Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Hoà Phú - Chiêm Hoá - Tuyên Quang

Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Hoà Phú - Chiêm Hoá - Tuyên Quang

Qua thực tế đã đạt được và một số tồn tại trong công tác quản lý GDHN của trường THPT Quảng Uyên bản thân tôi nhận thấy rằng để làm tốt công tác này cần có các giải pháp sau

+ Nâng cao nhận thấy về GDHN của cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo.

- Bộ GD-ĐT và các ban ngành chức năng kết hợp với UBND các cấp cần có phương thức đào tạo. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách chính quy giúp đội ngũ này nâng cao tốc độ để có thể định hướng, tư vấn và dạy nghề phổ thông một cách cơ bản có tính hệ thống.

+ Cần đổi mới cơ chế chính sách đối với giáo viên phụ trách công tác GDHN, tư vấn HN.

 

doc 31 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2607Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Hoà Phú - Chiêm Hoá - Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úp học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp hiểu về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xây dựng đất nước”.
1.2. Thông tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ giáo dục: “Để giúp học sinh hiểu biết các ngành nghề, các trường trung học sử dụng tạm thời mỗi tháng 1 buổi lao động để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề”. Như vậy mỗi năm học có 9 buổi sinh hoạt giới thiệu nghề được phân phối chương trình trong 9 tháng.
1.3. Quyết định 329/QĐ ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng bộ giáo dục về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường trung học phổ thông.
1.4. Quyết định 2397/QĐ của Bộ trưởng bộ giáo dục ngày 17 tháng 9 nưm 1991 ban hành danh mục nghề và chương trình dạy nghề cho học sinh trung học phổ thông.
1.5 Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội
1.6. Chỉ thị 14/2001/CT – TTg của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
1.7. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: 
“Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”
+ Luật giáo dục năm 2005 chương 2 “Những quy định mới của luật giáo dục “ năm 2005 phần 2 “Chương trình giáo dục” cũng nói chương trình giáo dục nghề nghiệp được tổ chức thực hiện theo năm học hoặc hình thức tích luỹ tínvà được cụ thể hoá thành giáo trình, tài liệu giảng dạy” và Chương trình giáo dục nghề nghiệp phải liên thông với các chương trình giáo dục khác.
Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng về nhiệm của toàn ngành trong năm học 2005-2006 về mặt giáo dục lao động – hướng nghiệp các Sở giáo dục và Đào tạo các trường phổ thông và các trung tâm KTTH-HN
- Tiếp tục việc triển khai Chỉ thị số 33/2003/TC-BGD&ĐT về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp nâng cao chất lượng, định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của từng địa phương, góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh cuối cấp THCS và THPT.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Học sinh THPT là bộ phận thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành được tiếp cận với một hệ thống kiến thức từ quá trình học tập ở Trường phổ thông và được trải nghiệm thực tiễn thông qua những dạng lao động trong gia đình, trong các tổ chức đoàn thể, hàng ngày được tiếp nhận các dạng thông tin nghề nghiệp và chính những điều kiện này đã giúp các em hình thành được những cơ sở xác đáng về kiến thức, về kỹ năng và đặc biệt là sự trưởng thành đáng kể trong nhận thức đối với ý nghĩa cuộc sống, vị trí của bản thân, có được sự thử thách trong lao động nghề nghiệp góp phần vào đời sống gia đình tạo ra những tiêu để cho quá trình thích ứng nghề nghiệp sau này. Một số học sinh với ý chí vươn lên, ngay từ khi còn học phổ thông đã tích cực học thêm các môn học cần thiết như tin học, ngoại ngữ. Với cái nền rất đáng quí đó của học sinh THPT, nhiệm vụ hướng nghiệp đối với các em không chỉ dừng lại ở mức nâng cao nhận thức và sự hiểu biết kỹ càng hơn về nghề mà còn là quá trình xác lập những điều kiện kiến thức để đưa các em hoạt động trong thế giới nghề nghiệp, tạo ra sự thích ứng ở mức độ nhất định với nghề hoặc lĩnh vực lao động mà họ ưa thích.
Do sự phân luồng của xã hội, do thực tế bức xúc bởi vì không có sự liên thông giữa hướng nghiệp, đào tạo và sử dụng nên tồn tại thực tế
Đầu vào nhiều, chưa được định hướng, tư vấn nghề
Đầu ra thừa thầy thiếu thợ chất lượng nghề kém
+ Sau khi tốt nghiệp THCS sẽ có tầng trạng:
75% học tiếp THPT-> thi đại học, cao đẳng cần nhiều Giáo viên, Phòng học
14-15% học nghề (quá ít)
24-25% sống tự do vào đời với 2 bàn tay trắng -> sinh ra tệ nạn XH
THCS
Đại học cao đẳng 80%
THCN, DN 10%
Còn lại vào đời
Sau THCS
Rất nhiều học sinh sau khi thi Đại học, Cao đẳng trượt không biết mình nên học gì? theo nghề gì:
+ Đúng 	đúng
+ Sai 	sai
Thực tế tại địa phương chúng tôi là một huyện miền núi kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp việc định hướng và tư vấn nghề là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết để các em có việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo cho quê hướng, hạn chế các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng tại địa phương do không có việc làm.
Chương 2. Thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở từng THPT Quảng Uyên trong giai đoạn vừa qua
2.1. Đặc điểm tình hình
Một vài nét khái quát về trường THPT Quảng Uyên. Trường được thành lập từ năm 1960 đến nay đã được 46 năm nằm ở miền Đông tỉnh Cao Bằng, xung quanh là các dãy núi đã nối tiếp nhau. Trường có 32 lớp nhưng chỉ có 22 phòng học nên phải học 2 ca 1 ngày. Tổng số học sinh là 1545 em gồm 10 xã hầu hết là con em các dân tộc của huyện nhà xác xã ở xa nhau nên nhiều em phải ở trọ để học.
Cơ sở hạ tầng của Huyện còn kém, đường liên xã rất khó đi mà chỉ đến trung tâm xã còn các bản làng thì vẫn còn phải đi trên các con đường nhỏ tự mở.
Kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp, cả Huyện chỉ có 1 làng nghề làm thợ rèn, diện tích chủ yếu là núi nên sản lượng nông nghiệp rất thấp chỉ đủ ăn không có tích luỹ. Học sinh miền núi không phải nộp học phí nhưng nhiều gia đình cũng không lo được cho con cái đi học. Học sinh sau khi học xong lớp 12 đa số ở nhà làm ruộng, đó là nguồn nhân lực lao động chủ yếu của địa phương.
Trường THPT Quảng Uyên là trường trung tâm của Huyện những số học sinh bỏ học hàng năm là khá lớn Trung bình 1 năm bở trên 30 em đội ngũ cán bộ giáo viên thiếu trầm trọng lại không đồng bộ, chất lượng đội ngũ thấp.
Giáo viên tự nhiên thiếu nhiều, các môn xã hội tạm đủ cụ thể như sau:
 SL-CL đội ngũ
Năm
Tổng số
CB quản lý
Sau Đại học
Đại học
Cao đẳng
GV
Lớp
Hiệu trưởng
Phó
2003-2004
38
28
1
2
1
32
6
2004-2005
39
30
1
1
1
35
4
2005-2006
39
32
1
2
1
35
4
- Tình hình xã hội:
Sau khi học xong lớp 12 đa số học sinh ở nhà nên các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng và đã thâm nhập vào nhà trường gây nên nỗi lo và bức xúc cho nhà trường và cả xã hội. Nhà trường đang cùng với UBND Huyện bàn bạc và đã có các phương án để giải quyết số lao động dưa thừa này.
2.2. Một số kết quả đã đạt được:
Trong năm 2004-2005 trường đã được 1 số kết quả đáng khích lệ về mặt học tập và tu dưỡng rèn luyện.
+ Đội ngũ cán bội quản lý và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp. Và coi nó là một môn học quan trọng như các môn học khác.
+ Trong kế hoạch năm học 2005-2006 đã có kế hoạch hoạt động GDHN cho học sinh các khối cụ thể:
Khối 10: Định hướng nghề
Khối 11: Tư vấn nghề
Khối 12: Học nghề
Thực hiện mời cán bộ trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm tỉnh Cao Bằng và liên kết với trung tâm Giáo dục KTTH- Hướng nghiệp- Dạy nghề tỉnh
+ Hiện nay biên độ dao động trong việc chọn nghề, hiểu biết nghề đã ổn định hơn theo sơ đồ
Hàng năm nhà trường đã lập kế hoạch năm học về việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho hướng nghiệp thông báo cho giáo viên và học sinh tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của địa phương; nhu cầu sử dụng nguồn lao động chỉ đạo và kiểm tra công tác hướng nghiệp của giáo viên, phối hợp các hình thức hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Kết hợp với địa phương trong việc sử dụng hợp lý học sinh ra trường cuối năm tổ chức bàn giao học sinh cho địa phương.
- Thông qua các bộ môn văn hoá cơ bản, qua các bộ môn kỹ thuật, sinh hoạt hướng nghiệp và đặc biệt thông qua hoạt động lao động và dạy nghề phổ thông, nhà trường đã tiến hành giáo dục hướng nghiệp cho bộ phận lớn học sinh.
