luận
- Theo dõi thảo luận
- Tổng kết thảo luận
b) Một số yêu cầu trong phương pháp thảo luận 
- Tùy theo số lượng học sinh trong lớp, nội dung học tập mà giáo viên
chia thành bao nhiêu nhóm, số lượng thành viên trong nhóm. Tùy theo mục
tiêu và yêu cầu vấn đề học tập mà các nhóm được phân công ngẫu nhiên
hoặc mặc định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng
hoạt động của tiết học. Các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc khác
nhiệm vụ . 
- Để chia nhóm theo ngẫu nhiên, có thể dùng thẻ học tập có ghi số
hoặc điểm danh hoặc ghép mảnh theo chủ đề học tập. Trong tiết học, nếu có
nhiều nội dung, ta nên thay đổi hình thức nhóm, tạo ra cái mới cho không khí
học tập vui vẻ hơn
- Để chia theo chủ định, giáo viên nên chú ý đặc điểm của học sinh
(trình độ, thái độ, tính cách, giới tính) để chia nhóm cho phù hợp . 
* Các hình thức nhóm cụ thể :
8/21
- Nhóm nhỏ 2 - 3 hs : Kỹ thuật này thường dùng khi cần học sinh trao
đổi, thảo luận những vấn đề cụ thể, đơn giản, thời gian ngắn 
- Nhóm ghép đội: dùng để nghiên cứu, phân tích, trao đổi vê một số
vấn đề phức tạp đòi hỏi có sự cộng tác cao
- Nhóm 4 - 6 HS : dung khi hs trao đổi ý kiến hoặc thực hành một
công việc cụ thể đồi hỏi nỗ lực chung của cả nhóm khi tiến hành thảo luận 
- Nhóm 6-8 HS: dùng khi thảo luận với nội dung có nhiều vấn đề,
nhiều quan điểm trong khả năng giải quyết của học sinh, các vấn đề cần so
sánh hay đi sâu hơn vào một nội dung đã thảo luận ở nhóm nhỏ nhưng khó
thực hiện chung cho cả lớp 
- Nhóm xuất phát và nhóm chuyên sâu: dùng khi thu thập thông tin và
các vấn đề thảo luận, rèn luyện kỹ năng xử lý và trình bày thông tin
*Các bước tiến hành : 
- Bước 1 : Giáo viên hợp chung cả lớp, chia nhóm, nêu vấn đề học tập
xác định nhiệm vụ nhận thức cho nhóm, gợi ý và hướng dẫn học sinh cách
thảo luận 
- Bước 2 : Học sinh phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong
nhóm. Giáo viên quan sát, theo dõi và giúp đỡ các em thảo luận nếu cần 
- Bước 3 : Học sinh cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm, góp ý và bổ
sung cho nhau 
- Bước 4: giáo viên đánh giá ,nhận xét, bổ sung, kết luận 
c) Tiến hành các khâu trong quá trình thảo luận
* Chuẩn bị nội dung thảo luận :
- Trước tiên GV cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp cho HS thảo luận.
- Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét nghiên cứu xem HS
đã biết gì về chủ đề đã nêu ra.
- Khi đã chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo cho
9/21
học sinh chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) tham gia thảo luận.
- Từ đó HS ý thức được yêu cầu nội dung của đề tài, các nguồn tài liệu
chính, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá
nhân
* Tổ chức thảo luận :
- Mở đầu thảo luận.
GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và nguyên tắc thảo luận.
- Hướng dẫn thảo luận.
 Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không
tham gia ý kiến thảo luận, không cắt ngang lời HS, không tỏ phản ứng nếu
câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng
thêm hứng thú khi thảo luận, GV cũng có thế đưa ra các câu, giống như “ván
nhún” hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo
luận. Tạo không khí thân mật, cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi HS
trong thảo luận. Khi thảo luận, GV phải chú ý nghe một cách tường tận
những điều học HS nói để hiểu HS định nói cái gì.
* Tổng kế thảo luận :
GV tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống
những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất.
- Tham gia ý kiến về những điều chưa thông nhất và bổ sung thêm những
điều cần thiết. Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo
luận sau
- GV cần đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần thái độ làm việc
chung của tập thể, của nhóm và cá nhân HS.
** Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức thảo luận nhóm 
- Các vấn đề đưa ra thảo luận phải là những vấn đề buộc các thành viên
trong nhóm cùng suy nghĩ để đóng góp tìm hiểu bài 
10/21
- Khi chia nhóm thảo luận nên cơ cấu có đủ thành phần (giỏi – khá – trung
bình – yếu – kém, hiếu đông – trầm lặng). Nên để học sinh luân phiên
nhau làm nhóm trưởng, thư kí. Qui mô nhóm không nên quá đông
- Giáo viên nên chuẩn bị kỹ vấn đề cần thảo luận và dự kiến các tình huống
xảy ra cùng các phương án xử lý 
- Giao nhiệm vụ phải rõ ràng, cụ thể ,đảm bảo mỗi học sinh đều hiểu nhiệm
vụ 
- Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi từng nhóm ,có
sự giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời, đảm bảo tất cả học sinh đều làm việc 
- Trong mỗi nhóm cần có sự phân công ràng nhiệm vụ cụ thể trong đó đề
cao vai trò hợp tác 
- Cần tạo không khí thi đua giữa các nhóm để khuyến khích học tập 
- Giáo viên nên nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để
kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thảo luận tốt hơn và rút kinh
nghiệm các nhóm làm việc chưa tốt 
4 .Các phương pháp, biện pháp tiến hành thực nghiệm đề tài có hiệu quả 
là:
a/ Về chuẩn bị dụng cụ để hoạt động nhóm :
- Theo tôi đặc thù các lớp 7 ở trường Trung học cơ sở Thụy Lâm thì mỗi lớp
có 16 bàn nên chia thành 4 nhóm (để tránh di chuyển nhiều tốn thời gian và
ồn ào mất trật tự, chỉ 2 bàn quay mặt lại là được).
- Mỗi nhóm phải có 2 bảng phụ, kích thước không nhỏ và cũng không quá to,
quy định cỡ 50cm x 70cm là vừa + bút lông xóa được, 1 cây màu đỏ và 1 cây
màu xanh hoặc đen. Nếu vùng khó khăn giáo viên có thể làm bảng phụ bằng
giấy A4 và bút chì màu
- Giáo viên phân nhóm và có nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí (phòng khi
nhóm trưởng vắng) để điều hành chung và chuẩn bị dụng cụ cho tốt.
b/ Về phương pháp cách thức hoạt động :
* Về phía giáo viên . 
11/21
- Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý, nội dung
trọng tâm, có tính tư duy học sinh trung bình và yếu khó giải quyết.
- Xây dựng trong giáo án hệ thống câu hỏi, tình huống vấn đề phải cụ thể
rõ ràng có dàn ý hệ thống chi tiết, giúp Hs dễ biết cách thức nhanh chóng và
có hệ thống (vì thời gian có hạn).
- GV nên cho HS về nhà xem trước, phân tích, tìm hiểu là toàn bài học
mới, nhưng để chuẩn bị thì có thể cho 2 3 nội dung và có thể 2 nhóm hoặc
3 nhóm chuẩn bị một nội dung không nên đưa ra nhiều nội dung thảo luận
quá (4) hoặc ít quá (1) nên chọn sao cho hợp lí tùy nội dung và thời gian
trong tiết dạy.
* Về phía học sinh :
- Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà
- Khi đến lớp có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí, phải biết dựa
vào SGK, kiến thức cũ đã học, lược đồ, biểu đồ, bài tập, câu hỏi để bàn bạc
thảo luận.
- Nhóm trưởng phải tôn trọng tất cả các ý kiến của các thành viên trong
nhóm, phải làm sao ( giảng giải, phân tích) cho các bạn trung bình, yếu
trong nhóm hiểu được vấn đề và có thể thay mặt nhóm lên trình bày trước
lớp.
- HS thảo luận nhỏ đủ nghe trong nhóm, không cãi và ồn ào, đi lại trong
lớp, khi có hiệu lệnh hết thời gian thảo luận nhanh chóng quay về vị trí và
tiếp tục chú ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc bổ sung thêm ý kiến
-Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề (một nội dung cần phân tích,giải
thích) nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu học
tập (hoặc giấy nháp riêng) rồi đưa ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng.
IV/ KẾT QUẢ
1. Các giáo án soạn giảng theo đề tài và có áp dụng biện pháp thực hiện 
thử nghiệm
12/21
Ví dụ 1 : PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI.
Tiết 1: BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG
KIẾN Ở CHÂU ÂU
 Sau khi dạy hết phần 1 hoạt động cả lớp đến phần 2 giáo viên cho học
sinh hoạt động nhóm như sau :
Mục 2 : Lãnh địa phong kiến. 
Chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 4 bàn) – Thời gian 03 phút
* Nhóm 1 + 2 :
H:Quan sát H1 sgk, thảo luận nhóm theo câu hỏi.
? Em hãy miêu tả và nhận xét về lãnh địa phong kiến H1 sgk.
* Nhóm 3 + 4 :
H:Quan sát H1 sgk, thảo luận nhóm theo câu hỏi.
? Đặc trưng kinh tế lãnh địa là gì?
? Em có nhận xét gì về đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa?
Ví dụ 2 : TIẾT 5 - BÀI 4 - TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
phần 6:Văn hoá, khoa học, kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến.
Sau đó chia cả lớp thành 8 nhóm mỗi nhóm 2 bàn – Thời gian 05 phút
* Nhóm 1,2,3,4 
H:Quan sát H10 sgk
? Em có nhận xét gì về tài năng và sự sáng tạo của người Trung Quốc qua hoa
văn trên sản phẩm gốm sứ?
* Nhóm 5,6,7,8
? Em hãy trình bày hiểu biết của em về khoa học- kĩ thuật của Trung Quốc
phong kiến?
Ví dụ 3: TIẾT 7- BÀI 6. CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á.
1.Sự hình thành các vương quốc ở Đông Nam á.
HS trao đổi theo cặp 02 người – Thời gian 02 phút
Điều kiện tự nhiên các quốc gia Đông Nam Á có thuận lợi và khó khăn gìđối với
phát triển nông nghiệp?
13/21
Ví dụ 4 : TIẾT 12 : BÀI 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH- TIỀN LÊ
I : TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ- QUÂN SỰ
2.Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
Cho cả lớp thảo luận theo 08 nhóm(02 bàn 1 nhóm) – Thời gian 05 phút
 * Nhóm 1,2
Nhà Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào?
* Nhóm 3,4
Vì sao Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua? 
* Nhóm 5,6 
Việc Thái Hậu Dương Vân Nga khoác áo ngự bào cho Lê Hoàn nói lên điều gì?
 * Nhóm 7,8
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê?
Ví dụ 5 : TIẾT 14 : BÀI 10 : NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY
DỰNG ĐẤT NƯỚC
2.Luật pháp và quân đội.
*Chia lớp thành 04 nhóm– Thời gian 03 phút
 *Nhóm 1,2
Em có nhận xét về quân đội thời Lý?
*Nhóm 3,4
Để xây dựng khối đoàn kết dân tộc nhà Lý có chủ trương gì?
Ví dụ 6 : Tiết 32 BÀI ÔN TẬP
*Chia lớp thành 04 nhóm: – Thời gian 10 phút
Lập bảng thống kê :các triều đại phong kiến từ thế kỉ X-XIV, thời gian, các cuộc
kháng chiến chống xâm lược, các thành tựu văn hoá, khoa học của các triều đại
đó, gương tiêu biểu.
- Các nhóm lên báo cáo kết quả vào khổ giấy A0
- HS nhận xét
14/21
- GV: đánh giá, chốt kiến thức
Ví dụ 7 : 
Tiết 45 Bài 21 
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
 *Chia lớp thành 04 nhóm: – Thời gian 06 phút
*Nhóm 1,2
So sánh sự giống và khác nhau giữa hai tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê và
Lí-Trần
*Nhóm 3,4 
Cách đào tạo, tuyển dụng quan lại thời Lê và thời Lí-Trần có gì khác nhau?
Ví dụ 8 : 
Tiết 53 Bài 25
PHONG TRÀO TÂY SƠN.
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN
QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
2.Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.
