Một số kinh nghiệm về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THPT

Một số kinh nghiệm về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THPT

Bước vào thế kỷ 21, sự nghiệp giáo dục, đào tạo cần có một đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có năng lực toàn diện. Nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ thông tin đặt lên vai giáo dục nhiều nhiệm vụ mới. Chỉ có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn hoặc trên chuẩn mới có thể gánh vác được nhiệm vụ đó. Vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trở thành một vấn đề quan trọng gắn liền với việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo. Để có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng thì Ban giám hiệu trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình coi việc lập qui hoạch nhân sự và dự kiến phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên là một việc làm quan trọng hàng đầu. Việc lập qui hoạch nhân sự phải dựa vào các văn bản qui phạm của Bộ GD-ĐT.

doc 23 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4368Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ngoài những nhà giáo dục và quản lý giáo dục mà đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định. Nghị quyết TW 2 khóa 8 của Đảng đã khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và đào tạo và được xã hội tôn vinh”. Ông cha ta từ xưa tới nay cũng đã nói: “Không có thầy đố mày làm nên”. Bởi vì người thầy đã đào tạo nên những con người có nhân cách, có tri thức, có lý tưởng cao đẹp, những con người có đủ “đức, trí, mĩ, thể” để xây dựng đất nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Người thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn gợi mở để người học tiếp thu một cách chủ động sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh đến chóng mặt đặc biệt là khoa học công nghệ – thông tin. Điều này tác động không nhỏ tới người dạy và người học. Để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội, đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra những con người có đủ “đức, trí, mỹ, thể” phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đòi hỏi người thầy giáo phải có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, có sức khỏe để biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, góp phần đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đạt được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Cho nên đội ngũ giáo viên trường THPT là bộ phận chủ yếu tổ chức quá trình giáo dục nhằm tạo ra một sản phẩm đặc biệt đó là con người có hàm lượng chất xám cao, những người có đủ “Đức, trí, mĩ, thể” gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH... Với vị trí, vai trò, nhiệm vụ hết sức quan trọng như trên đội ngũ giáo viên phải là người có nhân cách – có phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, có lòng nhân ái mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, của đất nước.
Như chúng ta biết lao động sư phạm của người giáo viên là một loại lao động đặc biệt không giống với các loại lao động tạo ra sản phẩm ở các ngành nghề khác. Lao động sư phạm của người giáo viên vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và tính nhân đạo cao. Lao động của người giáo viên là lao động “trí tuệ” lao động “chất xám”. Sản phẩm lao động của người giáo viên là những con người toàn diện. Đặc biệt lao động của người giáo viên không được phép có “phế phẩm”. Bác Hồ đã dạy rằng “Nghề dạy học trước hết phải đem cả con người và cuộc đời mình ra mà dạy sau đó mới dùng lời để dạy”. Nghĩa là người thầy giáo muốn dạy học sinh trở thành những con người toàn diện trước hết người thầy phải dạy cho học sinh bằng chính nhân cách của mình. Như vậy người thầy giáo phải là người có đạo đức cách mạng, có lý tưởng cao đẹp, có tình cảm cộng đồng trong sáng, kiến thức vững, quý nghề – yêu trẻ hết lòng “Vì học sinh thân yêu”. Tâm huyết với nghề nghiệp, gần gũi, sâu sát yêu mến học sinh, làm cho học sinh tin và cảm phục cái “tâm” của người thầy. Mặt khác người giáo viên phải có một phương pháp dạy học tốt tạo hứng thú, sức hấp dẫn cho học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, người giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp truyền thụ “ngắn nhất”. Nhưng hiệu quả nhất, phải biết kết hợp nhiều yếu tố như ngôn ngữ, cử chỉ, giọng nói, điệu bộ, nét mặt để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Không những dạy cho học sinh kiến thức mà phải hướng dẫn cho học sinh cách học và con đường chiếm lĩnh và tự chiếm lĩnh tri thức, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Cho nên vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là rất cần thiết và cấp bách rất cần các nhà quản lý giáo dục quan tâm. Vì thế trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học nếu có đủ những yếu tố nói trên, người giáo viên chắc chắn sẽ thành đạt trong sự nghiệp “trồng người” của mình. Nếu cả một tập thể giáo viên đều có đủ những yếu tố nói trên thì sẽ phát huy được hết sức mạnh tiềm năng, trí tuệ, sức mạnh tổng hợp thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên. Do đó công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong trường THPT cần phải đặt lên hàng đầu và phải được làm thường xuyên, liên tục. 
