Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng thí nghiệm có hiệu quả trong giảng dạy Vật lý 7

Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng thí nghiệm có hiệu quả trong giảng dạy Vật lý 7

Ví dụ : Ở bài “Sự truyền ánh sáng”

Khi nghiên cứu về đường truyền ánh sáng đầu tiên giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để thu thập thông tin để tìm hiểu mục đích của thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. Giáo viên yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm như hình 2.1 trong SGK và quan sát ánh sáng phát ra từ dây tóc đèn pin bằng ống thẳng và ống cong sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: ánh sáng từ dây tóc đèn pin truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong. Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải tự làm thí nghiệm, quan sát tìm tòi được những thông tin cần thiết cho quan niệm đường truyền của ánh sáng. Tiếp theo yêu cầu học sinh xử lí thông tin bằng thí nghiệm kiểm tra (bố trí thí nghiệm như hình 2.2 SGK). Với thí nghiệm này học sinh kiểm tra xem khi không dùng ống ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không? Việc xử lí thông tin này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ tìm tòi, tiến hành thí nghiệm, lựa chọn thông tin đã thu thập ở thí nghiệm hình 2.1 để tìm ra lời giải đáp đúng về đường truyền của ánh sáng. Từ đó học sinh phải hoàn thành được phần kết luận trong SGK (Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng)

 

doc 13 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4293Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng thí nghiệm có hiệu quả trong giảng dạy Vật lý 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh , ....”. Thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo là: Phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy từ phương pháp dạy học "cũ - thụ động ”- “thầy đọc - trò chép” sang phương pháp giảng dạy tích cực - chủ động, sáng tạo theo hướng “Phát huy trí lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”. Tôi cũng đã tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra bởi chúng ta đều biết phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. 
Từ những suy nghĩ trên, tôi đã nghiên cứu trao đổi với các nhóm bộ môn cũng như với giáo viên dạy bộ môn Vật lý về vấn đề khai thác các thí nghiệm trong các giờ học vật lý, nhất là thí nghiệm vật lý 7. Đây là khối lớp mà bước đầu các em đã được làm quen với phương pháp đổi mới trong dạy học, đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Trong chuyên đề này tôi muốn đề cập đến một vài kinh nghiệm sử dụng đồ dựng dạy học như thế nào trong giảng dạy Vật lý để giờ học có hiệu quả hơn?
B - NỘI DUNG 
I . Cơ sở lý luận 
Vật lý là một trong những môn học có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, trong đó sách giáo khoa là một trong những phương tiện thể hiện phương pháp dạy học tích cực. Trong chương trình vật lý 6, học sinh đã nhiều lần tập đưa ra “Dự đoán” và được giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán. Đến lớp 7 phương pháp nghiên cứu đó cần được phát triển và nâng cao hơn cần hướng dẫn học sinh thường xuyên đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về cùng một hiện tượng và tự lực đề xuất các phương án làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Đặc biệt trong chương trình vật lý 7 có sử dụng nhiều đến phương pháp thực nghiệm, tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm và từ thí nghiệm rút ra kiến thức của bài học. Bên cạnh việc áp dụng phương pháp thực nghiệm cần phải sử dụng phương pháp suy luận lôgic mới có thể rút ra kết luận khoa học. 
II . Cơ sở thực tiễn 
Trong khi giảng dạy các môn học giáo viên chỉ chú trọng đến khối lượng kiến thức cần truyền đạt mà coi nhẹ phương pháp học tập và nghiên cứu mang tính đặc thù của từng môn. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm thế nhưng tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là : 
Hầu hết các bài dạy chưa có đủ dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho học sinh 
Kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh vẫn còn hạn chế .
Dụng cụ thí nghiệm còn thiếu hoặc không đồng bộ, chất lượng kém ..
Việc sử dụng thí nghiệm Vật lí ở trường Trung học cơ sở vẫn còn hạn chế, chưa phát huy hết được tính độc lập sáng tạo của học sinh . Trong khi đó lượng kiến thức trong sách giáo khoa luôn được bổ sung chỉnh lí cho thời. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến chất lượng của bộ môn chưa được tốt. Do đó trong 4 giải pháp đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường Trung học cơ sở thì giải pháp “ Phấn đấu làm đầy đủ, có chất lượng các thí nghiệm trên lớp là giải pháp được đặt lên hàng đầu”. Chú trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học và dụng cụ thí nghiệm ở tất cả các môn học trong các tiết dạy của giáo viên. Các tiết vật lý cũng như các tiết học khác nhất là các môn KHTN, thí nghiệm GV cần tạo điều kiện để các em học sinh được tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát, đo đạc và rút ra nhận xét, kết luận (tức là được trải nghiệm trong thực tế) các em học sinh học tập hứng thú hơn phát huy được tính năng động sáng tạo của các em.
Chương trình Vật lí 7 với những nội dung như Quang học - Âm học - Điện học, các phần này hầu như bài nào cũng có thí nghiệm. Từ các thí nghiệm học sinh hình thành khái niệm. Ví dụ : nguồn sáng, sự phản xạ ánh sáng.... Cũng từ các thí nghiệm học sinh nhận biết được sự dao động của một số nguồn âm, phát hiện sự truyền âm trong chất rắn, chất lỏng, chất khí ... Hoặc quan sát thí nghiệm của giáo viên và học sinh nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn. Trong các phần này, chủ yếu là các thí nghiệm biểu diễn hình thành tri thức mới và một vài thí nghiệm chứng minh. Thí nghiệm kiểm tra đóng vai trò khai thác sâu kiến thức biến kiến thức thành kỹ năng kỹ xảo vận dụng vào giải bài tập. Để khai thác các thí nghiệm làm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh một cách cao nhất cần có một số biện pháp thích hợp nội dung bài dạy trên lớp.
III. Những biện pháp thực hiện.
 	Các tri thức vật lí hoá là sự khái quát hoá các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong đời sống. Dựa trên các thí nghiệm học sinh thực hiện được các thao tác tư duy để tiếp thu tri thức mới. Bài học có thí nghiệm kích thích óc tò mò khám phá khoa học, ham hiểu biết, rèn luyện óc độc lập suy nghĩ và tư duy sáng tạo cho học sinh. Tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như được trao đổi với các đồng nghiệp về biện pháp tổ chức học sinh tiếp thu kiến thức và đặc biệt là việc làm thí nghiệm để đạt hiệu quả trong bài học: 
1. Chuẩn bị thí nghiệm
Thí nghiệm phải kích thích hứng thú óc sáng tạo của học sinh. Muốn đạt được điều đó giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ nội dung bài dạy, các thí nghiệm sẽ làm. 
Ví dụ: Khi nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng tức là phải trả lời được câu hỏi: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không? 
 Từ đó giáo viên xác định rõ mục đích thí nghiệm, lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho phù hợp. Các dụng cụ thí nghiệm phải đơn giản dễ làm và chất lượng tốt đảm bảo độ chính xác cao. Trong quá trình giáo dục rất cần có óc sáng tạo của giáo viên để có được các dụng cụ thí nghiệm phù hợp, vì không phải dụng cụ thí nghiệm nào cũng có và cũng hoạt động tốt, nhiều khi giáo viên phải tự tạo ra các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy.
Để kích thích thị giác giáo viên cũng cần phải chọn các thí nghiệm có đồ dùng màu sắc tương phản “bắt mắt” giúp học sinh quan sát tốt hơn. Thí nghiệm thành công tức là phải được chuẩn bị kỹ, làm đi làm lại nhiều lần nếu thất bại sẽ phá vỡ tiến trình bài học gây tâm lí hoang mang thất vọng đối với học sinh. Điều không thể thiếu được là giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng, phân tích kết quả thí nghiệm vận dụng các kiến thức có liên quan để đi đến tri thức mới một cách logic.
2. Tiến hành thí nghiệm.
*Bước 1: Thu thập thông tin
 - GV hướng cho học sinh quan sát các sự kiện, hiện tượng, thí nghiệm, tìm được những thông tin cần thiết từ thực tế, sách giáo khoa, báo....
 - Lập kế hoạch khám phá thiết kế thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thiết bị thí nghiệm, chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác định trong thí nghiệm, chỉ ra những yếu tố cần giữ nguyên, không thay đổi khi làm thí nghiệm.
 - Tiến hành thí nghiệm: Bố trí lắp đặt dụng cụ thiết bị thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, thay đổi phương án thí nghiệm nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra.
 - Ghi kết quả khám phá, đọc số chỉ của các dụng cụ thí nghiệm ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết, lập bảng kết quả, biểu diễn kết quả bằng đồ thị, sơ đồ ...
*Bước 2: Xử lí thông tin 
Ví dụ như : lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu, kết quả thí nghiệm và nêu ý nghĩa của chúng. Tìm quy luật từ kết quả thí nghiệm từ biểu bảng đồ thị. Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận. 
*Bước 3: Thông báo kết quả làm việc
 Mô tả lại những thí nghiệm đã làm, trình bày, giải thích những việc đã làm bằng lời, bằng hình vẽ, bằng sơ đồ, hoặc bằng đồ thị...nêu kết luận đã tìm thấy được.
*Bước 4: Vận dụng ghi nhớ kiến thức
 - Vận dụng giải các bài tập (định tính, định lượng, thực nghiệm) làm đồ chơi, dụng cụ học tập...., học thuộc lòng.
 - Trong mỗi tiết dạy có thí nghiệm, giáo viên có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở những mức độ khác nhau.
Ví dụ : Ở bài “Sự truyền ánh sáng”
Khi nghiên cứu về đường truyền ánh sáng đầu tiên giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để thu thập thông tin để tìm hiểu mục đích của thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. Giáo viên yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm như hình 2.1 trong SGK và quan sát ánh sáng phát ra từ dây tóc đèn pin bằng ống thẳng và ống cong sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: ánh sáng từ dây tóc đèn pin truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong. Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải tự làm thí nghiệm, quan sát tìm tòi được những thông tin cần thiết cho quan niệm đường truyền của ánh sáng. Tiếp theo yêu cầu học sinh xử lí thông tin bằng thí nghiệm kiểm tra (bố trí thí nghiệm như hình 2.2 SGK). Với thí nghiệm này học sinh kiểm tra xem khi không dùng ống ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không? Việc xử lí thông tin này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ tìm tòi, tiến hành thí nghiệm, lựa chọn thông tin đã thu thập ở thí nghiệm hình 2.1 để tìm ra lời giải đáp đúng về đường truyền của ánh sáng. Từ đó học sinh phải hoàn thành được phần kết luận trong SGK (Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng)
Để phát huy hiệu quả các thí nghiệm học sinh tự tìm tòi kiến thức một cách chủ động sáng tạo. Điều vô cùng quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp thí nghiệm với hệ thống câu hỏi dẫn dắt. Ở chương II phần Âm học hầu hết các thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm kiểm chứng để xây dựng và mở rộng kiến thức. 
Ví dụ bài “Nguồn âm” ngoài các dụng cụ như dây cao su, trống, âm thoa....giáo viên có thể tạo thêm một thí nghiệm nhạc cụ (đàn ống nghịêm) và hướng cho học sinh tự làm và kiểm tra được kết luận. Với thí nghiệm củng cố này học sinh sẽ rất hứng thú và nắm vững được đặc điểm của nguồn âm đó là “Vật dao động phát ra âm”. 
3. Trao đổi ở tổ nhóm
Ngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi giáo viên cần tích cực học hỏi, trao đổi dự giờ bạn nhất là giao lưu chuyên môn, các giờ dạy tốt dạy giỏi ở trường bạn. Đặc biệt trong trường hai tuần tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn của nhóm, tổ thảo luận về việc vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào từng tiết học. Bàn bạc trong tổ về cách thức sáng tạo các thí nghiệm trong từng bài dạy. Nhờ đó mà kỹ năng thí nghiệm và chất lượng giảng dạy được nâng nên rõ rệt.
IV. Áp dụng cụ thể vào bài học. 
Bài: 11 - Tiết 12
ĐỘ CAO CỦA ÂM
Tuần dạy: 12.
Ngày dạy: 07/11/2016
I- MỤC TIÊU:
 1) Kiến thức:.
 - HS biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ, nêu được ví dụ.
 - HS hiểu cách sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.
 2) Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì ?
 - Rèn kĩ năng thí nghiệm tốt để thấy được mối quan hệ giữa tần số dao dộng và độ cao của âm
 3)Thái độ:
 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. 
II - TRỌNG TÂM:
 - Âm cao, âm thấp khác nhau thế nào?
 - Tần số và đơn vị của tần số
III -CHUẨN BỊ:
 - GV: Giá thí nghiệm, con lắc đơn dài 20 cm, 40 cm, 1 đĩa quay có đục những hàng lỗ tròn, mô-tơ 3Và 6V một chiều, 1 miếng phim nhựa, 2 thước đàn hồi, hộp rỗng.
 - HS: xem trước bài ở nhà theo sự hướng dẫn tự học ở tiết trước của giáo viên.
IV-TIẾN TRÌNH:
 1) Ổn định: Kiểm diện: 
 2) Kiểm tra miệng:
* HS1:
- Thế nào là nguồn âm?
Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
- BT 10.1 sbt tr 23.
 * HS2: 
- BT 10.3 sbt tr 23: Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra “nốt nhạc” khi gãy dây đàn guitar, khi thổi sáo?
- BT 10.10 sbt tr 25
*Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. 
- Các vật phát ra âm đều dao động. 
- Chọn D 
- Khi gãy dây đàn guitar, dây đàn dao động phát ra nốt nhạc. 
- Khi thổi sáo, cột khí trong ống sáo dao động phát ra âm.
- Chọn D
3đ
2đ
5đ
3đ
2đS
5đ
3) Bài mới: Tổ chức tình huống học tập
 - Cây đàn bầu chỉ có 1 dây, tại sao người nghệ sĩ khi gảy đàn lại kéo lung tung lên dây làm cho bài hát thanh thót (âm bổng), có lúc lại trầm lắng (âm trầm) làm xao xuyến lòng người. Vậy nguyên nhân nào làm âm trầm, âm bổng khác nhau?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ 1: Quan st dao động nhanh, chậm, nghin cứu khi niệm tần số.
- Học sinh đọc thí nghiệm sgk.
*Giáo viên bố trí thí nghiệm như H11.1, hướng dẫn học sinh cách xác định một dao động, số dao động của vật trong 10s, suy ra số dao động trong 1s.
Nhóm tiến hành làm thí nghiệm, trả lời câu C1 điền vào bảng.
Học sinh đọc thông báo sgk tr 31.
* Tần số l gì? Ký hiệu tần số?
 Vi học sinh pht biểu lại.
Thảo luận nhĩm trả lời cu C2.
Học sinh khc hồn chỉnh nhận xt.
HĐ 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ cao của âm và tần số.
Học sinh đọc thí nghiệm 2 (TN 11.2). Các nhóm bố trí thí nghiệm như H11.2. Tiến hành lm thí nghiệm, quan st thí nghiệm.
Thảo luận trả lời cu hỏi C3.
Học sinh đọc thí nghiệm 3.
* Giáo viên bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm, học sinh quan sát
* Trả lời câu C4
àTừ kết quả thí nghiệm 1, 2, 3 rút ra được kết luận gì?
Học sinh hoàn chỉnh kết luận sgk. Và học sinh phát biểu lại.
- GV: nói thêm âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. 
HĐ 3: Vận dụng.
Câu 5
Câu 6
Câu 7* Trước cơn bão thường có hạ âm, hạ âm làm cho người khó chịu , cảm gíac buồn nôn chóng mặt, một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy người xưa dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão 
* Dơi phát ra siêu âm để săn tìm muỗi, muỗi rất sợ siêu âm do dơi phát ra. Vì vậy có thể chế tạo máy phát siêu âm bắt chước tần số siêu âm của dơi để đuổi muỗi.
I-DAO ĐỘNG NHANH, CHẬM. TẦN SỐ:
- Thí nghiệm 1: H11.1
 (b)
 (a)
- Số dao động trong 1s gọi là tần số. Đơn vị tần số là Hec (Hertz). Ký hiệu: Hz.
