Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn Giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn Giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Giáo viên kết luận khái quát vấn đề qua sản phẩm chủ đề đã thực hiện của các nhóm.

Như vậy, chúng ta có thể thấy nước là khởi nguồn của mọi sự sống trên trái đất, con người chúng ta và vạn vật không thể tồn tại nếu thiếu nước. Chính vì vậy bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước đặc biệt là nước sạch là việc làm hết sức cần thiết phải được tiến hành thường xuyên liên tục.

Trong những năm gần đây tình trạng khan hiếm nước đã xảy ra trên quy mô rộng ở nhiều tỉnh thành trong đó có địa bàn Đăklăk của chúng ta, có một số huyện, xã xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân, vì vậy tất cả mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn sự trong sạch của nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và tuyên truyền cho mọi người cùng chung tay góp sức trong vấn đề bảo vệ nguồn nước. Tuy nhiên ở đâu đó trong cuộc sống và ngay tại ở trường ta vẫn còn tình trạng một số bạn học sinh sử dụng nước chưa biết tiết kiệm, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, còn xả nước, xả rác bừa bãi, không tắt vòi nước khi không sử dụng. Hy vọng thông qua hoạt động của chủ đề này mỗi một chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước.

Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề “ Tôi yêu nước sạch” tôi nhận thấy các em trong quá trình làm việc nhóm chuẩn bị cho chủ đề có tinh thần thái độ rất nghiêm túc, không khí hào hứng chuẩn bị tốt cho buổi báo cáo sản phẩm. Khả năng diễn đạt và trình bày các sản phẩm đạt yêu cầu đề ra, sau hoạt động trải nghiệm các em cũng đã có tinh thần trách nhiệm tốt hơn trong việc sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước trong hoạt động thường ngày, điều này chứng tỏ các em đã biết vận dụng những kiến thức thu nhận được qua chủ đề vào thực tế để từ đó từng bước điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1200Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn Giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tâm lí các em để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 Ở trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin được đề cập đến cách thức tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân 6 nhằm xây dựng hứng thú học tập bộ môn cũng như phát huy tính tích cực trong các hoạt động tập thể mà tôi đã thực hiện trong các năm học 2016 - 2017, 2017 - 2018 tại trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện Krông Ana.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 	I. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 - 2020 xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Với chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về mọi mặt. Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm giáo dục đạo đức kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu về nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao trong xây dựng nền kinh tế tri thức, đảm bảo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân để từng bước hình thành xã hội học tập.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là một điểm nhấn của việc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện nhất là trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sắp tới được đưa vào sử dụng thì hoạt động này càng được chú trọng. Việc tổ chức cho học sinh học tập thông qua hoạt động trải nghiệm của bản thân học sinh là một cách thức đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường, vai trò to lớn của nó đã được nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới khẳng định.
Theo quan điểm của nhà cải cách giáo dục Nhật Bản T. Makiguchi việc học trong nhà trường phải song hành với cuộc sống thì mới phát triển được sự sáng tạo của học sinh, bởi vì con người vốn có tính sáng tạo từ bản chất và tinh hoa của nhân loại. Còn theo PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa (chủ nhiệm các khoa giáo dục trường Đại học quốc gia Hà Nội) đưa ra định nghĩa về hoạt động trải nghiệm sáng tạo: là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo dục từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động. Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Như vậy, hiểu một cách nôm na thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động tương tác giữa con người và đối tượng theo cách mới khác với cách thông thường.
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, được bày tỏ quan điểm, tự khẳng định bản thân và đồng thời tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân cũng như bạn bè trong lớp. Với việc trải nghiệm đó sẽ giúp hình thành trong các em các giá trị đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật và các năng lực cần thiết của mỗi cá nhân trong tập thể.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân được xem là hoạt động thực tiễn được tiến hành song song với các hoạt động dạy học trong nhà trường, thông qua các hoạt động thực hành của chủ đề trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp các em phát triển nâng cao các tố chất tiềm ẩn của bản thân, hình thành ý thức tự lập, biết quan tâm đến những người xung quanh và các vấn đề liên quan trong cuộc sống để từ đó biết cách vận dụng những kiến thức đã học trong thực tế đời thường.
 II. Thực trạng vấn đề
Việc dạy và học môn giáo dục công dân ở trường THCS Lê Văn Tám trong những năm gần đây đã được chú trọng đổi mới cả về phương pháp giảng dạy và cách học tuy nhiên chất lượng môn học chưa thật sự được cải tiến, tinh thần học tập của học sinh đối với bộ môn chưa thật sự chú trọng, thậm chí còn có tâm lí coi thường, coi đây là môn phụ nên việc học có tính chất đối phó.
Bản thân môn học này vốn khô khan nhất là đối với học sinh lớp 6 vừa mới chuyển cấp cho nên việc tiếp cập với phương pháp học ở cấp THCS còn nhiều bỡ ngỡ, một số khái niệm, quy định về pháp luật còn khá xa lạ, trừu tượng so với nhận thức của các em. Giáo viên nếu như dạy chỉ dùng phương pháp thuyết trình các khái niệm thì các em sẽ không nắm được vấn đề dễ rơi vào tình trạng học vẹt, mau quên. Một số giáo viên chưa tích cực cho học sinh trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tế vì ngại phải mất công chuẩn bị nhiều thứ liên quan trong khi bản thân các em rất háo hức được tham gia trải nghiệm các hoạt động.
Trước khi thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung để nắm bắt về tình hình học tập của các em thông qua một số câu hỏi như sau:
1. Theo em học môn giáo dục công dân có cần thiết không ?
2. Em có thích học môn giáo dục công dân không ?
Khi tiến hành thu thập kết quả tôi có được số liệu và một số thông tin như sau:
Lớp
TS học sinh
NH 2016 - 2017
Nội dung khảo sát
Cần thiết
Không cần thiết
Không có ý kiến
6a1
40
Theo em học giáo dục công dân có cần thiết không ?
30
( 75%)
10
(25%)
6a2
39
20(51,3%)
17(43,6%)
2(5,1%)
6a3
36
20(55,6%)
15(41,7%)
1(2,7%)
STT
TSHS
Nội dung khảo sát
Thích
Không thích
Không có ý kiến
6a1
40
Em có thích học môn giáo dục công dân không?
17(42,5%)
23(57,5%)
6a2
39
14(35,9%)
25(64,1%)
6a3
36
12(33,3%)
24(66,7%)
Với câu hỏi số 2 học sinh đưa ra rất nhiều lí do chán học môn giáo dục công dân như: đây là môn học khô khan, có nhiều khái niệm khó hiểu, trừu tượng.... Do đó để tạo niềm yêu thích học bộ môn thì việc kích thích tính tích cực và phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình giảng dạy là vô cùng cần thiết.
Đồng thời tôi cũng tiến hành thống kê chất lượng bộ môn năm học 2016 - 2017 cụ thể như sau: 
Năm học
Lớp
Sĩ số
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu, kém
%
2016 - 2017
6a1
40
15
37,5
16
40
4
10
5
12,5
6a2
39
6
15,4
13
33,3
13
33,3
7
18
6a3
36
5
13,9
10
27,8
15
41,7
6
16,6
Tổng
115
26
22,6
39
33,9
32
27,8
18
15,7
Nhìn chung có thể thấy rằng tỉ lệ yếu kém của chất lượng bộ môn tương đối cao (15,7 %), nhiều học sinh không yêu thích bộ môn, không thấy được tầm quan trọng cần thiết của bộ môn trong cuộc sống đặc biệt là vai trò của bộ môn này trong việc góp phần hình thành nhân sinh quan, thế giới quan cho các em sau này. Vấn đề đặt ra là phải khơi dậy trong các em lòng yêu thích hứng thú học tập bộ môn cũng như tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Để việc tiến hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt hiệu quả thì giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung việc phân công nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị. Trước hết với mỗi một chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo viên phải xác định rõ được trọng tâm những vấn đề học sinh cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ sau khi triển khai chủ đề. Tức là xác định được mục tiêu của chủ đề đó nói về vấn đề gì, những kiến thức mà các em đạt được sau khi tham gia hoạt động của chủ đề là gì, thông qua hoạt động chủ đề sẽ giúp học sinh rèn luyện được những kĩ năng gì để từ đó hình thành những thái độ tích cực của học sinh trong việc chủ động liên hệ kiến thức, vận dụng kiến thức của môn học vào trong học tập và cuộc sống. Cụ thể như sau:
1. Xác định mục tiêu của hoạt động chủ đề
Về kiến thức: học sinh cần phải nắm được bản chất, đặc điểm, biểu hiện, qui luật, vai trò của nội dung chủ đề học tập.
Biết vận dụng được các đặc điểm bản chất và tính qui luật của nội dung chủ đề học tập vào các yêu cầu khác trong học tập, cuộc sống một cách phù hợp, biết đánh giá được tầm quan trọng, tính ứng dụng của nội dung chủ đề học .
Về thái độ: Học sinh có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức của môn học vào hoạt động học tập trong nhà trường và cuộc sống. Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và thực hành rèn luyện bản thân. Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng, phát triển các giá trị cá nhân phù hợp với bối cảnh xã hội.
Về kĩ năng học sinh cần đạt được: Biết làm theo hành động (hoạt động) đã được quan sát, đã được chỉ dẫn một cách chính xác. Vận dụng một cách sáng tạo kiến thức đã học để giải quyết các tình huống học tập và cuộc sống.
 	Với chủ đề “Tôi yêu nước sạch” trong phân phối chương trình trải nghiệm sáng tạo môn GDCD 6 mà tôi đã tiến hành triển khai cho học sinh thực hiện trong những năm học qua tôi xác định học sinh cần đạt được những vấn đề sau:
Thứ nhất, về kiến thức:
- Học sinh nắm vững được bản chất, đặc điểm của nước trong thế giới tự nhiên. Vai trò quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống con người.
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của nước trong cuộc sống, thực trạng của nguồn nước hiện nay và trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Thứ hai về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sống như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng diễn kịch, khả năng sáng tạo trong việc thể ý tưởng qua các sản phẩm báo cáo của chủ đề.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cũng như thái độ hợp tác trong việc hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
Thứ ba về tư tưởng, thái độ:
- Có sự chủ động trong việc liên hệ, vận dụng kiến thức của môn học vào hoạt động học tập trong nhà trường và cuộc sống. Biết thực hành các biện pháp sử dụng tiết kiệm nước và có ý thức bảo vệ nguồn nước trong mọi sinh hoạt hàng ngày.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và các hoạt động tập thể.
- Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân.
Thông thường với mỗi một chủ đề trải nghiệm sáng tạo để đạt hiệu quả thì giáo viên và học sinh phải thực hiện các bước như sau:
2. Giao nhiệm vụ và công tác chuẩn bị:
Đầu tiên giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề theo các nguồn khác nhau như đọc sách giáo khoa các bài liên quan đến kiến thức của chủ đề mà học sinh cần chuẩn bị đồng thời tìm kiếm các nguồn thông tin khác như trên internet, sách báo trong thư viện.. sau đó viết vào phiếu thu thập thông tin. Đây là một khâu quan trọng giúp học sinh có thêm thông tin để mở rộng kiến thức, đào sâu kiến thức và là cơ sở để gắn bài học với thực tiễn, hoạt động này cũng sẽ giúp cho học sinh rèn luyện thêm về năng lực khai thác công nghệ thông tin để hướng tới định hướng kĩ năng nghề nghiệp cho các em sau này.
Sau khi tìm kiếm thông tin là đến quá trình xử lí thông tin, đây là giai đoạn học sinh thường gặp khó khăn trong việc tổng hợp những thông tin cần thiết và sơ đồ hóa kiến thức theo chủ đề đã định nên cần đến sự hỗ trợ của giáo viên, vì vậy giáo viên cần định hướng cho các em chọn lọc những thông tin cần thiết phù hợp theo yêu cầu của chủ đề đặt ra. 
Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được học sinh xây dựng ý tưởng cho sản phẩm của nhóm mình, sau đó chế tạo thực hiện sản phẩm theo các bước nhằm cụ thể hóa ý tưởng thành sản phẩm thật của chủ đề. Đây là khâu khó nhất trong quá trình chuẩn bị cho chủ đề trải nghiệm sáng tạo, học sinh thường lúng túng trong việc thực hiện các thao tác kĩ năng cần có để thể hiện sản phẩm và ý tưởng của sản phẩm đó trên thực tế do đó giáo viên cần phải tư vấn, hướng dẫn các em trong cách thiết kế, trình bày sản phẩm theo ý tưởng mà cả nhóm đã xây dựng. Có thể gợi ý cho các nhóm lựa chọn một loại hình sản phẩm phù hợp trong các loại như: bài viết, tranh vẽ, tờ rơi, poster, video clip.... sau khi thống nhất về hình thức thể hiện sản phẩm cần đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc được phân công.
	Sau khi các nhóm đã lựa chọn được loại hình sản phẩm truyền thông phù hợp giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu các tiêu chí đánh giá sản phẩm và hoàn thành bài báo cáo của mình.
Thực hiện chủ đề “Tôi yêu nước sạch” tôi cho học sinh chuẩn bị các nội dung sau:
- Thời gian, không gian, địa điểm: tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm tại lớp học.
- Tài liệu được sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các chủ thể hoạt động: sách trải nghiệm sáng tạo của giáo viên và học sinh, một số tư liệu tham khảo từ nguồn internet. 
- Chuẩn bị của giáo viên - học sinh về các phương tiện, tài liệu sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm: giấy A4, giấy roki, máy chiếu, bút màu, một số tranh ảnh và các nguồn tư liệu tham khảo khác .. 
- Thời gian chuẩn bị: 2 tuần sau khi học xong bài “Tiết kiệm” trong phân phối chương trình.
 - Phân công nhóm, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị nội dung:
 + Nhóm 1: Vẽ tranh
 + Nhóm 2: Sưu tầm tranh ảnh, video clip liên quan đến chủ đề
	 + Nhóm 3: Làm tờ rơi, poster tuyên truyền
	 + Nhóm 4: Viết bài tuyên truyền theo chủ đề
 + Nhóm 5: Chuẩn bị tiểu phẩm “ Lắng nghe chúng em nói” 
 - Xử lí thông tin
 - Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm.
3. Trình bày, báo cáo sản phẩm và đánh giá hoạt động
Sau khi chuẩn bị xong giáo viên cho học sinh báo cáo sản phẩm quá trình học tập của cả nhóm. Đây là giai đoạn học sinh thể hiện sâu sắc kiến thức của bản thân, những năng lực tiềm ẩn của cá nhân có cơ hội bộc lộ, qua quá trình này cũng là một cơ hội để các em rèn luyện cho mình khả năng thuyết trình, khả năng diễn thuyết trước đám đông, khả năng diễn kịch, vẽ tranh cũng như các kĩ năng về công nghệ thông tin...
Tiến hành báo cáo chủ đề “Tôi yêu nước sạch” tôi hướng dẫn học sinh các nhóm thực hiện như sau:
Đầu tiên giáo viên đưa ra các vấn đề học sinh thảo luận: 
a. Nước là gì ? Nước có tầm quan trọng trong cuộc sống như thế nào?
 Giáo viên gọi nhóm 1 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm tranh vẽ đã chuẩn bị của nhóm.
b. Vai trò của nước? Nước có tầm quan trọng trong cuộc sống như thế nào?
 Giáo viên gọi nhóm 2 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm tranh minh họa, video clip đã chuẩn bị của nhóm.
c. Thực trạng của nguồn nước ở nước ta và ở địa phương hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khô hạn và ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng? Liên hệ với tình hình thực tế nguồn nước ở địa phương em.
 Giáo viên gọi nhóm 3 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm tranh minh họa, tờ rơi cổ động đã chuẩn bị của nhóm.
 Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh, video clip từ máy chiếu mà các nhóm đã sưu tầm về tình trạng khô hạn và ô nhiễm nguồn nước ở một số địa phương trên đất nước ta và tại địa bàn tỉnh Đăklăk.
d. Nêu những giải pháp sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước sạch?
 Giáo viên gọi nhóm 4 lên trình bày và báo cáo nội dung qua các sản phẩm bài viết tuyên truyền đã chuẩn bị của nhóm.
e. Trách nhiệm của công dân - học sinh trong việc sử dụng nước sạch, bảo vệ tiết kiệm nguồn nước?
 Giáo viên gọi nhóm 5 lên trình bày và báo cáo nội dung sản phẩm với tiểu phẩm tuyên truyền “ Lắng nghe chúng em nói” đã chuẩn bị của nhóm.
	4. Đánh giá sản phẩm và kết quả hoạt động
	Qua quá trình thể hiện và trình bày báo cáo các sản phẩm của các nhóm, giáo viên định hướng cho các nhóm trao đổi, đánh giá lẫn nhau theo các tiêu chí sau: 
Về sản phẩm: sản phẩm truyền thông có nội dung phù hợp với chủ đề trải nghiệm hay không, có đảm bảo tính thẩm mĩ hay không?
Sản phẩm đó có nêu toát lên được vai trò, tầm quan trọng của nước sạch trong cuộc sống hay không, sự cần thiết của nước sạch trong đời sống con người
Sản phẩm có nêu lên được những giải pháp, hoạt động để góp phần bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước đặc biệt là nước sạch để góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sinh thái hay không, ý thức của mỗi cá nhân trong việc sử dụng nước hàng ngày như thế nào từ đó liên hệ mở rộng ra về ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch.
Thông qua sản phẩm có mang ý nghĩa thông điệp gì, thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ trăn trở của nhóm về chủ đề trải nghiệm như thế nào...
Với những tiêu chí trên tôi hướng dẫn cho các nhóm tiến hành tự đánh giá lẫn nhau các sản phẩm báo cáo theo quy trình:
Thứ nhất, học sinh tự đánh giá sản phẩm báo cáo: Học sinh các nhóm tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau về kết quả các sản phẩm mà các nhóm trình bày, những trải nghiệm và sáng tạo mà các em đã trải qua với các tiêu chí sau: về hình thức, về nội dung, cách diễn đạt, tính truyền thông qua các sản phẩm...
Học sinh rút ra được những bài học quý báu, những kinh nghiệm đáng nhớ cho bản thân sau khi tham gia hoạt động học tập.
Thứ hai, giáo viên đánh giá kết quả của học sinh: Giáo viên lần lượt nhận xét đánh giá các hoạt động và sản phẩm của từng nhóm sau khi các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.
Giáo viên bổ sung và chốt lại những nội dung, thông điệp chính, nhận xét chung về tinh thần thái độ của học sinh, những vấn đề cần rút kinh nghiệm và những điều cần ghi nhớ trong chủ đề này: về thông tin, kiến thức được cung cấp, về vai trò, tầm quan trọng của nội dung chủ đề mang lại.
Hướng dẫn cho học sinh cách xác định và vận dụng, thực hành được các nội dung trong chủ đề học tập mà học sinh đã tham gia.
5. Kết luận 
 Giáo viên kết luận khái quát vấn đề qua sản phẩm chủ đề đã thực hiện của các nhóm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy nước là khởi nguồn của mọi sự sống trên trái đất, con người chúng ta và vạn vật không thể tồn tại nếu thiếu nước. Chính vì vậy bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước đặc biệt là nước sạch là việc làm hết sức cần thiết phải được tiến hành thường xuyên liên tục. 
Trong những năm gần đây tình trạng khan hiếm nước đã xảy ra trên quy mô rộng ở nhiều tỉnh thành trong đó có địa bàn Đăklăk của chúng ta, có một số huyện, xã xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân, vì vậy tất cả mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn sự trong sạch của nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và tuyên truyền cho mọi người cùng chung tay góp sức trong vấn đề bảo vệ nguồn nước. Tuy nhiên ở đâu đó trong cuộc sống và ngay tại ở trường ta vẫn còn tình trạng một số bạn học sinh sử dụng nước chưa biết tiết kiệm, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, còn xả nước, xả rác bừa bãi, không tắt vòi nước khi không sử dụng. Hy vọng thông qua hoạt động của chủ đề này mỗi một chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước.
Với hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề “ Tôi yêu nước sạch” tôi nhận thấy các em trong quá trình làm việc nhóm chuẩn bị cho chủ đề có tinh thần thái độ rất nghiêm túc, không khí hào hứng chuẩn bị tốt cho buổi báo cáo sản phẩm. Khả năng diễn đạt và trình bày các sản phẩm đạt yêu cầu đề ra, sau hoạt động trải nghiệm các em cũng đã có tinh thần trách nhiệm tốt hơn trong việc sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước trong hoạt động thường ngày, điều này chứng tỏ các em đã biết vận dụng những kiến thức thu nhận được qua chủ đề vào thực tế để từ đó từng bước điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp. 
IV. Tính mới của giải pháp
Tính mới của đề tài thể hiện ở chỗ đã làm phong phú hóa phương pháp dạy học so với kiểu truyền thống. Qua đó có thể thấy được khi vận dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học sẽ xây dựng được không khí hào hứng trong học tập giúp học sinh khắc sâu kiến thức, chuyển từ thế bị động sang chủ động lĩnh hội kiến thức, làm khơi gợi cho học sinh ham muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Những kiến thức vốn khô khan khó hiểu sẽ trở nên dễ hiểu hơn, bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Cũng thông qua hoạt động này giúp các em từng bước khẳng định được năng lực của bản thân mình trước bạn bè, thầy cô. 
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 Sau khi áp dụng các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn giáo dục công dân 6 tại trường THCS Lê Văn Tám tôi nhận thấy hiệu quả ý thức học tập, chất lượng học tập bộ môn đã có sự cải tiến. 
Thông qua hoạt động và sự trải nghiệm của chính bản thân các em khi hoàn thành báo cáo chủ đề đã có sự tác động đến nhận thức tư tưởng, tình cảm của các em. Với hoạt động thực tế gần gũi trong đời sống thường ngày này giúp các em họ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN GDCD -HẢI YẾN LVT 18-19.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docSKKbia_HẢI YẾN.doc