ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết: Không có phương pháp nào là vạn năng. Việc tìm
kiếm và vận dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học các môn học
ở Tiểu học nói chung, môn Tự nhiên và xã hội nói riêng là vấn đề quan trọng
nhằm hình thành cho học sinh phương pháp học tập độc lập, sáng tạo, qua đó
nâng cao chất lượng dạy học. Một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm,
đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy học
môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học hiện nay đó là phương pháp “Bàn tay nặn
bột”. Việc nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào dạy học sao cho phù hợp
với điều kiện cụ thể của nhà trường là vấn đề hết sức cần thiết góp phần đổi mới
phương pháp dạy học. Có như vậy mới hình thành cho học sinh phương pháp
học tập đúng đắn, giúp học sinh thực sự trở thành chủ thể tìm kiếm tri thức.
Môn Tự nhiên và xã hội là môn học chiếm vị trí quan trọng ở bậc Tiểu
học. Mục tiêu của môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 là giúp học sinh có một số kiến
thức cơ bản ban đầu về động vật, thực vật. Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, thế giới
tự nhiên đối với các em chứa đựng bao điều bí ẩn. Sự tác động của nó hàng ngày
qua mắt các em làm cho các em lạ lẫm, khiến các em tò mò, muốn khám phá để
hiểu biết về chúng. Các em không những bằng lòng với việc quan sát mà còn
thao tác trực tiếp để hiểu chúng hơn. Các em rất vui sướng khi phát hiện ra một
điều gì đó mới lạ liên quan đến thực tế. Điều đó thể hiện rõ trên vẻ mặt vui tươi
khi tìm bạn bè, người thân để chia sẻ niềm vui của mình. Chính sự tò mò, ham
hiểu biết khoa học là động cơ thúc đẩy các em học tập một cách tích cực. Sự
hứng thú làm nảy sinh khát vọng, lòng ham mê hoạt động sáng tạo. Điều này sẽ
hình thành động cơ học tập cho học sinh.
Từ phân tích những đặc điểm trên, tôi nhận thấy đây là môn học rất thuận
lợi để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, đưa các phương pháp dạy học
mới đặc biệt là phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy. Việc đưa phương
pháp dạy học này khi dạy môn Tự nhiên và xã hội ở nhà trường Tiểu học là
hoàn toàn hợp lí. Hướng đổi mới này không những nâng cao hiệu quả dạy học
môn Tự nhiên xã hội mà còn rất phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp
dạy học và yêu cầu đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay. Đó là tất cả lí do
khiến tôi chọn đề tài:
Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự
nhiên và xã hội lớp Một.
khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, “Bàn tay nặn bột” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. 1.2. Tiến trình sư phạm của phương pháp “Bàn tay nặn bột”: * Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: - Nhiệm vụ của học sinh: Quan sát; thực hiện thí nghiệm ( Làm xuất hiện tình huống). - Vai trò của giáo viên: Chuẩn bị một tình huống có liên quan đến vấn đề đặt ra. * Bước 2: Làm bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh. - Nhiệm vụ của học sinh: + Đặt ra các câu hỏi. + Trình bày các ý tưởng của mình, đối chiếu với các bạn khác. -Vai trò của giáo viên: Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 6/15 + Kiểm soát lời nói, cấu trúc câu hỏi, chính xác hóa từ vựng của học sinh. + Chính xác hóa các ý tưởng của học sinh. + Tổ chức đối chiếu các biểu tượng ban đầu của học sinh. *Bước 3: Đề xuất câu hỏi (Dự đoán / giả thuyết) và phương án tìm tòi. - Nhiệm vụ của học sinh: + Bắt đầu những vấn đề khoa học được xác định, nêu câu hỏi. + Hình dung có thể tìm câu trả lời. - Vai trò của giáo viên: + Giúp học sinh hình thành các