Đặc biệt phương hướng phát triển giáo dục do Đảng đề ra là : Chuẩn hoá - Hiện đại hoá - Xã hội hoá đã định hướng phát triển cho sự nghiệp giáo dục của đất nước và đã được triển khai cụ thể, bước đầu có kết quả tốt :
- Chuẩn hoá : Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã định ra chuẩn trên các lĩnh vực : chuẩn kiến thức của từng cấp học, bậc học ; chuẩn trình độ của giáo viên ở các cấp học, bậc học ; chuẩm quốc gia về trường học ; chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS và phổ cập THPT. Với tinh thần chuẩn hoá, các địa phương đã rất tích cực triển khai thực hiện trên các mặt như : đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên để có đội ngũ đạt chuẩn ; tăng cường cơ sở vật chất trường học theo hướng của trường chuẩn quốc gia ; tích cực triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục.
3 55 4 Bảng 2: SỐ HỌC SINH TỐT NGHIỆP THPT VÀ BT-THPT, THI ĐỖ VÀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG. Năm học Số học sinh dự thi Thi đỗ TN Thi đỗ Đại học Thi đỗ Cao đẳng 2005-2006 697 681 3 7 Bảng 3: SỐ LIỆU HỌC SINH CỦA TRƯỜNG THPT HÒA PHÚ KỲ I NĂM HỌC 2006-2007 Khối lớp Tổng số Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực Lớp H.S Tốt Khá T.bình Yếu Giỏi Khá T.bình Yếu Kém Lớp 10 6 284 11 71 174 28 0 3 104 171 6 Lớp 11 8 332 33 77 209 13 0 20 117 194 1 Lớp 12 4 188 16 49 118 5 0 6 74 105 3 Cộng Tỷ lệ % 18 804 60 197 501 46 0 29 295 470 10 Bảng 4 SỐ GIÁO VIÊN GIỎI VÀ CSTĐ CÁC CẤP CỦA TRƯỜNG THPT HÒA PHÚ NĂM HỌC 2005-2006 Năm học Số cán bộ, giáo viên Giáo viên giỏi Chiến sỹ thi đua Cấp cơ sở Cấp tỉnh Cấp cơ sở Cấp tỉnh 2005-2006 27 7 0 2 0 * Một số các thành tích khác: - Năm học 2005-2006: + Trường đạt danh hiệu : Trường tiên tiến + Tổ xã hội đạt danh hiệu : Tổ lao động tiên tiến xuất sắc - Năm học 2006-2007 : + Trường đạt giải Ba trong cuộc thi sử dụng thiết bị dạy học toàn tỉnh lần thứ 2. + Có 5/6 giáo viên tham gia dự thi sử dụng thiết bị dạy học đạt giải. Bảng 5 : SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT HÒA PHÚ TRONG CÁC NĂM HỌC Năm học Số lượng giáo viên Văn Sử Địa Toán Lý Hóa Sinh TDục GDCD Tin NN 2005-2006 4 2 2 6 2 2 2 1 2 0 2 25 2006-2007 5 3 2 6 4 2 3 2 2 1 3 33 Bảng 5 cho ta thấy lực lượng giáo viên của trường THPT Hòa Phú được phát triển nhanh về số lượng đáp ứng được quy mô phát triển. Hiện tại số lượng giáo viên của trường cơ bản đã đủ và đồng bộ, cân đối giữa các môn. * Trình độ và nguồn đào tạo: - Trình độ đào tạo : Hiện nay 100% số giáo viên của trường đều đã có trình độ đạt chuẩn. Kế hoạch đến năm 2010 có 02 giáo viên theo học đào tạo Thạc sỹ. - Nguồn đào tạo: Trong số 33 giáo viên của trường thì có 05 giáo viên học ở trường ĐHSP I Hà Nội, 06 giáo viên học ở trường ĐHSP II Xuân Hoà, 18 giáo viên học ở trường ĐHSP Thái Nguyên, 01 giáo viên học ở trường ĐH TDTT TWI, 01 giáo viên học ở trường ĐHSPNN Hà Nội, 01 giáo viên học ở trường ĐHKHXH&NV, 01 giáo viên học ở trường ĐH DL Đông Đô. * Thâm niên công tác. Bảng 6 TUỔI ĐỜI VÀ TUỔI NGHỀ CỦA GIÁO VIÊN Tuổi từ 21 đến 29 từ 30 đến 39 từ 40 đến 49 Tuổi đời bình quân Tuổi nghề bình quân Số giáo viên 25 7 1 27,3 4,1 Bảng 6 cho thấy giáo viên của trường đang ở độ tuổi còn trẻ, rất sung sức, nhiệt tình, đã tích lũy được kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, đã tạo được các thành tích trong công tác. * Về tay nghề. Kết quả đánh giá đợt kiểm tra chuyên môn năm 2006. - Ưu điểm : Giáo viên đã thực hiện khá tốt công tác soạn giảng, hồ sơ giáo án đầy đủ, đảm bảo việc thực hiện đúng chương trình và chế độ cho điểm. Có kiến thức vững trắc ; kỹ thuật lên lớp, tổ chức các hoạt động của thầy và trò trong các giờ lên lớp nhuần nhuyễn ; thực hiện tốt việc sưu tầm và tích lũy tài liệu chuyên môn. - Kết quả thanh tra giờ dạy: Tổng số 32 giờ trong đó: Giỏi 18; Khá: 9; TB: 5. - Kết quả phân loại giáo viên : Loại giỏi 9 đ/c; loại khá: 14 đồng chí; loại TB:2 đ/c * Về tài chính và cơ sở vật chất trường học. - Về tài chính. Theo quy định thì tài chính của trường gồm 2 nguồn: Ngân sách Nhà nước cấp va nguồn thu sự nghiệp theo định mức quy định của Tỉnh. - Về cơ sở vật chất. Toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường là cơ sở vật chất của trường THCS Hòa Phú bàn giao lại gồm: một nhà xây 2 tầng với 13 phòng học và một phòng thiết bị dạy học; 6 gian nhà tạm. như vậy năm học 2005-2006 với tổng số 28 lớp, năm học 2006-2007 với tổng số 21 lớp thì nhà trường phải tổ chức học 2 ca. Bảng 7: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG: STT Năm học Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng 1 2005-2006 1 (GV Hóa) 1( GV Tiếng Anh) 2 2006-2007 1 (GV Hóa) 1( GV Tiếng Anh) Về trình độ cán bộ quản lý: Ngoài Bằng đại học chuyên ngành, cán bộ quản lý còn tham gia học các lớp về quản lý Nhà nước, lý luận chính trị. II.1.2) Những hạn chế tồn tại cần giải quyết. - Chất lượng giáo dục của nhà trường thấp, không có học sinh học giỏi, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp thi đỗ và các trường đại học cao đẳng thấp. - Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: năng lực chuyên môn và chất lượng các giờ lên lớp không đồng đều, việc phát huy trí tuệ tập thể còn hạn chế ; phương pháp dạy học nhìn chung chậm được cải tiến theo xu hướng hiện đại. - Cán bộ quản lý nhà trường chưa qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ, kinh nghiệm công việc còn hạn chế. - Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu chỗ ở của cán bộ, giáo viên. Chưa có đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy học. - Tổng kinh phí hoạt động năm 2006 của trường là: 1.081.013.500đ. Với nguồn kinh phí như vậy, với một ngôi trường mới thành lập thì gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tham quan học tập, cho giáo viên đi học nâng cao trình độ, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học... II.1.3) Nguyên nhân hạn chế tồn tại. * Khách quan: - Đa số các em học sinh bị rỗng kiến thức từ các lớp dưới, thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào các thầy cô giáo nên khi lên THPT các em không tiếp thu nổi kiến thức mới. - Một bộ phận cha mẹ học sinh không quan tâm đến việc học tập của con mình, toàn bộ việc học của con là " trăm sự nhờ thầy". - Giáo viên đào tạo ở các hệ khác nhau: chính quy, tại chức, chuyên tu, cao đẳng. - Việc cấp các thiết bị, đồ dùng dạy học chưa kịp thời. - Nguồn kinh phí cấp bổ sung cho các hoạt động của nhà trường rất eo hẹp. * Chủ quan: - Một bộ phận học sinh hiện nay không thích học chỉ thích đòi hỏi và hưởng thụ, lười suy nghĩ, không năng động trong các hoạt động học tập, không tích cực hợp tác với các giáo viên trong việc xây dựng bài giảng. - Một số ít giáo viên ít tâm huyết với nghề, không chịu học hỏi, tự học trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực còn chuyển biến chậm, việc tự làm đồ dùng dạy học chưa thường xuyên, việc áp dụng công nghệ tin học và các phần mềm trong dạy học còn ít, việc tổ chức ôn luyện cho học sinh khá giỏi và bồi dưỡng cho học sinh yếu kém chưa thường xuyên. - Việc quản lý toàn diện của Hiệu trưởng chưa sát sao, do phải tham gia các chương trình học tập nên ít kiểm tra hồ sơ và dự giờ của giáo viên. Việc tham mưu, đề xuất cho các cấp lãnh đạo trong xây dựng cơ sở vật chất nhà trường chưa kịp thời. II.2. Một số biện pháp tăng cương quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THPT Hòa Phú giai đoạn 2007-2010. II.2.1. Cơ sở xuất phát của việc đề ra các biện pháp. 1) Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về GD&ĐT trong giai đoạn cách mạng mới. - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 là “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước”. ( Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia-năm 2006) Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020 của Chính phủ nêu : “Để đi tắt, đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học - công nghệ lại càng có tính chất quyết định. giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ”. (Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020. Bộ GD&ĐT, NXBGD-Hà nội 2000) Đặc biệt phương hướng phát triển giáo dục do Đảng đề ra là : Chuẩn hoá - Hiện đại hoá - Xã hội hoá đã định hướng phát triển cho sự nghiệp giáo dục của đất nước và đã được triển khai cụ thể, bước đầu có kết quả tốt : - Chuẩn hoá : Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã định ra chuẩn trên các lĩnh vực : chuẩn kiến thức của từng cấp học, bậc học ; chuẩn trình độ của giáo viên ở các cấp học, bậc học ; chuẩm quốc gia về trường học ; chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập THCS và phổ cập THPT. Với tinh thần chuẩn hoá, các địa phương đã rất tích cực triển khai thực hiện trên các mặt như : đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên để có đội ngũ đạt chuẩn ; tăng cường cơ sở vật chất trường học theo hướng của trường chuẩn quốc gia ; tích cực triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục. - Hiện đại hoá : các cơ quan quản lý giáo dục và các nhà trường đã rất tích cực trang bị các phương tiện hiện đại để sử dụng trong công tác quản lý và trong dạy học, nhất là trong khai thác các ứng dụng của công nghệ thông tin đã giúp cho hiện đại hoá công tác quản lý giáo dục và trong việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, giúp giáo viên, học sinh có điều kiện nhanh chóng thích ứng với sự phát triển của giáo dục. - Xã hội hoá : công tác xã hội hoá giáo dục đã được đẩy mạnh hơn trước và đã có những kết quả khả quan, sự nghiệp giáo dục được toàn xã hội quan tâm và chăm lo biểu hiện trên các mặt : + Các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp đã tích cực hơn và có hành động cụ thể, chủ động trong việc tham gia đầu tư, hỗ trợ các trường học về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Cụ thể năm học 2006-2007 trường THPT Hoà Phú được Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting và Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng tài trợ cho một phòng máy vi tính trị giá hợn 300 triệu đồng. + Công tác khuyến học được đẩy mạnh, có hiệu quả trong việc khuyến khích những tấm gương học tập xuất sắc của học sinh, những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, năm 2006 có 10 học sinh trúng tuyển vào đại học, cao đẳng đã được quỹ khuyến học nhà trường thưởng từ 100.000đ đến 300.000đ. Đây thực sự là sự hỗ trợ có hiệu quả của xã hội trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. 2) Quan điểm và sự quản lý của Nhà nước về giáo dục. * Đối với giáo dục phổng thông, chiến lược của Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu: ‘‘ Thực hiện về giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống có tính hướng nghiệp ; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo ; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực tự vận dụng kiến thức vào cuộc sống ”. ( Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, Bộ GD&ĐT, NXBGD – Hà Nội 2000) Chiến lược đã nêu: - Các giải pháp phát triển giáo dục: “ Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa tăng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”. ( Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, Bộ GD&ĐT, NXBGD – Hà Nội 2000) Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng, trò ghi sang hướng người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận kiến thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội. - Các giải pháp đổi mới quản lý giáo dục. “ Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với phẩm chất và năng lực từng người”. ( Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, Bộ GD&ĐT, NXBGD – Hà Nội 2000) * Về giáo dục THPT, Luật giáo dục quy định: - Mục tiêu của giáo dục THPT: nhăm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. ( Điều 23). -Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục: Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông. Ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh. ( Điều 24). 3) Căn cứ lý luận mới về giáo dục, quản lý giáo dục và lý luận dạy học. Hiện nay, lý luận chung của thế giới về giáo dục, quản lý giáo dục và lý luận dạy học đã có những thay đổi căn bản so với trước. UNESCO, một tổ chức về khoa học, giáo dục và văn hoá của Liên hợp quốc đã đưa ra nhiều ý tưởng và kiến nghị mới trong lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi người trong thế kỷ XXI. UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột chính của vấn đề học tập trong thế kỷ XXI là: Học để hiểu biết; Học để làm việc; Học để trưởng thành và Học để cùng chung sống. Trong xu thế đổi mới giáo dục của thế giới và của mỗi quốc gia, công tác quản lý của Hiệu trưởng các nhà trường, trong đó trọng tâm là quản lý chuyên môn cần có sự đổi mới theo hướng gia tăng tính dân chủ, kỷ cương, nhân văn và hiện đại. Điều đó sẽ giúp cho giáo viên có điều kiện để phát triển, hoàn thiện kỹ năng cũng như động lực thúc đẩy công tác chuyên môn của mình; đồng thời có cơ hội đóng góp vào những cải tổ, đổi mới về hệ thống giáo dục của đất nước. II.2.2. Phương hướng, mục tiêu, giải pháp, kiến nghị. II.2.2.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển giáo dục của trường THPT Hoà Phú. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV đã nêu rõ: "Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên trong các trường học đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp". "Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục-đào tạo, phân công, phân cấp rõ trách nhiệm giữa ngành và cấp; lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm" Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Chiêm Hoá lần thứ XIX đã nêu rõ:" Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục . Nâng cao một bước rõ rệt hơn về chất lượng GD&ĐT theo hướng phát huy tốt nhất năng lực trí tuệ của HS. Phấn đấu hàng năm có 35% giáo viên đạt khá, giỏi ". Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV và Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Chiêm Hoá lần thứ XIX trường THPT Hoà Phú đã xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2010, một số mục tiêu cụ thể như sau: - Tập trung xây dựng Chi bộ Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; tăng cường sự lãnh chỉ đạo của Chi bộ Đảng nhà trường trong mọi hoạt động. - Hoàn thành chuẩn hoá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; đào tạo một bộ phận giáo viên có trình độ trên chuẩn về chuyên môn ( 3 giáo viên) và về công tác quản lý (1 cán bộ). Có từ 40% giáo viên đạt giáo viên giỏi cơ sở, chiến sĩ thi đua cơ sở. - Phấn đấu hàng năm có học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh, duy trì sĩ số học sinh từ 98%, có trên 80% số học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp, có 10% trên tổng số học sinh đăng ký dự thi thi đỗ vào các trường đại học. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học được cấp và do các giáo viên tự làm. - Năm học 2006-2007, trường được UBND tỉnh phê duyệt dự án xây dựng trường theo hướng " kiên cố hoá, hiện đại hoá, chuẩn hoá", phấn đấu đến năm học 2010-2011 trường đạt chuẩn quốc gia. - Hoàn thành đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ và dạy học đạt hiệu quả. II.2.2.2. Các biện pháp tăng cường quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT Hoà Phú. Từ những hạn chế và tồn tại nêu trên, kết hợp với đánh giá thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT Hoà Phú, đặc biệt là trong quản lý chuyên môn hiện còn có những bất cập trong các biện pháp quản lý, trên cơ sở đã xác định được những ưu điểm và tồn tại, tác giả xin đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý chuyên môn ở trường THPT Hoà Phú như sau: 1) Tăng cường biện pháp quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy: a/ Mục tiêu: - Tạo cho giáo viên thói quen và khả năng xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, thực chất, có hiệu quả, không mang tính hình thức, đối phó. Tăng cường kỷ cương, nề nếp dạy học trong trường, ngăn chặn các hiện tượng tuỳ tiện trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học. - Nâng cao chất lượng học tập cho HS, đáp ứng tốt yêu cầu xã hội và mục tiêu đào tạo của nhà trường. b/ Nội dung, biện pháp: - Mục tiêu giáo dục của trường THPT được thể hiện trong chương trình giảng dạy các môn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả giáo viên. - Hiệu trưởng quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy của giáo viên tức là đưa ra các biện pháp quản lý, sau khi phân công giảng dạy trong từng năm học, yêu cầu giáo viên căn cứ chương trình dạy học bộ môn tự xây dựng kế hoạch dạy học của mình và thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học ấy, đảm bảo chỉ tiêu chất lượng do Hiệu trưởng yêu cầu. c/ Cách tiến hành: Để quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy các bộ môn, thông thường Hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện các công việc sau: - Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về giảng dạy các bộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chương trình giảng dạy. Trên cơ sở chương trình bộ môn và hướng dẫn của cấp trên hàng năm, từng giáo viên lập kế hoạch giảng dạy của mình một cách chi tiết cho năm học, kế hoạch giảng dạy của giáo viên phải được thông qua tổ chuyên môn để bàn bạc và kiểm tra. Sau đó photo một bản cho Hiệu trưởng theo dõi và quản lý. - Hiệu trưởng chỉ đạo lập thời khoá biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi của giáo viên và quyền lợi học tập của học sinh, dùng thời khoá biểu để quản lý giảng dạy hàng ngày, qua đó nắm bắt được việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên. - Tổ chức hoạt động thăm lớp dự giờ của các tổ chuyên môn, bản thân Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng cũng thường xuyên dự giờ của giáo viên để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. - Hàng tháng, Hiệu trưởng quy định các tổ chuyên môn báo cáo việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ, các giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình học tập của lớp. Nếu phát hiện được các trường hợp thực hiện chưa đúng hoặc có những kiến nghị xác đáng của giáo viên chủ nhiệm và học sinh, nhà trường thông báo đến giáo viên bộ môn và yêu cầu giáo viên có biện pháp khắc phục. - Đối với giáo viên được phân công dạy ôn bồi dưỡng học sinh khá giỏi, Hiệu trưởng yêu cầu tổ hoặc nhón chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy chuyên đề cho từng môn, phân công người phụ trách các chuyên đề và tổ chức thực hiện, mọi giáo viên của trường đều được dạy và cũng phải dạy chuyên đề cho lớp ôn, đây là tiêu chí quan trọng để đáng giá trình độ giáo viên. Hiệu trưởng căn cứ, xem xét để không phân công những giáo viên không có khả năng dạy chuyên đề cho các lớp ôn. d/ Điều kiện thực hiện: - Phân công giảng dạy hợp lý, ổn định đối với mỗi năm học, tránh xáo trộn làm ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học của giáo viên. - Hiệu trưởng cần lưu ý quản lý tốt các mặt công tác khác liên quan như công tác tổ chức - cán bộ, hành chính - quản trị để đảm bảo có đủ giáo viên các bộ môn theo yêu cầu, có đủ điều kiện vật chất phục vụ cho dạy và học. 2) Quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học. a/ Mục tiêu: - Làm cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động; vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống cụ thể; phát triển tư duy cho học sinh ( cả tư duy logíc, tư duy thuật toán và tư duy thực nghiệm), tiếp cận dần với việc nghiên cứu k
Tài liệu đính kèm: