CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI DẠY KIỂU BÀI
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Ở LỚP 4 – 5
3.1. Thực hiện tốt và có sáng tạo khi vận dụng quy trình giảng dạy của Sở Giáo dục quy định vào từng bài cụ thể
A). Phần Kiểm tra bài cũ: (2 – 3’):
Ở trong bước này, tôi thường cho 1 đến 2 HS kể lại 1 -2 đoạn của câu chuyện đã kể trong tiết học trước đó (ở lớp 5 thường là kể lại đoạn trong câu chuyện mà các em được nghe thầy kể tuần trước) và kết hợp nhắc lại ý nghĩa về nội dung câu chuyện đó. Có những tiết, bước này tôi không kiểm tra và thông báo luôn cho HS rõ. Bước này nên chỉ tiến hành trong 2 – 3 phút.
B). Phần Dạy bài mới: (30 – 35’)
Bước 1. Giới thiệu bài (1’- 2’):
Để vào bài học, tôi thường nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học Kể chuyện đã nghe, đã đọc một cách nhẹ nhàng vào đúng trọng tâm. Không nói vòng vo, dài dòng.
ài các em đang học; có thể ở sách báo, ở truyện đọc xưa nay, ở trường hay ở nhà, ở những câu chuyện em nghe người thân kể hay nghe ở đau đó. Ở gợi ý này, thường định hướng, khuyến khích, động viên các em tìm đọc những câu chuyện, những tác phẩm văn học của thiếu nhi cùng chủ đề mà ở ngoài nhà trường nhằm kích thích các em ham đọc sách, làm phong phú các câu chuyện có cùng đề tài. - Gợi ý 3 thường là hướng dẫn cách kể; Thường hướng dẫn các em cách giới thiệu câu chuyện ra sao, nhân vật sẽ kể là nhân vật nào, câu chuyện đó đọc hay nghe ở đâu,Diễn biến câu chuyện cần kể ra sao, nhấn vào những chi tiết liên quan đến nội dung như thế nào. Ở lớp 5 khi các em đã thành thạo kĩ năng lập dàn ý, với mục đích rèn kĩ năng nói, nói theo dàn ý đã lập thì Tiếng Việt 5 cũng đưa yêu cầu lập dàn ý trong tiết Kể chuyện nhiều hơn. Chính vì vậy, trong gợi ý này cũng có khi sgk yêu cầu các em lập dàn ý để dựa vào dàn ý đó giúp các em có căn cứ để luyện kể tốt hơn, mạch lạc hơn. Chú ý rằng lập dàn ý ở tiết Kể chuyện chỉ là vạch nhanh ra các ý cơ bản, không sa đà liệt kê sự việc, tình tiết. Lập dàn ý ở đây khác hoàn toàn với lập dàn ý ở tiết Tập làm văn. - Gợi ý 4 thường đặt ra các câu hỏi để trao đổi, thảo luận về ý nghĩa câu chuyện, Giúp HS hiểu sâu về nội dung, ý nghĩa câu chuyện mà mình hay bạn đã kể, bộc lộ quan điểm, cách nghĩ, cách nhìn, cách đánh giá về sự việc, nhân vật thông qua câu chuyện mà mình vừa kể hay vừa nghe. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY - HỌC KIỂU BÀI KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC LỚP 4 – 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO NHÂN - THUỶ NGUYÊN - HẢI PHÒNG Những khó khăn của giáo viên và học sinh Trường tiểu học Cao Nhân khi dạy và học tiết kể chuyện đã nghe đã đọc ở lớp 4 – 5 - Giáo viên khi dạy kiểu bài này không khó về tiến trình bài dạy, cách thức tổ chức tiết học nhưng khó nhận xét đánh giá nội dung câu chuyện mà học sinh đã chọn. Vì câu chuyện có thể học sinh đã đọc hay đã nghe nhưng trong lớp cô và các bạn chưa ai được biết về nội dung câu chuyện đó. - Do nhiều nội dung đề tài kể chuyện khó, học sinh không tìm được câu chuyện khác