Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán, Tiếng Việt lớp 5

Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán, Tiếng Việt lớp 5

Các loại sách đã lựa chọn: 10 chuyên đề toán; 100 bài hình học ở tiểu học; 501 bài toán đố; Chuyên đề bồi dưỡng toán học sinh giỏi tiểu học; Các bài toán điển hình lớp 4-5 của Nhà xuất bản Giáo dục năm 2000 tác giả Đỗ Trung Hiệu; Giúp em giải các bài toán khó lớp 5 của nhà xuất bản Giáo dục năm 1994 tác giả Hoàng Chúng và Lê Đình Phi; 162 đề chọn lọc Tiếng Việt; Bộ đề trắc nghiệm và tự luận Tiếng Việt lớp 5; Tuyển tập đề thi học sinh giỏi bậc tiểu học; Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học; Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Toán và Tiếng Việt lớp 5.

doc 6 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1892Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán, Tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán, Tiếng Việt lớp 5
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN
  Học sinh giỏi hơn lúc nào hết luôn được các trường rất chú trọng và cũng được cả xã hội quan tâm, nhất là những người làm công tác quản lý giáo dục. Nhiều năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời, Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau, tổ chức thi học sinh giỏi cấp tiểu học chủ yếu là học sinh lớp 5 môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh.     
Là một người quản lý phụ trách chuyên môn khối lớp 4,5 bản thân luôn suy nghĩ trăn trở cần phải chỉ đạo cho giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi với nội dung gì, như thế nào để đạt hiệu quả cao, đó cũng là một bài toán nan giải. Theo tôi học sinh giỏi ở tất cả các môn học đặc biệt là môn Toán, Tiếng Việt đạt giải cao trong các kỳ thi có rất nhiều yếu tố quyết định: Đầu tiên là phải nói đến tố chất học sinh, thứ hai là sự quan tâm của gia đình, thứ ba là ý thức học tập của học sinh, thứ tư là việc tổ chức bồi dưỡng cho các em.
Qua mười năm làm công tác quản lý giáo dục tiểu học tôi đã chỉ đạo sâu sát việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán và Tiếng Việt lớp 5, nên qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp đều đạt kết quả khá khả quan. Xuất phát từ những lý do trên khiến tôi mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời đạt hiệu quả”.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Sáng kiến này được triển khai tại trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời trong công tác chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán và Tiếng Việt lớp 5.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Sơ lược đặc điểm tình hình trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời:
  Năm học 2012-2013 tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 38 người. Đảng viên 21 người. Tổng số 22 lớp với 771 học sinh, khối lớp 5 có 144 học sinh. Cơ sở vật chất có 20 phòng học và 6 phòng chức năng.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 ở trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời:
a) Thuận lợi:
Trường được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của lãnh đạo các cấp. Cơ sở vật chất của trường khá khang trang đảm bảo cho dạy và học tốt. Thư viện có nhiều loại sách, báo phục vụ cho giáo viên và học sinh tham khảo. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với việc bồi dưỡng cho các em. Học sinh đa số chăm chỉ học tập, được cha mẹ quan tâm.
b) Khó khăn:
Phòng học và phòng chức năng chưa đủ về số lượng như: Chưa có phòng đọc sách cho học sinh, phòng dạy môn Âm nhạc, phòng phụ đạo học yếu - bồi dưỡng học sinh giỏi, phòng dạy học trình chiếu. Kinh phí chi trả cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế.
3. Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán và Tiếng Việt lớp 5 ở trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời:
Theo quan điểm của tôi để chất lượng học sinh giỏi lớp 5 môn Toán và môn Tiếng Việt ngày càng được nâng cao xứng tầm với nhà trường, thì người quản lý cần có sự chỉ đạo chặt chẽ đến đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi giúp các em luyện tập, thực hành, củng cố và nâng cao kiến thức theo nội dung chương trình. Giúp các em giải được các dạng toán điển hình không chỉ rèn luyện kỹ năng giải toán mà còn nhằm phát triển năng lực và thao tác tư duy toán học. Đồng thời hình thành và phát triển một hệ thống các kỹ năng riêng, ngoài các kỹ năng tính phổ biến như: nghe - nói - đọc - viết, giải nghĩa từ, dùng từ đặt câu, viết đúng chính tả, chính âm, cho mọi kiểu bài văn do nội dung chương trình quy định và cảm thụ đoạn văn, đoạn thơ...
