Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4

Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4

Biện pháp 1: Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện:

 - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung của bài học cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập.)

Đặc trưng của phân môn Địa lí đó là tìm hiểu về vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động thực vật, sông hồ, khí hậu, biển các yếu tố này được thể hiện rất rõ trên bản đồ, lược đồ. Bản đồ, lược đồ và bảng số liệu được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn. Trong các tiết học không sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc có bản đồ, lược đồ nhưng học sinh không biết cách sử dụng thì sẽ không thai thác được nội dụng của bài, học sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức một cách máy móc, gò bó. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và trò chơi trong các tiết học địa lí sẽ giúp các em tích cực, chủ động tự tìm tòi, khám phá kiến thức, gây hứng thú trong học tập, tiết học nhẹ nhàng giảm bớt sự nhàm chán tạo cho các em thói quen thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên; từ đó các em sẽ yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, các em sẽ tôn trọng và bảo vệ nó.

 - Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong 3 mạch nội dung kiến thức trên, nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức.

 - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phán đoán, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4530Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm vận dụng trò chơi học tập dạy môn Địa lí lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ biến và 
gặp khó khăn trong việc thiết kế, tổ chức trò chơi vì có ít tài liệu tham khảo vấn đề này.
c. Mặt Mạnh- hạn chế:
- Sau thời gian học tập và giảng dạy vừa qua, bản thân tôi cũng nhận thấy 
đội ngũ giáo viên nói chung đều rất quan tâm đến việc áp dụng phương pháp dạy học mới vào từng bài dạy, luôn tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, các buổi hội giảng theo chuyên đề. 
- Nhưng những việc làm đó vẫn chưa đẩy lùi được một số khó khăn nêu 
trên và chính những khó khăn đó đã dẫn đến một thực trạng là chất lượng sau mỗi giờ học Địa lí còn chưa cao, học sinh cũng chưa thực sự yêu thích môn Địa lí, chưa chú tâm và có những hứng thú khi học Địa lí. Tất cả những điều này nếu không sớm được khắc phục thì sẽ tạo ra những khó khăn khác cho học sinh trong quá trình học tập.
Nói tóm lại, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng 
tôi thấy việc tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để khắc phục tình trạng trên nhằm gây hứng thú học tập cho các em và nâng cao hiệu quả giờ học là vô cùng cần thiết 
	d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
	Trong những năm gần đây tình hình an toàn thực phẩm, những đồ chơi nguy hiểm, biến đổi khí hậu, dịch bênh ngày càng gia tăng. Tìm hiểu những nguyên nhân trên hay đổ lỗi cho nhà trường thiếu sự quan tâm, giáo dục học sinh, thiếu sân chơi lành mạnh, bổ ích, tầm thường hóa bộ môn Địa lí, cái nền tảng để thực hiện các nguyên tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng còn bị xem nhẹ. Các bậc phụ huynh luôn nhắc nhở con em mình tập trung váo các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, còn xem thường môn phụ như môn Địa lí.
	Kiến thức học tập ngày càng cao học sinh chỉ biết tập trung vào học với học, học sinh có ít thời gian để vui chơi, giải trí lành mạnh, quỹ thời gian còn lại đa phần lao vào các quán intơnet để chơi game hoặc chơi những đồ chơi có hại tới sức khỏe, từ đó nhân cách của một số em bị méo mó bởi những trò chơi, đồ chơi có hại. Trong khi đó nhà trường ít có hoạt động ngoại khóa hay tổ chức sân chơi lành mạnh cho học sinh, nếu có tổ chức thì phạm vi ảnh hưởng chưa cao, trước tình hình đó việc tổ chức trò chơi học tập trong tiết học là cần thiết học mà chơi, chơi mà học.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.	
