Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2, 3 trường Tiểu học Hà Huy Tập

Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2, 3 trường Tiểu học Hà Huy Tập

Qua thực trạng cho thấy giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định về chất lượng học cũng như việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Làm tốt việc này là định hướng đúng để các em dễ dàng lựa chọn cái tốt, sống tích cực, nâng cao giá trị tinh thần, có trách nhiêm với công việc được giao.

Về giáo viên, đây chính là việc “ Tự học –Tự rèn” cho bản thân hoàn thiện mình về năng lực cũng như phẩm chất đạo đức, theo phương châm “Rèn thầy trước – luyện trò sau”

Về học sinh, thấy được nề nếp tốt giúp cho các em rèn kĩ năng nghe có hiệu quả, các hoạt động đạt hiệu quả cao, không khí lớp học thân thiện, các em không phải nói gào lên vì sợ ban không nghe được khi trao đổi ý kiến, có được kĩ năng sống tốt. Các em đều cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Về phía nhà trường, thấy được công tác chủ nhiệm chính là công tác quản lí của “Hiệu trưởng nhỏ” trong phạm vi một lớp nhưng nếu giáo viên nào cũng làm tốt thì chất lượng học cũng như mọi phong trào luôn đạt hiệu quả cao. Được phụ huynh tin yêu khi con em học dưới mái trường Tiểu học Hà Huy Tập.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1008Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2, 3 trường Tiểu học Hà Huy Tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong công tác chủ nhiệm lớp song trong quá trình thực hiện do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn của một số em và sự quan tâm của một số gia đình còn hạn chế nên tôi còn phải vất vả nhiều trong việc giáo dục các em.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
 - Mặt mạnh 
 Ban giám hiệu luôn có kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm vì giáo viên chính là “Hiệu trưởng nhỏ” quản lí một lớp học do mình phụ trách”.
Hàng tháng có sự đánh giá, xếp loại trong tổ khối. Cuối học kì, cuối năm học được nhà trường xếp loại thi đua các lớp có khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời.
 Nhiều năm liền lớp tôi chủ nhiệm đều được xếp loại xuất sắc. Được phụ huynh tin yêu khi dạy con em họ.
- Mặt yếu
+ Trong lớp, điều kiện sống của các em không đồng đều. Cha mẹ các em từ các vùng quê khác nhau đến sinh sống cùng địa bàn nên phong tục tập quán của mỗi gia đình khác nhau. Việc tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động ở nhà của một số gia đình chưa thực sự tốt.
+ Một số phụ huynh khả năng hướng dẫn con thực hiện hoạt động ứng dụng ở nhà còn gặp khó khăn.
+ Học sinh còn nhỏ, sống ở vùng nông thôn nên chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Kĩ năng sống của các em còn hạn chế. Hầu hết các em chưa chủ động trong quá trình thực hiện các hoạt động ở trường.
+ Một phần ba học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn có em một mình mẹ nuôi, em thì ông bà nuôi vì cả bố và mẹ đều có cuộc sống riêng. Đặc biệt có một em bố mất mẹ đi làm xa không đủ điều kiện nuôi con nên em phải ở với nhà chùa để nương tựa. 
+ Qua thực tế và kết quả khảo sát đầu năm học cho thấy nề nếp tự quản, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống và chất lượng học tập của học sinh chưa cao. 
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Trong công tác chủ nhiệm, được sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh của lớp. Một số phụ huynh chăm sóc, tạo điều kiện để con em mình học tốt.
Nhà trường cùng với giáo viên tháo gỡ những thắc mắc, phản hồi từ phía học sinh và phụ huynh nếu có.
Đối tượng học sinh còn nhỏ nên thời gian đầu năm học giáo viên rất vất vả.
Học sinh học theo hình thức tương tác lấy học sinh làm trung tâm nên việc tổ chức lớp học cũng được thay đổi, đòi hỏi công tác chủ nhiệm phải năng động, sáng tạo hơn.
Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, nhiệt tình trong công tác có ý chí học hỏi vươn lên, luôn biết lắng nghe có chọn lọc để hoàn thiện mình. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đề ra.
Qua thực trạng cho thấy giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định về chất lượng học cũng như việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Làm tốt việc này là định hướng đúng để các em dễ dàng lựa chọn cái tốt, sống tích cực, nâng cao giá trị tinh thần, có trách nhiêm với công việc được giao.