Trong năm học 2003-2004 trường đã liên kết với trung tâm GDTH- Hướng nghiệp dạy nghề tỉnh Cao Bằng cử người về tư vấn cho học sinh khối 11 và đã có 95% học sinh tham gia học nghề phổ thông.
Năm học 2004-2005 sau khi được tư vấn nghề đã có 100% học sinh khối 11 tham gia học nghề phổ thông và bước đầu nhiều em dã bộc lộ các năng khiếu về nghề nghiệp trong năm học 2005-2006 tất cả học sinh được tham gia hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp. Học sinh khối 12 được tư vấn hướng nghiệp trước khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ, THCN.
+ Nhà trường đã tính một phần kinh phí dành cho hoạt động Dạy và học vào hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp.
+ Chính quyền địa phương và phụ huynh đã bắt đầu quan tâm đến các hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Qua các đợt hoạt động GDHN học sinh và phụ huynh đã có cái nhìn cụ thể hơn với những ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu và đã có ý thức quan tâm hơn với những nghề mà địa phương đang có. Nhiều em đã quyết tâm làm kinh tế trang trại đưa sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hoá để tham gia thị trường mang lại lợi ích thiết thực cho quê hương.
2.3. Một số tồn tại của công tác quản lý GDHN ở trường THPT Quảng Uyên- Cao Bằng
Nhà trường chưa quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, chương trình nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, và đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế xã hội.
- Những năm qua đa số học sinh lựa chọn hướng học tập, định hướng nghề nghiệp chỉ theo cảm tính cá nhân và gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè. Sự lựa chọn nghề mang đậm tính chất chủ quan và phiến diện, thiếu tính thực tiễn và không phù hợp với xu thế, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp THPT thì lại chỉ muốn thi vào các trường Đại học, coi đó là hướng duy nhất để lập thân, lập nghiệp. Cả học sinh và cha mẹ các em đều chưa chú ý đúng mức đến điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và của đất nước.
- Công tác GDHN còn nhiều bất cập hạn chế như:
+ Hoạt động SHHN và tư vấn hướng nghiệp còn chưa được tổ chức đồng bộ ở các địa phương. Các giờ học giáo dục hướng nghiệp nhiều khi còn mang tính hình thức, nghèo nàn nội dung.
- Khó khăn lớn nhất là việc sử dụng chưa hợp lý học sinh tốt nghiệp PTTH hiện nay. Một số tốt nghiệp THPT không muốn trở về địa phương sản xuất vì nhiều địa phương không có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, do đó không có qui hoạch đào tạo cán bộ, sử dụng lao động tại chỗ. Mặt khác chất lượng hướng nghiệp dạy nghề, đào tạo tay nghề của các cơ sở đào tạo hiện nay không đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp đạt ra ở địa phương trong cơ chế thị trường.
- Tổ chức hoạt động hướng nghiệp còn lúng túng chưa gắn với thực tế địa phương. Địa bàn nhà trường đóng khá đa dạng về ngành nghề: như nghiệp, nông nghiệp, buôn bán Mặc dầu ngành nghề khá đa dạng như vậy nhưng kinh tế ở các ngành chưa phát triển, phân công lao động còn hạn chế, lực lượng lao động dôi dư còn nhiều . Một số ngành nghề truyền thống không đủ điều kiện phát triển, một số ngành nghề như trồng nấm cũng mới hình thành.
2.4. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT
2.4.1. Nguyên nhân
- Nhận thức của một số lãnh đạo địa phương, một số lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, gia đình và bản thân học sinh về công tác hướng nghiệp còn hạn chế, chưa rõ ràng đúng đắn. Họ chưa thật hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông đối với bản thân học sinh nói riêng và đối với sự phát triển kiến thức xã hội nói chung.
- Nhà trường không làm thay đổi được một số vấn đề xã hội liên quan đến công tác hướng nghiệp như vấn đề việc làm, tuyển chọn nghề, chế độ đãi ngộ với các nghề. Nhà trường không làm thay đổi được nhận thức của cha mẹ học sinh về vấn đề hướng nghiệp.
- Sự bất cân đối trong hệ thống giáo dục quốc dân dẫn đến sự mất cân đối trong sự phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Giáo viên làm công tác tư vấn nghề, hướng nghiệp chưa được đào tạo, chưa có giáo viên chuyên trách.
- Còn thiếu các tài liệu hướng dẫn về nội dung của tài liệu còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, chương trình chưa thật sự rõ nét, chưa phù hợp thực tiễn.
- Chương trình học các môn văn hoá và tâm lý thi cửa còn quá nặng nề.
- Cơ sở vật chất phục vụ lao động sản xuất – hướng nghiệp- dạy nghề còn quá thiếu thốn, trường không có xưởng cho học sinh lao động, không có một số thiết bị trực quan phục vụ sinh hoạt hướng nghiệp.
2.4.2. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công tác chỉ đạo hoạt động GDHN
Qua thực tế đã đạt được và một số tồn tại trong công tác quản lý GDHN của trường THPT Quảng Uyên bản thân tôi nhận thấy rằng để làm tốt công tác này cần có các giải pháp sau
+ Nâng cao nhận thấy về GDHN của cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo.
- Bộ GD-ĐT và các ban ngành chức năng kết hợp với UBND các cấp cần có phương thức đào tạo. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách chính quy giúp đội ngũ này nâng cao tốc độ để có thể định hướng, tư vấn và dạy nghề phổ thông một cách cơ bản có tính hệ thống.
+ Cần đổi mới cơ chế chính sách đối với giáo viên phụ trách công tác GDHN, tư vấn HN.
Chương 3: Một số biện pháp tổ chức quản lý hoạt động GDHN ở trường THPT
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp giáo viên và học sinh cũng như xã hội về công tác GDHN trong trường phổ thông.
+ Phải coi hoạt động GDHN là một công việc thường xuyên và liên tục mang tính hệ thống và quan trọng như các môn khoa học cơ bản khác phải tuân theo quy trình hướng nghiệp.
Định hướng nghề
Chọn nghề
Thích ứng nghề
Học nghề
Phù hợp nghề
Chọn nghề
Đào tạo lại
Bồi dưỡng
+ Trong trường phải thành lập ban chỉ đạo hướng theo cấu trúc sau:
Hiệu trưởng
Ban hướng nghiệp nhà trường
Cơ sở sản xuất
Trung tâm kỹ thuật TH-HN
Thư viện nhà trường
Tổ chức xã hội
Ban đại diện phụ huynh
Tổ chức đoàn thanh niên
Y tế nhà trường
Giáo viên bộ môn
Giáo viên chủ nhiệm
Việc xây dựng hệ thống và cấu trúc của hệ thống hướng nghiệp trong trường THPT thể hiện những mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận trong trường và ngoài xã hội. Đồng thời thể hiện vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng là chịu trách nhiệm chung về kế hoạch và điều hành toàn bộ quá trình thực hiện HĐHN trên các mặt cơ bản:
- Phương hướng triển khai HĐHN nhà trường trên cơ sở đường lối chủ trương hướng nghiệp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương.
- Sắp xếp và ổn định kế hoạch hướng nghiệp cho cân đối hợp lý với kế hoạch toàn diện của năm học do Bộ giáo dục và đào tạo qui định.
- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của ban hướng nghiệp trên một số mặt quan trọng như nội dung, thời gian, phương tiện, nhân lực và hiệu quả, giáo dục của hoạt động hướng nghiệp.
- Xét duyệt và phê chuẩn kế hoạch hướng nghiệp, các hợp đồng kinh tế và các văn bản kết nghĩa, hợp tác trong quá trình thực hiện hoạt động hướng nghiệp với các cơ quan bạn.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về kết quả toàn diện của hoạt động hướng nghiệp.
Ban hướng nghiệp trước cơ quan chỉ đạo cấp trên về kết quả toàn diện của hoạt động hướng nghiệp. Có đại diện các thành phần chủ yếu như ở trong sơ đồ cấu trúc trên.
Phụ trách ban hướng nghiệp là một đồng chí Phó Hiệu trưởng (thường là đồng chí phụ trách về lao động sản xuất). Sự có mặt của các thành phần trong và ngoài trường như trong cấu trúc của hệ thống, cho phép mở rộng khả năng liên kết các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội) trong hoạt động hướng nghiệp.
Chức năng chính của Ban hướng nghiệp nhà trường là chỉ đạo kế hoạch (soạn thảo, phê chuẩn kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch), nó đồng thời còn là bộ phận trung gian môi giới liên kết tất cả các thành phần có trong hệ trong để đạt mục đích chung trong hoạt động hướng nghiệp.
Nhiệm vụ của Ban hướng nghiệp bao gồm:
- Giúp cho cán bộ, công nhân viên trong nhà trường, đặc biệt đối với các thầy cô giáo, cô giáo, các tổ chức đoàn thể của giáo viên và học sinh nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung chính của việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong trường THPT.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội có liên quan cùng tham gia vào công tác hướng nghiệp.