cùng chủ đề ngoài nhà trường , do vậy, trong lớp có nhiều học sinh chỉ chọn câu chuyện các em đã học trong chương trình. Điều này đã biến tiết kể chuyện dã nghe đã đọc thành tiết luyện tập kể một câu chuyện đã học, làm cho tiết học nhàm chán, không đạt được mục đích – yêu cầu tiết học. - Một vài đề tài kể chuyện không phù hợp hay quá khó cho học sinh. - Có em chọn được truyện kể có nội dung dài. Các em khó tìm được câu chuyện có độ dài vừa phải từ 4 đến 5 phút để kể. Vì vậy khi kể các em mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến luyện kể của các bạn khác. Mà yêu cầu học sinh kể tóm tắt câu truyện các em sẽ kể thì điều này thật khó với các em. Mà kể đoạn thì không truyền tải hết nội dung ý nghĩa câu chuyện. - Khó xử lí khi các em thực hành kể nhiều bạn còn ngắc ngứ, ê a. Hay có em đọc thuộc lòng truyện. - Khó xử lí khi gặp học sinh kể truyện tranh. - Khả năng nghe và nhận xét bạn kể của các em hạn chế. - Nguồn sách báo, truyện trong nhà trường và ở ngoài nhà trường không có. Hay để tìm được nguồn truyện thầy và trò mất nhiều thời gian, việc này ảnh hưởng đến các hoạt động khác của trẻ. Hơn nữa, ở gia đình các em hầu hết thiếu sự định hướng và chọn truyện phù hợp chủ đề giúp trẻ. 2.2. Khảo sát quá trình giảng dạy kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc của GV Trường Tiểu học Cao Nhân - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng Trường Tiểu học Cao Nhân - Thuỷ Nguyên - Hải Phòng là một trường ở ngoại thành nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy. Năm học 2008 – 2009 này, Trường tôi có 20 lớp, trong đó Khối 4 -5 có 8 lớp (Khối 4 = 4 lớp; khối 5 = 4 lớp). Là một tổ trưởng của tổ 4- 5, đồng thời cũng là một GV đang trực tiếp giảng lớp 5 qua nhiều năm, qua những tiết dự giờ, lên lớp chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trong trường, cụmKhi thực hiện đề tài này, trường tôi đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề “ Nâng cao chất lượng dạy và học Kể chuyện ở lớp 4 – 5” tại trường. Qua các tiết dạy của chính bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp và sau khi dự giờ các tiết học về kiểu bài này tiết học này tôi nhận thấy về phía GV và HS có một số điểm lưu ý sau: Về phía giáo viên a). Ưu điểm: - Các đồng chí trong tổ đều nắm chắc các quy trình lên lớp theo đợt tập huấn thay sách do SGD quy định. - Dạy đúng các kiểu bài, biết cách nhận xét đánh giá, khuyến khích HS kể chuyện. - Biết vận dụng các phương pháp giảng dạy trong giờ kể chuyện này. - Khi hướng dẫn HS kể đã biết tổ chức nhiều hoạt động, hình thức cho HS kể. - Đã hiểu đúng ý đồ của nhà soạn sách, bắt đầu làm chủ sgk. b) Tồn tại: - Một số GV năm nay là năm dạy thay sách đầu tiên, khi tiếp cận với cách dạy mới, nhiều khi còn lúng túng như là tổ chức lớp học, tổ chức các hoạt động của HS. GV cho rằng vai trò của thầy bị “chìm” trong tiết này vì trò kể rồi trò lại nhận xét, cô thầy chẳng biết làm gì. - Về phương pháp GV còn ảnh hưởng lối dạy cổ truỳên, chưa áp dụng đổi mới cách dạy, nặng về giảng giải nhiều. Chẳng hạn ở khâu