Về giáo viên, đây chính là việc “ Tự học –Tự rèn” cho bản thân hoàn thiện mình về năng lực cũng như phẩm chất đạo đức, theo phương châm “Rèn thầy trước – luyện trò sau”
Về học sinh, thấy được nề nếp tốt giúp cho các em rèn kĩ năng nghe có hiệu quả, các hoạt động đạt hiệu quả cao, không khí lớp học thân thiện, các em không phải nói gào lên vì sợ ban không nghe được khi trao đổi ý kiến, có được kĩ năng sống tốt. Các em đều cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Về phía nhà trường, thấy được công tác chủ nhiệm chính là công tác quản lí của “Hiệu trưởng nhỏ” trong phạm vi một lớp nhưng nếu giáo viên nào cũng làm tốt thì chất lượng học cũng như mọi phong trào luôn đạt hiệu quả cao. Được phụ huynh tin yêu khi con em học dưới mái trường Tiểu học Hà Huy Tập.
Về phía phụ huynh học sinh, họ thấy được con họ đến trường không chỉ được học chữ mà còn được học cách làm người, rèn được kĩ năng sống tốt. Từ đó họ sẵn sàng hợp tác trong việc giáo dục học sinh.
Về xã hội có được một thế hệ trẻ đủ đức lẫn tài để phục vụ Tổ quốc.
II.3. Giải pháp, biện pháp
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giáo viên chủ nhiệm là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội. Là người tổ chức phối hợp, liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục nhằm mục đích tạo ra sản phẩm giáo dục phát triển toàn diện.
Thúc đẩy phong trào dạy và học theo hướng đổi mới đạt mục tiêu đề ra.
Thực hiện tốt Thông tư 30/2014/TT – BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cách đánh giá học sinh tiểu học. Thời gian thực hiện từ 15/10/2014. 
Rèn luyện cho học sinh phát huy được tiềm năng vốn có đồng thời khắc phục yếu điểm còn mắc phải.
Giáo viên không ngừng rèn luyện để hoàn thiện mình. Luôn biết cập nhật thông tin kịp thời để có biện pháp giáo dục phù hợp, khoa học. Nâng cao lòng yêu nghề, mến trẻ.
Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
- Nội dung
Công tác chủ nhiệm là một việc làm từ trước đến nay nhưng người làm công tác chủ nhiệm ít đặt ra câu hỏi như thế nào là công tác chủ nhiệm. Quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các hoạt động ở trường. Hơn thế nữa giúp học sinh có được phẩm chất đạo đức tốt; hoàn thiện về phẩm chất, năng lực và kiến thức, kĩ năng. 
Hưởng ứng thực hiện mô hình trường Tiểu học mới VNEN tại Việt Nam mà trường đang thực hiện năm thứ hai. Người làm công tác chủ nhiệm phải thực sự năng động về mọi mặt và bắt buộc phải thay đổi cách làm truyền thống đã được coi là lạc hậu thì mới thực hiện chương trình có hiệu quả đúng như mục tiêu đã đặt ra. Làm tốt công tác chủ nhiệm giúp các em được làm theo suy nghĩ của minh, vận dụng vốn sống để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát huy được tính tích cực trong mọi hoạt động mà các em tham gia; luôn có thái độ thân thiện với mọi người. 
- Cách thực hiện giải pháp, biện pháp
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Trước hết, chúng ta phải khẳng định vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng, chi phối toàn bộ quá trình phát triển của học sinh. Chính lẽ đó mà người thầy phải thực sự là một tấm gương tự học và sáng tạo để các em noi theo. Có như vậy mới xứng đáng là người định hướng, là nơi các em đặt niềm tin, là người bạn cùng đồng hành đáng tin cậy của các em. Từ đó các em sẽ làm tốt bổn phận của người học mà không cần phải nhắc nhở nhiều. Là người thầy cần xem con trẻ như con của mình thì bất kì khó khăn nào cũng vượt qua. Chúng ta tuyệt đối không được coi nhẹ tinh thần trách nhiệm của người thấy. Biết sử dụng nhiều hình thức, biện pháp phong phú phù hợp với lứa tuổi của các em. Trong quá trình giáo dục phải vừa dạy, vừa dỗ nhưng phải có tính kỉ luật để giáo dục có hiệu quả mà không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần học sinh, có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng em. Thường xuyên khích lệ các em thi đua với các lớp khác về kết quả học, kết quả tham gia các phong trào và nề nếp tự quản của lớp.