2. Cơ sở thực tiễn. 
Hội nghị TW 2 khóa 8 của Đảng đã chỉ ra những yếu kém của giáo dục nước ta hiện nay trong đó có sự yếu kém của đội ngũ giáo viên “giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về qui mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH-HĐH đất nước theo định hớng xã hội chủ nghĩa”. 
Đội ngũ giáo viên THPT hiện nay hầu hết đã được đào tạo chính qui bậc đai học hệ 4 năm, song chất lượng không đồng đều. Một số giáo viên ra trường năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm còn non, kinh nghiệm giảng dạy ít, phương pháp dạy chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao. Một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo mới ở trình độ trung cấp, cao đẳng ở một số môn như : Thể dục, Kỹ thuật, Công dân, Giáo dục quốc phòng – giáo viên ở một số bộ môn còn thiếu như Toán, Địa, Công dân, Kỹ thuật công nghiệp... Tất cả những khó khăn bất cập nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Vì vậy xây dựng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường trực tiếp là hiệu trưởng phải hết sức quan tâm, đặt nó vào vị trí trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3. Cơ sở pháp lý. 
Điều 14 Chương I Luật giáo dục qui định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học”. Nhiệm vụ của người giáo viên được qui định rõ “giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác”. 
Điều lệ trường phổ thông cũng đã qui định rõ về quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đó là “Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, thực hiện đúng các chế độ chính sách của nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh. Tổ chức thực hiện qui chế dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường”.
Như vậy xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường THPT thuộc về cán bộ quản lý nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên”, nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước. Cho nên người cán bộ quản lý nhà trường phải coi đây là một nhiệm vụ quan trọng quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG THPT KIM SƠN A - NINH BÌNH
1. Đặc điểm tình hình.
	Trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình thành lập năm 1961. nằm trên địa bàn có đăc thù chính trị: Nơi có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa , bên cạnh nhà thờ đá Phát Diệm hàng ngày có đông khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch.
 Nhà trường có bề dày lịch sử truyền thống.
a. Năm học 2004– 2005 trường có 37 lớp với 2006 học sinh. Trong đó: 
- Hệ công lập 28 lớp = 1504 học sinh.
- Hệ bán công 9 lớp = 502 học sinh
b. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường: 71trong đó: 
+ Ban giám hiệu: 4
+ Giáo viên : 64
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 60
- Đi học cao học: 3
- Đi học đạt chuẩn: 0
- Nghỉ sinh con :1
+ Hành chính phục vụ: 3
c. Về tổ chức: 
+ Chi bộ: 20 Đảng viên trong đó 18 đảng viên chính thức, 02đảng viên dự bị. 
Cấp uỷ: 03 đồng chí (Hiệu trưởng, Hiệu phó, Bí thư đoàn trường)
+ Công đoàn: 71đoàn viên; BCH: 5 đồng chí (2 nam – 3 nữ).
- Chủ tịch phụ trách chung mọi hoạt động của công đoàn 
- Phó chủ tịch: Phụ trách mảng chuyên môn của công đoàn. 
- 01 Uỷ viên BCH phụ trách công tác nữ công
- 01 Uỷ viên phụ trách về công tác đời sống 
- 01 Uỷ viên phụ trách về mảng thi đua. 
+ Chi đoàn giáo viên: 29 đoàn viên, BCH gồm: 5 đồng chí 
+ Đội ngũ giáo viên phân thành 6 tổ chuyên môn :
Tổ Toán - Tin	: 13 giáo viên + 1 p. Hiệu trưởng
Tổ Lý - KTCN 	: 12 giáo viên 
Tổ Hóa- Sinh- KTNN : 10 giáo viên 
Tổ Văn 	: 9 giáo viên 
Tổ Xã hội ( Sử, Địa, GDCD ): 9 giáo viên + 1 p. Hiệu trưởng
Tổ Ngoại ngữ- Thể dục : 11giáo viên + 1p.Hiệu trưởng
( Hiệu trưởng ở tổ hành chính, 3 phó hiệu trưởng ở các tổ CM )
2. Thuận lợi và khó khăn . 
a. Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình là một tập thể đoàn kết thống nhất, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, có tính cộng đồng cao. Những thầy cô giáo lớn tuổi có tay nghề vững, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống, mẫu mực và luôn sẵn sàng giúp đỡ, dìu dắt thế hệ trẻ. Lực lượng giáo viên trẻ, năng động, kiến thức vững, ham hoạt động, hăng say và có chí tiến thủ. Hoạt động dạy và học có nề nếp, kỷ cương. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững và từn bước được nâng lên . ĐượcSự quan tâm giúp đỡ của địa phương và của Sở Giáo dục và Đào tạo trong mọi hoạt động của nhà trường. 