vấn đề khoa học và tiếp theo là đưa ra các dự đoán ( chú ý làm rõ và quan tâm đến sự khác biệt giữa các ý kiến) + Tổ chức việc đối chiếu các ý kiến sau một thời gian đủ để học sinh có thể suy nghĩ. + Khẳng định lại các ý kiến về phương pháp tìm tòi mà học sinh đề xuất. *Bước 4: Tiến hành thực hiện, tìm tòi – nghiên cứu. - Nhiệm vụ của học sinh: + Tìm tòi câu trả lời, kiểm chứng các dự đoán / giả thuyết. + Thu nhận kết quả và ghi chép lại để trình bày - Vai trò của giáo viên: + Tập hợp các điều kiện về thí nghiệm, tài liệu..nhằm kiểm chứng các ý tưởng được đề xuất. + Giúp học sinh phương pháp trình bày kết quả. *Bước 5: Kết luận kiến thức mới: 2. Kĩ thuật dạy học của giáo viên và kĩ năng cần rèn cho học sinh khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. 2.1.Tổ chức lớp học: 2.1.1. Cách sắp xếp bàn ghế: - Khi dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh được hoạt động theo nhóm rất nhiều. Vì vậy để tiện lợi cho việc tổ chức thảo luận, hoạt động nhóm chúng ta nên sắp xếp bàn ghế cho phù hợp. Khi sắp xếp bàn ghế chúng ta nên chú ý đến hướng ngồi của học sinh sao cho tất cả các em đều nhìn rõ thông tin trên bảng. Giáo viên cũng phải đặc biệt quan tâm hơn tới những em mắc bệnh về mắt. - Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật, tạo điều kiện để thầy cô và học sinh đi lại dễ dàng. Lớp học cũng cần phải đủ ánh sáng cho học sinh. Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 7/15 2.1.2. Không khí làm việc trong lớp học: Giáo viên cần tạo sự thoải mái, vui vẻ cho tất cả học sinh, cần tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh. Trong khi giảng dạy, chúng ta không nên chỉ khen ngợi một vài em nào đó mà phải luôn động viên, khích lệ tất cả các em để các em hào hứng, say sưa học tập. 2.2. Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu: - Các em lớp Một còn rất nhỏ, chưa hiểu biết nhiều nên quan niệm ban đầu của các em có thể đúng hoặc sai. Vì thế chúng ta cần biết chấp nhận và tôn trọng ý kiến của các em. - Khi các em bộc lộ quan niệm ban đầu, chúng ta không nên vội vàng khen ngợi hoặc chê bai vì nếu làm như vậy chúng ta đã vô tình làm ức chế các em khác cũng muốn trình bày ý kiến. Quan niệm ban đầu của các em càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì tiết học càng sôi nổi, hứng thú bấy nhiêu nếu chúng ta khéo léo hướng chúng tới kiến thức của bài học. Ví dụ: Khi dạy bài “Cây gỗ”, tôi cho học sinh thực hành, quan sát ngoài sân trường. Để giúp các em bộc lộ quan niệm ban đầu, tôi đã yêu cầu các em quan sát, sờ và cảm nhận xem: Cây gỗ cứng hay mềm? Thân cây to hay bé, nhẵn hay sần sùi? Cây gỗ cao hay thấp?. Tiếp theo tôi tổng hợp ý kiến của các em. Ý kiến của các em có thể đúng hoặc sai, tôi đều khích lệ, động viên. Sau đó tôi hướng các em tới nội dung chính xác của bài học. 2.3. Tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm cho học sinh: - Trong quá trình thảo luận, học sinh được kết nối với nhau bằng chủ đề và trao đổi xoay quanh chủ đề đó. Vậy giáo viên cần khuyến khích để tất cả các em đều được trình bày ý kiến của mình. Cũng từ đây mà khả năng diễn đạt của các em được nâng cao. Các em biết so sánh, đối chiếu ý kiến của mình với ý kiến của bạn. Những quan điểm trái ngược nhau trong hoạt động thảo luận nhóm sẽ làm cho lớp học thêm sôi nổi, học sinh thêm hào hứng. - Có hai hình thức thảo luận là: thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận nhóm lớn. + Thảo luận nhóm nhỏ ( nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bàn,) tạo điều kiện cho học sinh đều có cơ hội tự do trình bày ý kiến, ý tưởng của mình với các thành viên của nhóm. Từ đó các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn. + Thảo luận nhóm lớn (cả lớp) có thể được tổ chức sau khi thực hiện thảo luận theo nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ sẽ cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình trước lớp. Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 8/15 - Thảo luận nhóm ở phương pháp “Bàn tay nặn bột” được thực hiện bằng sự tương tác các học sinh với nhau. Ý kiến sau có thể bổ sung cho ý kiến trước. Giáo viên phải dành thời gian để rèn luyện kĩ năng thảo luận cho học sinh ở nhiều môn học vì thảo luận sẽ rèn kĩ năng nói cho học sinh rất hiệu quả. *Theo dõi, can thiệp và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm: - Để việc thảo luận của học sinh có kết quả, giáo viên cần chỉ rõ nội dung, mục đích của việc thảo luận. Lệnh yêu cầu của giáo viên cũng phải rõ ràng, chi tiết. Có như vậy thì học sinh mới hiểu rõ và thực hiện đúng yêu cầu. - Khi hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần làm việc tích cực với nhau, trao đổi thảo luận sôi nổi, tôn trọng ý kiến của nhau, tạo cơ hội cho tất cả mọi người trong nhóm được trình bày ý kiến trước nhóm. - Khi học sinh thảo luận, giáo viên cần đi đến từng nhóm quan sát hoạt động của các nhóm. Nếu học sinh không hiểu mục đích thảo luận thì giáo viên cần nhắc lại biện pháp, cách thức để hoàn thành công việc được giao. Đối với nhóm chưa thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tích cực, giáo viên nên đến gần, làm mẫu và cùng tham gia với học sinh. Khi phát hiện nhiều học sinh gặp khó khăn thì giáo viên phải chủ động dừng hoạt động đang tiếp diễn lại và khéo léo dùng những câu hỏi gợi ý cần thiết như liên hệ những kiến thức đang trao đổi với kiến thức đã học, tạo ra mối quan hệ giữa kiến thức mới với những kiến thức đã biết, đã trải nghiệm. - Giáo viên cần chú ý bao quát lớp, quan tâm đến hoạt động của những học sinh rụt rè, nhút nhát trong nhóm, động viên, khuyến khích để các em được trình bày ý kiến của mình. Đặc biệt là trong quá trình các em tự học, giáo viên giúp các em hiểu bài để các em tự tin hơn khi trao đổi với các bạn cùng nhóm. Với các em khá, giỏi giáo viên cũng nên giúp các em khắc sâu và mở rộng kiến thức bằng những câu hỏi phụ nhằm định hướng cho các em nâng cao kiến thức. - Trong quá trình quan sát, nếu giáo viên phát hiện nhóm nào đó thực hiện sai lệnh thì chúng ta chỉ nên nói nhỏ, đủ nghe để nhóm đó điều chỉnh lại hoạt động, không nên nói to làm phân tán sự chú ý của các nhóm khác. - Khi gặp vấn đề khó mà tất cả các nhóm đều vướng mắc, giáo viên tổ chức hoạt động chung cho cả lớp giúp các em tháo gỡ kịp thời. Với từng bài học cụ thể, giáo viên cần dự tính trước các khó khăn của đa số học sinh để quan sát và giúp đỡ đúng thời điểm. *Tổ chức báo cáo và nhận xét tương tác: - Trước khi cho đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần nêu lại vấn đề để cả lớp tập trung lắng nghe. Phải rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe và khuyến khích các em đưa ra nhận xét cụ thể hoặc ý kiến bổ sung cho nội dung Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 9/15 nhóm bạn vừa trình bày. Cao hơn nữa là tập cho học sinh đặt vấn đề, nêu câu hỏi tạo tình huống phản biện. - Ở mỗi nhóm thảo luận, giáo viên cần hướng để các bạn trong nhóm chọn cho nhóm mình một nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ là người đại diện cho nhóm mình trình bày ý kiến, quan điểm của nhóm mình trước lớp. Giáo viên cần dự tính trước các tình huống trả lời của học sinh để có thể xử lí tốt các kết luận. - Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Giáo viên càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những hoạt động sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có: Tinh thần thái độ làm việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp của học sinh. 2.4. Kĩ thuật đặt câu hỏi: 2.4.1 Câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi nhằm định hướng học sinh theo chủ đề lớn của bài học, nhằm mục đích hình thành biểu tượng ban đầu cho học sinh. Vì vậy giáo viên phải đầu tư, suy nghĩ và thận trọng trong việc đặt câu hỏi nêu vấn đề vì chất lượng của câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất lớn nội dung các bước tiếp theo và sự thành công của tiết dạy. 2.4.2 Câu hỏi gợi ý: - Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong cả tiết dạy. Nó đóng vai trò nhằm gợi ý, định hướng để học sinh rõ hơn hoặc kích thích một suy nghĩ mới của học sinh. Ví dụ: dạy bài “Cây gỗ”. Sau khi học sinh đã được học bài “Cây rau”, “Cây hoa” và đã hiểu đặc điểm của cây gỗ, giáo viên có thể hỏi học sinh: ? Cây gỗ giống cây rau và cây hoa ở điểm gì? ? Cây gỗ có điểm gì khác so với cây rau và cây hoa? - Khi đặt câu hỏi gợi ý, giáo viên không nhất thiết yêu cầu học sinh phải đưa ra một câu trả lời chính xác mà chỉ yêu cầu học sinh đưa ra nhận định của các em mà thôi. Giáo viên nên dùng các cụm từ: “Theo em., em nghĩ gì?......” để hỏi học sinh. Ví dụ: Theo em, gà di chuyển bằng những bộ phận nào?.... 2.4.3 Một số lưu ý khi đặt câu hỏi: + Giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp lô zic, đúng trọng tâm bài dạy, phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 10/15 + Giáo viên phải thường sử dụng câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới. Học sinh cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và bạn bè về những nội dung bài học chưa sáng tỏ. + Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích, không nên đặt câu hỏi đúng – sai hay các câu hỏi cho phép cơ hội 50% đúng, 50% sai. + Giáo viên không hỏi những câu hỏi giật cục. Ví dụ: “Còn gì nữa? Còn ai nữa?” Những câu hỏi này không thực sự khuyến khích tư duy của người học. + Không gọi tên học sinh trước khi đặt câu hỏi. Sau khi học sinh biết rằng bạn mình chịu trách nhiệm trả lời câu hỏi thì sẽ không tập trung nữa. + Thỉnh thoảng giáo viên phải gọi những học sinh không chú ý. Việc làm này sẽ chấm dứt được tình trạng có những học sinh không làm bài hoặc không tham gia vào các hoạt động của lớp. Giáo viên thay đổi vị trí đứng và di chuyển quanh lớp học cũng là để tạo ra sự tương tác với người học và hạn chế sự xao nhãng và những hiện tượng học sinh thiếu kỉ luật trong giờ học. Tóm lại: Giáo viên sử dụng câu hỏi hiệu quả sẽ đem lại sự hiểu biết lẫn nhau, giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi của giáo viên càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng nhiều, học sinh sẽ học tập tích cực hơn. 3. Một số biện pháp khác: 3.1. Đối với giáo viên: - Giáo viên cần liệt kê một số bài có thể áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột. Ví dụ: Môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 có các bài sau: + Các bài về cây cối: “Cây rau”,, “Cây hoa”,, “Cây gỗ”, + Các bài về con vật: “Con cá”,, “Con gà”,, “Con mèo”,, “Con muỗi”, + Các bài về hiện tượng tự nhiên: “Thực hành: Quan sát bầu trời”, “Gió”. - Chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi dạy. Mặc dù đã nắm rất rõ tiến trình chung của một tiết dạy Tự nhiên và xã hội nhưng tôi vẫn rất coi trọng việc soạn bài và chuẩn bị bài trước khi dạy. Việc soạn bài là lập ra kế hoạch tổ chức hoạt động dạy và học trong từng bài. Tôi bám vào yêu cầu, mục tiêu của từng bài học. Từ đó nghiên cứu phương pháp giảng dạy, bổ sung thêm đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Giáo án minh họa ( Xin xem phần các minh chứng ở cuối quyển) Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 11/15 - Mặc dù các tiết dạy áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột chúng ta đã có đồ dùng trực quan bằng các vật thật nhưng tôi vẫn ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Những hình ảnh to, đẹp sẽ giúp cả lớp quan sát được rõ hơn. Ví dụ: Khi dạy bài Cây Con gà chúng ta đưa thêm hình ảnh con gà Đông Tảo; đầu con gà để các em được quan sát thật chi tiết từng bộ phận nhỏ... ( minh chứng: hình 1) Khi dạy bài Con mèo, chúng ta đưa thêm hình ảnh để học sinh thấy mèo có nhiều màu lông, hình ảnh chân mèo phóng to để học sinh quan sát nệm thịt, móng vuốt, đưa thêm video mèo bắt chuột...... ( minh chứng: hình 2) - Giáo viên cần có lòng nhiệt tình, yêu nghề, tâm huyết trong giảng dạy, chịu khó học hỏi, khám phá, tìm ra những phương pháp, những cách làm thích hợp, áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Cần linh hoạt tổ chức các hoạt động phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với đặc thù bộ môn, tâm lí lứa tuổi học sinh. - Phải thường xuyên rèn cho học sinh ý thức tự học, tự thực hành để chiếm lĩnh tri thức mới, từ đó xây dựng tính tự giác trong mỗi học sinh. - Tác phong, cử chỉ, lời nói của giáo viên phải truyền cảm, thân thiện, khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh tìm tòi, khám phá. Những lời động viên, khích lệ kịp thời sẽ giúp các em tự tin hơn, say mê học tập hơn. - Để các tiết học thành công, giáo viên phải tạo cho các em nhiều cơ hội để trải nghiệm thì các em mới hình thành được kĩ năng và trở thành thói quen. Đồng thời phải tạo cho các em cơ hội được nói, được bày tỏ ý kiến ở nhiều môn học khác cũng như các hoạt động ngoại khóa. Và muốn các em đạt được đến đích bài học ngày hôm nay thì các em phải nắm chắc kiến thức của bài học trước bởi kiến thức luôn được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm. Tóm lại: Chúng ta phải thực sự làm cho “Dạy học là một nghệ thuật, người giáo viên là một người nghệ sĩ.” 3.2. Đối với học sinh: Mục tiêu của phương pháp “Bàn tay nặn bột” là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp “Bàn tay nặn bột” còn chú ý nhiều đến việc hình thành năng lực nghiên cứu khoa học, rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Vậy để đạt yêu cầu này, học sinh cần phải: + Tích cực, tự giác học tập, phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phải có đủ đồ dùng học tập cho mỗi tiết học cụ thể, tự tin khi tham gia các hoạt động học tập. Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 12/15 + Trong mỗi tiết học, cần hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đề trọng tâm của bài, tham gia vào bước hình thành các câu hỏi. + Khi quan sát, học sinh sẽ tự biết đặt câu hỏi, tự thử nghiệm để tìm câu trả lời và rút ra kết luận. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, học sinh phải biết quan sát tranh, đọc các thông tin cần thiết. + Khi làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ hay các đội, các em phải biết chia sẻ ý tưởng, tranh luận suy nghĩ về những gì cần làm và phương pháp để giải quyết vấn đề. Cuối tiết học, học sinh phải biết thu gom, cất giữ dụng cụ, đồ dùng dạy học, tránh tình trạng vứt bừa bãi hoặc dùng để đùa nghịch. 