 Có khả năng vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp với tình hình của lớp dựa trên kế hoạch chung của trường. Có năng lực quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động đạt mục tiêu.	Luôn công tâm với học sinh, không được phân biệt đối xử học sinh theo cảm tính. Phải biết “ Mềm nắn, rắn buông”, không cứng nhắc đồng loạt đối với tất cả các đối tượng.
	- Thường xuyên trao đổi vời các giáo viên dạy bộ môn và giáo viên Tổng phụ trách để nắm bắt tình hình của lớp đồng thời trao đổi ý kiến để có được cách giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng học sinh của lớp có hiệu quả cao.
Phản ánh những ý kiến, nguyện vọng của gia đình học sinh về sự đồng tình hay chưa đồng tình đối với những chủ trương, quy định của nhà trường trong các hoạt động giáo dục để ban giám hiệu có sự xem xét, giải đáp hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Có khả năng phát hiện ra mặt mạnh của từng em để bồi dưỡng.
Các biện pháp thực hiện
* Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra cách giáo dục phù hợp.
- Khảo sát đối tượng học sinh thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp, qua phụ huynh học sinh của lớp, qua việc thực hiện các hoạt động.
- Tiến hành phân loại đối tượng học sinh để có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể:
+ Học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.	
+ Học sinh còn rụt rè.
+ Học sinh có năng lực và ý thức tự giác.
+ Học sinh cá biệt.
* Họp phụ huynh lớp đầu năm để thông báo tình hình chung của lớp. Tình hình cụ thể từng em qua thời gian thực dạy các em đầu năm học. Thông qua mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của lớp phải thực hiện trong năm học. Từ đó cùng với phụ huynh có kế hoạch phối kết hợp để giáo dục các em đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Nếu phụ huynh không biết họ phải làm gì thì khi đó giáo viên phải đặt mình là phụ huynh của con để chia sẻ tránh ho nghĩ rằng cô chỉ đạo họ làm. Giáo viên phải có cách thuyết phục để gỡ bỏ được mọi rào cản làm cho cô và cha mẹ là những người cùng đồng hành trong quá trình giáo dục nói chung và giáo dục con em họ nói riêng. Khi đó giáo viên không còn phải tự gánh nặng trách nhiệm một mình mà sẽ được sẻ chia, ủng hộ từ phía phụ huynh.
- Kĩ năng tổ chức cuộc họp phải thể hiện được đây là một buổi trao đổi để nắm bắt tình hình học tập và sinh hoạt của các em ở trường cũng như ở nhà. Đồng thời trao đổi kinh nghiệm về cách giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
- Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp (giáo viên định hướng để phụ huynh bầu ra những người năng nổ, nhiệt tình, có khả năng nắm bắt điều kiện và nơi ở của từng học sinh, biết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, sẵn sàng hỗ trợ lớp và trường khi thực hiện các phong trào)
- Thông qua thời khóa biểu học ở lớp để các bậc phụ huynh nắm bắt được các môn học cụ thể của từng ngày, tiện cho việc nhắc nhở và kiểm tra con em ở nhà. 
- Hướng dẫn phụ huynh cùng với con lập thời gian biểu phù hợp với thời gian sinh hoạt của từng gia đình. Nhằm giúp các em thực hiện tốt các hoạt động ở nhà tiện cho việc kiểm tra, đôn đốc của cha mẹ.