Những năm qua tôi đã chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán và Tiếng Việt lớp 5 rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất: Tham mưu với hiệu trưởng chọn giáo viên dạy lớp 5 có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng và đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhưng phải nhiệt tình. Khi có kết quả thi cấp trường chọn được hai đội tuyển Olympic Tiếng Việt và Toán tuổi thơ chuẩn bị thi cấp huyện chọn hai giáo viên đặc biệt có kinh nghiệm và thật sự tâm huyết trong việc bồi dưỡng môn Toán và Tiếng Việt. Vì tôi thấy vai trò của giáo viên là rất quan trọng, tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”, người giáo viên tổ chức hướng dẫn cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, phương pháp giải, cách trình bày bài giải toán sao cho chặt chẽ, lô gic, kỹ năng viết những câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu...từ đó sẽ làm thức dậy tố chất thông minh của học sinh.
Thứ hai: Chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 chọn đúng đối tượng, cần phân loại học sinh qua khảo sát chất lượng đầu năm học để bồi dưỡng môn Toán, Tiếng Việt. Sau khi khảo sát có danh sách học sinh giỏi, mỗi giáo viên chủ nhiệm bắt đầu bồi dưỡng khoảng một tháng tiếp tục tự ra đề thi chọn lọc thật chính xác đội tuyển mỗi môn 6 em của lớp mình phụ trách. Mặt khác, cần phát hiện học sinh giỏi trong quá trình giảng dạy như: Những câu hỏi mở rộng, những bài toán nâng cao được giáo viên đưa ra, những học sinh làm được và làm rất tốt thì đó chính là đối tượng học sinh giỏi mà giáo viên cần quan tâm và có thể bồi dưỡng các em trở thành học sinh giỏi. Hoặc qua các tiết dự giờ trên lớp tôi thấy ở môn toán có những em tư duy tốt, nhanh nhẹn, tính chính xác cao và có nhiều cách giải một bài toán, cách diễn đạt ngắn gọn. Môn tiếng Việt có những em cách phát biểu, cách trả lời câu hỏi luôn thể hiện cái riêng của mình rất sáng tạo, tố chất của các em được thể hiện ngay trong lời nói, giọng đọc, lời kể, trình bày bài viết thể hiện tính khoa học và lô gic. Những học sinh đó tôi đã chỉ đạo giáo viên chọn trong đội tuyển để bồi dưỡng.
 Thứ ba: Xây dựng kế hoạch chung chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch riêng cụ thể với lớp, với đội tuyển mình dạy để bồi dưỡng cho các em đến thời điểm thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.
  Ví dụ: Tháng thứ nhất môn toán ôn tập kiến thức cơ bản các dạng toán liên quan đến 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, phân số. Tìm số trung bình cộng. Luyện tập về dãy số. Giải toán về tính tuổi. Môn Tiếng Việt ôn tập kiến thức cơ bản các từ loại: động từ, danh từ, tính từ. Kiểu từ: từ đơn, từ ghép, từ láy. Ôn tập về câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến, câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt và các bộ phận chính, phụ trong câu. Cảm thụ đoạn văn, đoạn thơ.
  Thứ tư: Bản thân trực tiếp lựa chọn các loại sách, tài liệu giúp giáo viên soạn bài phù hợp với đối tượng, theo tôi biết hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó thì chưa có loại sách, tài liệu nào hướng dẫn cụ thể cho từng tiết bồi dưỡng học sinh giỏi như sách dạy chính khóa, vì vậy cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn sách, tài liệu tham khảo. Tôi đã mạnh dạn tham mưu với hiệu trưởng tìm mua các loại sách mà thư viện nhà trường không có, trong đó có chương trình cần bồi dưỡng, giúp cho giáo viên có tài liệu để tham khảo lựa chọn những dạng bài cơ bản nhất để bồi dưỡng cho các em.
