Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 dan tộc thiểu số học tốt môn Tiếng Việt

Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 dan tộc thiểu số học tốt môn Tiếng Việt

Như chúng ta đã biết học sinh lớp Một rất hiếu động hay bắt chước và học theo. Trò chơi học tập là một loại hoạt động không thể thiếu được trong mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp các em phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật. do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã soạn thảo nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia.

 Ví dụ : Dạy bài 64 /im/, /um/ trang 130 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1. Tôi tổ chức cho các em trò chơi Tìm chữ bí ẩn. Đầu tiên, tôi giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi, chia nhóm rồi phát cho mỗi nhóm một hộp có đựng các tiếng, từ chứa vần /im/, /um/, quy định thời gian chơi và tiến hành cho các em chơi. Ngoài những tiếng từ có sẵn trong hộp, tôi khuyến khích các em học sinh năng khiếu tự tìm ghép tiếng, từ khác. Trong thời gian học sinh chơi, tôi theo dõi nhắc nhở các em. Sau khi hết thời gian chơi, tôi tiến hành đánh giá kết quả chơi. Tôi động viên, khen ngợi tinh thần khi tham gia trò chơi của các em, rồi cho các em đọc lại tiếng, từ vừa tìm được như vậy các em sẽ nắm chắc kiến thức vừa học.

 

doc 24 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 3914Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 dan tộc thiểu số học tốt môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc. Một số em do tuổi lớn, khó khăn về học khả năng tiếp thu bài hạn chế. Nhận thức được sự cần thiết của việc nghe, nói, đọc viết tiếng Việt đối với các em học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, tôi đã tìm tòi đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả học môn tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số.
Việc học tiếng Việt với học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt là học sinh lớp 1 chủ yếu học qua các hoạt động ở trường. Ở nhà, các em ít được giao tiếp bằng tiếng Việt bởi lẽ vốn tiếng Việt của bố mẹ, anh, chị và những người sống xung quanh các em còn hạn chế. Chính vì vậy các em không được tiếp cận vốn tiếng Việt do người thân mang lại cho nên việc dạy học tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 càng khó khăn đối với các thầy, cô giáo, những người tâm huyết với nghề dạy trẻ nhất là những người đang trực tiếp tham gia giảng dạy trong vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó một số gia đình còn cho con em nghỉ học đi nương đi rẫy trong dịp mùa màng. Một số em ít được cha mẹ quan tâm nhắc nhở các em đi học, còn đổ lỗi và đẩy trách nhiệm cho giáo viên. Việc đi học không đều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Lớp học có nhiều đối tượng khác nhau, việc phân chia kiến thức trong một tiết học còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Đặc biệt ở lớp tôi dạy với 100% là học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình nhiều em gặp không ít khó khăn do đó các em đi học còn thiếu thốn nhiều thứ cụ thể có em chưa có bộ quần áo đồng phục, có em đến lớp quên bút, quên chì, quên bảng con. Thậm chí có em còn không có cặp đựng sách mà chỉ đựng sách vở bằng chiếc túi ni lông nên việc mất đồ dùng học tập xảy ra thường xuyên, Do ảnh hưởng của tiếng mẹ nên đa số các em tiếp thu bài chưa tốt, khả năng ghi nhớ chậm. Do đó việc dạy học tiếng Việt cho các em lại càng khó hơn. 
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cấp bách nhằm giúp các em phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, biết sử dụng tiếng phổ thông vào trong cuộc sống hằng ngày, giúp các em hòa nhập với cộng đồng. Đó cũng là giúp các em có kĩ năng giao tiếp tốt trong cuộc sống hằng ngày.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
Biện pháp thứ nhất. Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh
 * Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng 
 Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV 5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chính nội dung dạy học, thông tư 30/ TT – BGD&ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động cho giáo viên nên ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp được một tuần, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyện môn và nhà trường và phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:
 Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc viết, khó khăn về hoàn cảnh gia đính)
Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn
Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu
Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần gũi, thân thiện, quan tâm tất cả HS nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em. Kiểm tra sĩ số hàng ngày và giành thời gian giúp đỡ HS khó khăn. Các giờ ôn của buổi chiều tôi yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi hướng dẫn thật kĩ rồi phát âm mẫu sau đó gọi các em đọc nhiều lần hơn các em ở nhóm 3. Khi viết tôi chỉ yêu cầu các em viết 1 dòng. Các dạng bài đọc và viết về vần, các bài luyện tập tổng đều có thể vận dụng phương pháp này. 