tìm hiểu đề bài có GV đã dành nhiều thời gian cho việc phân tích đề, phân tích các gợi ý 1, 2. Cô sợ học sinh không hiểu nên đã dành nhiều thời gian vào việc này. Chính vì thế tiết học trở nên nặng nề, thuyết trình cho một chủ đề mà đề bài đề cập tới. Còn HS thì không được tham gia vào hoạt động luyện kể nhiều. - Những truyện có đề cập được nhắc đến trong sgk, hay những chuyện mà các em chọn ngoài nhà trường, khi các em kể nhưng GV không nắm được nội dung các truyện đó, cho nên khi nhận xét về nội dung HS kể đã đúng chủ đề đúng yêu cầu về nội dung chưa hay bạn có kể sai hoặc thêm thắt gì không thì GV loay hoay không biết nhận xét gì. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Như vậy, khi dạy tiết này, GV ít nhất cũng phải nắm được nội dung các câu truyện có trong chương trình sgk. - Nhiều khi GV yêu cầu HS kể quá cao, cứ nghĩ kể chuyện phải thành một văn bản nói chau chuốt, diễn đạt phải rõ ràng, mạch lạc. Cho nên nhận xét HS kể nhiều khi quá khắt khe, soi xét tỉ mỉ. Điều này không đúng với mục đích của giờ Kể chuyện, và cũng đã làm giảm sự mạnh dạn của HS tham gia kể, làm cho HS lúc nào cũng căng tai để nghe xem bạn có mắc lỗi nào không để lát nữa ta phê bạn, làm cho HS buộc phải ghi nhớ câu, từ, chi tiết, .. mà quên đi cái diễn biến, cái tổng thể của câu chuyện. - Trong giờ dạy, GV chưa quan tâm đến nhiều đối tượng tham gia kể, chưa giúp mọi HS có sẵn điều muốn kể, nhu cầu kể cho thầy cô và các bạn câu chuyện của mình. - Nhiều khi cô còn mời HS nhận xét lần lượt lời kể của từng bạn. Trẻ sẽ bị lẫn lộn vì không ghi nhớ chính xác từng chi tiết trong câu chuyện mà bạn vừa kể. - Phần lớn các cô giáo rất ngại dạy kể chuyện kiểu bài này vì nó đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều đồng thời tổ chức giờ học khó. - GV ít đọc truyện thiếu nhi, ngại đọc báo Thiếu Niên, Nhi Đồng, và đầu tư thời gian ít cho giờ học này. 2.1.2.Về phía học sinh a) Ưu điểm: - HS rất thích giờ kể chuyện vì giờ Kể chuyện không phải viết, thích được kể câu chuyện của mình cho bạn nghe, cho cả lớp nghe, thích thể hiện mình, mặc dù câu chuyện của em kể chẳng suôn sẻ cho lắm. Giờ học này thường hứng thú với các em hơn. - Khi các em có truyện đọc hay nghe ai đó kể, các em ghi nhớ rất nhanh. - Khi tham gia kể, các em kể chuyện một cách hồn nhiên, ít e dè, sợ sệt. - Phát hiện lỗi lô – gic, tiến trình, diễn biến câu chuyện mà bạn kể sai rất tinh. b) Tồn tại: - Nguồn truyện, sách báo văn học thiếu nhi của các em không có, cho nên việc tìm đọc những truyện ngoài nhà trường còn hạn chế, cho nên trong tiết này các em thường chỉ kể những câu chuyện ở trong chương trình tiểu học mà các em đã học. Đây là hạn chế lớn nhất. - Có em kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc văn bản. Đây không phải là hoạt động kể mà học sinh đó đang cố đọc thuộc lòng. Hoặc cũng nhiều em chưa biết cách kể, cách diễn đạt, cách dùng từ của các em còn vụng, khi kể còn dùng nhiều từ đế, từ phụ, cách kể ê a, ngắc ngứ như “xong rồi,thì,là,mà, .v.v” - Nhiều đề bài kể chuyện quá xa lạ với các em, có khi các em chưa hiểu rõ đề bài cho nên các em chọn sai câu chuyện để kể. - Chưa biết chọn câu chuyện có độ dài phù hợp để kể. Có khi các em chọn truyện quá dài cho nên thời gian kể cho các em không đủ. Mà khi các em muốn kể tóm tắt thì khả năng tóm tắt nội dung câu chuyện của các em còn hạn chế, hay kể tóm tắt thì bỏ mất đi các chi tiết quan trọng cho nên người nghe không hiểu. Mặt khác, khi các em kể tạo nên sự sốt ruột cho người nghe. Bên cạnh đó, lại có những em kể quá ngắn, không truyền tải đủ nội dung, đề tài, cái hay, cái đẹp của câu chuyện. - Về khả năng nhận xét bạn kể thì quả là khó với các em khi nghe một câu chuyện hoàn toàn xa lạ.Trao đổi ý nghĩa câu chuyện các em làm thường chưa tốt và cho là khó. Các em chưa rút ra được ý nghĩa của chuyện, mà chỉ dừng lại trong việc nêu được trong truyện em hay bạn vừa kể có ai tốt ai xấu, em thích nhân vật nào, tình tiết nào hay. Căn cứ vào các khó khăn và những ưu điểm và tồn tại của thầy và trò trong tiết Kể chuyện Đã nghe, đã đọc ở lớp 4- 5, qua thực tế giảng dạy tôi xin đưa ra một số cách khắc phục sau. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI DẠY KIỂU BÀI KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Ở LỚP 4 – 5 3.1. Thực hiện tốt và có sáng tạo khi vận dụng quy trình giảng dạy của Sở Giáo dục quy định vào từng bài cụ thể A). Phần Kiểm tra bài cũ: (2 – 3’): Ở trong bước này, tôi thường cho 1 đến 2 HS kể lại 1 -2 đoạn của câu chuyện đã kể trong tiết học trước đó (ở lớp 5 thường là kể lại đoạn trong câu chuyện mà các em được nghe thầy kể tuần trước) và kết hợp nhắc lại ý nghĩa về nội dung câu chuyện đó. Có những tiết, bước này tôi không kiểm tra và thông báo luôn cho HS rõ. Bước này nên chỉ tiến hành trong 2 – 3 phút. B). Phần Dạy bài mới: (30 – 35’) Bước 1. Giới thiệu bài (1’- 2’): Để vào bài học, tôi thường nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học Kể chuyện đã nghe, đã đọc một cách nhẹ nhàng vào đúng trọng tâm. Không nói vòng vo, dài dòng. Bước 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài (6’ – 8’) - Sau khi cả lớp đọc thầm yêu cầu của đề bài, tôi thường gọi các em lần lượt đọc đề bài, đồng thời tôi chép lại đề bài lên bảng lớp. Công việc của HS lúc này dùng chì gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng ở đề bài trong sgk . Một em đứng tại chỗ nêu nhiệm vụ của đề bài mà em vừa xác định. Tôi chốt và gạch chân dưới những từ quan trọng. - Cả lớp đọc thầm gợi ý 1 sgk – 1HS tóm tắt gợi ý 1(nêu ý chính và ý quan trọng không đọc lại). Ở gợi ý 1 này, thường cụ thể hoá yêu cầu của đề. Tôi ghi lại những ý chính mà gợi ý 1 đề ra trên bảng lớp. Nhờ vào các ý này các em xác định câu chuyện đúng chủ đề hơn. - Để cho tiết dạy thành công thì tôi thường giúp cho mỗi học sinh đến với giờ học đều có sẵn điều muốn kể, có nhu cầu kể cho thầy cô và các bạn nghe câu chuyện của mình. Muốn vậy, ở ngay tiết Kể chuyện tuần trước, tôi luôn dành 5 phút để hướng dẫn học sinh đọc trước yêu cầu của bài học, giao nhiệm vụ cụ thể cho các em là đọc trước các gợi ý và tìm chuyện như trong gợi ý để cho