Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT số II Mường Khương

Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT số II Mường Khương

 - Hoạt động chính trị xã hội :

 + Tuyên truyền pháp luật, vận động nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử .

 + Lao động công ích: Vệ sinh đường phố, khu vực chợ, giúp đỡ bà con nông dân thu hoạch mùa màng, phát nương.

 + Lao động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các hoạt động cộng đồng vui chơi giải trí lành mạnh.

 + Hoạt động nhân đạo: làm từ thiện, đền ơn đáp nghĩa: Thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, thăm và tặng quà các gia đình có công với cách mạng .

 + Bảo vệ môi trường: Trồng cây gây rừng, phòng và chống cháy rừng, vệ sinh công sở, khơi thông cống rãnh khu vực trường sở, khu vực tập chung đông dân cư. làm cho môi trường xanh sạch đẹp với khẩu hiệu: " Chúng em với môi trường xanh - sạch - đẹp"

 + Hoạt động an ninh trật tự xã hội, thôn xóm, giữ gìn pháp luật, phòng và chống các tệ nạn xã hội.

 

doc 27 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1763Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả ở trường THPT số II Mường Khương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồi dưỡng khả năng tri giác thẩm mỹ cho học sinh như: Thị hiếu thẩm mỹ được nâng cao, sáng tạo ra cái đẹp, biết thưởng thức cái đẹp và biết đưa cái đẹp vào cuộc sống.
 - Lao động: Rèn luyện thói quen lao động, ý thức lao động, tình yêu lao động.
3.4.4 Tính năng động của chương trình kế hoạch.
 Tính năng động của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải xuất phát từ:
	- Mục tiêu cấp học.
	- Tình hình cụ thể của địa phương.
	- Nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn.
	- Tâm lý, đặc điểm của học sinh địa phương.
 	Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, có sự liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường. Đồng thời biết tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn.
3.4.5 Tính phong phú đa dạng của nội dung và hình thức, tính phức tạp của của việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tự giác, tự quản cao, không áp đặt.Vì thế, người cán bộ quản lý phải chú ý đến nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em học sinh. Hướng các em vào những hoạt động có tính sáng tạo, hướng dẫn cách làm để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức. Muốn đạt được mục đích đề ra của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì nội dung hoạt động phải phong phú, đa dạng, các hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy được tính nội lực, óc sáng tạo của bản thân học sinh. Dựa trên cơ sở đó cần học hỏi thêm kinh nhiệm trường bạn, có sự sáng tạo các loại hình hoạt động mới tránh rập khuôn máy móc để thu hút sự hứng thú của học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
 Việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh đòi hỏi sự chính xác, công bằng và tế nhị. Đây là một việc làm phức tạp, tuy nhiên mỗi hoạt động trong trường khi đã tổ chức thì phải có kiểm tra đánh giá, có khen thưởng, có phê bình. Có như vậy mới kích thích sự hứng thú của học sinh, mới tạo đà cho các hoạt động tiếp theo. Đồng thời có hướng phát huy những mặt tốt và điều chỉnh những mặt chưa tốt cho các hoạt động sau đạt kết quả.
	Trong quá trình đánh giá có thể bàn định những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hoặc cũng có thể đánh giá ở từng khâu, từng hoạt động ở từng giai đoạn khác nhau sau đó tổng hợp kết quả vào cuối đợt thi đua hoặc cuối học kỳ, cuối năm học để rút kinh nghiệm và tiến hành khen thưởng.
3.5. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.5.1. Đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch.
 - Tính mục đích:
	Bất kỳ hoạt động nào cũng đều có mục tiêu nhất định. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng vậy, người cán bộ quản lý phải đề ra những mục đích, yêu cầu cho từng hoạt động, từng thời điểm, học kỳ, năm học cụ thể.
	- Tính tổ chức: Cần kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo một sự thống nhất cụ thể để đem lại hiệu quả.
	- Tính kế hoạch: Mọi hoạt động nên có kế hoạch cụ thể, tránh tuỳ tiện. Công tác kế hoạch sẽ giúp các nhà quản lý chủ động trong việc chỉ đạo.
3.5.2. Đảm bảo tính tự quản, tự giác.