II- ÂM CAO (ÂM BỔNG), ÂM THẤP (ÂM TRẦM):
- Thí nghiệm 2: (H11.2).
-Thí nghiệm 3 (H11.3).
Kết luận: Âm phát ra càng cao (âm bổng) khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp (âm trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
III-VẬN DỤNG:
-Vật có tần số 70Hz dao động nhanh hơn.
-Vật có tần số 50Hz phát ra âm thấp hơn.
*Khi vặn cho dây đàn căng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp, tần số nhỏ. Khi vặn cho dây đàn căng nhiều (dây căng) thì âm phát ra càng cao, tần số lớn.
*Âm phát ra cao hơn khi chạm mạnh góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa.
4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Thế nào là tần số? Đơn vị tần số?
- Tần số của âm phát ra như thế nào?
- BT: 11.1/tr 26
- BT: 11.2/tr26
-Số dao động trong 1s gọi là tần số. Đơn vị Hec(Hz)
-Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn, âm thấp khi tần số dao động nhỏ.
-Chọn D – Khi tần số dao động lớn hơn
tần sốhéc (Hz)
20 Hz à 20000 Hz
lớn, nhỏ
5.Hướng dẫn học sinh tự học:
*Đối với bài học ở tiết này:
- Học bài, hoàn chỉnh câu C1à C7 vào vở BT. 
- Đọc “Có thể em chưa biết”
- BT: Làm BT 11.3 à 11.10 / SBT tr 26,27
- Hướng dẫn bài 11.9.
*Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài “Độ to của âm”. Phân biệt âm to, âm nhỏ, âm bổng, âm trầm. 
- Thế nào là biên độ dao động, đơn vị độ to của âm.
C. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp giảng dạy là vấn đề cấp bách góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên cũng giống như các hoạt động khác trong nhà trường nhân tố quyết định vẫn là đội ngũ giáo viên, thầy cụ giỏo phải có nhận thức đúng, yêu nghề, có sự chuẩn bị kĩ sau khi đã nghiên cứu kĩ bài dạy. Các thí nghiệm phải được GV chủ động tiến hành trước nhiều lần, với các phương thức khác nhau để chọn ra phương pháp hay nhất, học sinh dễ áp dụng khai thác được tốt kiến thức từ các thí nghiệm này, học sinh phải tự mình được làm các thí nghiệm, ngôn ngữ của GV phải trong sáng, chính xác, trình bày ngắn gọn xúc tích để học sinh tiếp thu bài nhanh. Bên cạnh đó giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo, học tập, lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp, rút ra kiến thức mang tính tinh chắc thực tiễn và vận dụng phương pháp tốt nhất cho mỗi bài dạy.
 Vật lí là môn khoa học thực nghiệm rất gần với cuộc sống đó là thuận lợi nhưng để khai thác hết hiệu quả của từng tiết học theo tôi là vô cùng khó cho nên chắc chắn trên đây cũng chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của tôi trong năm học 2016-2017. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
 TP Tõy Ninh , ngày 24 tháng 02 năm 2017
	Người trình bày
 Nguyễn Thị Kim Sơn
MỤC LỤC
cõd
BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI	
A – ĐẶT VẤN ĐỀ	1
B – PHẦN NỘI DUNG	2
I. Cơ sở lý luận	2
II. Cơ sở thực tiễn	2
III. Những biện pháp thực hiện	3
1. Chuẩn bị thí nghiệm của giáo viên	4
2. Tiến hành thí nghiệm của giáo viên	4
3. Trao đổi ở tổ, nhóm	6
IV. Áp dụng cụ thể vào bài học	7
C – KẾT LUẬN	10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Vật lý 7
Sách giáo viên Vật lý 7
Sách Bài tập Vật lý 7
Tài liệu Bồi dưỡng Thường xuyên Môn Vật Lý.
Sách Thiết kế bài giảng Vật lý 7
Sách Giáo dục bảo vệ môi trường Môn Vật lý 
˜¯™
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
Trường THCS Nguyễn Trãi
cõd
*Nhận xét: 
	TP Tây Ninh, ngày tháng năm 2017

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_Vat_ly.doc