 	Địa bàn trường Tiểu học Lý Tự Trọng nằm trên thị trấn Buôn Trấp trình độ dân trí tương đối cao, người dân đã có ý thức trong việc sinh đẻ có kế hoạch nên mỗi gia đình chỉ có một đến hai con. Chính vì lẽ đó mà việc quan tâm đến học tập của các em được cha mẹ các em hết sức coi trọng nên việc nâng cao chất lượng giáo dục phần nào cũng thuận lợi hơn, các em có đầy đủ điều kiện cho việc học. Song trong địa bàn vẫn còn nhiều gia đình học sinh kinh tế còn khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm đến việc học của con em mình. Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, chưa có khả năng tự học, tự rèn. Khả năng tư duy ở một số học sinh còn hạn chế. Do vậy, việc tiếp thu bài, tính tự giác, khả năng quản lý, tổ chức của một số em còn hạn chế.
	Một số giáo viên lười tổ chức trò chơi học tập vì sợ mất nhiều thời gian, rườm rà, khó quản lý học sinh. Trong khi chơi trò chơi học sinh còn làm việc riêng chưa phát huy tính thi đua giữa cá nhân và các nhóm của các em. Chưa nắm vững luật chơi, cách chơi, thời gian chơi dẫn đến chất lượng trò chơi nhiều lúc chưa cao.	
II.3. Giải pháp, biện pháp 
	a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Sau thời gian nghiên cứu tài liệu của đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy kết hợp với việc giảng dạy trên lớp, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, bản thân giáo viên phải xác định đây là một phương pháp có nhiều hiệu quả cao đối với việc tạo sự kích thích và tạo sự hưng phấn tham gia vào bài giảng của học sinh , do vậy giáo viên cần tránh thái độ, tâm lý e ngại hoặc thực hiện nửa vời, không duy trì thường xuyên đối với mỗi tiết học trên lớp, điều này rất quan trọng trong xác định tâm thế để thực hiện nội dụng một tiết học theo phương pháp này.
Thứ hai, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung giảng dạy và cách tổ chức sinh hoạt trò chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết và biết dự đoán trước mọi tình huống có thể xảy ra để không bị bất ngờ và có khả năng tùy cơ ứng biến. Giáo viên cần tạo một ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho sinh viên. Ấn tượng ban đầu tốt (hòa nhã, vui tính, thân thiện, không đe dọa,...) sẽ giúp giáo viên dễ thành công trong các tiết dạy tiếp theo. Khi học sinh có cảm tình với giáo viên, các em sẽ hợp tác tích cực với giáo viên - Bầu không khí sẽ trở nên sôi động và tự nhiên.
Thứ ba, phải biết làm chủ thời gian, kiểm soát được tiến trình hoạt động, nếu không trò chơi sẽ phản tác dụng. Học sinh không có cơ hội có ý tưởng mới rút ra từ hoạt động trò chơi, thậm chí có khi các em bị bối rối thêm. Nên dành khoảng thời gian vừa đủ để học sinh nhớ lại các hoạt động đã qua và rút ra điều gì cần thiết liên quan tới bài học. Nếu dành thời gian nhiều quá để chơi, cuối cùng ta sẽ không rút ra được bài học gì vì đã quá giờ!
Thư tư, trò chơi được chọn tốt, phù hợp với lứa tuổi, tâm lí của các em, phù hợp với nội dung bài học sẽ làm cho các em nắm vững kiến thức. Cùng một loại trò chơi,  có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số học sinh, tùy diện tích phòng hay cách bố trí bàn ghế. Quan trọng là giáo viên phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó, như vậy hiệu quả sẽ rất lớn. Trong lớp sẽ có em chưa quen với loại hình sinh hoạt này, giáo viên cần giúp đỡ và từ từ đưa các em vào cuộc. Với những sinh viên cảm thấy còn e ngại lúc đầu, nếu giáo viên kiên nhẫn hỗ trợ thì các em sẽ tham gia rất tốt và hoàn thành vai trò của mình. Qua đó, giáo viên có thể giúp các em sự tự tin và tăng động cơ học tập.
