Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng trong giảng toán THCS

Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng trong giảng toán THCS

Trong quá trình giảng dạy, dùng ngôn ngữ thiếu chính xác, nói lắp, nói nhịu, nói nhầm, diễn đạt không rõ ràng, đặt vấn đề chưa có sự thu hút, lôi cuốn học sinh, sử dụng phương pháp không phù hợp với đối tượng học sinh và môn học, hệ thống câu hỏi chưa khoa học, lôgic, không phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt chưa chú ý rèn kỹ năng cho học sinh. Không sử dụng đồ dùng, thiết bị thí nghiệm trực quan, hoặc có sử dụng nhưng tiến hành không thành công, kết quả không cao, vị trí đứng của giáo viên còn che lấp vị trí quan sát kết quả thí nghiệm, trình bày bảng còn cẩu thả, chưa khoa học. Phân phối thời gian không hợp lý, chọn bài tập, ví dụ không thích hợp, không quan tâm đến đối tượng học sinh, chưa biết khai thác lời của học sinh để uốn nắn cho tập thể lớp, còn lúng túng trong việc điều khiển lớp, xử lí các tình huống còn chậm chưa linh hoạt, không làm chủ được các tình huống, thiếu chính xác khách quan, không hướng dẫn học sinh về nhà hoặc hướng dẫn sơ sài không chu đáo, không rõ ràng Đó là một số nhược điểm giáo viên thường mắc phải khó có thể là tấm gương sáng trong việc rèn kỹ năng cho học sinh vận dụng kiến thức nhanh nhất, chính xác và rõ ràng.

 

doc 5 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2579Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng trong giảng toán THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng 
trong giảng toán THCS
A/ Đặt vấn đề:
ở THCS học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản qua các môn học trong đó có môn Toán. Để quá trình dạy học đạt kết quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tâm huyết của thầy và say sưa học hỏi của trò. Và việc các em vận dụng kiến thức đó vào thực tế là cũng rất cần thiết. 
Học tập luôn là nhiệm vụ đồng thời cũng là quyền lợi suốt đời. Khoa học - kỹ thuật và đời sống đang thay đổi mau lẹ, ngừng học tập sẽ trở lên lạc hậu, cần tìm những hình thức học tập thích hợp.
Môn Toán THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức, phương pháp phổ thông cơ bản, thiết thực, hình thành và rèn luyện kỹ năng, khả năng suy luận hợp lý, hợp lôgic, khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng, bồi dưỡng các phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, diễn đạt chính xác và sáng sủa ý tưởng của mình. Góp phần hình thành các phẩm chất lao động khoa học cần thiết của người lao động mới. Có được điều đó không thể thiếu được vai trò của chủ đạo, quyết định hướng của thầy, mỗi giáo viên phải không ngừng học tập, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp dạy đáp ứng và phù hợp với mục tiêu giáo dục theo kế hoạch giáo dục mới, rèn cho học sinh những kỹ năng tốt nhất.
B. Giải quyết vấn đề
	Để rèn kỹ năng cho học sinh tốt, tôi thường xuyên dự giờ, thăm lớp, học tập chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt qua những buổi góp ý, rút kinh nghiệm của tổ chuyên môn cấp tổ, cấp trường, cấp miền, cấp huyệnRút kinh nghiệm học hỏi những bài học hay và thấy được những khó khăn, yếu kém, hạn chế của một số giáo viên đứng lớp để rút kinh nghiệm cho cá nhân mình như:
	Không xác định đúng trọng tâm của bài học, xác định mức độ kiến thức cũng như kỹ năng không đúng đối tượng học sinh, còn dừng lại ở kiến thức lớp dưới hoặc dùng kiến thức ở lớp trên để xây dựng cho lớp dưới, chưa hiểu hết nội dung SGK, còn rập khuôn cứng nhắc, truyền thụ một cách áp đặt, hạn chế trong việc liên hệ kiến thức thực tế, chưa liên hệ, so sánh với kiến thức cũ để nhận biết, khắc sâu và nhớ lâu như so sánh giữa định lý hai tam giác đồng dạng: “ Nếu một đường thẳng song song với cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tỉ lệ với ba cạnh của tam giác đã cho”. Để thấy được sự khác nhau, tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng, đồng thời thấy được sự phát triển của đơn vị kiến thức mới so với đơn vị kiến thức cũ.