Các loại sách đã lựa chọn: 10 chuyên đề toán; 100 bài hình học ở tiểu học; 501 bài toán đố; Chuyên đề bồi dưỡng toán học sinh giỏi tiểu học; Các bài toán điển hình lớp 4-5 của Nhà xuất bản Giáo dục năm 2000 tác giả Đỗ Trung Hiệu; Giúp em giải các bài toán khó lớp 5 của nhà xuất bản Giáo dục năm 1994 tác giả Hoàng Chúng và Lê Đình Phi; 162 đề chọn lọc Tiếng Việt; Bộ đề trắc nghiệm và tự luận Tiếng Việt lớp 5; Tuyển tập đề thi học sinh giỏi bậc tiểu học; Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học; Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Toán và Tiếng Việt lớp 5.
Thứ năm: Chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên trong suốt quá trình giảng dạy, thực hiện chương trình đều phải chú ý đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không một phút lơ là. Tất cả giáo viên lớp 4,5 khi soạn bài ở từng tiết dạy, cả những tiết dạy hai buổi/ngày đều phải có bài nâng cao dành cho học sinh giỏi. Ngoài ra còn tổ chức bằng nhiều hình thức bồi dưỡng khác như trong thời gian 15 phút đầu giờ, học nhóm, đôi bạn cùng tiến, học thêm 2 buổi chiều ngoài thời khóa biểu. Riêng lớp 3,4 cũng tổ chức thi Olympic Tiếng Việt, Toán tuổi thơ giúp học sinh làm quen, nắm vững kiến thức cơ bản và chọn đội tuyển cho năm sau.
Thứ sáu: Chỉ đạo giáo viên lựa chọn nội dung chương trình bồi dưỡng thật cụ thể và trọng tâm, soạn bài phải đi từ kiến thức cơ bản đến kiến thức nâng cao. Lựa chọn phương pháp dễ hiểu, dễ thực hành nhất để cho học sinh không ngán học, nếu bồi dưỡng toàn bộ nội dung nâng cao các em sẽ chán nản bởi có rất nhiều bài toán khó. Đặc biệt phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác, sáng tạo của học sinh. Thời gian đầu mới bồi dưỡng thì cho các em nắm vững các dạng bài vài tuần sau đó mới làm theo cấu trúc đề để các em làm quen với bộ đề Olympic Toán, Tiếng Việt. Bởi vì chỉ trong thời gian 30 phút các em phải giải quyết 16 bài Tiếng Việt hoặc 16 bài Toán trong đó có 15 bài trắc nghiệm khách quan chỉ ghi kết quả, 1 bài tự luận. Bản thân đã lựa chọn đưa ra một số dạng bài cơ bản bài như sau:
- Dạng Toán phân số; Luyện tập về dãy số; Toán về tỉ số phần trăm; Toán về hình học; Toán về lịch; Toán tính tuổi; Toán về đếm số trang sách...
Ví dụ: Người ta viết 3897 chữ số để đánh số trang của một quyển sách. Hỏi  sách có bao nhiêu trang ?
+ Giáo viên cho học sinh phân tích kỹ bài toán, gợi mở, giúp các em tìm ra phương pháp giải như sau:
  9 trang (từ 1 đến 9), phải viết 9 chữ số.
  90 trang (từ 10 đến 99), phải viết: 90 x 2 = 180 (chữ số)                                 900 trang (từ 100 đến 999), phải viết: 900 x 3 = 2700 (chữ số)
       Vì 9 + 180 + 2700 = 2889 < 3897 nên quyển sách có những trang được đánh số với 4 chữ số (bắt đầu từ trang 1000).
  Số trang được đánh số với 4 chữ số là:
  (3897 – 2889) : 4 = 252 (trang)
  Vậy quyển sách có: 999 + 252 = 1251 (trang)     Đáp số: 1251 trang
- Môn Tiếng Việt: Các dạng bài tìm từ đơn, từ ghép, từ láy; Phân loại được câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến, câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt; Tìm các bộ phận chính, phụ trong câu; Tìm danh từ, động từ, tính từ, đại từ; Tìm chữ viết sai chính tả trong một cụm từ theo phương ngữ; Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ (nghệ thuật); Rèn luyện cảm thụ đoạn văn, đoạn thơ đặc biệt về kỹ năng viết thành một đoạn văn khoảng 10 dòng đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý, vì bài dạng này chiếm 25 điểm/100 điểm, tổng điểm của 16 bài.