Thời gian biểu dành cho lớp học hai buổi/ ngày để phụ huynh tham khảo
Thời gian
Công việc thực hiện
Từ thứ hai đến thứ sáu
* 6 giờ
* 6 giờ 30 phút
* 11 giờ
* 11 giờ 30 phút
* 13 giờ 15 phút
* 13 giờ 30 phút
* 17 giờ
* 18 giờ
* 18 giờ 30 phút 
* 19 giờ
* 20 giờ 30 phút
- Thức dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng
- Đi học
- Ăn trưa
- Ngủ trưa
- Thức dậy
- Đi học
- Giải trí hoặc giúp bố mẹ như quét nhà, , tắm gội
- Ăn cơm tối
- Giải trí
- Chuẩn bị đồ dùng, sách vở ngày mai
- Đánh răng, đi ngủ
- Hướng dẫn công việc cùng các em thực hiện bài tập ứng dụng ở nhà và cách xử lý vướng mắc nếu gặp. Nhắc nhở phụ huynh nên hướng dẫn để các em biết tự làm những công việc vừa sức chứ không nên làm thay các em. Liên hệ kịp thời với giáo viên khi gia đình gặp khó khăn trong việc giáo dục các em ở nhà.	
- Lấy thông tin về chỗ ở, số điện thoại của từng phụ huynh. Đồng thời cho phụ huynh biết số điện thoại của giáo viên để liên lạc khi cần thiết.
GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN
 1. Họ và tên học sinh:
 2. Năm sinh:
 3. Dân tộc:.
 4. Đặc điểm gia đình (con thương binh – liệt sĩ, có công với cách mạng, con hộ nghèo)
 5. Gia đình có mấy con..Em là con thứ mấy
 6. Sống chung:..
 7. Họ tên cha, mẹ hoặc người thân
 8. Địa chỉ của gia đình:..
 9. Số điện thoại để liên lạc:.
 10. Kết quả học tập năm lớp 2:.
 11. Môn học yêu thích:
 12. Môn học cảm thấy khó:..
 13. Góc học tập ở nhà (có, không)
 14. Em sợ nhất điều gì?:..
 15. Những người bạn thân nhất của em:
 16. Sở thích:..
* Trao đổi tâm sự với các em để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cụ thể của từng học sinh. Đồng thời tìm hiểu về nguyên nhân thông qua gia đình. Khi làm việc này giáo viên phải biết cách đồng cảm, chia sẻ và hết sức tế nhị tránh làm các em bị tổn thương.
Sau khi nắm bắt được hoàn cảnh, năng lực và tâm tư, nguyện vọng của từng em. Giáo viên thực hiện theo cách sau:
+ Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn giáo viên động viên, chia sẻ hỏi xem các em cần giúp gì không? Nếu thiếu đồ dùng, giáo viên có thể liên hệ với thư viện để hỗ trợ các em. Phát động các phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”. Tận dụng đồ con, cháu không mặc nữa cho các em. Thường xuyên quan tâm theo dõi giúp đỡ các em khi các em gặp phải khó khăn. Gặp riêng phụ huynh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập. Đặc biệt giao việc tập thể phù hợp với năng lực để các em thực hiện, tránh làm các em phải mặc cảm hoàn cảnh khó khăn của mình.
VD: Em Đặng Thị Thúy Trinh , Trinh là con thứ ba trong gia đình có sáu người con. Gia đình có hoàn cảnh rất đặc biệt. Tuy bố mẹ em còn trẻ, năm 2007 đi làm ăn ở Gia Lai không may cháy rừng nên đã dẫn tới nhà bị cháy không còn gì nữa. Trở lại Đắk Lắk sinh sống hoàn cảnh gia đình lại càng khó khăn hơn. Hiện nay, bố mẹ đi sang Gia Lai tiếp tục làm thuê để kiếm tiền nuôi các con ăn học, một năm về hai lần. Sáu chị em ở nhà với nhau, tự chăm sóc nhau. Khi tìm hiểu biết hoàn cảnh của em tôi đã gọi điện cho bố mẹ em trước hết là để chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của gia đình, sau đó trao đổi về tình hình học tập của Trinh và cần sự quan tâm của bố mẹ trong cuộc sống hàng ngày khi mà các em phải tự lo mọi sinh hoạt mà không có bố mẹ ở gần. Đối với em tôi luôn gần gũi, thân thiện, tôi thường hỏi em những câu chuyện vui để tạo cho em mạnh dạn trong giao tiếp. Trong học tập tôi luôn chỉ cho em nhẹ nhàng để từ đó giúp em tự tin hơn trong học tập. Thỉnh thoảng giờ ra chơi tôi tết tóc cho em, để dạy em biết gọn gàng sạch sẽ. Lâu lâu tôi mua một ít quà ghé nhà em chơi vừa xem tình hình của em ở nhà, vừa để động viên mấy chị em Trinh cố gắng trong cuộc sống. Khi cô thư viện thông báo nộp sổ hộ nghèo tôi biết là bố mẹ đi vắng, chị gái lớn nhất học lớp 8, buổi sáng đi bán hàng thuê đến 11h mới về nấu cơm chị em ăn, buổi chiều đi học. Tôi đã ra nhà lấy sổ hộ nghèo, lên xã phô tô công chứng để nộp cho em kịp thời.