b. Khó khăn: Kinh tế của nhân dân trong vùng còn thấp, trình độ dân trí chưa cao, nhận thức chính trị còn thấp so với các vùng miền khác trong tỉnh.
Chất lượng văn hóa đầu vào thấp, không đồng đều. Một số giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng sức bật và sự năng động giảm, một số sức khỏe hạn chế. 
Đội ngũ giáo viên trẻ (chiếm 1/3) mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn ít, trình độ chuyên môn không đồng đều. Một số ít nhận thức về nghiệp vụ, trách nhiệm còn hạn chế, trong cuộc sống đôi lúc chưa thật tế nhị nên dễ có những va vấp. 
Giáo viên nữ nhiều đang ở tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ nên thời gian đầu tư cho chuyên môn còn hạn chế. Một số ở xa nên đi lại khó khăn. 
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu nhiều, chỉ có đủ phòng học trong đó có 31 phòng học cao tầng, 6 phòng học cấp bốn. Khuôn viên nhà trường chật hẹp. Các trang thiết bị dạy học thiếu và bị hư hỏng nhiều. Tài liệu, sách tham khảo ít. Một số môn thiếu GV như : Hóa, Địa. 
3 . Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình năm 2004 – 2005 .
Bảng 1: Địa bàn cư trú
Tổng số
Nội huyện
Ngoại huyện
Ngoại tỉnh
Cách trường 15km trở lên
64
48
16
0
15
Bảng 2: Giới tính, độ tuổi
Tổng số
Giới tính
Độ tuổi
Nam
Nữ
Trên 50 tuổi
Từ 30 – 50
Dưới 30 tuổi
64
23
41
5
38
21
Bảng 3: Trình độ đào tạo
Môn
Tổng số
Đảng viên
Đại học
Cao đẳng
Toán
13
1
13
0
Lý
9
2
9
0
Hóa
5
2
5
0
Sinh
5
1
5
0
Kỹ thuật CN
3
1
2
1
Văn
9
2
9
0
Sử
4
2
4
0
Địa
2
1
2
0
Công dân
3
2
3
0
Anh văn
6
2
6
0
Thể dục
5
0
3
2
GDQP
0
-
-
-
Từ thực trạng của giáo viên trung học phổ thông trong cả nước nói chung và những số liệu ở Trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình nói riêng đặt ra cho ngưòi cán bộ quản lý phải quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước và mới hoàn thành được các mục tiêu giáo dục. 
Trên cơ sở thấy rõ về thực trạng đội ngũ giáo viên ở trường THPT và yêu cầu cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trong mấy năm gần đây Ban giám hiệu Trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình đã rất chú ý quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường. Sau đây là một số kinh nghiệm về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mà chúng tôi đã thực hiện. 
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT KIM SƠN A - NINH BÌNH
1. Lập qui hoạch nhân sự. 
Bước vào thế kỷ 21, sự nghiệp giáo dục, đào tạo cần có một đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có năng lực toàn diện. Nền kinh tế tri thức và khoa học công nghệ thông tin đặt lên vai giáo dục nhiều nhiệm vụ mới. Chỉ có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn hoặc trên chuẩn mới có thể gánh vác được nhiệm vụ đó. Vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trở thành một vấn đề quan trọng gắn liền với việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo. Để có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng thì Ban giám hiệu trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình coi việc lập qui hoạch nhân sự và dự kiến phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên là một việc làm quan trọng hàng đầu. Việc lập qui hoạch nhân sự phải dựa vào các văn bản qui phạm của Bộ GD-ĐT. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường (qui mô phát triển) những biến động về giáo viên có thể xảy ra (nghỉ hưu, chuyển trường, sinh đẻ, đi đào tạo tập trung v.v...). Đồng thời phải thực hiện theo đúng qui trình: công khai, dân chủ, thống nhất trong Ban giám hiệu – Chi uỷ duyệt sau đó trình Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ v.v...