  Ví dụ: Trong bài “Việt Nam thân yêu” của Nguyễn Đình Thi (Tiếng Việt 5, tập 1) có viết:         Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được điều gì về đất nước Việt Nam?
+ Với dạng bài này giáo viên cần chú ý cho học sinh đọc kỹ đề bài, nắm vững yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì? Cảm nhận được giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của đoạn thơ. Giáo viên chỉ nên gợi ý cho học sinh tự phát hiện kiến thức và nêu rõ ý cảm nhận được qua đoạn thơ là:
+ Đất nước Việt Nam thật giàu đẹp và đáng yêu, thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông (hứa hẹn sự ấm no), cánh cò bay lả dập dờn (gợi nét giản dị, đáng yêu).
+ Đất nước Việt Nam thật đáng tự hào với cảnh hùng vĩ mà nên thơ, thể hiện qua hình ảnh: đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ.
Thứ bảy: Phải tổ chức hội thi cấp trường thật nghiêm túc. Mở chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Toán và Tiếng Việt. Thường xuyên động viên giáo viên và học sinh, kiểm tra giáo án, dự giờ một số tiết dạy của giáo viên bồi dưỡng Toán, Tiếng Việt để nắm bắt tình hình học tập của các em. Tham mưu với hiệu trưởng, Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐDCMHS) của trường khen thưởng kịp thời cho học sinh đạt giải và giáo viên bồi dưỡng. Hình thức bồi dưỡng cho học sinh trước khi đi thi và học sinh đạt giải cấp nào thì giáo viên bồi dưỡng được thưởng tương đương với giải của học sinh cấp đó. Cụ thể năm học 2012-2013 BĐDCMHS của trường đã bồi dưỡng và thưởng cho giáo viên, học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp là 19.600.000 đồng.
       IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
         Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 của trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2011-2012 và 2012-2013 hai đội tuyển Olympic Tiếng Việt và Toán tuổi thơ của trường đều đạt giải nhất toàn đoàn cấp huyện. Riêng năm học 2012-2013 dự thi cấp huyện 12 em đạt 12 giải tỷ lệ 100%.
Năm học
HS giỏi cấp trường
HS giỏi cấp huyện
HS giỏi cấp tỉnh
TSHS dự thi
Toán
Tiếng Việt
TSHS dự thi
Toán
Tiếng Việt
TSHS dự thi
Toán
Tiếng Việt
2010 - 2011
32
26 (1 em thi cả 2 môn)
26
22 (1 em thi cả 2 môn)
14
10 (1 em thi cả 2 môn)
2011 - 2012
24
17
15
12
5
5
2
2
0
2012 - 2013
24
17
16
12
6
6
3
0
3 giải nhất
V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
Theo tôi sáng kiến này không chỉ áp dụng trong phạm vi trường Tiểu học 1 Trần Văn Thời. Mà còn có thể áp dụng với cán bộ quản lý tiểu học trong huyện và cả tỉnh việc chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 đạt hiệu quả.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với Hiệu trưởng:
Cần quan tâm sâu sắc cả về tinh thần và vật chất đến mũi nhọn của nhà trường đặc biệt là đội tuyển học sinh giỏi, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, nhằm nâng cao hơn nữa những thành tích nhà trường đã đạt được, xứng danh là địa chỉ đỏ nơi đào tạo học sinh giỏi của huyện Trần Văn Thời.
2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất  để có đủ các phòng chức năng đặc biệt là phòng bồi dưỡng học sinh giỏi.
                                                                             Ngày 24 tháng 5 năm 2013
                                                                                  Người viết
                                                                                               Nguyễn Thị Muổn
PHT trường tiểu học 1 Trần Văn Thời, Cà Mau

Tài liệu đính kèm:

  • docMột số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán.doc