	Trong quá trình giảng dạy, dùng ngôn ngữ thiếu chính xác, nói lắp, nói nhịu, nói nhầm, diễn đạt không rõ ràng, đặt vấn đề chưa có sự thu hút, lôi cuốn học sinh, sử dụng phương pháp không phù hợp với đối tượng học sinh và môn học, hệ thống câu hỏi chưa khoa học, lôgic, không phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt chưa chú ý rèn kỹ năng cho học sinh. Không sử dụng đồ dùng, thiết bị thí nghiệm trực quan, hoặc có sử dụng nhưng tiến hành không thành công, kết quả không cao, vị trí đứng của giáo viên còn che lấp vị trí quan sát kết quả thí nghiệm, trình bày bảng còn cẩu thả, chưa khoa học. Phân phối thời gian không hợp lý, chọn bài tập, ví dụ không thích hợp, không quan tâm đến đối tượng học sinh, chưa biết khai thác lời của học sinh để uốn nắn cho tập thể lớp, còn lúng túng trong việc điều khiển lớp, xử lí các tình huống còn chậm chưa linh hoạt, không làm chủ được các tình huống, thiếu chính xác khách quan, không hướng dẫn học sinh về nhà hoặc hướng dẫn sơ sài không chu đáo, không rõ ràng Đó là một số nhược điểm giáo viên thường mắc phải khó có thể là tấm gương sáng trong việc rèn kỹ năng cho học sinh vận dụng kiến thức nhanh nhất, chính xác và rõ ràng.
	Với nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục, tôi tìm hiểu thực trạng những khó khăn, những yếu kém trong quá trình truyền thụ kiến thức để từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung từng tiết học, bài học đáp ứng việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh tốt nhất, học sinh nhanh chóng lĩnh hội tri thức, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
	Trước hết, tôi tự rèn luyện cho mình có ý thức luôn xác định mục tiêu, trọng tâm của bài, nắm những nội dung kiến thức, kỹ năng và từ đó mở rộng, nâng cao cho học sinh khá, giỏi, nghiên cứu phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, năng lực học sinh với môn học, tiết học để phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh, kích thích học sinh động não và thực sự chủ động lĩnh hội kiến thức. Hình thành cho học sinh phương pháp suy nghĩ, nghiên cứu, tự phát hiện vấn đề mà sách giáo khoa nêu ra cũng như mục đích viết sách, có thể theo hướng đặt và giải quyết vấn đề hoặc hợp tác trong nhóm nhỏ nhằm tích cực hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức giải quyết bài tập, đặc biệt liên hệ kiến thức với thực tế, đồng thời hình thành cho học sinh những kỹ năng , kỹ xảo qua các bài học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Chẳng hạn sử dụng những kí hiệu trên hình vẽ cần đơn giản, không cần cầu kỳ dễ dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình phát hiện đường nối chứng minh học hoặc trong giải bài toán hình học, việc vẽ phác hình, ướm chừng cũng rất cần thiết song cũng cần có cơ sở để đo độ chính xác tương đối, giáo viên là người hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện để trở thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Như:
	+ Học sinh khi xác định trung điểm, qua nhiều lần giáo viên nêu vấn đề: Em hãy nêu cách xác định vị trí trung điểm, dựa vào số các dòng kẻ? Và giáo viên cho học sinh kiểm tra lại. Hay khi vẽ đường thẳng song song với đường thẳng cho trước. Và kể cả qua bài tập học sinh cũng nêu lên được kỹ năng vẽ hình. Ví dụ: Sau khi giải bài tập: Cho xOy, AOx, BOy sao cho OA = OB, M là trung điểm của AB. Chứng minh M tia phân giác của xOy?”. Giáo viên nêu vấn đề: Hãy nêu cách vẽ phân giác của xOy. Học sinh nhìn nhận lại và xác định. Đó là một trong những kĩ năng, kĩ xảo rất cần thiết trong hình học.
	* Hay với học sinh lớp 8, khi học ĐKXĐ cuả phương trình SGK có viết.
	Ví dụ 1: Tìm điều kiện xác định của mỗi phương trình sau:
	a. 	b. 
Giải
	a. Vì x -2 = 0 x = 2 nên ĐKXĐ của phương trình là: x 2
	b. Ta thấy x -1 0 khi x 1 và x + 2 0 khi x -2
	Vậy ĐKXĐ của phương trình là x 1 và x -2.
	Giáo viên định hướng cho học sinh thấy được dạng toán ở hai phần giống nhau nhưng bật lên hai cách làm khác nhau và cũng từ đó tương tự học sinh đọc sách phải biết được mục đích trình bày của sách cũng như có kỹ năng phù hợp với mình nhất.