tiết Kể chuyện tuần sau được tốt hơn. Hướng dẫn và giúp đỡ mọi đối tượng học sinh tìm được những câu chuyện phù hợp với đề bài: nhắc đọc kĩ đề nhớ nội dung, khuyến khích các em có khả năng thuộc câu chuyện. - Để dạy tốt và có thành công trong tiết này, đến đây, tôi kiểm tra xem sự chuẩn bị truyện kể của HS đã chuẩn bị ở nhà, để từ đó nắm bắt xem lớp mình có những HS nào kể chuyện ngoài nhà trường, căn cứ vào đó có những dự kiến cho tình huống xảy ra trong giờ dạy của mình. - Để định hướng được nội dung truyện mà học sinh sẽ kể trong tiết học này, tôi thường hỏi những em nào kể chuyện ngoài nhà trường và em kể chuyện gì, nếu có thể em mang cả truyện đó đên lớp. Trong thực tế, nhiều câu chuyện học sinh kể giáo viên có thể không biết nó. nhưng không vì thế mà ta không nhận xét được nội dung câu chuyện. Có thể một vài chi tiết ta không biết , nhưng điều này không quan trọng. Điều quan trọng nhất là khâu đánh giá học sinh đó có chọn đúng nội dung câu chuyện, chủ đề, câu truyện bạn đã kể có lô – gíc hay không. Không nên vì sợ các em kể những câu chuyện mà giáo viên chưa biết mà làm hạn chế việc đọc truyện của các em, mất tác dụng kích thích học sinh tìm đọc sách của kiểu bài tập kể chuyện này. - Nếu trong thời gian cả một tuần mà HS vẫn chưa tìm nguồn truyện, sách báo ứng với đề tài đã học, tôi đành nhờ việc cho cả lớp sẽ đọc các truyện trong cuốn Truyện đọc 4 hay Truyện đọc 5 do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành. Trong cuốn sách này mỗi nội dung có từ 4 – 5 câu chuyện. Nhưng vấn đề chính là vẫn động viên các em tìm đọc những câu chuyện có nội dung tương tự ở ngoài nhà trường. - Nếu khi cả lớp chỉ chọn đúng một câu chuyện có trong chương trình thì tôi động viên các em tìm câu chuyện khác, hay đưa ra một vài câu chuyện mà mình đã chuẩn bị cho học sinh đọc sau đó kể trong tiết học đó. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải chủ nguồn truyện, Nguồn truyện luôn có ngay trên lớp, phải dự kiến sai lầm khi xảy ra việc này. - Để tăng cường nguồn sách báo cho HS đọc, lớp của tôi, ngay từ lớp 4 đã phát động phong trào “Tủ sách em yêu”. Cụ thể là mỗi em góp vào tủ sách của lớp từ 2 - 3 quyển truyện bằng chữ dành cho thiếu nhi. Bằng việc làm này mỗi năm tủ sách của tôi được tăng cường nguồn truyện. Hơn nữa, khi các em góp truyện thì chính em đó kể câu chuyện của mình cho các bạ trong lớp và khích lệ động viên bạn trong lớp mình tìm câu chuyện đó để đọc. Với việc làm này, đến lớp 5, nhờ vào việc đóng góp của HS cùng với việc tôi mang nguồn sách truyện của gia đình tôi đến, và nguồn báo Nhi Đồng và Thiếu Niên Tiền phong lớp lưu và đặt từ những năm trước thì tủ sách của tôi cũng đã có số lượng gần 200 đầu sách dành cho thiếu nhi, đủ ở các thể loại, đủ dùng cho các em trao đổi nhau đọc. Chính vì có truyện ngay trong tủ sách của lớp cho nên đã phần nào kích thích sự ham mê đọc sách của các em, tôi đã định hình và giúp đỡ các em nên đọc những chuyện nào và cách đọc ra sao, góp phần nâng cao ý thức đọc sách của các em trong khi ngoài thị trường thì rất nhiều những