Ví dụ; Khi dạy bài 7 âm / ê /, / v / trang 16 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Tập 1: Tôi phát âm mẫu, hướng dẫn cách mở miệng để phát âm, tôi cho các em ở nhóm 3 phát âm lại rồi gọi các em ở nhóm 1 phát âm, lúc này tôi quan sát xem phát hiện những khó khăn mà các em thường gặp khi phát âm để uốn nắn kịp thời. tôi cho các em đó phát âm lại 2 đến 3 lần rồi mới chuyển sang em khác. Trước khi chuyển sang phần viết, tôi lại cho các em ở nhóm 1 phát âm lại sau đó yêu cầu viết chữ ghi âm ê, v mỗi chữ chỉ một nửa dòng, trong khi đó các em ở nhóm 2 viết thêm chữ ứng dụng mỗi chữ một nửa dòng còn các em ở nhóm 3 viết cả chữ ghi âm lẫn chữa ứng dụng nhiều hơn mỗi loại như trên từ 1 dòng. Sau khi học xong phần âm, tôi hướng dẫn các em ôn tập phát hiện xem âm nào còn nhiều em chưa phát âm được đưa ra biện pháp giúp đỡ trong các tiết học sau. Hoặc dạy bài 29 vần /ia/ trang 60 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Tập 1, lúc này chuyển sang phần vần, tôi hướng thật kĩ cách ghép âm thành vần rồi yêu cầu các em nhóm 1 đọc đi đọc lại nhiều lần và viết vần mỗi loại một nửa dòng. Các em nhóm 2 viết thêm từ khóa, còn các em nhóm 3 viết vần, từ khóa mỗi loại 2 dòng. Trong lúc các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu thì tôi theo dõi quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn mà nhát là đối với các em chưa biết cầm bút, tôi hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm bút, điểm đặt bút và bắt tay các em đưa bút viết. Khi dạy Tập đọc bài Hoa ngọc lan, trang 64 sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 2. Tôi đọc mẫu rồi hướng dẫn các em đọc từ khó. Nếu em nào chưa đọc được thì gợi ý phân tích tiếng sau đó đánh vần, đọc trơn từ rồi giúp các em dùng bút chì chia câu. Các em khó khăn chỉ cần đọc một câu. Còn các em khác đọc đoạn, đọc cả bài.
Nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy môn học, vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với học sinh lớp mình dạy. Giờ học sinh động hấp dẫn, diễn ra thoải mái hơn khi giáo viên biết tổ chức các hoạt động dạy - học phong phú. Vi dụ trong một giờ học vần, tôi đã tổ chức cho các em hoạt động cá nhân khi ghép, đọc, viết; hoạt động nhóm khi đọc,  , tổ chức xen lẫn các trò chơi học tập nhằm khắc sâu kiến thức. Như vậy em nào cũng được hoạt động, không có em nào ngồi chơi.
Thực hiện theo tài liệu hướng dẫn tăng thời lượng dạy môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân thiểu số. Mỗi bài Học vần dạy tăng từ 2 tiết thành 3 tiết, mỗi bài Tập đọc dạy tăng từ 2 tiết thành 3 tiết. Với thời lượng như vậy nên trong mỗi tiết dạy, tôi có thời gian giúp các em luyện tập nhiều hơn. Vì thế, trong mỗi tiết dạy, tôi theo dõi phát hiện ngay những chỗ các em yếu kém để luyện tập ngay. Tôi đưa ra các câu hỏi ngắn gọn phù hợp đảm bảo tất cả học sinh hiểu và làm theo được. Nếu học sinh chưa biết đọc âm vần thì tôi chưa chuyển sang dạy đọc từ ngữ ứng dụng, đọc câu ứng dụng hoặc luyện nói. Trong quá trình dạy, tôi luôn luôn theo dõi khen ngợi và có biện pháp hỗ trợ các em ngay. Có như vậy các em mới nhận thấy mình đã làm được việc gì và việc gì chua làm được từ đó các em cố gắng hơn. 
Ví dụ: dạy bài 58 vần /inh/, /ênh/ trang 118 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Tập 1, sau khi đã cho các em nhận biết vần /inh/, tôi yêu cầu tất cả các em trong lớp đều đọc vần /inh/, theo dõi phát hiện những em chưa đọc được, lúc này tôi tiếp tục cho các em phân tích lại vần, tiếng rồi cho các em đọc đi đọc lại nhiều lần đến khi các em đã đọc đúng thì mới chuyển sang dạy vần /ênh/, từ ngữ ứng dụng, Trước khi vào học tiết học sau phải kiểm tra các em học sinh khó khăn hoặc kiểm tra xen lẫn trong tiết học. 
Khi dạy phần luyện tập tổng hợp, đây là kết quả của việc dạy phần âm và vần. Nếu các em phát âm và đọc đúng các phụ âm, nguyên âm và vần thì phần luyện tập tổng hợp sẽ dễ dàng hơn. Nhưng không phải em nào cũng đọc và phát âm tốt. Vì vậy, tôi lựa chọn phương pháp hình thức dạy học sao cho tất cả các em đều đọc được. 
Ví dụ dạy bài Trường em: Việc đầu tiên tôi đọc mẫu thật chuẩn, sau đó hướng dẫn đọc tiếng, từ khó. Trường hợp em nào chưa đọc được, tôi lại dùng phương pháp phân tích tổng hợp để các em nhớ lại phụ âm, nguyên âm, vần từ đó ghép thành tiếng và đọc. Khi đã đọc đứng các tiếng từ khó, tôi tiếp tục hướng dẫn xác định câu rồi tổ chức luyện đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc đồng thanh. Em khó khăn đọc theo em năng khiếu, dần dần đọc đúng và tốt hơn.
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Như chúng ta biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp Một nói riêng và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế, các em hay bắt chước và làm theo. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học giúp tôi chuyển tải thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Trong tiết học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, kết quả học tập không cao. Vì thế đồ dùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi giờ học, môn học nhất là đối với các em học sinh khó khăn.
Ví dụ: Khi dạy bài 55 vần /eng/, / iêng/ trang 112 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Tập 1: Để giúp học sinh nhận diện được vần và từ khóa một cách chắc chắn, tôi yêu cầu các em tìm trong bộ chữ ghép vần eng. Qua việc thực hành trên đồ dùng các em nhận ra được ngay vần eng gồm hai âm /e/và /ng/, âm /e/ đứng trước, âm /ng/ đứng sau rồi đánh vần e – ngờ - eng. Sau đó nêu câu hỏi gợi mở giúp các em tìm thêm phụ âm đầu và dấu thanh tiếp tục ghép tiếng xẻng rồi phân tích tiếng. Trên cơ sở thực tế được thao tác, các em nắm chắc cấu tạo tiếng từ đó đánh vần đúng hơn. Sau khi đã hình thành được tiếng khóa, lúc này tôi giới thiệu chiếc lưỡi xẻng thật, các em được quan sát nhận xét nêu ra từ khóa. Sẽ có nhiều lời nhận xét đưa ra, lúc này tôi giải thích để các em hiểu rõ lưỡi xẻng là vật dụng trong gia đình làm bằng sắt dùng để xúc, đào. Để khắc sâu kiến thức, tôi tổ chức cho các em tìm tiếng, từ có vần /eng/ bằng cách phát cho mỗi nhóm một cái hộp trong đó có các từ ngữ chứa vần vừa học và các từ ngữ đã học ở bài trước rồi gắn tranh lên bảng, yêu cầu các em nhìn tranh gắn được từ ngữ tương ứng dưới mỗi tranh. Được thực hành, được quan sát từ những hình ảnh như thế các em sẽ dễ nhớ và nhớ chính xác hơn các vần và các từ được học bởi các em có sự liên tưởng từ vật thật đến vần của bài học.
Như vậy dùng tranh, ảnh, vật thật trong các giờ Tiếng Việt giúp học sinh nhớ vần và từ tốt hơn. Tranh, ảnh, vật thật không chỉ đóng vai trò trong quá trình hình thành kiến thức mới mà nó còn có vai trò rất lớn trong phần luyện nói ở các tiết Tập đọc môn Tiếng Việt lớp 1, tập 2.
 Ví dụ: Bài Quà của bố – Trang 86 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập 2. Sau phần luyện đọc, tôi tiến hành cho các em nói câu chứa tiếng có vần /oan/, /oat/. Nếu cứ dạy chay không có tranh thì đối với các em sẽ rất khó nói được một câu đầy đủ. Tôi lần lượt treo tranh chụp cảnh các bạn đang quay quần bên mâm hoa quả bánh kẹo cùng một ngọn đuốc. Sau khi quan sát, với sự gợi ý của tôi, các em khó khăn cũng nói được câu hoàn chỉnh Chúng em vui liên hoan và phát hiện tiếng hoan chứa vần oan. Còn các em năng khiếu không những nói được câu theo tranh mà còn nói câu khác cũng có tiếng chứa vần /oan/ mà không cần dựa vào tranh. 
Như vậy rõ ràng trong cùng một giờ học, tôi đã vận dụng khéo léo tranh, ảnh nên vừa phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh năng khiếu lại vừa tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh học chậm, khó khăn.
Thường xuyên kiểm tra việc học tập của học sinh. Hệ thống kiến thức cơ bản cho học sinh theo từng chương, từng chủ đề. Học sinh quên chỗ nào, không rõ chỗ nào tôi bổ sung kịp thời chỗ đó. Cho học sinh thực hành nhiều lần, nhiều bài để khắc sâu kiến thức. Đối với những bài ôn tập, hệ thống kiến thức cơ bản, tôi đã sử dụng bảng phụ ghi những nội dung cần ghi nhớ. Ví dụ : Tôi ghi tất cả các âm, vần đã học vào bảng phụ treo cạnh bảng. Yêu cầu học sinh tự nhẩm đọc và đọc đồng thanh cả lớp trước khi vào bài mới. Những lúc quên, các em có thể nhìn vào bảng phụ để nhớ lại.
* Phương pháp trò chơi
Như chúng ta đã biết học sinh lớp Một rất hiếu động hay bắt chước và học theo. Trò chơi học tập là một loại hoạt động không thể thiếu được trong mọi lứa tuổi. Trò chơi giúp các em phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã soạn thảo nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia.
 Ví dụ : Dạy bài 64 /im/, /um/ trang 130 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1. Tôi tổ chức cho các em trò chơi Tìm chữ bí ẩn. Đầu tiên, tôi giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi, chia nhóm rồi phát cho mỗi nhóm một hộp có đựng các tiếng, từ chứa vần /im/, /um/, quy định thời gian chơi và tiến hành cho các em chơi. Ngoài những tiếng từ có sẵn trong hộp, tôi khuyến khích các em học sinh năng khiếu tự tìm ghép tiếng, từ khác. Trong thời gian học sinh chơi, tôi theo dõi nhắc nhở các em. Sau khi hết thời gian chơi, tôi tiến hành đánh giá kết quả chơi. Tôi động viên, khen ngợi tinh thần khi tham gia trò chơi của các em, rồi cho các em đọc lại tiếng, từ vừa tìm được như vậy các em sẽ nắm chắc kiến thức vừa học. 