	Hình thành hệ thống câu hỏi phù hợp, lôgíc cũng là rất cần thiết. Định hướng câu hỏi hợp lý giúp cho phương pháp học tập, lĩnh hội tri thức hào hứng, giờ học sôi nổi, các em tự cảm nhận được mình như một nhà tìm kiếm, phát minh, thúc đẩy, hối thúc thời gian nghiên cứu của mỗi thành viên trong nhóm, trong tổ để đạt được mục đích chính xác nhất, nhanh nhất. Song cũng do sự phát triển tâm lý lứa tuổi muốn khẳng định mình nên nhiều em trình bày lời giải trong khoảng thời gian rất ngắn, không chú ý đến kiểm tra lại, không đi tìm lời giải đúng, lời giải hay. Giáo viên thường xuyên kiểm tra chỉ ra những lỗi sai không đáng có của học sinh giúp các em nhận ra những kĩ năng đã được và chưa được để rút kinh nghiệm. Đồng thời giáo viên luôn khuyến khích những học sinh có những hướng giải khác nhau để thúc đẩy các em khẳng định mình theo chiều hướng tiến bộ, hứng thú học tập, yêu thích bộ môn.
	Bản thân tôi còn nghiên cứu, lựa chọn những từ ngữ trong sáng, dễ hiểu, sử dụng những hình thức thể hiện và trình bày rộng rãi theo sơ đồ, tranh vẽ và bảng tóm tắt, đồng thời sử dụng những cách đặt vấn đề khác nhau phù hợp với từng bài, từng phần như tạo ra tình huống làm nảy sinh vấn đề bằng các hoạt động trả lời câu hỏi, làm bài tập thực hành, đồng thời có những ví dụ phản vấn đề để học sinh dần đi đến kiến thức mới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng đồng thời tự rèn luyện cho mình kĩ năng về vấn đề đó là đúng hay sai. Chẳng hạn như khi học về “Tứ giác nội tiếp”. Sau khi giới thiệu tứ giác nội tiếp, giáo viên đưa bài tập nhận biết và nảy sinh vấn đề như sau. Cho hình vẽ:
A
E
C
B
	Hãy tìm những tứ giác nội tiếp và một vài tứ giác không nội tiếp. Có thể học sinh có thể kẻ hoặc không thể kể đến tứ giác EFGH là tứ giác không nội tiếp thì giáo viên cũng đưa ra (nếu học sinh không kể). Tứ giác EFGH có nội tiếp hay không? Học sinh dễ nhầm là không bởi có 2 đỉnh không nằm trên đường tròn. Khi đó giáo viên vẽ một đường tròn đi qua 4 đỉnh E, F, G, H để học sinh quan sát đồng thời giáo viên chốt lại và giới thiệu phần tiếp theo. Một tình huống đơn giản nhưng học sinh xác định được kỹ năng đúng, hay sai.
	Bên cạnh đó, tôi còn luôn luôn học tập và tìm cho mình có nghệ thuật trình bày bảng ngắn gọn, sáng sủa, sạch sẽ, làm nổi bật trọng tâm của bài và tận dụng tối đa phương tiện, thiết bị dạy học với tư cách làm phương tiện nhận thức mà không đơn thuần chỉ là minh hoạ đơn giản, ngoài ra còn tự làm những đồ dùng phục vụ cho bộ môn như: Compa, êke, thước kẻ, và định hướng, kích thích cho học sinh cùng làm như mô hình: hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình lập phương và trong quá trình hướng dẫn cũng như tiến hành thí nghiệm, tôi luôn có ý thức xác định vị trí đứng phù hợp.
	Trong mỗi tiết học, tôi luôn xác định vai trò chủ đạo, làm chủ các tình huống, vận dụng linh hoạt các phương pháp, biện pháp hướng dẫn học sinh có những kĩ năng chính xác, làm chủ tri thức, đánh giá chính xác, khách quan để học sinh nhận ra những mặt mạnh, mặt còn hạn chế. Hơn nữa tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp, thăm dò ý kiến học sinh, lắng nghe từ phía học sinh để nắm bắt, rút kinh nghiệm trong phương pháp dạy, truyền đạt kiến thức để học sinh lĩnh hội kiến thức tốt nhất và có kỹ năng tốt nhất.
C. Kết luận và những bài học kinh nghiệm.
	Trên đây là một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Toán THCS nói riêng, trong quá trình giảng dạy nói chung rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp.
	Với những kinh nghiệm đó trong quá trình giảng dạy tôi đã đạt được những kết quả khả quan như nhiều năm liền là giáo viên giỏi, đối tượng học sinh hết cấp và đầu vào cấp III khá cao. Tôi tin rằng đó là những kinh nghiệm quý báu, mong các đồng nghiệp tham khảo và thể nghiệm.
Giao Hà, ngày tháng năm 2008
Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_Ren_ky_nang_giai_toan.doc