Thứ năm, trò chơi khởi động lúc bắt đầu buổi học là rất cần thiết để tạo bầu không khí thân thiện, nhờ đó mà học sinh dễ tham gia hơn ở phần nội dung chính. Nếu trò chơi khởi động được chọn kỹ, phù hợp với nội dung bài học thì càng tuyệt vời để bắt đầu vào tiết học. Đặc biệt chúng ta không nên cầu kỳ, quan trọng hóa hay nghiêm túc hóa vấn đề. Mọi cầu kỳ sẽ làm cho các em mất phương hướng, càng đơn giản càng tốt.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 Sau khi nghiên cứu kĩ các phương pháp vận dụng trò chơi học tập của môn Địa lí. Tôi đã thực hiện vận dụng trò chơi học tập theo các bước sau
 * Bước 1: Xác định mục đích chơi ( Củng cố tri thức, phát triển kĩ năng, tư duy, hình thành óc sáng tạorèn tính thật thà, nhanh nhẹn). Mục đích chơi đã được tôi xác định rõ ràng và sau cuộc chơi phải đạt được mục đích chơi.
* Bước 2: Giới thiệu tên trò chơi.
* Bước 3: Giới thiệu luật chơi.
* Bước 4: Qui định thời gian chơi và học sinh tiến hành chơi.
* Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả chơi.
       Khi tiến hành tổ chức trò chơi, chúng ta cần chú ý:
- Trò chơi học tập là một phương tiện giáo dục trí tuệ, nó giúp học sinh phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác,, chính xác hóa những hiểu biết về các sự vật và hiện tượng xung quanh, phát triển thông minh, sự nhanh trí, ngôn ngữ dần dần học sinh sẽ hình thành nhu cầu nhận thức của thế giới xung quanh- mở rộng tầm hiểu biết về tự nhiên xã hội. Vì vậy ta có thể tổ chức trò chơi ở thời điểm thích hợp trong một khoảng thời gian nhất định của tiết học.
- Trong trò chơi học tập giáo viên cần chú ý đến sự tự nguyện, bình đẳng giữa các học sinh. Tất cả học sinh đều có vị trí nhiệm vụ như nhau khi tham gia trò chơi.
- Trò chơi học tập bao giờ cũng có kết quả rõ ràng, đoán đúng – sai một câu đố, gọi tên đúng –sai, sắp xếp đúng – sai Kết quả này có ý nghĩa rất lớn đối với các em, nó mang lại niềm vui cho học sinh, thúc đẩy tính tích cực và mở rộng củng cố vốn hiểu biết cho học sinh.
- Nội dung trò chơi thường gắn với nội dung bài học, nó sẽ minh họa một cách sinh động cho các kiến thức lí thuyết mà các em đã học. Nhờ vậy, kiến thức được vận dụng, củng cố và khắc sâu giúp các em thấy rõ ý nghĩa những điều đã học, đây chính là cơ sở để hình thành hứng thú học tập.
- Để kết quả tổ chức trò chơi học tập được tốt, ta luôn chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho hoạt động chơi tùy thuộc vào nội dung của từng trò chơi.
- Khi chia nhóm, đội không nên chia quá nhiều vì như thế lúc tổng kết sẽ khó khăn, trò chơi mất đi sự hào hứng.
- Trò chơi phải đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện.
- Không nên lúc nào cũng cho nhóm, đội cử đại diện vì như thế các em sẽ có khuynh hướng chọn bạn giỏi đại diện mãi mà các em yếu thì ít được tham gia.
- Giáo viên chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ để tạo hứng thú cho các em ( tranh, ảnh, vở, bánh kẹo)
Nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy môn Địa lí.
 Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia. 
Phải thu hút được đa số ( hay tất cả) mọi học sinh tham gia. 
Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian, sức lực để không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến các tiết học khác. 
Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí.
 Biện pháp 1: Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện:
	- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung của bài học cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập...)