	Nếu hoat động trên lớp là bắt buộc thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một dạng hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác. Có hoạt động tự nguyện, tự giác thì mới pháp huy được sở trường, khả năng sáng tạo của học sinh. Trên thực tế, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú, học sinh nào có sở thích - sở trường về lĩnh vực nào thì tham gia vào lĩnh vực ấy. Từ đó duy trì hứng thú, phát huy tính tự quản của các em.
3.5.3. Đảm bảo tính tập thể.
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tuy là hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác theo sở thích, sở trường nhưng không phải là kiểu hoạt động đơn lẻ cá nhân mà phải đảm bảo tính tập thể theo một mục đích chung. Bởi lẽ, kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sản phẩm của sự phối hợp tập thể, nó đòi hỏi sự cộng tác tích cực của các thành viên trong tập thể. Nhà trường còn tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở thành phong trào thi đua sôi nổi, thu hút sự tham gia nhiệt tình của tất cả học sinh một cách hợp lý, cân đối giữa các hoạt động.
3.5.4. Đảm bảo tính đa dạng phong phú.
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng phong phú như cuộc sống. Vì thế, một mặt nhà trường nên tìm những hoạt động hấp dẫn để học sinh phát huy năng lực của bản thân. Mặt khác, nhà trường nên để các em tự hoạt động theo sáng kiến phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Người cán bộ quản lý phải biết tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức khác nhau thật phong phú, thật đa dạng mới đem lại hiệu quả giáo dục.
Ví dụ: 
	Các em muốn hoạt động một buổi lao động giúp đỡ gia đình một bạn có hoàn cảnh khó khăn, nhà neo người để động viên gíup đỡ bạn bè lớp mình có điều kiện để học tập, tạo tình đoàn kết trong tập thể. Khi lớp xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn trường. Ban giám hiệu nhà trường nên biểu dương tinh thần giúp đỡ nhau trong học, trong lao động trước toàn trường để từ đó nhân rộng hoạt động đầy tình thương yêu này trong lớp, giữa các khối lớp và trong toàn trường tạo tình đoàn kết, tương thân tương ái trong nhà trường. Hoạt động này thực chất mang tính nhân văn - nhân đạo sâu sắc.
3.5.5. Đảm bảo tính hiệu quả.
	Trước khi tiến hành một công việc gì đó, người ta cần tính đến hiệu quả của nó. Hiệu quả ấy có thể mang lại lợi ích xã hội hoặc lợi ích giáo dục.
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, chính sách của địa phương, hoặc giáo dục đạo đức, củng cố kiến thức khoa học đã được học trong nhà trường.Vì vậy, có thể khẳng định: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là con đường thứ hai để hình thành và phát triển nhân cách học sinh, củng cố kiến thức cho học sinh. Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, qua thực tế đã dẫn dắt các em từng bước tiếp thu, lĩnh hội nền văn hoá- xã hội của dân tộc và nền văn minh chung của nhân loại. Từ các hoạt động đó, giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, học tập những cái hay, cái đẹp mà cả nước, cả thế giới đã để lại cho thế hệ sau, các em có tinh thần tự phấn đấu, rèn luyện mình để trở thành người có ích cho đất nước.
3. Cơ sở thực tiễn.
	Hiện nay, tại trường THPT số II Mường Khương- Lào Cai là một đơn vị trường nhỏ, non trẻ được đóng trên địa bàn vùng nông thôn miềm núi, giáp biên giới. Nơi đây thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội. Vậy phải làm như thế nào để nhà trường thu hút các em ở lứa tuổi vị thành niên vào nhà trường để giáo dục, giảm tỷ lệ tiêu cực cho xã hội. Đây là một vấn đề nan giải khi điều kiện nhà trường còn khó khăn về mọi mặt ( đặc biệt là cở vật chất, kinh phí, khâu tổ chức hoạt động...). Tuy nhiên nhà trường vẫn mạnh dạn xây dựng những chương trình, kế hoạch cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách sôi nổi để thu hút học sinh đến trường và ở lại trường tiếp tục được học tập.
 - Về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và của nhân dân địa phương còn chưa đầy đủ, đúng nghĩa của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	- Thiếu về cơ sở vật chất:
	+ Trường THPT số II Mường Khương mới được thành lập, cơ sở vật chất của nhà trường còn đang được xây dựng, chưa đi vào sử dụng. Hiện tại trường còn đi học nhờ, bị động về phòng học, lớp học, nơi làm việc của nhà trường còn trật trội, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục.
	+ Sân chơi, bãi tập các thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng là khó khăn.
	- Thiếu về kinh phí: Chi phí cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tính bình quân mỗi năm ít nhất khoảng 60 đến 70 triệu đồng / 650 học sinh. Nhưng trên thực tế : năm học 2004 - 2005 huy động được khoảng 20 triệu đồng/ 452 học sinh. Chính vì vậy nên cán bộ quản lý còn ngại ngần khi tổ chức các hoạt động với quy mô lớn.
	- Yếu về khâu tổ chức: 
	+ Cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ, chưa đủ theo biên chế:( mới đạt tỷ lệ 1,7 giáo viên đứng lớp so với định mức tiêu chuẩn - 2,1), giáo viên phải dạy chéo môn, kiêm nhiệm nhiều.
	+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên còn non trẻ: người nhiều năm công tác nhất là 10 năm, ít nhất là 6 tháng. Do đó hiệu quả của hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng còn thấp.
	- Học sinh của trường 90% là con em xuất thân từ nông thôn, 65% là con em dân tộc thiểu số. Các em nhận thức chậm, còn nhút nhát trong học tập cũng như trong mọi hoạt động.
	Từ tình hình thực tiễn ấy, nhà trường cũng vẫn phải tổ chức các hoạt động giáo dục để thực hiện đúng mục tiêu của giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn ở mức khiêm tốn, cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu giáo dục đã đề ra. 
Chương II
Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT số II mường Khương.
1. Một số đặc điểm tình hình của nhà trường.
	Trường mới được thành lập được ba năm còn rất non trẻ, thành tích đạt được chưa nhiều. Nhìn lại những năm hoạt động đã qua và trên thực tế thì thấy khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Có thể xác định được những khó khăn thuận lợi sau:
1.1 Thuận lợi:
	- Tổng số CBGV, NV là 30 trên tổng số 15 lớp bằng 652 học sinh.
	- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên rất trẻ, rất sôi nổi, hăng say với công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.2 Khó khăn:
	- Khâu tổ chức hoạt động còn rất yếu, người đảm nhiệm công việc này chưa có nhiều kinh nghiệm.
	- Cơ sơ vật chất: Là đơn vị còn đang đi học nhờ, cho nên việc tổ chức các hoạt động còn bị động về thời gian, về sân bãi.
	- Kinh phí: chủ yếu từ nguồn đóng góp của học sinh mà học sinh ở đây chủ yếu là con em nông dân nên mức thu không được nhiều.
	- Học sinh còn nhút nhát, chưa thực sự tự tin vào hành động của mình. Học sinh còn bỏ học nhiều, giáo viên mất nhiều thời gian vào công tác duy trì số lượng ...
	- Mặt bằng kinh tế, chính trị của dân cư nơi đây còn thấp, do đó nên chưa nhận thức hết được ý nghiã và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT số II Mường Khương.
	Tuy là một trường còn yếu về mọi mặt nhưng cán bộ quản lý của trường cũng đã có trên dưới 10 năm công tác trong ngành và đã tham gia công tác hoạt động đoàn thể ở cơ sở giáo dục khác, ít nhiều cũng có những kinh nghiệm để định hướng cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	Khi được phân công về trường THPT số II Mường Khương, được giao nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi cũng mạnh dạn lập kế hoạch hoạt động một cách cụ thể dựa trên điều kiện thực tế mà nhà trường có. 	Cũng như phần lý luận ở trên đã nói: mục đích hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không ngoài việc xây dựng và ổn định nền nếp, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, cho học sinh ; phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học đã được học ở nhà trường. Xây dựng tình bạn, tình đoàn kết, tương thân tương ái cho các em học sinh... Nêu cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên, học sinh trước công việc.
2.1 Những công việc đã làm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 
a. Hoạt động xen kẽ với chương trình, kế hoạch giảng dạy các môn trên lớp.
 - Hàng ngày: 
 + Mười lăm phút truy bài đầu giờ: Truy bài, đọc báo, văn nghệ ( ôn những bài truyền thống của Đoàn), có sự tổ chức, kiểm tra của đội cờ đỏ.
 + Mười phút ra chơi giữa giờ: Thể dục giữa giờ được tiến hành đồng loạt toàn trường, vệ sinh sân trường, có sự giám sát của đội cờ đỏ, vui chơi giải trí.
 - Hàng tuần: 
 + Chào cờ đầu tuần: Lớp trực tuần tổng hợp, nhận xét thi đua trong tuần giữa các lớp theo quy chế.
 + Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức văn hoá, khoa học.
 - Hàng tháng: Hoạt động thi đua theo chủ điểm.
 - Hoạt động hè: 
 + Hoạt động hè ở địa phương: Văn hoá văn nghgệ , TDTT ... do địa phương tổ chức.
 + Tham gia lao động sản xuất giúp gia đình.
 + Ôn tập hè, chuẩn bị năm học mới.
b. Hoạt động hàng tháng theo chủ điểm, hướng về các ngày lễ lớn.
 - Tháng 9: ôn lại truyền thống của trường.
 - Tháng 10: Chăm ngoan, học giỏi.
 -Tháng 11 : Tôn sư trọng đạo.
 - Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn.
 - Tháng 1,2 : Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước. 
 - Tháng 3 : Tiến bước theo đoàn.
 - Tháng 4: Hoà bình hữu nghị.
 - Tháng 5 : Bác Hồ kính yêu.
 - Tháng 6,7,8 : Hè vui, hè khoẻ, hè có ích; mùa hè tình nguyện với cuộc sống cộng đồng.
	Các chủ điểm này được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, hàng ngày, hàng tuần sẽ được triển khai hoạt động xoay quanh chủ điểm. Hàng tháng ban chỉ đạo tổ chức ghi nhận kết quả của các tập thể lớp để cuối đợt thi đua hoặc cuối kỳ học xét thi đua và khen thưởng.
3.3 Hoạt động xã hội: 
 - Hoạt động chính trị xã hội :
 + Tuyên truyền pháp luật, vận động nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử ...
 + Lao động công ích: Vệ sinh đường phố, khu vực chợ, giúp đỡ bà con nông dân thu hoạch mùa màng, phát nương...
 + Lao động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các hoạt động cộng đồng vui chơi giải trí lành mạnh...
 + Hoạt động nhân đạo: làm từ thiện, đền ơn đáp nghĩa: Thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, thăm và tặng quà các gia đình có công với cách mạng ...
 + Bảo vệ môi trường: Trồng cây gây rừng, phòng và chống cháy rừng, vệ sinh công sở, khơi thông cống rãnh khu vực trường sở, khu vực tập chung đông dân cư... làm cho môi trường xanh sạch đẹp với khẩu hiệu: " Chúng em với môi trường xanh - sạch - đẹp"
 + Hoạt động an ninh trật tự xã hội, thôn xóm, giữ gìn pháp luật, phòng và chống các tệ nạn xã hội...
3. Những kết quả thu được trong năm học 2003- 2004, 2004-2005 và học kỳ I năm học 2005 - 2006.
3.1. Những kết quả đạt được. 
	- Đã xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể, chi tiết. Học sinh và giáo viên nhiệt tình tham gia, tạo hứng thú và phát huy được tính tích cực trong khi tổ chức các hoạt động.
	- Đã triển khai hoạt động một cách đều tay trong các năm học, học sinh đã đi vào nền nếp, phát huy vai trò của đội tự quản. Có tinh thần trách nhiệm trước công việc .
	- Ghi nhận sự nhiệt tình, tích cực của học sinh trong toàn trường, cuối tháng, cuối đợt thi đua, cuối kỳ học, năm học đều có tổng kết đánh giá, khen thưởng khích lệ học sinh thi đua.
3.2. Những mặt còn tồn tại .
	- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh còn xem nhẹ .
	- Người xây dựng kế hoạch hoạt động còn chưa thực sự bám sát thực tế, chưa triển khai đầy đủ các hoạt động tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
	- Cách tổ chức chỉ đạo hoạt động còn mang tính cá nhân, độc quyền, sự phối hợp giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, chưa phát huy được sức mạnh của tập thể.
	- Việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa thường xuyên, chưa có tính tổng hợp. Kết thúc mỗi năm học chưa có sự tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để năm sau điều chỉnh, sửa chữa. Làm việc còn ở trên phương diện tự phát, chưa thực sự chủ động.
	- Còn xem nhẹ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên phụ trách công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	Việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT số II Mường Khương đã thực hiện được khá nhiều công việc song chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao, còn ở diện hẹp.
	Vậy làm như thế nào để chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT số II Mường Khương có hiệu quả, huy động được các lực lượng trong và ngoài nhà trường hứng thú tham gia và ủng hộ nhiệt tình để thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra: " giáo dục toàn diện cho học sinh". Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường chúng tôi nhằm đạt kết quả.
Chương III.
Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
 ở trường THPT số II Mường Khương - Lào Cai.
 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về hoạt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	Có rất nhiều ý kiến khác nhau về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, vấn đề nhận thức tư tưởng là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiệu trưởng (Phó hiệu trưởng ) phải có biện phát tốt nhất để tăng cường việc nhận thức đúng đắn của Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường về việc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT.
 *Một số hình thức thực hiện: 
	- Tuyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua họp Hội đồng sư phạm nhà trường, họp phụ huynh học sinh, sinh hoạt tập thể học sinh, sinh hoạt lớp, tham gia các cuộc hội họp ở địa phương lên tiếng kêu gọi các lực lượng ngoài xã hội nhận thức đúng, đầy đủ, về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường...
	- Tổ chức hội nghị chuyên đề: Xây dựng các chuyên đề cho giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trao đổi, thảo luận nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
	- Đưa kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào việc đánh giá thi đua của giáo viên chủ nhiệm.
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động.
 2.1 . Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Việt Nam và tình thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch.
	- Theo mục tiêu giáo dục Việt Nam: Phát triển toàn diện học sinh về Đức – Trí – Thể – Mỹ- lao động nghề nghiệp, trung thành với với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực của con người để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
	- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường: Về đội ngũ, tỉ lệ giáo viên đứng lớp, lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, tình hình học sinh và mặt bằng kinh tế, chính trị, dân trí của nhân dân địa phương... để xây dựng kế hoạch có tính khả thi. 
	- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trong nhà trường để áp dụng đúng đối tượng giáo dục.
2.2. Xây dựng kế hoạch.
 * Kế hoạch hoạt động tuần, tháng, năm.
	- Cần chọn lọc những hoạt động cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, xác định chủ điểm với thời gian nhất định.
	- Có kế hoạch nhỏ cho từng hoạt động trong nhà trường ứng với từng khối lớp, thời gian tương ứng.
	+ Kế hoạch được triển khai thường xuyên tới lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm.
	+ Quy định riêng đối với từng khối lớp.
	+ Hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ cụ thể.
	+ Có ý thức cập nhật thông tin, phục vụ kịp thời những nhiệm vụ đột xuất.
	- Kết hợp khéo léo giữa các hình thức và nội dung sinh hoạt với nhau để hoạt động trở thành nền nếp.
 Cụ thể:
	+ Hàng ngày: 
	. Đội tự quản( đội cờ đỏ) theo dõi chuyên cần, việc thực hiện nội quy nền nếp của các khối lớp (có sự phân công theo dõi cụ thể).
	. Thực hiện giờ truy bài: Đội tự quản ngoài việc theo dõi thực hiện nội quy của nhà trường còn theo dõi về đội cán sự lớp ( cán sự môn) giúp các bạn trong lớp giải bài tập khó, triển khai đọc sách, báo, văn nghệ, tìm hiểu pháp luật... 
	. Thể dục giữa giờ: Đội tự quản theo dõi ý thức thự hiện của các lớp, tác phong chất lượng giờ thể dục tập chung ...
	. Thứ bảy: Giờ sinh hoạt lớp đội tự quản tập hợp các thông tin cho lớp trực tuần tổng hợp, đánh giá thi đua.
	+ Hàng tuần: Lớp trực tuần có nhiệm vụ thông báo việc tổng kết đánh giá thi đua của toàn trường, xếp thứ hạng thi đua giữa các lớp về các mặt : Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động...
	+ Hàng tháng:
	. Sinh hoạt theo chủ điểm.
	. Sinh hoạt đoàn trường: Tìm hiểu các phương pháp học tập các môn văn hoá để có kết quả tốt trong học tập, tổ chức các hoạt động : Câu lạc bộ thơ văn, văn nghệ, TDTT, hoạt động từ thiện: Giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Tổ chức lao động giúp gia đình gặt hái, phát nương, lấy củi...
	. Tổ chúc thi hội diễn văn nghệ, khéo tay hay làm, thi học sinh thanh lịch, nét đẹp học đường, hành trang xanh...
	. Hoạt động thể thao: Đá bóng, đánh cầu, bóng chuyền .....
	+ Học kỳ: Tổng hợp các thành tích mà các lớp đã đạt được trong các tháng được biểu hiện trên số điểm được chấm theo quy định để sơ kết thi đua, khen thưởng, phê bình.
 	+ Kế hoạch cả năm học.
Thời gian
Tên hoạt động theo chủ điểm
Mục đích yêu cầu
Nội dung hoạt động
Hình thức tổ chức
Lực lượng 
tham gia
người phụ
 trách
Tháng 9
Ôn lại truyền thống

Tài liệu đính kèm:

  • docHD ngoai gio.doc