 Hay khi dạy bài 69 /ăt/, /ât/ trang 140 sách giáo Tiếng Việt lớp 1 tập 1, tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi nhìn tranh, vật thật đoán chữ. Tôi lần lượt chỉ vào đôi mắt mình, bắt tay một em học sinh và đưa ra chai mật ong sau mỗi lần như vậy gọi các em lên bảng gắn từ tương ứng. Qua trò chơi này giúp các em nhớ vần mới, phát triển tư duy sáng tạo tìm nhanh các tiếng có vần mới, đọc và viết các tiếng, từ đó . 
 Hoặc khi dạy bài 103: Ôn tập, tôi đã tổ chức cho các em trò chơi hái hoa dân chủ. Tôi chuẩn bị một số bông hoa bằng giấy trên mỗi bông hoa ghi một từ có âm hoặc vần mới học ở mặt giấy phía trong. Các em lần lượt lên hái rồi đọc từ ghi ở bông hoa. Đối với các em năng khiếu sau khi đọc xong học sinh phải nói một cụm từ hoặc một câu trong đó có các từ đã học. Thông qua trò chơi giúp các em luyện nhẩm đánh vần nhanh để đọc trơn cả tiếng, cả từ, dùng từ đã học để tạo từ ngữ hoặc câu ngắn.
 Với những trò chơi mà tôi đã tổ chức trong các giờ học đã tạo cho các em sự chú ý, tinh thi đua, khắc sâu kiến thức. Thông qua việc tổ chức các trò chơi này, tôi nhận thấy để trò chơi có hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị trò chơi thì việc lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung bài cũng là điều quan trọng.
* Phương pháp làm mẫu
Làm mẫu cũng là việc làm quan trong khi dạy tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số. Nếu thầy phát âm chuẩn thì trò cũng phát âm chuẩn. Bởi vậy trong mỗi giờ dạy tiếng Việt, tôi đều chú ý đến khâu phát âm mẫu, khâu rèn kỹ năng đọc (kỹ năng phát âm) cho học sinh. Chú ý lắng nghe, quan sát và kịp thời hướng dẫn sửa sai cho các em, vì đọc mẫu và rèn kỹ năng đọc không tốt dẫn đến học sinh bắt chước đọc sai, đọc ngọng lâu dần thành quen rất khó sửa. Học sinh các dân tộc khác nhau thì cách phát âm cũng khác nhau. Ví dụ học sinh dân tộc Ê- đê khi phát âm các âm lưỡi đều uốn cong và bật mạnh dẫn đến các âm phát ra gần như đều có thêm dấu nặng. Vì vậy khi dạy phát âm, tôi chú ý làm mẫu để học sinh quan sát được các cơ quan phát âm như môi, răng, lưỡi... Ví dụ khi dạy bài 13: /n/, /m/ trang 28 sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1, sau khi viết âm /n/ lên bảng tôi phát âm mẫu và hướng dẫn cách phát âm rồi gọi từng em phát âm và sửa sai ngay. Tôi chú ý rèn học sinh bắt đầu từ phần âm tiếng Việt nhất là các phụ âm tiếng Việt, rèn kỹ việc phát âm khi học ở phần âm như sau: 
 Đối với các âm học sinh phát âm sai nhiều như âm: b/v, p/ph, t/th ch/ tr...Thì tôi đã phân loại đưa về nhóm âm có đặc điểm phát âm giống nhau, sau đó mô tả và dùng các bộ phận cấu âm để phát âm mẫu một cách tỉ mỉ. Ví dụ phụ âm b là phụ âm tắc hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi như phụ âm v lại là phụ âm hữu thanh dây thanh rung hay (phụ âm p là phụ âm sát hơi đi qua kẽ hở miệng, nhưng phụ âm ph lại là phụ âm tắc hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi, dây thanh rung) hoặc (phụ âm t thì luồng hơi ra đằng mũi còn phụ âm th thì luồng hơi sẽ ra theo miệng), học sinh quan sát tôi phát âm và thực hành theo. Trong khi học sinh phát âm, tôi quan sát phát hiện kết hợp sửa sai kịp thời. Phải luyện phát âm thật kỹ nhiều lần, đúng mới thôi. Chú ý hướng dẫn các em cách lấy hơi, nhấn giọng. 