*Cho cả lớp thảo luận theo 08 nhóm(02 bàn 1 nhóm) – Thời gian 03 phút
*Nhóm 1,2, 3,4 
Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông này làm trận địa mai phục tiêu diệt giặc?.
* Nhóm 5,6,7,8
Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Ví dụ 9 : 
Tiết 54 Bài 25
PHONG TRÀO TÂY SƠN.
 III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
*Cho cả lớp thảo luận theo 02 nhóm(08 bàn 1 nhóm) – Thời gian 03 phút
* Nhóm 1 
Vì sao Nguyễn Huệ thu phục lại Bắc Hà mà không giao cho vua Lê ?
15/21
* Nhóm 2 
Việc lật đổ chính quyền Trịnh, Lê có ý nghĩa gì?
Ví dụ 10: 
Tiết 56 Bài 26
QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC.
1.Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc.
*HS trao đổi theo cặp 02 người– Thời gian 02 phút
Những việc làm của Quang Trung có tác dụng gì?
* Các bước thảo luận nhóm khi tiến hành giảng dạy các giáo án trên của
các giáo viên khi bàn bạc và rút ra những đặc điểm chung là:
1. Giáo viên phải chọn nội dung thảo luận, ghi lên bảng phụ
2. Phân nhóm và quy định nội dung cho từng nhóm hoạt động
3. Lắng nghe và gợi ý cho học sinh
4. Động viên, khích lệ các nhóm còn yếu, chưa mạnh dạn
5. Quy định thời gian thảo luận
6. Tất cả các đối tượng học sinh đều tham gia bàn bạc và đóng góp ý
kiến
-Thư kí nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào bảng phụ
-Các đối tượng còn lại trong nhóm ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học
tập( hoặc vở ghi)
7. Cử một đại diện của nhóm lên thuyết minh phần nội dung thảo luận
của nhóm( bất kì một học sinh nào không nhất thiết phải cử học
sinh khá, giỏi. Vì đây là nội dung cả nhóm đã thống nhất)
8. Giáo viên cho các nhóm khác góp ý bổ sung nội dung của nhóm
vừa trình bày cho đầy đủ
9. Giáo viên nhận xét và cho học sinh chỉnh sửa những nội dung còn
thiếu sót
2 . Những kinh nghiêm sau một năm học thể hiện chuyên đề “áp dụng 
phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả trong tiết dạy”
16/21
a- Ưu điểm : 
*. Giáo viên : Chuẩn bị tốt nội dung các câu hỏi thảo luận cho học sinh rất
rõ ràng, ngắn gọn và đúng trọng tâm bài học. Vì thời gian có hạn, đối với
những tiết dạy có nhiều đòi hỏi sự hoạt động tập thể thì giáo viên phân nhiệm
vụ cụ thể cho từng nhóm. Câu hỏi thảo luận được ghi cụ thể trên bảng phụ kể
cả phân công nhóm đã giúp học sinh nắm được yêu cầu làm việc của mình
mà không nhầm lẫn.
*. Học sinh : Chuẩn bị đồ dùng học hoạt động nhóm, phân công cụ thể
người viết bảng, nhóm trưởng điều hành. Học sinh đã quen cách hoạt động
nên làm việc rất nhanh, trình bày bảng phụ đủ, ngắn gọn hình thành cho các
em tính dạn dĩ khi đứng trước tập thể trình bày kết quả. Qua các tiết làm việc
như vậy giúp các em có thói quen làm việc tập thể, mạnh dạn đưa ra ý kiến
cá nhân, khả năng nhận xét, đánh giá về kết quả làm việc của nhóm bạn để tự
rút ra bài học. Từ đó, học sinh có hứng thú hơn trong học tập, kiến thức các
em tự tìm ra sẽ được khắc sâu thêm.
b - Khuyết điểm : 
*. Giáo viên : Chưa thống nhất, qui định rõ thời gian trên bảng phụ ghi
câu hỏi cho một hoạt động nên học sinh còn thiếu kĩ năng. Phân bố thời gian
cho từng ý trong nội dung cần làm. Khi giáo viên gõ hiệu lệnh thì nhiều

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_thao_luan_nhom_tro.pdf