3.3. Kết hợp với gia đình: Để tiết dạy đạt được hiệu quả cao, phụ huynh hướng dẫn con tìm hiểu thêm về cây cối, con vật, các hiện tượng trong tự nhiên, chuẩn bị đồ dùng trực quan hoặc sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật. Ví dụ: - Khi dạy bài Cây rau: Phụ huynh có thể giúp các con mang một số loại rau đến lớp. - Khi dạy bài Con mèo: Phụ huynh giúp con sưu tầm tranh, ảnh về con mèo. * Khái quát hóa các giải pháp: Khi Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”vào dạy một số bài môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 1, chúng ta cần nghiên cứu để nắm vững tiến trình tiết dạy, cần vận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào từng bài dạy. Và mỗi chúng ta cần có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Có như vậy mới mong đạt được kết quả cao trong giảng dạy. Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 13/15 Phần thứ ba KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết quả đạt được: 1.1. Nội dung khảo sát: * Quan sát, theo dõi các tiết dạy để đánh giá về: - Sự hứng thú, say mê trong học tập. - Khả năng tự tìm tòi, sáng tạo; tự chiếm lĩnh kiến thức. * Viết vào ô trống tên các bộ phận của cây: * Nối ô chữ với từng bộ phận của con gà sao cho phù hợp: 1.2. Kết quả khảo sát. +Kết quả sau khi thực hiện đề tài: Lớp Sĩ số Hứng thú, say mê học tập Tự tìm tòi, sáng tạo; Tự chiếm lĩnh kiến thức Kết quả học tập (Nắm chắc bài) 1B 30 27 hs - 90,0 % 23 hs - 62,5 % 27 hs - 90,0 % 1C 31 29 hs - 93,5 % 24 hs - 65,3 % 28 hs - 90,3 % 1D 37 35 hs - 94,6 % 27 hs - 62,0 % 34 hs - 91,9 % + 98 91 hs - 92,8 % 74 hs - 75,5 % 89 hs - 90,8 % Đầu Mỏ Cánh Đuôi Mình Mắt Chân Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 14/15 +Bảng so sánh trước và sau khi thực hiện đề tài: Thời gian Hứng thú, say mê học tập Tự tìm tòi, sáng tạo; Tự chiếm lĩnh kiến thức Kết quả học tập (Nắm chắc bài) Trước khi thực hiện 51,8 % 31,0 % 64,4 % Sau khi thực hiện 92,8 % 75,5 % 90,8 % So sánh 41 % 44,5 % 34,4 % Sau khi thực hiện đề tài, tôi thấy đa số các em đều hứng thú, say mê học tập, nhiều em biết tự tìm tòi, tự chiếm lĩnh kiến thức không phải chỉ ở môn Tự nhiên xã hội mà còn ở một số môn khác nữa. Đó cũng là những thành công của tôi khi áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy các bài về cây cối và con vật ở môn Tự nhiên xã hội lớp 1. 2.Kết luận: Chắc hẳn ai cũng biết: Phương pháp dạy học tối ưu nào cũng cần phải có lòng nhiệt tình, trách nhiệm của người thầy với nghề nghiệp thì kết quả giảng dạy mới được nâng cao. Với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng, sự tận tụy, tâm huyết với nghề lại càng phải có trong mỗi giáo viên chúng ta vì các em còn rất nhỏ. Sau gần một năm áp dụng linh hoạt phương pháp “Bàn tay nặn bột” khi dạy môn Tự nhiên và xã hội, tôi thấy chất lượng môn Tự nhiên và xã hội đã khả quan hơn những năm trước rất nhiều. Các em luôn tự giác, hứng thú học tập không chỉ ở môn Tự nhiên xã hội mà ở mọi lúc, mọi nơi. Chính sự tự giác và hứng thú của các em là động lực thôi thúc tôi vươn tới sự say mê, sáng tạo không ngừng trong dạy học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3.Khuyến nghị: 3.1. Đối với nhà trường: - Tăng cường bồi dưỡng các phương pháp dạy học mới cho giáo viên Tiểu học, trong đó có phương pháp “Bàn tay nặn bột” để chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao. - Cần đầu tư thêm tài liệu giảng dạy, các thiết bị đồ dùng dạy học cho môn Tự nhiên và xã hội. 3.2. Đối với giáo viên: - Nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, năng động sáng tạo trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy một số bài ở môn Tự nhiên & xã hội lớp 1. Tác giả: Lê Thị Hằng 15/15 - Bản thân giáo viên phải luôn có ý thức phấn đấu rèn luyện, nghiên cứu tìm hiểu nội dung kiến thức về Tự nhiên và xã hội. - Ngoài ra giáo viên phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp. 2.3. Đối với phụ huynh và học sinh: - Phụ huynh phải thường xuyên quan tâm, hướng dẫn con tìm hiểu thêm về
Tài liệu đính kèm: