Sáng kiến kinh nghiệm Âm nhạc cho học sinh mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Âm nhạc cho học sinh mẫu giáo

Nội dung và cách thức thực hiện biên pháp

 - Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài trong việc hát múa mới dạy trẻ thành công trong công việc dạy nhạc cho trẻ mà yếu tố quan trọng nhất của một cô giáo là có một thái độ tích cực biết công nhận và trân trọng những biểu hiện của trẻ.

 - Mỗi khi trẻ làm sai phải biết an ủi động viên trẻ để có cảm giác khi tới trường có một thông điệp thoải mái tạo được ấn tượng tuyệt vời cho từng trẻ, để trẻ có thể tự mình gần gũi cô hơn.

 - Giáo viên phải biết động viên khen ngợi trẻ thật kịp thời khi trẻ tham gia vào các hoạt động học cũng như lúc trẻ chơi, từ đó có thể thổi vào trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những hoạt động khi cá nhân trẻ sáng tạo, thông qua hoạt động dạo chơi. Khi trẻ nhận ra cô luôn tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện của các biểu hiện của cá nhân mình. Từ đó trẻ sẽ mạnh dạng hơn, để trẻ có nhiều chi tiết phong phú hơn, cô đã tạo được lòng tin cho trẻ, trẻ sẽ thấy hài lòng và vui vẻ với suy nghĩ của mình “mình đã làm được một điều gì đó một mình”. Đồng thời giáo viên đã giúp được trẻ có hứng thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác.

 - Dựa vào tình hình thực tế của địa phương mình đang công tác mà giáo viên phải xây dựng kế hoạch của mình vì trước khi dạy trẻ bắt đầu hoạt động âm nhạc với một nhóm trẻ nào, giáo viên nên lập kế hoạch cho lớp mình để giúp trẻ có những kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm mà trẻ thu nhận được thông qua một ca khúc gần gũi trong cuộc sống. Căn cứ vào nội dung trong chương trình nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá một ca khúc, khả năng và kinh nghiệm của trẻ phải phù hợp với kinh tế, văn hoá và xã hội .của địa phương và điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp từ cô giáo viên phải vạch sẵn một loạt các hoạt động của lớp mình để giúp trẻ cân bằng giữa im lặng và ồn ào, giữa động và tĩnh. Một giáo viên có kinh nghiệm sẽ chóng nhận trạng thái của nhóm và có trong tay đầy đủ nội dung, hình thức phù hợp.

 - Để làm tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải duyệt kế hoạch trước thành thuộc kế hoạch và giáo án trước giờ lên giảng bài, nếu không thuộc giáo án thì giáo viên ló ngó vào giáo án thì sẽ không giao tiếp được trẻ phát hiện ra phản ứng của trẻ. Giáo viên mà thiếu tự tin khi không nhớ lời bài hát thì làm sao thu hút trẻ tập trung. Muốn thành công thì giáo viên phải làm bài ở nhà, cô giáo cũng đạt được sự tự tin như trẻ nhỏ mà thôi.

- Trẻ được hát, múa được chơi các trò chơi âm nhạc dưới sự điều khiển của giáo viên.

- Khi chưa thuộc thì cho trẻ ngồi dưới sàn

- Khi hát tương đối thì cho ngồi trên ghế để lấy hơi nhưng không dựa lưng vào ghế. Khi trẻ hát tốt cho trẻ đứng vì đây là tư thế tốt nhất. Khi biểu diễn chung hay cá nhân thì phải đứng.

 *Tổ chức âm thanh:

 - Phải lựa chọn bái hát phù hợp với từng độ tuổi chọn bài hát từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp, từ chậm đến nhanh, không nên dạy những bài có kịch tính.

 

doc 10 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1412Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Âm nhạc cho học sinh mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người thông hiểu nhau, đồng thời cũng là phương pháp phát triển các mặt tâm lý khác.
Con người chúng ta sinh ra không phải một sớm một chiều là có thể nói được, mà phải trải qua một qua trình dài. Dưới sự tác động của người lớn mang đến cho trẻ những ngôn ngữ, những lời ca tiếng hát đặc biệt ở giai đoạn mầm non là thời kỳ vàng son cho việc phát triển ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết “trẻ lên ba” cả nhà học nói. Ở giai đoạn này khi trẻ đến trường đòi hỏi cô giáo phải bám sát để sửa sai cho trẻ kịp thời. Đăc bịêt trong bộ môn âm nhạc đối với trẻ em điều cần thiết nhất là câu, từ chuẩn.
 Do đó tôi cũng có chút nghiên cứu về lời nói cũng như khi trẻ ca hát để tôi chọn một số bài hát phù hợp với từng độ tuổi. Cũng như giọng của các cháu.
Bộ môn âm nhạc là bộ môn không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi con người chúng ta. Âm nhạc là một ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu trong cuộc sống mà thiếu đi lời ca tiếng hát thì chẳng khác gì con người thiếu đi ánh sáng của mặt trời.
 Đặc biệt đối với trẻ mầm non giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật được trẻ mầm non rất thích. Đây là một bộ môn được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nhất để giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.
 Vì những yếu tố nêu trên nên tôi đã chọn bộ môn “âm nhạc” để làm đề tài nghiên cứu cho bàí sáng kiến kinh nghiệm của mình.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
* Mục tiêu:
-Trẻ biết hát, múa phù hợp với chương trình đổi mới của bộ giáo dục đào tạo.
- Không cần trẻ phải hát hay, múa dẻo mà chỉ làm sao cho trẻ vận động một cách hài hoà.
- Giáo dục âm nhạc để trẻ nhận thức được tình cảm đạo đức, thẩm mĩ của cuộc sống
- Giáo dục âm nhạc góp phần tăng trí tuệ thể chất và giúp trẻ tăng năng khiếu.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 -Trẻ em mẫu giáo độ tuổi từ (4-5) tuổi 
 4. Giới hạn của đề tài :
 -Trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này phạm vi giảng dạy không đi sâu vào ca từ bài hát cũng như những nốt nhạc trầm bổng. Không nhất thiết phải biết những cao độ, trường độ. Phạm vi nghiên cứu trong khuôn khổ của bộ giáo dục đào tạo
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Ở bộ môn nghệ thuật cho lứa tuổi mầm non này. Cách giảng dạy phải đúng với chương trình giáo dục âm nhạc theo hướng đổi mới. Những bài hát ở độ tuổi mẫu giáo được bộ giáo dục quy định, bên cạnh đó chúng ta có thể sưu tầm nhằm tăng tính ham học mà trẻ em ở độ tuổi này thường hay bắt chước.
II/ PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận:
 - Giáo dục âm nhạc, giúp cho cảm nhận được giữa âm nhạc và âm thanh khác. Từ đó yêu cầu trẻ phải nắm vững nội dung của bài hát (Bảy nốt nhạc, son, la, si) của nhạc sỹ trầm bổng reo rắc đã làm tốn bao nhiêu giấy mực của các nhạc sỹ. Ở mỗi thời đại bất kỳ bài hát nào cũng mang một âm hưởng riêng. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo những bài hát luôn luôn mang các âm hưởng sôi động, vui tươi, nhí nhảnhKhi đã nắm vững nội dung bài hát, chương trình, chúng ta sẽ chủ động được việc áp dụng nó vào để giảng dạy trong lớp học.
- Thực hiện việc đổi mới giáo dục âm nhạc mà bộ giáo dục đào tạo đã chỉ đạo. Dựa vào tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng cho giáo viên mầm non qua các thời kỳ đổi mới. Giáo viên đã rút ra được nhiều sáng tạo trong việc triển khai các hình thực cho trẻ hoạt động đúng với sự chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển của trẻ
 - Âm nhạc ở trường mầm non khi được giáo viên sử dụng thực hiện thông qua các dạng hoạt động, ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Mỗi ca khúc cất lên là trung tâm của các hoạt động giáo dục âm nhạc.
- Giáo viên có thể mở nhạc hay đánh đàn cho trẻ nghe, âm nhạc có thể lồng ghép ở tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non, như giờ dạo chơi, hoạt động góc, giờ ăn hay tất cả trẻ đang hoạt động theo nhóm. Khi trẻ được nghe hát trẻ sẽ tập trung, phấn khởi khi được tham gia hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát theo lời ca hay những bái hát mang tính vui tươi, nhôn nhịp, có thể dùng âm nhạc để ổn định lớp học, chuyển tiếp từ các phần của bài dạy từ phần này sang phần khác để tạo hứng thú cho trẻ. 
- Nhạc và lời của bài hát cứ gắn quyện vào nhau để tạo thành một tác phẩm âm nhạc. Nội dung lời ca có tình cảm đạo đức trong sáng, mô phỏng lời ca mang tính nghệ thuật.
- Thấm hiểu được tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc nên giờ hoạt động chung. Giáo dục âm nhạc đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong trường Mầm Non. Chính vì vậy mà cùng với sự quan tâm của hiệu trưởng và các cấp lãnh đạo trong những năm qua bản thân tôi đang cố gắng để tìm tòi những biện pháp phù hợp nhất để nâng cao chất lượng giáo dục.Trong giờ hoạt động âm nhạc, trẻ mầm non được nghe giai điệu nhạc trầm bổng với lời ca đẹp, được biểu diễn, vận động, nhảy múa theo nhip điệu âm nhạc. những hình thức sinh động đó sẽ giúp trẻ giáo dục âm nhạc thẩm mĩ.
 -Trong khi tập hát, nghe hát hoặc đàm thoại trẻ cảm nhận âm thanh, tiết tấu để biểu diễn thể hiện tính chất, sắc thái của bài hát. Khi nhảy múa vận động theo nhạc, trẻ được rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo. Các hoạt động này sẽ có tác dụng góp phần vào sự phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.
 - Hoạt động âm nhạc giống như một cục nam châm thu hút trẻ, làm cho trẻ có cảm hứng thích thú khi dược đến trường.
 Vì những lí do trên mà bản thân tôi luôn luôn mong mình phải làm thế nào để giúp trẻ học tốt bộ môn âm nhạc.Tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo để tìm ra bài giảng hay nhất, tốt nhất cho trẻ.Nên bản thân tôi đã nghỉ tới một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường Mầm Non.
 2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng quá trình thực hiện các biện pháp đối với giáo viên và học sinh như sau:
Tổng số giáo viên: 10 giáo viên
Tổng số học sinh: 150 cháu
 Qua các tiết dạy trẻ. Bản thân tôi thấy được trẻ chưa thực sự tự tin và chưa mạnh dạn, Khoảng 65% cháu trong lớp mạnh dạn, năng động, sáng tạo và tự tin trong các hoạt động học và chơi, vui thích đến lớp, âm nhạc của trẻ phát triển chưa được tiến bộ trong việc nắm bắt tác giả 
 Kết quả đạt được chưa cao, các cháu chưa tiếp thu tốt bài học, trẻ tiếp cận âm nhạc một cách chưa tích cực, trẻ chưa tự tin mạnh dạn để thể hiện ý tưởng hơn
 3 Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 - Từ đề tài nghiên cứu tôi đã cho trẻ áp dụng thực tế dạy trẻ để thấy được những mặt trẻ làm được, những mặt phù hợp và chưa phù hợp để tìm giải pháp khác thay thế để giúp trẻ trong toàn trường học tốt môn âm nhạc
 b. Nội dung và cách thức thực hiện biên pháp
 - Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài trong việc hát múa mới dạy trẻ thành công trong công việc dạy nhạc cho trẻ mà yếu tố quan trọng nhất của một cô giáo là có một thái độ tích cực biết công nhận và trân trọng những biểu hiện của trẻ.
 - Mỗi khi trẻ làm sai phải biết an ủi động viên trẻ để có cảm giác khi tới trường có một thông điệp thoải mái tạo được ấn tượng tuyệt vời cho từng trẻ, để trẻ có thể tự mình gần gũi cô hơn.
 - Giáo viên phải biết động viên khen ngợi trẻ thật kịp thời khi trẻ tham gia vào các hoạt động học cũng như lúc trẻ chơi, từ đó có thể thổi vào trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những hoạt động khi cá nhân trẻ sáng tạo, thông qua hoạt động dạo chơi. Khi trẻ nhận ra cô luôn tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện của các biểu hiện của cá nhân mình. Từ đó trẻ sẽ mạnh dạng hơn, để trẻ có nhiều chi tiết phong phú hơn, cô đã tạo được lòng tin cho trẻ, trẻ sẽ thấy hài lòng và vui vẻ với suy nghĩ của mình “mình đã làm được một điều gì đó một mình”. Đồng thời giáo viên đã giúp được trẻ có hứng thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác.
 - Dựa vào tình hình thực tế của địa phương mình đang công tác mà giáo viên phải xây dựng kế hoạch của mình vì trước khi dạy trẻ bắt đầu hoạt động âm nhạc với một nhóm trẻ nào, giáo viên nên lập kế hoạch cho lớp mình để giúp trẻ có những kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm mà trẻ thu nhận được thông qua một ca khúc gần gũi trong cuộc sống. Căn cứ vào nội dung trong chương trình nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá một ca khúc, khả năng và kinh nghiệm của trẻ phải phù hợp với kinh tế, văn hoá và xã hội.của địa phương và điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp từ cô giáo viên phải vạch sẵn một loạt các hoạt động của lớp mình để giúp trẻ cân bằng giữa im lặng và ồn ào, giữa động và tĩnh. Một giáo viên có kinh nghiệm sẽ chóng nhận trạng thái của nhóm và có trong tay đầy đủ nội dung, hình thức phù hợp. 
 - Để làm tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải duyệt kế hoạch trước thành thuộc kế hoạch và giáo án trước giờ lên giảng bài, nếu không thuộc giáo án thì giáo viên ló ngó vào giáo án thì sẽ không giao tiếp được trẻ phát hiện ra phản ứng của trẻ. Giáo viên mà thiếu tự tin khi không nhớ lời bài hát thì làm sao thu hút trẻ tập trung. Muốn thành công thì giáo viên phải làm bài ở nhà, cô giáo cũng đạt được sự tự tin như trẻ nhỏ mà thôi.
- Trẻ được hát, múa được chơi các trò chơi âm nhạc dưới sự điều khiển của giáo viên.
- Khi chưa thuộc thì cho trẻ ngồi dưới sàn
- Khi hát tương đối thì cho ngồi trên ghế để lấy hơi nhưng không dựa lưng vào ghế. Khi trẻ hát tốt cho trẻ đứng vì đây là tư thế tốt nhất. Khi biểu diễn chung hay cá nhân thì phải đứng.
 *Tổ chức âm thanh:
 - Phải lựa chọn bái hát phù hợp với từng độ tuổi chọn bài hát từ ngắn đến dài, từ đơn giản đến phức tạp, từ chậm đến nhanh, không nên dạy những bài có kịch tính.
 *Lấy hơi, không tổ chức bài dạy lấy hơi băng miệng và lấy hơi vừa đủ ở đầu câu.
 *Rõ lời: Trẻ phải hát rõ lời, hát diễn cảm, hát chính xác cácđúng nhịp điệu của bài hát, hát từng đoạn, câu. Khi đã thuộc hát theo nhóm, như vậy là giáo viên đã giúp trẻ có sự thống nhất đồng đều.
 - Âm nhạc là một hoạt động có mục đích “Giáo dục âm nhạc” là một hoạt động không thể thiếu trong trường lớp Mầm Non , nên bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu để tìm tòi những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho hoạt động làm quen âm nhạc ,đối với lứa tuổi mầm non, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng ở chỗ cô dạy trẻ hát, múa mà phải tổ chức hát , múa dưới nhiều hình thức và luôn đi đúng với dụng cụ âm nhạc.Bênh cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày của trẻ có ý nghĩa rất lớn. “Ca hát” ở trường Mầm Non không chỉ đơn thuần là cho trẻ tập hát và biểu diễn các bài hát mà nhằm tạo bầu không khí văn nghệ để gây hứng thú.Trẻ được dạy các bài hát, hát đúng nhạc, biết thể hiện sắc thái của bài hát bằng nhiều hình thức biểu diễn sinh động, hồn nhiên.Từ đó trẻ sẽ có nhiều sáng tạo trong ca hát và trong các hoạt động khác, làm phong phú đời sống tinh thần.Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong làm quen văn học, làm quen với toán, thể dục buổi sáng, nhờ vậy mà cuộc sống của trẻ thêm vui tươi hồn nhiên.
 Bản thân tôi là một giáo viên mầm non có tâm huyết với nghề, tôi luôn luôn cảm thấy trẻ bây giờ rất thông minh và lanh lợi.Tôi rất muốn nghiên cứu, sưu tầm thật nhiều kiến thức để giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có.Vì lẽ đó mà bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi và sáng tạo trong giờ dạy để tìm ra những cách thức dạy hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình.trong tất cả các môn học của trẻ tôi rất yêu thích môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.
 - Các nhà khoa học đã nghiên cứu ngay từ lúc người mẹ mang bầu mà được nghe nhạc cổ điển thì sẽ kích thích sóng điện não phát triển, tăng trí thông minh sau này. Nhất là đối với trẻ mầm non âm nhạc là một bộ môn giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.Khi trẻ ca hát trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua các động tác minh hoạ.Khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy vận động của cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo bền bỉ, deo dai qua các động tác.
 - Âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật có tác dụng thẩm mĩ, ngoài ra còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cung bậc cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc.Với trẻ mầm non, về nội dung và tính chất giai điệu âm nhạc của bài hát mang giai điệu âm nhạc sinh động thể hiện sắc thái: Mượt mà, nhẹ nhàng, rộn ràngsẽ là nội dung giáo dục thẩm mĩ, trẻ sẽ hát và thực hiện các động tác minh hoạ như: vươn cổ làm gà gáy “Ò Ó O” , đưa hai tay vẫy tai giả làm cún con sủa “Gâu! Gâu! Gâu!” , đưa hai tay lên vẫy hai bên mép giả làm con mèo kêu “Meomeomeo” .Hình thức phong phú sẽ làm cho trẻ có cảm hứng về nghệ thuật. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng, trí tưởng tượng của trẻ sẽ ngày càng vươn xa hơn.Nhịp điệu rắn rỏi của bản nhạc gợi lên cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi, đồng thời hình thành cho trẻ tính cứng rắn,biết chịu đựng Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng, tạo cho trẻ vài phút suy tư trầm lắng, giúp cho trẻ có được tính điềm tĩnh, bình tĩnh giải quyết trong mọi công việcÂm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ánh của trẻ khi nghe nhạc còn mơ hồ thậm chí còn lẫn lộn giữa hoạt động này với hoạt động khác ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẩu giáo, nhất là trẻ 3 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này, tuy sự yêu thích âm nhạc của các cháu còn nhiều hạn chế.
- Dạy trẻ vận động theo nhạc bao gồm các hình thức nhảy, múa theo nhịp điệu của âm nhạc. Muốn trẻ thực hiện tốt giáo dục âm nhạc thì môi trường hoạt động của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát và dụng cụ âm nhạc phải đầy đủ. Như trong giờ dạy trẻ ca hát điều đầu tiên của một người giáo viên là phải cũng cố phát triển giọng. Giọng ngày càng ổn định và chuẩn xác hơn, để khi dạy trẻ không còn lóng ngóng. Khi dạy trẻ vào một bài hát, trẻ phải lấy hơi, phải hít thở sâu làm cho cơ thể khoẻ mạnh giúp phát triển ngôn ngữ (vốn từ được phong phú nhiều từ mới).
- Khả năng âm nhạc của trẻ phải phát triển mạnh: Tai nghe âm nhạc, cảm nhận được tiết tấu của bài hát là nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, trí nhớ âm nhạc trẻ sẽ được nghe, nhớ và tái hiện lại các giai điệu ca từ bằng cách hát lại được. Khi ca hát khă năng của trẻ phức tạp dần, trẻ hiểu và biết được bài hát mô tả về điều gì? Từ đó hình thành cho trẻ tình cảm yêu thích, trẻ biết chọn loại nhạc mà mình thích. Trẻ sẽ thêm hứng thú khi nghe nhạc (bài hát) và vận động theo bài hát. Những khả năng trong âm nhạc cũng tăng dần, biết ứng dụng những vận động đã được học vào lớp hát, biết múa theo bài hát. Khi hát tập thể, giúp đem lại niềm vui cho trẻ. Hát giao lưu, hát cùng với nhau thì trẻ biết thống nhát về nhịp, điệu, hoà cùng cảm xúc chung, biết gắn bó với nhau trong những hoạt động khác. 
 - Gìơ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, tôi muốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác, ở giai đoạn này trẻ tạm thời biết ra những tình cảm âu yếm từ ba mẹ dành cho trẻ để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần không nhỏ đến trẻ. đã suy nghĩ ra một loạt bài hát rất lôi cuốn trẻ như: ca khúc “Cháu đi mẫu giáo” của tác giả: Phạm Minh Tuấn. Bài hát nàycó nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca “ Cháu lên ba cháu đi mẫu giáoông bà vui cấy cày?”
- Để tạo nề nếp cho trẻ trước khi vào lớp phải biết lễ phép, tự tin qua bài hát “Lời chào buổi sáng”của Nguyễn thành nhã nhắc nhở cháu trước khi đi học phải chào bố mẹ.
 Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức cho trẻ nghe nhạc trong các giờ học khác. Đây là một phương pháp dạy có hiệu quả cao. Qua các giờ dạy thực tế mà tôi đã dạy các cháu trên lớp của mình, cu thể các môn học như: 
 *Hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc: 
 Việc đưa các trò chơi âm nhạc đan xen vào các hoạt động không thể thấu trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ từ nhỏ đến lớn. Nhất đối với trẻ 18 tháng tuổi, âm nhạc là một thao tác, ham thích vận động, là những trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. Trò chơi mang tính vui chơi, nghĩ nghơi tích cực, vừa là phương tiện giáo dục trẻ một cách toàn diện.
 -Theo chương trình đổi mới giáo dục Mầm Non. Hiện nay hoạt góc đi đôi với hoạt động có chủ đích, ở hoạt động có chủ đích mỗi tuần chie có một giờ. Vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp quan trọng. Có lẽ vậy mà tôi đã hướng đến bộ môn hoạt động âm nhạc để khuyến khích trẻ của mình hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau:
 - Hát kết hợp vỗ tay theo phách.
 - Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca.
 - Hát kết hợp vận động trên cơ thể.
Muốn làm tốt những vận động trên giáo viên phải hướng dẫn trẻ bằng cách.
+ Bật băng cát sét cho trẻ hát, múa, nhảy cùng cô.
+ Những bài múa minh hoạ, cô cho trẻ hát theo băng vừa làm động tác minh hoạ cùng cô.
 - Dạy trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết ]ởng ứng cảm xúc bằng chính phản ứng của trẻ trên cơ thể sao cho phù hợp với giai điệu âm nhạc, không đòi hỏi trẻ phải hoạt động giống như cô.