Đặc trưng của phân môn Địa lí đó là tìm hiểu về vị trí, giới hạn, địa hình, khoáng sản, đất, động thực vật, sông hồ, khí hậu, biển các yếu tố này được thể hiện rất rõ trên bản đồ, lược đồ. Bản đồ, lược đồ và bảng số liệu được sử dụng như một nguồn cung cấp kiến thức, giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức và hình thành, rèn luyện kĩ năng bộ môn. Trong các tiết học không sử dụng bản đồ, lược đồ hoặc có bản đồ, lược đồ nhưng học sinh không biết cách sử dụng thì sẽ không thai thác được nội dụng của bài, học sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức một cách máy móc, gò bó. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ, lược đồ, tranh ảnh và trò chơi trong các tiết học địa lí sẽ giúp các em tích cực, chủ động tự tìm tòi, khám phá kiến thức, gây hứng thú trong học tập, tiết học nhẹ nhàng giảm bớt sự nhàm chán tạo cho các em thói quen thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên; từ đó các em sẽ yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, các em sẽ tôn trọng và bảo vệ nó. 
	- Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong 3 mạch nội dung kiến thức trên, nhưng có thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức.
	- Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phán đoán, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo.
	- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 phút), thích hợp với môi trường học tập.
	- Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
	- Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 4. Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.
Biện pháp 2: Nguyên tắc khai thác và thực hành:
	- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng, 
phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh...).
	- Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (Từ các phế liệu như: Vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, đầu nứa, nắp chai, 
giấy bìa...) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính 
thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.
	- Từ các nguyên tắc trên, tôi đã căn cứ vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi tiết học cũng như đốitượng học sinh.
* Quy trình tổ chức trò chơi:
Trò chơi học tập thông qua 5 bước:
 Giới thiệu tên trò chơi
 Phổ biến luật chơi
 Tiến hành chơi
 Thảo luận rút ra kiến thức
 Đánh giá kết luận
*MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐÃ CÓ SẴN TRONG SÁCH GIÁO KHOA
1. Trò chơi “Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”
 Ví dụ khi dạy bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” 
Giáo viên chuẩn bị 3 thẻ chữ có ghi 
1. Hoàng Liên Sơn
3. Phan-xi-păng
2. Sa Pa
Giáo viên phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 3 đội, mỗi đội cử 1 đại diện lên bốc thăm; bốc được thẻ chữ nào thì sẽ thuyết minh về địa danh ấy, bài thuyết minh có thể do một người trình bày, hoặc nhiều người trong đội cùng tham gia. Đội nào có bài thuyết minh đúng, hay, có thêm tư liệu là đội thắng cuộc. Thời gian chơi: 5 phút. 
Qua hình thức chơi này, các em rất ham thích và khắc sâu được kiến thức của bài. Đó cũng là một trong cách rèn các em được nói, được trình bày những hiểu biết của mình sau cuối tiết học.
2. Trò chơi: “ Tiếp sức”
Ví dụ khi dạy bài 4 “Hoạt động san xuất của người dân ở Tây Nguyên” 
Giáo viên phổ biến luật chơi: Cả lớp chia thành 2 đội, mỗi đội 5 em. 
5 em của mỗi đội đứng thành hàng dọc quay mặt lên bảng. gần phần bảng dành cho đội của mình.
( Trên bảng có 2 sơ đồ như hình dưới đây )
Đồng cỏ xanh tốt
Bơm hút nước gầm để tưới cây
Sông nhiều thác ghềnh
Khai thác rừng
Nhiều đất ba dan
Trồng cây công nghiệp lâu năm
Rừng có nhiều lâm sản quý
Làm thủy điện
 Nắng nóng kéo dài vào mù khô
Nuôi gia súc lớn
3. Trò chơi: “Hái hoa dân chủ” 
Ví dụ khi dạy bài “ Phiếu kiểm tra”
 - Giáo viên tổ chức lớp thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố và ôn tập các kiến thức của bài đã học. Mỗi nhóm cử 3 đại diện để thành lập đội chơi. Trong quá trình chơi, các đội có quyền đổi người, giáo viên tổ chức thành các vòng thi như sau:
* Vòng 1: Ai chỉ đúng ? 
 - Giáo viên chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
	- Nhiệm vụ của các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào đội đó phải chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Nếu chỉ đúng vị trí đội ghi được 3 điểm; nếu chỉ sai đội đó bị trừ 1 điểm. Thời gian chơi 5 phút.
* Vòng 2: Ai kể đúng?
- Giáo viên chuẩn bị các bông hoa, trong có ghi dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Giáo viên yêu cầu nhiệm vụ các đội chơi, lần lượt lên bốc thăm trúng địa danh nào, phải kể tên các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục, lễ hội của dân tộc đó. Nêu đúng tên các dân tộc và kể được những đặc điểm chính đội đó sẽ ghi được 10 điểm; nếu sai đội đó không ghi điểm. Thời gian chơi: 5 phút.
4. Trò chơi “Ô chữ bí ẩn”
	Ví dụ khi dạy bài 7 Thủ đô Hà Nội
 - Giáo viên chuẩn bị 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.
- Sau đó giáo viên nêu nhiệm vụ cho các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì mặt cười xin trả lời trước. Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng đội ghi được 5 điểm. Ô chữ hàng dọc trả lời đúng đội ghi được 20 điểm. Nếu giải sai đội đó không ghi được điểm. Các đội đều có quyền đặt bông hoa hy vọng ở mỗi lần trước khi giải ô chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp đôi số điểm của mình. Thời gian chơi: 15 phút.
- Giáo viên có ô chữ sau
T
H
U
Đ
Ô
H
A
N
G
S
Ô
N
G
H
Ô
N
G
N
Ô
I
B
A
I
Đ
A
I
L
A
Đọc, trả lời các câu hỏi dưới đây và viết vào ô chữ:
1. Nơi đặt phần lớn hoặc tất cả các cơ quan quyền lực chính của một quốc gia gọi là gì ( 5chữ cái ?)
2. Tên các phố Hà Nội thường bắt đầu bằng từ gì (4 chữ cái ?)
3. Tên con sông lớn chảy qua Hà Nội (8 chữ cái ?)
4. Tên sân bay quốc tế lớn ở Hà Nội ( 6 chữ cái ?)
5. Một trong số các tên gọi trước đây của Hà Nội ( 5 chữ cái ?)
 Ô chữ hàng dọc: Hà Nội
5.Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
Ví dụ khi dạy các bài “ Phiếu kiểm tra”
- Giáo viên chuẩn bị 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.
- Sau đó giáo viên nêu nhiệm vụ cho các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì rung chuông xin trả lời trước. Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng đội ghi được 5 điểm. Ô chữ hàng dọc trả lời đúng đội ghi được 20 điểm. Nếu giải sai đội đó không ghi được điểm. Các đội đều có quyền đặt bông hoa hy vọng ở mỗi lần trước khi giải ô chữ hàng ngang để nếu trả lời đúng thì được tăng gấp đôi số điểm của mình. Thời gian chơi: 15 phút.
- Giáo viên có ô chữ sau:
1
V
Ư
A
L
U
A
2
B
I
Ê
N
Đ
Ô
N
G
3
Ê
Đ
Ê
4
T
R
Ư
Ơ
N
G
S
A
5
P
H
A
N
X
I
P
Ă
N
G
6
N
A
M
B
Ô
7
M
U
Ô
I
- Giáo viên đặt câu hỏi tìm ra ô chữ như sau:
1. Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói tới đồng bằng Nam Bộ ? (vựa lúa)
2. Vùng biển nước ta là bộ phận của biển này ? (biển Đông)
3. Đây là tên một dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên mà có 3 chữ cái ? (Ê Đê)
4. Tên của một quần đảo nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hoà ? (Trường Sa)
5. Đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà của Tổ quốc ? (Phan-xi-păng)
6. Tên đồng bằng lớn nhất nước ta ? (Nam Bộ)
7. Đây là một tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn ? (Muối)
 Ô chữ hàng dọc: Việt Nam
6. Trò chơi “Ra câu đố”
- Ngoài các trò chơi đã nêu tôi thường tổ chức trò chơi ra câu đố sau khi đã học xong các bài về đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung có liên quan đến các con sông tôi ra các câu đố. Thời gian thi trong 2 phút theo tổ, tổ nào trả lời đúng tổ đó sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Câu đố về “Các con sông”
+ Sông gì tên gọi đã xanh ? (sông Lam)
+ Sông gì không nhuộm mà quanh năm hồng ? (sông Hồng)
+ Sông gì mà có chín rồng ? (Cửu Long)
+ Sông gì lấp lánh chiến công đời Trần ? (Bạch Đằng)
+	 Làng quan họ có con sông 
 Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì ? (sông Cầu)
+ Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời ? (sông Mã)
+ 	Sông gì chẳng thể nổi lên 
 Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu? (sông Đáy)
+ 	Hai dòng sông trước, sông sau
 Hỏi hai sông ấy ở đâu ? Sông nào ? (sông Tiền, sông Hậu)
	 (Đó là tên những con sông nào)
7. Trò chơi: “ Ai đoán tên đúng”
- Mục đích: Củng cố kiến thức về những đặc điểm tiêu biểu về biển đảo và quần đảo nước ta.
- Chuẩn bị: Các ô chữ và nội dung các ô chữ. Quà thưởng học sinh
- Luật chơi: 
+ Giáo viên sẽ đưa ra các ô chữ với những lời gợi ý. Nhiệm vụ của học sinh là đoán được nội dung các ô chữ đó. 
+ Học sinh nếu đoán đúng một ô chữ, sẽ được một phần quà của giáo viên ( bút chì, tây, kẹo, 0) 
1. Một vùng biển của nước ta là một bộ phận của biển này. 
B
i
ê
n
Đ
ô
n
g
2. Đây là địa danh, in dấu các chiến sĩ ( có 6 chữ cái )
C
ô
n
Đ
a
o
3. Đây là thắng cảnh nổi tiếng ( ở miềm Bắc ), đã được ghi nhận là di sản thiên nhiên thế giới. ( Có 10 chữ cái )
V
i
n
h
H
a
L
o
n
g
4. Đây là một quần đảo nổi tiếng ở ngoài khơi miền Trung thuộc tỉnh Khánh Hòa. ( Gồm 8 chữ cái )
T
r
ư
ơ
n
g
S
a
8. Trò chơi: “ Điền đúng, điền nhanh”
- Mục đích: Củng cố kiến thức cơ bản về đồng bằng Nam Bộ.
- Chuẩn bị: 2 bảng phụ có ghi nội dung trò chơi, 2 bút dạ. 
- Cách tiến hành: 
	Mỗi đội 4 học sinh, lần lượt tiếp sức, học sinh có 30 giây đọc đoạn văn và các từ cần diền. Sau đó lần lượt mỗi học sinh điền 1 từ xong, xếp xuống cuối hàng em thứ hai lại tiếp tục cho đến hết. Đội nào xong trước, nhiều từ đúng sẽ thắng cuộc.
	Hãy điền từ đúng vào các chỗ chấm của các câu trong đoạn văn nói về hoạt động sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ.
	 Đồng bằng Nam bộ là nơi có các ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta. 
	Những ngành công nghiệm nổi tiếng là sản xuất, khai thác dầu mỏ chế niến lương thực, thực phẩm, hóa chất, cơ khí, điện tử,  Mỗi năm đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nữa giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Chợ nổi trên sông là một nét độc đáo của đồng bằng sông Cửu Long. Người dân đến chợ bằng xuồng ghe. Có nhiều loại hàng hóa được mua bán tại đây, nhưng nhiều nhất là các loại hoa quả đặ biệt của đồng bằ

Tài liệu đính kèm:

  • docTRANTHIHUONG_CHUYENMON_LITUTRONG.doc