câu chuyện, những truyện tranh vô bổ, thiếu lành mạn giáo dục. Mặt khác, khi các em kể thì cả thầy và các bạn đều gần như là biết được nội dung câu chuyện bạn kể, dẫn đến việc dễ nhận xét. - Ngay trong bước này, nếu có em trong lớp kể truyện tranh, mà truyện tranh phù hợp với chủ điểm, thì tôi vẫn cho em đó kể theo nội dung tranh. Nhưng tôi luôn nhắc nhở các em đó nên tìm đọc những câu chuyện chữ để kể. Còn truyện các em kể trong nước hay nước ngoài đều được, miễn là phù hợp với nội dung với chủ điểm và được các em yêu thích. Trong thực tế hoàn toàn có thể xảy ra tình huống câu chuyện của em HS nào đó kể mà ngay cả giáo viên mình chưa đọc. Bởi lẽ thường tình, sách báo thì nhiều, kiến thức trong cuộc sống thì mênh mông. Theo tôi, cũng không cần bắt bẻ các em phải mang câu chuyện đó đến lớp cho thầy kiểm tra, chả nhẽ em đó nghe ai kể thì ta lấy ai mà kiểm tra trong giờ Kể chuyện, mà ta cũng đâu có thời gian để ngồi đọc lại câu chuyện lạ kia. Cái chính là khả năng nghe và suy xét của thầy, khả năng Kể chuyện của các em, nếu là câu chuyện mà em đã đọc thực thì khi kể ta thấy ngay các trình tự hợp lí, lô – gic, theo một trật tự có đầu có cuối. Còn nếu là câu chuyện mà em đó nhớ chưa chắc chi tiết, hay là “tự nhiên mà có” thì thầy hay thậm chí cả HS trong lớp cũng có thể phát hiện ra mâu thuẫn để hỏi lại , góp ý cho người kể. Để dạy tốt kiểu bài này, theo tôi GV cần năng đọc truyện của thiếu nhi ở các thể loại, và nếu là GV lần đầu dạy thay sách thì bắt buộc khi soạn bài thầy cô đó phải xem lại tất cả các truyện được nêu ở gợi ý. - Tiếp theo, là bước hướng dẫn HS kể, ở bước này sgk hay yêu cầu cho lập dàn bài. Bước này, tôi cho các em lập nhanh ra giấy nháp, chỉ vạch ra thứ tự các sự việc chứ không cần cụ thể. Nhờ việc lập dàn bài này, các em khả năng nói theo dàn bài, kể lại câu chuyện tốt hơn. HS đọc thầm dàn bài hay hướng dẫn kể chuyện trong sgk. GV có thể ghi bảng dàn ý hoặc đã chép sẵn ở bảng phụ. Bước 3. Học sinh luyện tập kể chuyện (26’ – 27’) - Ở bước luyện kể trong cặp ( nhóm đôi), từng cặp quay mặt vào nhau, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Hình thức này học sinh cả lớp đều được kể, không mất thời gian. Để hoạt động này không mang hình thức tôi thường tới gần, quan sát lắng nghe, xem xét các cặp tham gia kể. Sau hoạt động này thường có nhận xét đánh giá các cặp làm việc tốt. Để cho các em làm việc có hiệu quả, tôi luôn định lượng thời gian khoảng 8 – 10 phút cho hoạt động này và thường xuyên thay đổi chỗ ngồi cho các cặp tạo điều kiện cho các em giao lưu nhiều cách kể khác nhau. - Luyện kể trước lớp. Trong khoảng thời gian giành cho mỗi em tập kể trước lớp là 4 -5 phút, sau khi đã được kể trong cặp, các em có thể đứng tại chỗ kể lại câu chuyện của mình đã chọn trước lớp cho cả lớp nghe. Khi gặp HS đọc thuộc kĩ truyện, kể sinh động như sống với câu chuyện ấy thì tôi luôn đặc biệt khen ngợi học sinh đó. Còn nếu có những HS khi kể mà cố gắng nhớ từng câu chữ thì tôi luôn nhắc nhở em đó nên kể bằng ngôn ngữ của riêng mình. Nếu gặp em kể chuyện quá dài tôi có thể cho em đó kể tóm tắt câu chuyện hay em hãy kể 1- 2 đoạn phần mà em tâm đắc, thích nhất và cũng nhắc luôn cho cả lớp biết phần sau của câu chuyện bạn nào muốn nghe tiếp thì ra chơi nghe bạn kể tiếp để tiết kiệm thời gian, để dành cho học sinh khác kể. Cũng nói thêm luôn nhắc các em biết chọn những câu chuyện có độ dài vừa phải không quá dài cũng không quá ngắn. Đối với những HS yếu, tôi luôn cho các em kể những câu chuyện là những bài tập đọc mà có trong chương trình. HS khi kể trước lớp có thể nêu ý nghĩa câu chuyện một cách nhẹ nhàng. - Thi kể chuyện hay cho Hs lên trên bục quay mặt xuống để kể câu chuyện của riêng mình bằng cả nét mặt, cử chỉ, động tác, Ở đây, các em đã hoá thân vào nội dung câu chuyện, đã nâng việc kể chuyện như một hoạt động biểu diễn nghệ thuật. Một cuộc thi kể chuyện mà ban giám khảo là các bạn cả lớp. Hoạt động này thường các em thích nhất. - Trong quá trình kể, nếu có học sinh đọc thuộc lòng truyện, tôi không cấm các em đó nhưng khi kể đòi hỏi em đó phải kể được cách sống động, tạo được cảm xúc riêng, tránh việc vừa kể vừa cố nhớ một cách máy móc văn bản, điều này là cố gắng đọc thuộc chứ không phải kể chuyện. - Nếu có em chọn kể câu truyện em nào kể dài thì tôi giúp em đó chọn một hay hai đoạn thật hay trong truyện ( chọn đoạn có sự kiện, nhân vật ý nghĩa) để kể. Và tôi thường hỏi: “- Cuối cùng câu chuyện kết thúc ra sao?” Hay “ Câu chuyện bạn A kể còn dài, giờ ra chơi, ai muốn biết câu chuyện kết thúc ra sao chúng ta mượn truyện của A đọc nhé?”. - Để dành thời gian cho nhiều học sinh được kể, sau lời kể của mỗi em, tôi thường nhận xét nhanh, hay định hướng câu hỏi nhận xét rõ ràng để học sinh nhận xét trúng. Không bình luận cái hay, cái đẹp của câu chuyện àm bạn vừa tìm được. - Không mời nhiều học sinh nhận xét sau lời kể của mỗi bạn hoặc nêu những nhận xét quá tỉ mỉ, chi tiết về từng câu chữ. Mỗi em kể xong tôi thường cho 1- 2 em nhận xét. Nếu HS đó không nhận xét được tôi nói luôn để tiết kiệm thời gian. - Đặc biệt tránh tình trạng để vài ba HS thi kể xong mới cho cả lớp nhận xét lần lượt từng bạn. Như thế các em sẽ bị lẫn lộn, Các em không thể ghi nhớ chính xác những sai phạm của mỗi bạn được. Bước 4. HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Không yêu cầu nhận xét, bình luận về cái hay, cái đẹp của câu chuyện mà bạn tìm được. Tránh rơi vào lối cảm thụ văn học, phân tích mổ xẻ câu chuyện bạn vừa kể. - Khi HS nói về nhân vật chính và ý nghĩa câu chuyện, tôi thường đưa ra các câu hỏi gợi ý định ra cho các em trả lời dễ dàng hơn. - GV chốt ý nghĩa chung của chủ đề kết hợp liên hệ thực tế, nêu bài học giáo dục tư tưởng, đạo đức một cách nhẹ nhàng. C. Phần Củng cố, dặn dò (1 -2’) - Nhận xét nội dung tiết học. - Khen ngợi, khuyến khích, động viên. - Giao nhiệm vụ tiếp nối cho tiết kể chuyện sau. 3.2. Tổ chức tốt các hình thức giúp HS luyện kể trong giờ Kể chuyện đã nghe, đã đọc 3.2.1. Luyện kể nhóm đôi (cặp) Luyện kể nhóm đôi là một hình thứ kể có hiệu quả trong tiết học này. Thời gian dành cho hoạt động này từ 6
Tài liệu đính kèm: