Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, thực trạng và giải pháp

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, thực trạng và giải pháp

Tuyên truyền học tập Nghị quyết X của Trung ương Đảng với 100% học sinh tham gia và làm bài thu hoạch; Học tập luật An toàn giao thông đường bộ 100% làm bài thu hoạch; Học tập 6 bài lý luận chính trị; Học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XVIII ; tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII; các ngày lễ lớn trong năm Trong năm học đã tổ chức cho học sinh ký cam kết: thực hiện tốt cuộc vận động 2 không " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", cam kết không vi phạm luật lệ an toàn giao thông, cam kết về thực hiện các Nghị định của Chính phủ về trật tự an toàn xã hội, không tàng trữ vụ khí, buôn bán sử dụng chất ma tuý, chất cháy nổ; cam kết không vi phạm nội quy trường học.

 

doc 29 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2167Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang, thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học, bậc học phát triển. Huyện có 6 trường THPT và 1 Trung tâm KTTH - HN trong đó trường THPT Hoà Phú đóng ở trung tâm huyện, người dân trong vùng sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau, đời sống kinh tế còn gặp không ít khó khăn, là trường trọng điểm trong lộ trình phát triển trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Tuyên Quang. 
1.2. Một số đặc điểm chung của nhà trường:
Trường THPT Hoà Phú được thành lập từ năm 1964, qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, hiện nay trường có quy mô về đội ngũ giáo viên, số lớp, số học sinh, cơ sở vật chất như sau:
Bảng thống kê số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên trong những năm gần đây.
SL,CL
Năm học
Số lượng
Chất lượng
Tổng số
Nam
Nữ
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng
Tin học
Ngoại ngữ
Đảng viên
CC
LL
CT
TC LL
CT
2004-2005
95
30
65
01
83
11
84
84
27
1
4
2005-2006
100
30
70
02
89
9
91
91
29
1
4
2006-2007
105
35
70
03
97
5
100
100
31
1
6
Năm học 2006-2007 tổng số 105 giáo viên trong đó: Quản lý: 03; 102 giáo viên đứng lớp. Nhìn chung tuổi đời được phân b ố đều đặn, dủ các thành phần, độ tuổi trung bình 34. Qua đó kết hợp tốt giữa kinh nghiệm nghề binghiệp và sức trẻ, đặc biệt trong các hoạt động bề nổi nhất là trong hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bảng thống kê số lượng và chất lượng CSVC, TBDH 
 trong những năm gần đây.
CSVC,
TBDH
Năm học
Cơ sở vật chất
Thiết bị dạy học
Lớp
Phòng
học
Bàn, ghế (bộ)
Bảng từ
( cái)
Phòng
TN
Thiết bị
TN
Sách tham khảo
(q)
Máy Vi tính
Máy chiếu
(P)
Máy chiếu
(O)
Đài
Đĩa, băng
Ti Vi
2004-2005
49
34
398
34
2
0
1245
21
0
3
2
2
2005-2006
51
34
398
34
3
0
1558
21
0
3
4
2
2006-2007
53
34
398
34
4
có
1860
45
02
6
6
6
Từ năm học 204-2005 trường được chuyển đến xây dựng tại địa điểm mới với diện tích 22.000m2, với kinh phí hạn hẹp nên kết cấu khuôn viên, cảnh quan nhà trường, công trình phụ trợ chưa được quy hoạch quy củ nên còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các phòng chức năng như: Phòng chăm sóc sức khoẻ, phòng Đoàn TN, Công đoàn, Hội chữ thập đỏ... Chưa có.Do đó ảnh hưởng không ít đến quá trình quản lý cũng như tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang
2.1. Đặc điểm tình hình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường năm học 2006-2007.
Ban giám hiệu trường THPT Hoà Phú đã quán triệt tinh thần thực hiện kế hoạch năm học một cách nghiêm túc, đúng tiến độ thời gian đến tận mỗi cán bộ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Đặc biệt trong năm học 2006-207, hưởng ứng cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, nhà trường đã có những động thái tích cực gắn kết trong các hoạt động thực hiện cuộc vận động.
Riêng hoạt động ngoài giờ lên lớp, do đặc thù của bộ môn và nhằm giúp các em học sinh nâng cao những hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần củng cố mở rộng và khắc sâu kiến thức đã học trên lớp, có ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; bước đầu có ý thực định hướng nghề nghiệp; xây dựng và ổn định nề nếp, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích; phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học đã được học ở nhà trường xây dựng tình bạn, tình đoàn kết, tương thân tương ái cho các em học sinh.
Nhận thức được điều đó, Ban giám hiệu nhà trường đã phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường và trên địa bàn - Đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên triển khai nhiều hoạt động với quy mô lớp, khối lớp vào các buổi học, tuần học và theo chủ đề từng tháng như chương trình của Bộ. Tuy nhiên khi triển khai có sự khác nhau giữa các khối vì ở chương trình lớp 10 hoạt động ngoài giờ lên lớp được quy định cụ thể và có số tiết nhất định nên tổ chức có phần dễ dàng hơn; còn chương trình 11,12 (cũ ), hoạt động này chủ yếu Ban giám hiệu nhà trường phân công một cán bộ phụ trách lập kế hoạch điều hành thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông trên cơ sở chương trình do Bộ quy định và thực tế nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.
- Tổ chức cụ thể các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
+ Hoạt động xen kẽ với chương trình, kế hoạch giảng dạy các môn trên lớp; sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần
Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cho học sinh trong toàn trường thông qua các bài lý luận chính trị và chương trình rèn luyện đoàn viên.
Tuyên truyền học tập Nghị quyết X của Trung ương Đảng với 100% học sinh tham gia và làm bài thu hoạch; Học tập luật An toàn giao thông đường bộ 100% làm bài thu hoạch; Học tập 6 bài lý luận chính trị; Học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XVIII; tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII; các ngày lễ lớn trong năm  Trong năm học đã tổ chức cho học sinh ký cam kết: thực hiện tốt cuộc vận động 2 không " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", cam kết không vi phạm luật lệ an toàn giao thông, cam kết về thực hiện các Nghị định của Chính phủ về trật tự an toàn xã hội, không tàng trữ vụ khí, buôn bán sử dụng chất ma tuý, chất cháy nổ; cam kết không vi phạm nội quy trường học.
Tổ chức thực hiện:
Trên cơ ở định hướng của chương trình, kế hoạch năm học chung Đoàn trường đã phối hợp với các bộ phận lập kế hoạch tổng thể cho cả năm, công việc từng tháng, trong tháng chia ra các tuần, phần việc cụ thể giao cho ai phụ trách, đánh giá kết quả công việc kịp thời, chính xác, rút kinh nghiệm cho tuần sau, tháng sau.
Trong đề tài này, bản thân chia ra 2 dạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã triển khai tại nhà trường trong thời gian qua:
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép trong các hoạt động: Sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, chào cờ đầu tuần, tổ chức câu lạc bộ học tập, tổ chức các ngày lễ trong năm.(thực hiện cho tất cả các lớp).
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ điểm từng tháng theo chương trình và số tiết quy định với hình thức liên lớp (thực hiện cho học sinh khối 10 theo chương trình mới).
	Về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép:
* Sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Chữa bài tập về nhà, đọc báo, tập các bài hát truyền thống (có sự tổ chức, kiểm tra và chấm điểm thi đua của đội nề nếp).
* Hàng tuần: Chào cờ đầu tuần triển khai các hoạt động trong tuần, nhận xét thi đua giữa các lớp; đọc các bài văn hay.
* Giờ sinh hoạt lớp: tiến hành vào thứ 7 hàng tuần do giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn chủ trì nhận xét tình hình của tuần; triển khai các cuộc thi tìm hiểu.
* Tổ chức câu lạc bộ giao tiếp bằng Tiếng Anh với hình thức đa dạng kích thích lòng ham hiểu biết của học sinh. Đến nay đã tổ chức được 12 kỳ câu lạc bộ thu hút hơn 1500 lượt đoàn viên thanh niên tham gia, trong đó đã trao giải cho 36 đoàn viên thanh niên có kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh tốt được giới thiệu trước toàn trường. 
* Tổ chức câu lạc bộ Tin học cho đoàn viên thanh niên đến nay đã được 9 kỳ, tham gia thi tin học trẻ không chuyên tỉnh Tuyên Quang được 2 giải nhất, tham gia thi tin học trẻ không chuyên toàn quốc tại Cần thơ được 01 giải khuyến khích.
* Tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn. Tổ chức hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; tham gia văn nghệ chào mừng Đại hội Huyện Đoàn Hoà Phú khoá XVIII; thi cắm hoa nhân ngày 8/3; tổ chức giải bóng đã nam, nữ, Hội khoẻ phù đổng cấp trường nhân ngày 26/03; mời chi đoàn công an trại giam Quyết Tiến giao lưu văn nghệ TDTT, tuyên truyền pháp luật; Mời cán Bộ lão thành cách mạng đến nói chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và truyền thống Anh bộ đội cụ Hồ vào các ngày lễ lớn.
	- Hoạt động xã hội:
+ Tuyên truyền pháp luật, ký các cam kết.
+ Vận động Đoàn viên - Thanh niên đóng góp ủng hộ các quỹ: người nghèo (2.900.000đ); khuyến học (23.000.000đ); mua tăm, bút ủng hộ hội người mù (5.000.000đ)...
+ Trao quà cho các em học sinh con gia đình chính sách và học sinh tàn tật ( 30 suất quà trị giá 9.000.000đ).
+ Tổ chức đỡ dầu lớp khuyết tật trường Tiểu học Đăng Châu - Hoà Phú với với tiền 3.000.000đ.
+ Tổ chức đóng góp xây dựng công trình thanh niên làm sân bóng chuyền trong trường được 100% đoàn viên thanh niên tham gia tích cực, hoàn thành vào ngày 26 tháng 3 năm 2007 trị giá 5.000.000đ.
+ Tổ chức lao động trồng cây, san lấp mặt bằng, vệ sinh tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
+ Tổ chức " Đội thanh niên xung kích" phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, giữ gìn ổn định trật tự trị an, phòng và chống các tệ nạn xã hội
Về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng: 
Dựa trên hướng dẫn thực hiện chương trình, kế hoạch năm học của Bộ, từ đầu năm nhà trường đã lập kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho khối 10 năm học 2006-2007 như sau: 
kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm hàng tháng.
Tháng
Chủ đề
GV phụ trách chung
Tuần thứ
9
Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước 
Thầy Hà
4
10
Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
Cô Thuỳ
8
11
Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.
Thầy Hà
12
12
Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thầy Lân
15
1
Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 
Thầy Hà
19
2
Thanh niên với lý tưởng cách mạng. 
Thầy Lân
23
3
Thanh niên với vấn đề lập nghiệp . 
Thầy Tuấn
27
4
Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác. 
Thầy Tọng
29
5
Thanh niên với Bác
Thầy Tuấn
33
6+7+8
Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Cô Cảnh
35
Dưới sự giám sát chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hiệu trưởng và đồng chí Bí thư Đoàn trường. Dựa trên kế hoạch này, hàng tháng đồng chí nào được phân công phải chuẩn bị đầy đủ về tư liệu, soạn bài và phối hợp với đồng chí Bí thư Đoàn trường tổ chức các hoạt động. Hồ sơ cho từng hoạt động hàng tháng gồm: Giáo án, sổ đầu bài, bài thu hoạch có đánh giá cho từng học sinh. Hàng tháng ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của các tập thể lớp để cuối đợt thi đua hoặc cuối học kỳ xét thi đua và khen thưởng; giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ vào từng cá nhân được đánh giá để bổ sung vào việc xét hạnh kiểm học sinh.
2.2. Những kết quả bước đầu về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang
+ Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội cha mẹ học sinh, các ban nganh liên quan xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể, chi tiết, khả thi, lôi cuốn được học sinh và giáo viên nhiệt tình tham gia, tạo hứng thú và phát huy được tính tích cực trong khi tổ chức các hoạt động.
+ Trong năm học dựa trên kế hoạch đã vạch ra, triển khai các hoạt động đều đặn phù hợp với tâm lý lứa tuổi và nhu cầu hiểu biết, rèn luyện của các em học sinh; hình thức tổ chức đa dạng, kích thích học sinh tham gia đầy đủ, học sinh đã đi vào nề nếp, tạo thói quen tốt trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể.
	Các hoạt động 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, tổ chức câu lạc bộ học tập, theo dõi thi đua giữa các lớp, tổ chức các hội thi, tổ chức sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng.được duy trì thường xuyên, có kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời.
+ Tập thể giáo viên, nòng cốt là các đồng chí trong chi đoàn giáo viên, giáo viên chủ nhiệm tích cực tham gia theo dõi, soạn bài và tổ chức các hoạt động một cách có hiệu quả.
Thực sự hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã đi vào ổn định, nề nếp, tạo sự tin tưởng đối với cha mẹ học sinh trong trường, lôi cuốn được các em học sinh tham gia góp phần phát triển nhân cách toàn diện như mục tiêu năm học đã đề ra.
Để đạt được những kết quả đó Ban giám hiệu Trường THPT Hoà Phú đã nghiên cứu và tiếp thu mọt cách nghiêm túc những công văn chỉ thị hướng dẫn phân phối chương trình. Nghiên cứu các chủ đề lập kế hoạch bồi dưỡng Giáo Viên trực tiếp giảng dạy chủ đề đó. Mặt khác tổ chức cho học sinh học tập nghiêm túc coi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như mọi môn văn hoá cơ bản khác.
2.3. Những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Về nhận thức:
Một số ít cán bộ, giáo viên, nhân viên còn xem nhẹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xem nó là hoạt động " ngoài giờ" theo đúng nghĩa đen mà chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nó. Bởi vậy việc triển khai thực hiện và tham gia thực hiện chưa đồng bộ dẫn tới chất lượng một số hoạt động chưa cao.
Nhận thức của một số bậc phụ huynh về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao, mặt khác do đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên việc để con em đi đến trường một buổi khác ngoài học chính khoá chưa được sự đồng tình cao. Điều này đã tác động không ít tới một bộ phận học sinh trong trường.
Nhận thức của một số học sinh về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn thấp, chỉ coi trọng đến các môn học để thi cử; ngại sinh hoạt tập thể, kỹ năng tham gia các phong trào chưa có
+ Về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	Nhìn chung cơ sở vật chất, phòng học còn rất thiếu, hệ thống loa máy, các thiết bị kỷ thuật , băng hình bổ trợ chưa có dẫn tới nhiều lúc giáo viên có ý tưởng triển khai nhưng không thể thực hiện được tạo ra cảm giác nhàm chán trong học sinh.
+ Về chương trình - Kế hoạch
Chương trình mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhìn chung vấn còn rất " nặng" đối với học sinh lớp 10 nên thời gian dành để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khá eo hẹp. Mặt khác trường phải học 2 ca nên việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề hàng tháng tập trung giữa sân trường với loa máy đã ảnh hưởng đến các lớp học chính khoá.
Kế hoạch đôi khi chưa được cụ thể, chi tiết làm cho việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn lúng túng, chồng chéo, ảnh hưởng đến chất lượng kế hoạch vạch ra.
+ Công tác tổ chức:
Việc tổ chức giáo dục tuy đã có nề nếp nhưng do năm đầu tiên thực hiện nên vừa làm vừa phải nghiên cứu thậm chí học hỏi các trường bạn nên đôi khi chưa chính xác và chưa thực sự khoa học. Việc phối hợp với các cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn chưa thực sự ăn khớp.
+ Công tác chỉ đạo:
Nhìn chung đã thống nhất trong Ban giam hiệu. Thống nhất giữa các tổ chức trong trường, nhưng chưa thực sự linh hoạt kịp thời.
+ Về đội ngũ thực hiện:
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn nặng về tính hình thức, đối phó, chưa có cách thức đánh giá khoa học, chính xác, thường xuyên và tổng hợp.
Do thời gian triển khai còn ngắn nên việc tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được thực hiện; Có nhiều hạn chế nhưng chưa khắc phục được dẫn tới chất lượng và hiệu quả các hoạt động chưa được nâng cao.
Đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện chủ yếu lấy từ các tổ bộ môn không có chuyên sâu phụ trách các hoạt động tập thể nên nhiều lúc còn khó khăn trong tổ chức. Mặt khác công tác bồi duỡng và tự bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên phụ trách tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được làm thường xuyên và mở rộng quy mô nên khi triển khai chưa đạt được kết quả như mong muốn.
+ Công tác kiểm tra:
Chưa thực sự sâu, rộng đôi khi còn qua loa đại khái, chưa đảm bảo được tính công bằng làm cho công tác thi đua khen thưởng còn khặp nhiều khó khăn.
+ Nguyên nhân:
- Trong nhà trường có nhiều độ tuổi khác nhau Ban Giám Hiệu còn trẻ nên việc chỉ đạo còn e dè nể nang.
- Tài liệu tham khảo còn hạn hẹp dẫn đến nội dung tiết học chưa phong phú. Mặt khác học sinh chưa thấy tầm quan trọng của môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp do vậy ý thức học tập chưa cao.
2.4. Một số vấn đề đặt ra trong cồng tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang
Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tìm ra những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại hạn chế, bản thân rút ra những vấn đề như sau: 
+ Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh toàn trường về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Coi trong công tác xây dựng kế hoạch khả thi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kể cả về nội dung và hình thức. 
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
+ Có chương trình bồi dưỡng, tự bồi đưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng tổ chức cho đội ngũ giáo viên đảm nhận công việc.
+ Cần tăng cường về thời gian, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Để giải quyết những hạn chế, nâng cao việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Hoà Phú tôi đề xuất một số giải pháp trong chương 3 - Phần nội dung.
Chương 3
Một số giải pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường THPT Hoà Phú - Tuyên Quang
1. Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.1. Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên tuyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, Hiệu trưởng quán triệt thông qua Hội nghị công chức viên chức xây dựng Nghị quyết năm học, trong đó có lưu ý đến việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và những quy chế về tổ chức hoạt động này trong nhà trường.
	1.2 Đối với Hiệu trưởng nhà trường: Cần xác định rõ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình dạy học nhằm mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Mặt khác đối với chương trình mới, đây là một hoạt động bắt buộc có số tiết quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Từ đó Hiệu trưởng đưa ra những biện pháp thích hợp trong việc phân công nhiệm vụ, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Song song với nó là định hướng bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh của nhà trường về hoạt động này.
	1.3 Đối với học sinh và cha mẹ học sinh:
	+ Học sinh đóng vai trò chủ thể của hoạt động, là người trực tiếp thực hiện theo những nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Để đạt được hiệu quả, cần phải có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh như thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, tổ chức Đoàn TN; Tổ chức các hoạt động thực sự hấp dẫn và có tác dụng để lôi cuốn học sinh tham gia, từ đó tác động đến suy nghĩ và nhận của các học sinh.
	+ Vai trò của phụ huynh học sinh chiếm vị trí quan trọng trong quá trình dạy học của nhà trường. Cần tuyên truyền để lực lượng này nắm được về chương trình, kế hoạch hoạt động thông qua Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của trường, lớp, từ đó tác động đến từng phụ huynh học sinh.
	2- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
	2.1- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục, chương trình kế hoạch năm học của từng khối lớp do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, tình hình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	Trong kế hoạch cần cân đối các hoạt động từ đầu năm đến cuối năm và trong hè; có kế hoạch cụ thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm học theo từng chủ đề; Có phân công, phân cấp, phân nhiệm cụ thể rõ ràng.
	Khi xây dựng kế hoạch cần chọn lọc những hoạt động cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, xác định chủ điểm và thời gian nhất định; có ý thức cập nhật thông tin, phục vụ kịp thời những nhiệm vụ đột xuất; cần kết hợp khéo léo giữa các hình thức và nội dung sinh hoạt với nhau để các hoạt động trở thành nề nếp; Có kế hoạch kiểm tra, đánh gia kịp thời, có tác dụng tích cực.
	2.2- Xây dựng kế hoạch cụ thể:
	- Hàng ngày: 
. Ban thi đua theo dõi chuyên cần việc thực hiện nội quy nề nếp của các khối, lớp (có sự phân công theo dõi cụ thể).
	. Đoàn trường phối hợp với BCH Chi đoàn, Ban cán sự các lớp, tổ chức giờ truy bài, học hát và sinh hoạt tập thể.
	- Hàng tuần:
	. Vào sáng thứ 2: 
- Thông báo kết quả thi đua của từng lớp trong tuần trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docTL.HDNGLL.Thanh-Lan.K53.doc