* Tích hợp vào các giờ học khác 
Qua các giờ học khác cô có thể tích hợp vào những bài hát, để thay đổi không khí cho tiết học đỡ nhàm chán từ đó trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức của tiết học một cách tích cực nhất.
Hay qua tiết tìm hiểu môi trường xung quanh “Tìm hiểu về luật lệ giao thông” cô cho trẻ hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” để giúp trẻ nắm bắt rõ hơn về luật giao thông.
* Qua góc học tập, nghệ thuật 
Trẻ ở lứa tuổi này rất dể thuộc và cũng rất nhanh chóng quên bằng việc thực hiện trong hoạt động góc trẻ sẽ được cũng cố tác giả một cách tích cực nhất.
Ở góc học tập trẻ đóng vai cô giáo có thể cho học sinh của mình hát hoặc cho trẻ vẽ, tô màu về nội dung bài hát, Từ đó trẻ sẽ khắc sâu tác giả và khó có thể quên.
Góc nghệ thuật các nghệ sĩ sẽ đọc thơ, đóng kịch cho khán giả xem. Điều nay sẽ giúp trẻ đóng vai nghệ sĩ khắc sâu tác phẩm mà những trẻ lắng nghe cũng nhớ lại câu chuyện.
* Tạo môi trường học mọi lúc, mọi nơi cho trẻ.
+ Trong các giờ đón trẻ: Cô có thể trò chuyện với trẻ : Trò chuyện về chủ điểm để củng cố vốn từ cho trẻ; Hỏi trẻ về nội dung bài hát, Cho trẻ hát cho cô nghe và các bạn đến sớm cùng nghe,
Giáo viên cho trẻ lập ra “Đôi bạn tốt” trẻ yếu hơn có thể học tập được từ bạn giỏi hơn. Bạn giỏi hơn sẽ giúp bạn mình nắm rõ hơn về những tác giả mà cô đã dạy.
 + Ở hoạt động ngoài trời: Cô có thể cho trẻ tự hát, sáng tạo qua hình vẽ 
+ Ở hoạt động góc: Trẻ cùng chơi với cô, làm đồ dùng đồ chơi bằng các vật liệu như vải vụn, ống chỉ, quả cầu, len sợi, tô màu..v.v... 
 + Ở hoạt động chiều: Cô có thể cho trẻ ôn lại những bài hát, múa hát...
* Thông qua ngày hội, ngày lễ 
Qua các buổi sinh hoạt, lễ hội của trường như: Ngày hội bé đến trường, lễ hội trung thu, ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày quân đội nhân dân Việt Nam, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, tổng kết năm học,
* Kết hợp với với phụ huynh tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm âm nhạc
Cô in những bài hát, câu thơ dán ở bản tuyên truyền để khi đưa đón trẻ phụ huynh xem qua và có thể giúp cháu ôn luyện thêm ở nhà. Và sau mỗi chủ đề giáo viên sẽ thay bài hát, khác để phụ huynh cập nhật kịp thời.
Cho trẻ và phụ huynh sưu tầm những bài hát, hay và phù hợp với mục đích giáo dục để trẻ nhằm khắc sâu , bài hát giúp trẻ phát triển thẩm mỹ.
 Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của từng trẻ để phụ huynh có hướng khắc phục và phát huy. Thêm vào đó, giáo viên vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho môn học.
* Phối hợp với địa phương 
- Ngành học Mầm Non cần rất nhiều đồ dùng dạy học, đồ chơi cho cháu vì vậy rất cần đến sự hỗ trợ, đóng góp của các Ban ngành trong phường. Vì thế vào đầu năm học tôi kết hợp với BGH nhà trường lên kế hoạch về các đồ dùng cần thiết phục vụ cho hoạt động âm nhạc và dự trù kinh phí để xin các ban ngành hỗ trợ thêm.
 c. Mối quan hệ thực giữa các giải pháp, biện pháp
Các mối quan hệ giữa giải pháp và biện pháp phải luôn gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời hay thiếu sót giải pháp, biện pháp nào.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Đây là những gì mà tôi đã nêu ở trong bài sáng kiến, tôi nhận thấy cho đến bây giờ số trẻ đã tham gia học môn âm nhạc có hiệu quả cao.
 - Tổ chức lồng ghép giáo dục âm nhạc

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_am_nhac_cho_hoc_sinh_mau_giao.doc