+ Đối với những em thiếu tình yêu thương của bố mẹ giáo viên phải là người gần gũi để các em chia sẻ vui buồn trong cuộc sống.
VD: Em Võ Trung Nguyên hoàn cảnh đặc biệt nên em phải ở chùa để nương tựa. Đây cũng là một học sinh khá đặc biệt của lớp 2A năm học 2013-2014 do giáo viên khác chủ nhiệm. Nhận lớp đầu năm biết là em thiếu tình yêu thương của gia đình và tính tình hơi ngang ngược. Tôi nghiêm khắc để xem thái độ của em như thế nào. Em vẫn không thay đổi và hình như em vẫn cho những việc mình làm đêu tốt nên chẳng có gì phải ngại. Tôi trực tiếp sang gặp sư thầy đầu tiên là để giới thiệu cô giáo chủ nhiệm của Nguyên để tiện cho các lần gặp gỡ trao đổi về tình hình học tập của Nguyên tiếp theo. Sau khi gặp tôi đã được sư thầy cho biết cách sinh hoạt và dạy dỗ của nhà chùa. Từ đó tôi gặp riêng em trò chuyện và hỏi để biết tâm tư nguyện vọng của em. Nghe các bạn của Nguyên kể, có lần mẹ Nguyên về chùa thăm em nhưng em không chào mẹ, mặc dù sư thầy có bảo em. Tôi cho em biết mẹ của em chính là học trò cũ của cô, Nguyên làm mẹ buồn, cô cũng cảm thấy buồn vì trước đây mẹ con cũng khổ và cô cũng rất thương mẹ con. Qua câu chuyện em hỏi tôi “ Cô ơi mẹ của con cũng học cô hả” và tôi cảm nhận được lúc đó em rất vui. Tôi phân tích để em thấy được mẹ em cũng rất buồn khi phải đi làm ăn xa, gửi em cho nhà chùa và em đã hứa với tôi sẽ không làm mẹ buồn nữa. Tôi hỏi xem em thích gì nhất. Em nói, em thích trời mưa để được thầy đội dù đưa em đi học như các bạn được bố mẹ đưa đón. Từ đó tôi thường xuyên gần gũi và chia sẻ với em như một người mẹ. Khi em có lỗi tôi gặp riêng em để giáo dục, luôn động viên khen ngợi kịp thời. Thỉnh thoảng tôi mua cho em cái bút hoặc cuốn vở nháp Đối với trường hợp này tôi luôn chủ động gặp sư thầy thường xuyên để thông báo tình hình học tập và rèn luyện của em ở trường. Đồng thời nắm bắt tình hình tự rèn luyện của em, có biện pháp phối kết hợp để giáo dục em tốt hơn.
+ Đối với những học sinh rụt rè, giáo viên phân công mỗi em một việc. Hàng ngày kiểm tra nhắc nhở các nhóm trực nhật, báo cáo kết quả thực hiện cho lớp phó lao động. Tạo điều kiện để các em có cơ hội thể hiện mình trước lớp, qua việc trả lời những câu hỏi đơn giản của bài học Lôi kéo vào các hoạt động phù hợp, không để các em đứng ngoài lề. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt. Kịp thời uốn nắn, khen ngợi khi các em có biểu hiện tiến bộ.
+ Đối với học sinh cá biệt dùng phương châm “Mềm nắn, rắn buông”, gần gũi để theo dõi và động viên kịp thời khi em có biểu hiện tốt, tuyệt đối không để các em đứng ngoài lề, lôi kéo các em vào các hoạt động phù hợp với khả năng. Trao đổi với gia đình để có cách giáo dục thống nhất và phù hợp.