Nhờ biện pháp qui hoạch nhân sự như trên mà đội ngũ giáo viên của trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình đã dần dần ổn định, phần nào đáp ứng được về số lượng và cơ cấu.
2. Sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý và có hiệu quả. 
Việc sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên có vai trò to lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học và chất lượng giáo dục. Vì thế Ban giám hiệu trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình đã tiến hành một số công việc sau: 
- Trước hết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban giám hiệu và tạo mọi điều kiện để mỗi người hoàn thành nhiệm vụ. 
- Chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn, phẩm chất tư cách tốt, gương mẫu, vững vàng; có kinh nghiệm giảng dạy, có uy tín để cử làm tổ trưởng chuyên môn, thư ký hội đồng, Ban chấp hành Công đoàn - Đoàn trường v.v....
- Chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm để bố trí hợp lý vào các lớp chuyên, lớp không chuyên nhằm phát huy năng lực sở trường của từng người hoàn thành công tác chủ nhiệm được giao. 
- Phân công giáo viên giảng dạy đúng theo chuyên môn được đào tạo – phân công hợp lý bằng cách dựa vào kết quả của những năm học trước để bố trí dạy lớp chuyên, bồi dưỡng học sinh giỏi v.v...
Lưu ý nguyện vọng của giáo viên, sự thống nhất trong nhóm tổ chuyên môn. Trên cơ sở đó hiệu trưởng điều chỉnh và quyết định. Khi phân công giáo viên giảng dạy cần đảm bảo công bằng, khách quan nhất là đảm bảo định mức lao động của nhà nước và điều lệ trường phổ thông đã qui định. Phù hợp với năng lực sở trường của từng người. Trong trường hợp bộ môn không có giáo viên chuyên ngành hoặc thiếu thì bố trí giáo viên có chuyên môn tương ứng (giáo viên Sinh dạy Kỹ thuật nông nghiệp, giáo viên Lý dạy Kỹ thuật công nghiệp, giáo viên Thể dục dạy giáo dục quốc phòng...) 
Đối với những môn thiếu thì động viên giáo viên môn đó dạy thêm giờ và có chế độ bồi dưỡng thỏa đáng (nhưng không quá 1/2 giờ qui định).
- Có kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn một cách khoa học, tạo mọi điều kiện cần thiết cho các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, tạo điều kiện về thời gian kinh phí cho các hoạt động chuyên môn như: viết sáng kiến kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên đề, sinh hoạt nhóm tổ chuyên môn hội giảng v.v.. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kịp thời uốn nắn, nhắc nhở bổ sung.
3. Một số nội dung và biện pháp bồi dưỡng. 
a. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị: 
Hàng năm nhà trường phải tổ chức cho giáo viên học tập và học tập nghiêm túc luật giáo dục - điều lệ trường phổ thông các nội qui, qui chế chuyên môn, các qui định về kỷ cương nề nếp để cho mỗi giáo viên hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mình. Việc này phải tiến hành thường xuyên, liên tục để mọi giáo viên nhớ và thực hiện đúng. Đồng thời tổ chức học tập các chỉ thị nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các Văn bản pháp quy về giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt cho giáo viên từ đó làm cho mỗi giáo viên vững vàng hơn, tự tin hơn và trách nhiệm hơn trong công tác. Khuyến khích và tạo các điều kiện về sách báo, phương tiện nghe nhìn để giáo viên đọc báo, nghe đài, xem ti vi để nâng cao nhận thức, mở mang, nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. 
b. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm: 
Đó là lòng thương yêu học sinh, gắn bó với nghề nghiệp, làm cho mỗi giáo viên thấy được trách nhiệm của người thầy “Tất vả vì học sinh thân yêu”. Thực hiện phương châm “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm”. Thấy được lòng nhân ái là cái gốc của đạo lý làm người, với giáo viên thì đó là phẩm chất đầu tiên cần có, là điểm xuất phát của mọi sáng tạo sư phạm.
c. Bồi dưỡng tình yêu nghề nghiệp: 
Người Hiệu trưởng, hiệu phó phải làm cho mỗi giáo viên gắn bó với nhà trường, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, coi nhà trường như ngôi nhà thứ 2 của mình từ đó gắn bó cùng nhau xây dựng nhà trường vững mạnh “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”. Có yêu nghề thì người giáo viên mới dốc hết tâm huyết năng lực, trí tuệ, tình cảm của mình cho sự nghiệp “trồng người”. Đó chính là tâm đức, là trách nhiệm cao cả của người thầy giáo. 
d. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong mấy năm gần đây trường THPT Kim Sơn A - Ninh Bình đã chú ý đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều hình thức. 
+ Thứ nhất là bồi dưỡng thông qua hoạt động của nhóm tổ chuyên môn. Đây là một hoạt động mang tính chất thường xuyên, một hoạt động chính để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Cụ thể trong hoạt động này các nhóm tổ, tổ chức giải đề thi học sinh giỏi tỉnh, đề thi đại học, cao đẳng của năm học trước, trao đổi, thảo luận những vướng mắc trong phương pháp dạy, những vấn đề khó trong từng bài dạy để mọi giáo viên tham gia và cùng thống nhất phương cách hay nhất, tối ưu nhất. Dự giờ, thăm lớp rút kinh nghiệm, tổ chức hội giảng nhân dịp các ngày lễ lớn như 20/11; 22/12; 26/3; 19/5 v.v... Sau mỗi tiết giảng nhóm tổ họp đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm, chỉ ra những hạn chế, sai sót trong cách dạy, cách truyền thụ kiến thức, tác phong, trình bày bảng và đánh giá, xếp loại tiết dạy theo các tiêu chuẩn đã được qui định. Thông qua các hoạt động này trình độ chuyên môn của giáo viên được điều chỉnh, bổ sung và được nâng lên rõ rệt. 
+ Thứ hai là tự bồi dưỡng: Hàng năm nhà trường đã trang bị cho mỗi giáo viên các loại sổ: sổ tự bồi dưỡng, sổ dự giờ, sổ ghi kế hoạch công tác và hội họp v.v... Đồng thời mua sắm thêm tài liệu, sách tham khảo, khuyến khích giáo viên tự mua thêm sách tham khảo quí, hiếm về cho trường, trường sẽ hoàn lại kinh phí – giáo viên tự học qua sách tham khảo, báo chí ghi chép những kiến thức mình thấy có ích và cần thiết cho bản thân, các bài giải đề thi học sinh giỏi v.v... vào sổ tự bồi dưỡng cuối mỗi học kỳ nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra kết quả tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên và đánh giá, coi đây là một tiêu chí để bình xét danh hiệu thi đua. 
+ Thứ ba là hình thức bồi dưỡng tập trung.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các lớp tập huấn chuyên môn, học chuyên đề do Sở GD-ĐT tổ chức. Mỗi năm học 1lần mời chuyên viên, chuyên môn của Sở Giáo dục về trường để trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng thêm cho giáo viên.
+ Tạo mọi điều kiện về thời gian, về chế độ chính sách cho giáo viên có trình độ cao đẳng đi học tiếp để đạt trình độ đào tạo chuẩn (Hiện nay 2 giáo viên môn Thể dục và 1 giáo viên môn Kỹ thuật đang tham gia học đại học tại chức). Đồng thời chọn, cử, khuyến khích, tạo mọi điều kiện về thời gian, đảm bảo chế độ chính sách cho những giáo viên có năng lực đi học cao học (1giáo viên Văn, 1 giáo viên toán, 1 giáo viên tiếng anh). Đi học môn giáo dục quốc phòng tại trường Đại học Sư phạm I Hà Nội trong 6 tháng (2 giáo viên Thể dục). Ngoài ra nhà trường rất coi trọng xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn cho đi học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn, đi thi giáo viên giỏi tỉnh. Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Với cách làm này mấy năm qua một số giáo viên mới ra trường đã thực sự trưởng thành, tay nghề được nâng lên, chuyên môn vững vàng được học sinh và tập thể giáo viên tín nhiệm, tin tưởng. Năm học này trường đã giữ vững danh hiệu đơn vị Tiên tiến suất sắc.Được đề nghị tặng cờ thi dua của Chính phủ .
+ Thứ tư là tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm Về phát hiện và bồi dưỡng HSG, về các khía cạnh của giáo dục như về phương pháp giáo dục đạo đức, về giải bài tập, về xây dựng tập thể lớp về phương pháp giảng dạy v.v.... Cuối năm hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm của trường sẽ tổ chức nghiệm thu, xếp loại và

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu luan CLDN GV.doc