Đối với các vần học sinh hay phát âm sai như vần: ui/iu, eo/oe, ưu/ươu, eng/anh/em, ua/ươ, êch/êt, it/uyt, ăm/ ăp,thì tôi cho học sinh phân tích kỹ cấu tạo, đánh vần, đọc trơn thành thạo từng vần rồi mới so sánh sự giống và khác nhau giữa các vần đã học, so sánh rồi rút ra cách đọc. Điểm mấu chốt ta có thể cho học sinh dùng thẻ để tạo từ, dùng đồ dùng trực quan để giải nghĩa từ kết hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của tiếng mẹ đẻ. Học sinh nắm vững cấu tạo vần, tiếng, hiểu nghĩa từ kết hợp quan sát khẩu hình, luyện dần sẽ đọc đúng. 
Đa số các em đọc còn nhầm lẫn các dấu thanh, tiếng có thanh thì đọc không thanh, tiếng không có dấu thanh thì đọc có dấu thanh. Ví dụ: bình tĩnh/ bình tính; nương rẫy / nương rấy, nhà trường/ nhà trương, ý muốn/ ý muộn Thì tôi cho các em nắm vững cấu tạo, cách phát âm từng dấu, dùng thẻ tạo từ, nắm nghĩa của từ qua đồ dùng trực quan hoặc bằng hành động trực tiếp để từ đó phát âm đúng và tự sửa sai các dấu thanh. 
Trong khi học sinh đọc, nói (phát âm) tiếng Việt tôi theo dõi quan sát từng em, phát hiện chỗ các em đọc sai để kịp thời sửa ngay và hướng dẫn các em đọc theo tốc độ quy định, không quá chậm hoặc quá nhanh, đọc, nói đủ to cho tất cả các bạn trong lớp nghe được, rèn tư thế đứng tự tin, thỏa mái khi đọc, nói tiếng Việt. Đối với những em đọc sai chính âm tiếng Việt, tôi đã rèn luyện để các em đọc đúng, đọc đủ, không đọc thừa, đọc sót âm, tiếng, từ,Đọc với tốc độ vừa phải, giọng đọc phải phù hợp với yêu cầu và nội dung từng bài.
 Bên cạnh đó vẫn có những em phát âm bị khuyết âm trong tiếng tiếng Việt, còn lẫn lộn giữa vần ưng/ ưn, uông/ uôn, iêng/iên. Ví dụ khi dạy đọc từ ngữ ứng dụng bài 75: ang, anh có em đọc "bánh chưng" thành "bánh chưn". Nguyên nhân chính là các em chưa biết vị trí các cơ quan phát âm và phối hợp giữa các cơ quan đó. Vì thế tôi yêu cầu các em quan sát kĩ tôi phát âm mẫu rồi gọi các em phát âm lại. Nếu phát âm đúng "bánh chưng" hơi sẽ bị chặn lại ở một vị trí trong khoang miệng, Khi các em làm sai hay chưa làm được, tôi không la mắng hoặc phê bình các em, mà nhẹ nhàng chỉ bảo cho các em. Trong giờ học, tôi đi xuống bên học sinh xem em nào đã làm được còn em nào làm chưa làm được để kịp thời giúp đỡ các em, chỉ cụ thể cho các em. Nhất là với các em khó khăn về đọc và viết, tôi đọc lại cho các em nghe rồi gợi ý để các em phân tích nhớ lại cấu tạo của tiếng hay bắt tay các em viết cho đúng. Hướng dẫn chi tiết cho các em tư thế ngồi học đúng, cách cầm sách khi đọc, cách cầm bút viết, cách trình bày bài vở, cách học tập ở lớp, ở nhà. Tất cả cần làm mẫu và yêu cầu học sinh làm theo. Dần dần các em có thói quen, có kĩ năng kĩ xảo trong việc học tập. Từ đó tạo ra không khí thoải mái, tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia hoạt động học. Qua đó, tôi nắm đư

Tài liệu đính kèm:

  • docth_102_5342_2021975.doc