+ Đối với những học sinh có năng lực và ý thức tự giác, đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi cho giáo viên nhưng nếu giáo viên sử dụng không khéo thì nó không còn là mặt mạnh nữa. Cho nên, khi phát hiện ra những học sinh này, giáo viên bồi dưỡng về năng lực bằng cách có thêm câu hỏi, bài tập nâng cao dần so với kiến thức chuẩn nhằm kích thích các em tìm tòi, khám phá. Tránh sự nhàm chán vì bài quá dễ. Ví dụ: Khi dạy bài “Tìm số chia” giáo viên có thể cho thêm bài như sau: “Một phép chia có số bị chia bằng 75, thương bằng 9, số dư bằng 3. Tìm số chia”. Tư vấn với phụ huynh mua sách tham khảo “các bài toán khó, những bài văn mẫu, ”để các em tham khảo. Động viên khích lệ các em tham gia giải Toán và Tiếng Anh qua mạng. Hướng dẫn cách ứng xử với bạn, với thầy cô. Từ đó các em thực sự trở thành cánh tay phải hỗ trợ đắc lực trong việc giúp giáo viên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bạn trong quá trình thực hiện các hoạt động ở trường. Không được làm giúp bạn mà chỉ có thể làm cùng bạn. Các em là tấm gương sáng để học sinh khác noi theo. Giáo viên không được lấy học sinh này làm chuẩn để đánh giá học sinh khác.
* Xây dựng ban cán sự được tập thể lớp tín nhiệm dưới sự định hướng đúng đắn của giáo viên. Giao nhiệm vụ dựa vào khả năng và năng lực của từng em.
- Chủ tịch hội đồng tự quản chọn học sinh có uy tín; mạnh dạn; có kĩ năng nói to, rõ ràng, lưu loát trước lớp; được các bạn cả lớp yêu mến; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Trưởng ban học tập chọn học sinh có kiến thức kĩ năng tốt.
- Trưởng ban lao động chọn học sinh có ý thức tự giác, yêu lao động.
- Trưởng ban văn thể mỹ chọn học sinh có năng khiếu về văn nghệ và năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động tập thể.
- Các nhóm trưởng chọn học sinh có khả năng hướng dẫn được các bạn trong nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 
* Hướng dẫn các em kẻ sổ theo dõi hàng ngày cụ thể như sau:
TT
Họ và tên
Ngày
Nội dung theo dõi
Ghi chú
1
Nguyễn Văn A
12/9/2014
Đi học muộn, chưa làm bài tập ở nhà.
Gia đình bạn có chuyện buồn.
Nhắc các em theo dõi chính xác, có hiệu quả nhằm đôn đốc bạn học để cùng nhau tiến bộ chứ không chỉ theo dõi để đánh giá bạn. Đồng thời có chứng cứ để bình bầu khen thưởng.
* Cùng học sinh xây dựng nội quy thực hiện ở trường. 	* Phối kết hợp chặt chẽ cùng với tổng phụ trách Đội để đôn đốc các em tham gia các phong trào tích cực, sôi nổi đạt hiệu quả cao nhằm nâng cao ý thức tự giác, tinh thần tập thể, tình đồng đội.
* Chú trọng việc trang trí lớp học thân thiện mang tính giáo dục về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và một số kĩ năng khác.
* Sử dụng bảng đo tiến độ để đánh giá khen ngợi đối với nhóm, cá nhân theo từng tuần.
* Lấy phong trào đôi bạn cùng tiến để thi đua, có khen thưởng mỗi năm hai lần vào cuối học kì I và cuối năm học.
* Giáo dục các em luôn biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập hoặc khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống như bạn bị đau không đi học được (nếu ở gần bạn thi sang hỏi thăm động viên bạn và nhắc bạn học bài)
* Chú trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các bài tập đọc, đạo đức, , thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt thông qua hành động thực hiện nhiệm vụ và cách ứng xử hàng ngày của các em.
* Thực hiện tốt các tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp và các tiết sinh hoạt cuối tuần.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Nhận thức đúng đắn về đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước. 	- Có uy tín trước học sinh mới làm cho học sinh nghe lời và kính phục. Phải có bản lĩnh vững vàng; phải làm rõ đâu là khen – đâu là nhắc nhở. Uy quyền của giáo viên c

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN HỒNG.doc