- Kiểm tra, đôn đốc và đánh giá theo từng phần việc, từng giai doạn của các bộ phận hợp thành trên cơ sở kế hoạch hợp đồng được giao tương ứng với đặc điểm hoạt động của bộ phận mình.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên Ban hướng nghiệp cần phải tiến hành những công việc cụ thể sau:
+ Dựa vào kế hoạch của chính quyền địa phương về phân bổ lao động và phát triển kinh tế- xã hội, cung cấp cho giáo viên những hiểu biết về nhu cầu sử dụng nhân lực ở địa phương và khả năng tiếp nhận học sinh tốt nghiệp ra trường trong mỗi năm học.
+ Đưa hoạt động hướng nghiệp vào kế hoạch hoạt động chung của nhà trường ở từng giai đoạn (tháng, học kỳ, năm học) từng mảng công vịêc (học tập văn hoá, lao động sản xuất hoạt động ngoại khoá)
+ Tổ chức trao đổi kế hoạch thực hiện nội dung hướng nghiệp giữa các bộ phận chức năng trong trường để hoạt động hướng nghiệp được triển khai một cách đồng bộ.
+ Trao đổi với giáo viên và các tổ chức đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường để thiết lập kế hoạch sử dụng các hình thức hướng nghiệp nhằm phát triển hứng thú, sở trường, năng lực của học sinh.
+ Thiết lập kế hoạch và sự cộng tác giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất và các cơ quan đào tạo nghề xung quanh nơi trường đóng nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp và hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp. Thực hiện các bài giảng hướng nghiệp theo chương trình của Bộ, gặp gỡ trao đổi giữa học sinh và cơ sở sản xuất, giúp nhà trường về cơ sở kĩ thuật cán bộ công nhân có tay nghề.
+ Phác thảo kế hoạch tham mưu (thời gian mục đích, địa điểm, lực lượng tham gia)
3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền để giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn mục đích của công tác hướng nghiệp của học sinh phổ thông. 
Phải coi hướng nghiệp là một nội dung đào tạo về giáo dục lao động, kỹ thuật, dạy nghề, là một bộ phận của giáo dục phổ thông. Phải tìm mọi cách để khắc phục khó khăn để hoàn thành giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo yêu cầu, nội dung quy định. Phương pháp tuyên truyền: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi chào cờ, sinh hoạt hướng nghiệp.
3.3. Để công tác hướng nghiệp có hiệu quả cao, nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp, coi đây là khâu có tính chất quyết định.
Về tổ chức nhân sự: bên cạnh ban chuyên môn phụ trách chung về dạy học nhà trường, thành lập ban lao động hướng nghiệp do một đồng chí phó hiệu trưởng làm trưởng ban: các thành viên: GVCN, đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp và thường vụ hội, đoàn thanh niên, các môn KTCN, tin học KTNN, các tổ trưởng chuyên môn. Ban này có trách nhiệm tư vấn về công tác hướng nghiệp cho hiệu trưởng, tổ chức thực hiện kế hoạch và hướng nghiệp dạy nghề theo kế hoạch nhà trường.
- Bồi dưỡng về kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp.
- Lựa chọn giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn về hướng nghiệp do bộ giáo dục đào tạo tổ chức, liên kết với các đơn vị sản xuất trên địa bàn làm ăn có hiệu quả. Bởi cơ sở sản xuất tại địa phương là minh chứng sống cho các em định hướng và chọn nghề
- Bồi dưỡng những kiến thức về kinh tế và hội của đất nước và địa phương để làm tốt công tác tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh.
- Chú trọng công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất cho cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp dạy nghề.
3.4. Xây dựng và củng cố cơ sở vật chất để phục vụ cho hướng nghiệp; tổ chức lao động tập thể để phục vụ hướng nghiệp; - xã hội hoá các nguồn lực cho công tác hướng nghiệp.
- Các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ hữu cơ mật thiết trong quá trình tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp ở trường THPT bán công Cửa Lò trong giai đoạn hiện nay. Luôn thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ kinh tế xã hội thì nhà trường quan tâm làm tốt công tác hướng nghiệp và thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Trong đó vấn đề nâng cao nhận thức, kỹ năng hướng nghiệp dạy nghề cho đội ngũ giáo viên là quan trọng nhất.
3.5. Nâng cao năng lượng của giáo viên chủ nhiệm lớp.
 Ưu tiên GVCN dự các lớp bồi 

Tài liệu đính kèm:

  • docHuong nghiep.doc