Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Hoa Sen

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Hoa Sen

Công tác dự giờ, thao giảng, kiểm tra: Bản thân tôi lên kế hoach, kiểm tra, dự giờ thăm lớp hàng tháng rõ ràng để nắm chắc được tình hình thực hiện chương trình của giáo viên, kịp thời có biện pháp chỉ đạo sát thực và hiệu quả.Tổ chức thao giảng, sau đó tất cả các giáo viên góp ý rút kinh nghiệm, giúp giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức các bước lên lớp và sự sáng tạo trong quá trình dạy học.

- Đối với công tác kiểm tra: Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Tôi kiểm tra công tác chủ nhiệm việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra chất lượng trên trẻ: Nề nếp, các thói quen vệ sinh văn minh, kiến thức,. đặt câu hỏi để trẻ trả lời qua đó tôi đánh giá việc giảng dạy của giáo viên. Qua kiểm tra, đã uốn nắn một số sai lệch, đồng thời khuyến khích những mặt mạnh của giáo viên trong công tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bối dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng giáo dục tốt hơn. Đầu năm và cuối học kì I, tổ chức kiểm tra chất lượng trẻ kết hợp kiểm tra bảng đánh giá trẻ cuối học kỳ I của giáo viên để xếp loại trẻ, tôi trao đổi với giáo viên từng nhóm lớp để giáo viên nắm được trình độ nhận thức trẻ đang có để giáo viên có những biện pháp dạy trẻ cho phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về năm lĩnh vực.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1470Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trong môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” tại trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong phú. Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn đơn điệu, màu sắc không phù hợp nên không cuốn hút trẻ trong các hoạt động.
Một số giáo viên sử dụng đồ dùng chưa có khoa học, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế.
Đối với việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc đòi hỏi phải có tranh ảnh thật sinh động hoặc vật thật để cho trẻ khám phá, trải nghiệm điều này rất khó khăn bởi hầu hết các lớp về thời gian rất hạn chế như thời gian cô đứng lớp từ sáng đến tối, vậy việc làm đồ dùng cũng như tìm kiếm hình ảnh cho trẻ khám phá, trải nghiệm rất khó khăn. 
Qua theo dõi việc tổ chức các hoạt động, dự giờ, thao giảng bản thân tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo còn rập khuôn máy móc, cứng nhắc. Do đó chưa phát huy được vai trò tích cực của trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động, một số giáo viên còn yếu về kĩ năng tổ chức các hoạt động lúng túng khi xử lý tình huống. Giáo viên trong quá trình lên lớp nói nhiều, ôm đồm chưa phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ, sử dụng giáo cụ trực quan chưa phù hợp, chưa khoa học nên chưa thực sự cuốn hút trẻ trong các tiết dạy cũng như tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ dẫn đến tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Từ đó bản thân tôi nhận thấy cần phải có định hướng giúp giáo viên thay đổi các biện pháp giảng dạy trước đây như đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ hoạt động, chú trọng nhiều đến việc tổ chức các tiết dạy dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Qua những việc làm đó đã có những bước đầu góp phần cho sự thành công trong công tác dạy trẻ tiếp thu kiến thức. 
Quán triệt quan điểm giáo dục hiện đại “ Lấy trẻ làm trung tâm” nên bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp, phương tiện dạy học phù hợp nhằm giúp giáo viên có cách dạy linh hoạt, lôi cuốn trẻ và hình thành cho trẻ kĩ năng giao tiếp, trải nghiệm thực tiễn cuộc sống.
Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Giúp giáo viên nắm vững phương pháp, chủ động linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động.
Sử dụng đồ dùng một cách khoa học hơn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ đạt hiệu quả hơn..
Có khả năng xử lý tình huống sư phạm tốt, thu hút, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động.
Vận dụng những giải pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ các hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái.
Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn. Trẻ hiểu được nội dung kiến thức, khám phá được thế giới xung quanh, định hướng cơ bản trong môi trường xung quanh, giúp trẻ chính xác hóa những biểu tượng đã có về xã hội, từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và kinh nghiệm sống.
Vận dụng những phương pháp, biện pháp, cách thức tổ chức cho trẻ các hoạt động sao cho đạt hiệu quả nhất, vừa duy trì được hứng thú của trẻ vừa giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và thoải mái. “Chơi mà học, học mà chơi”.
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Giải pháp 1: Các hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:
-Từ đầu năm học tôi bám vào kế hoạch của phòng giáo dục để lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng... Thực hiện được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giúp giáo viên có thêm kiến thức, kỹ năng mới trong thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời qua đó cũng giúp Ban giám hiệu chúng tôi có những định hướng đúng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn trong suốt cả năm học thiết thực và hiệu quả hơn.
Tổ chức bồi dưỡng dưới nhiều hình thức chỉ đạo giáo viên tự nghiên cứu kỹ các nội dung chương trình, sách hướng dẫn thực hiện chương trình, các tài liệu có liên quan đến giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức cho giáo viên thảo luận nêu được những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện chương trình. Bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch định kì đầu năm, hàng tháng là một việc làm không thể thiếu của cán bộ quản lý. Việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là mục tiêu hàng đầu để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 
Để phát huy vai trò là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ của trường, đội ngũ giáo viên phải thường xuyên được bồi dưỡng đào tạo, để nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, tôi đã áp dụng một số nội dung sau:
- Chỉ đạo thực hiện các chuyên đề: Chuyên đề được hiểu là vấn đề chuyên môn được đi sâu chỉ đạo trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Được sự chỉ đạo của phòng giáo dục Huyện, trường mầm non Hoa Sen thực hiện các chuyên đề tăng cường Tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số, làm quen chữ cái, làm quen văn học, chuyên đề lễ giáo, hoạt động góc, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...Tôi đã xây dựng kế hoạch chuyên đề trên cơ sở tình hình và khả năng thực tế của trường và những yêu cầu chỉ đạo của ngành, kế hoạch chuyên đề xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp và các bước tiến hành. Việc xây dựng và bồi dưỡng giáo viên thực hiện chuyên đề, tôi chọn giáo viên có năng lực, năng khiếu phù hợp với từng chuyên đề để giáo viên dạy tiết mẫu, cử giáo viên đi tập huấn chuyên đề ở ngành và dự giờ một số tiết dạy mẫu ở trường bạn. Xây dựng giáo án cho giáo viên phụ trách dạy mẫu, tham mưu với hiệu trưởng mua tài liệu, đồ dùng phục vụ cho chuyên đề. Tất cả các giáo viên dự giờ các tiết dạy mẫu đóng góp ý kiến đã rút ra nhiều kinh nghiệm và xác định được những vấn đề mới, thống nhất thực hiện trong toàn trường. Tôi thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện chuyên đề, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường.... Qua các buổi hội thi, dự giờ tôi nhận thấy giáo viên đã nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức dạy các môn học đã chuyên đề, điều này chứng tỏ việc thực hiện các chuyên đề trong năm đạt kết quả cao. 
- Công tác dự giờ, thao giảng, kiểm tra: Bản thân tôi lên kế hoach, kiểm tra, dự giờ thăm lớp hàng tháng rõ ràng để nắm chắc được tình hình thực hiện chương trình của giáo viên, kịp thời có biện pháp chỉ đạo sát thực và hiệu quả.Tổ chức thao giảng, sau đó tất cả các giáo viên góp ý rút kinh nghiệm, giúp giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức các bước lên lớp và sự sáng tạo trong quá trình dạy học.
- Đối với công tác kiểm tra: Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. Tôi kiểm tra công tác chủ nhiệm việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra chất lượng trên trẻ: Nề nếp, các thói quen vệ sinh văn minh, kiến thức,... đặt câu hỏi để trẻ trả lời qua đó tôi đánh giá việc giảng dạy của giáo viên. Qua kiểm tra, đã uốn nắn một số sai lệch, đồng thời khuyến khích những mặt mạnh của giáo viên trong công tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bối dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng giáo dục tốt hơn. Đầu năm và cuối học kì I, tổ chức kiểm tra chất lượng trẻ kết hợp kiểm tra bảng đánh giá trẻ cuối học kỳ I của giáo viên để xếp loại trẻ, tôi trao đổi với giáo viên từng nhóm lớp để giáo viên nắm được trình độ nhận thức trẻ đang có để giáo viên có những biện pháp dạy trẻ cho phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về năm lĩnh vực. 
 - Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” qua các môn học:
Việc xây dựng môi trường học tập và vui chơi đối với trẻ là vô cùng quan trọng nó không thể thiếu được. Chính vì hiểu được điều đó với cương vị là P. Hiệu Trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường ngay từ cuối năm học trước bước vào tháng sáu trước khi tuyển sinh cho năm học mới tôi họp chuyên môn cho ý kiến xây dựng cơ sở vật chất tạo cảnh quan môi trường cho năm học kế tiếp... từ đó tôi đã có kế hoạch xây dựng môi trường có tác dụng mạnh mẽ đối với trẻ, tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học tập trẻ thích thú, khám phá được thế giới xung quanh.
Đây là nguyên tắc dạy học quan trọng để hình thành biểu tượng, hình ảnh ban đầu cho trẻ mầm non. Học bằng chơi chơi mà học, tăng cường tiếng Việt không chỉ dừng lại ở hoạt động cho trẻ làm quen với các hoạt động mà còn được tắm trong môi trường tiếng Việt, cho trẻ vận dụng những kiến thức kĩ năng đã có giúp trẻ nhớ lâu hơn về các hình ảnh, với tiêu chí mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên, vận động phụ huynh tạo môi trường cho trẻ từ ngoài vào, bắt đầu đến trường đã thấy vui và hứng thú bằng các hình ảnh có tiếng Việt ngay từ cổng trường. 
Tôi chỉ đạo hai mảng rõ ràng môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang ở đó, phù hợp với thực tế giáo viên đang dạy.
* Môi trường trong lớp học: 
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng các lớp điểm về các lĩnh vực khác nhau như lớp điểm về xây dựng môi trường học tập, lớp điểm về chuyên đề phát triển vận động, lớp điểm về các tiết dạy mẫu. Phân công cho giáo viên đứng các điểm trường ở các thôn, buôn sao cho phù hợp với tình hình thức tế của đơn vị. Giáo viên phải có năng lực chuyên môn giỏi, có uy tín với cha mẹ học sinh. Chọn lớp điểm để dự giờ đúc rút kinh nghiệm, trước khi chỉ đạo đại trà. 
Thông qua hình thức xây dựng lớp điểm, xây dựng tiết học tăng cường Tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số trong môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo môi trường học tập cho trẻ. Trẻ tự biết cách trang trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc, giáo viên biết thiết kế hoạt động theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm...
Giáo viên tạo ra được các góc chơi phong phú để đáp ứng nhu cầu vật chất vui chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ “chơi mà học, học mà chơi”. Thực hiện quan điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên gợi mở cho trẻ nói lên ý tưởng và tham gia hoạt động một cách tích cực . Thông qua các góc chơi các bé sẽ được trải nghiệm những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày như : người bán hàng, thợ xây, 
Tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày, bầu không khí, quan hệ xã hội, giao tiếp giữa trẻ với người lớn giáo viên, cha mẹ học sinh, giữa trẻ với nhau và giữa người lớn với nhau. 
Để phát âm tốt tiếng Việt trước tiên giáo viên cho trẻ phát âm đúng các chữ cái thường xuyên qua các góc học tập, ở những góc chơi được trang trí hấp dẫn như góc ong tìm chữ và ghép từ tiếng Việt để phát âm tốt và nhớ lâu hơn
Môi trường trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, tôi đã chỉ đạo giáo viên cần tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; Khi thiết kế các góc hoạt động trong lớp cần chú ý bố trí các góc hoạt động hợp lí. Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào. Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát, giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề, hoạt động và hứng thú của trẻ. Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiệnCó sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền.
* Môi trường bên ngoài lớp học:
Thực tế ở trường tôi việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, cơ sở vật chất chưa được hoàn thiện, đồ dùng đồ chơi chưa phong phú. Sân chơi mới được tạo, cảnh quan môi trường còn nghèo nàn, chưa có đồ dùng phong phú. Sân thực hành còn chật hẹp. Vì vậy tôi đã tiến hành cho xây dựng môi trường trồng cây xanh, tạo vườn hoa cây cảnh, làm đồ dùng tự tạo bằng nguyên vật liệu đã qua sử dụng như lốp xe, thùng nhựa, vỏ chai các loại, một số lát gỗ ...Để tạo cảnh quan môi trường sử dụng trong giờ học.
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non không chỉ ở trong nhóm, lớp mà phải được tiến hành ngoài khuôn viên trường học. 
Môi trường vườn hoa cây cảnh các hệ thống đã được trang bị trong sân trường thực hiện theo từng chủ đề giáo viên phải biết tận dụng, khai thác, bổ sung các thiết bị, đồ dùng để tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Sắp xếp, bố trí tạo khoảng không gian phù hợp cho các khu vực hoạt động ngoài trời dựa vào diện tích sân chơi dựa trên tổng diện tích của trường, giáo viên có thể quy định khoảng không gian hoạt động trong mỗi chủ đề cho trẻ ở các độ tuổi.
Tận dụng các loại cây xanh tạo bóng mát phổ biến có thực ở địa phương để trẻ dể nhận biết, màu sắc đa dạng và gần gũi với cuốc sống thực của trẻ từ đó giúp trẻ phát triển khả năng nói Tiếng Việt một cách lưu loát hơn.
Đồ chơi trong sân trường đa dạng: đu quay, cầu trượt, bập bênh, xích đuphù hợp với độ tuổi, vị trí. Ví dụ: trẻ nhà trẻ nên có đồ chơi riêng: cầu trượt đa năng, bập bênh, thú nhún, xe đạp đồ chơi được sắp xếp hợp lý, đảm bảo an toàn khi trẻ chơi.
Giải pháp 2: Cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ thông qua các hoạt động
Trong tất cả các giờ học tôi đều chỉ đạo cho giáo viên phải có hình ảnh đập vào mắt trẻ trò chuyện và đặt câu hỏi giáo viên luôn khuyến khích trẻ nói và trả lời cô bằng tiếng Việt.
Tổ chức các hoạt động cho trẻ bằng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, gợi mở, khơi gợi để trẻ tự suy nghỉ và trẻ lời.
Hoạt động làm quen với toán:	
Chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1, kiến thức sơ đẳng nhất là trẻ phải biết đếm, thêm bớt, chia nhóm, tạo nhóm trong phạm vi 10, trẻ nhận biết các hình, các khối, biết thực hiện các thao tác đo...Để trẻ làm được điều đó trước hết người giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợp với chủ đề với đề tài điều này rất cần thiết vì nó tạo cho trẻ sự hứng thú, lôi cuốn hơn khi được nhìn ngắm những đồ dùng đẹp, mới lạ và đặc biệt là được hoạt động với những đồ dùng đó.
Ví dụ: Ở chủ đề phương tiện giao thông, làm quen chữ số 10, đưa hình ảnh 10 con gà, cho trẻ đọc chuẩn nhất trả lời và phát âm trước và các bạn dân tộc thiểu số phát âm chưa chuẩn phát âm lại số 10.
Hoạt động làm quen văn học: 
 Ở trẻ mầm non sự tập trung chú ý của trẻ chưa cao, chưa có ý thức trong hoạt động học tập bên cạnh đó vốn tiếng Việt của trẻ còn hạn chế nên việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một khó khăn không nhỏ. Tôi luôn hướng dẫn giáo viên học hỏi tập luyện lời nói, câu văn trước khi lên lớp.
Đối với hoạt động dạy thơ cô luôn tạo cho trẻ sự chú ý tập trung bằng giọng đọc thơ diễn cảm, cử chỉ điệu bộ, tiến hành cho trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức (cả lớp đọc, thi tài giữa các tổ, các nhóm, các nhân, đọc nối đuôi) cô chú ý sữa sai cho trẻ và đồng thời khuyến khích, tuyên dương khi trẻ đọc đúng.
Ví dụ: Bài thơ có tên là gì? Cả lớp phát âm, tổ, cá nhân nhắc lại từ. 
Với hoạt động làm quen văn học môn kể chuyện cô giảng nội dung câu chuyện ngắn gọn dể hiểu nhằm giúp trẻ nắm được nội dung câu chuyện. Để cháu nhớ và hiểu câu chuyện sâu hơn, cô có thể kể nhiều lần bằng nhiều hình thức như qua tranh minh họa, mô hình hoặc rối khi kể cô thể hiện cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, hành động của từng nhân vật một cách rõ ràng, phù hợp với tính cách của từng nhân vật để trẻ có thể hiểu và cảm nhận được đâu là nhân vật hiền lành, đâu là nhân vật hung dữ, cho trẻ hóa thân thành các nhân vật qua trò chơi đóng kịch.
Ví dụ: Trẻ nhập vai các con vật trong câu chuyện chú Dê Đen đóng kịch rèn cách phát âm tiếng Việt với các từ: “ dê kia mày đi đâu”, “tôi đi tìm lá non để ăn”...
Với những hình thức như trên vốn từ tiếng Việt của trẻ đã tăng lên một cách rõ rệt và đó cũng là một động lực to lớn thúc đẩy cô giáo tiếp tục tìm tòi các biện pháp khác để áp dụng vào dạy trẻ nhằm giúp trẻ tiếp thu và tăng vốn từ tiếng Việt.
Hoạt động khám phá khoa học
Đây là một môn học mà đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những nghệ thuật để lên lớp, sử dụng các phương pháp quan sát và đàm thoại qua các hình ảnh, mô hình mới lạ hấp dẫn khắt sâu hơn hình ảnh và ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ phát triển nhận thức và ngôn ngữ tích cực nhất, vì vậy chúng ta cần phát huy hết tác dụng của môn học này để dạy trẻ. Có thể biến tiết học thành một cuộc thi tài, một chuyến tham quan hay một cuộc dạo chơi thú vị.
 Môn khám phá khoa học giúp trẻ phát triển nhận thức và ngôn ngữ tích cực nhất, vì vậy tôi nghĩ cần phát huy hết tác dụng của môn học này để dạy trẻ.
Ví dụ: Chủ đề Thế giới động vật:
 Khi cho trẻ quan sát tranh con chó và tôi đố cả lớp đây là con gì? Thì trẻ trả lời “Asâo” (tiếng Việt có nghĩa là con chó) Trước tình huống đó với các cháu: “cô và các con cùng thi xem ai nói giỏi nhé cô sẽ nói tiếng của các con và các con nói tiếng tiếng Việt các con có đồng ý không?” và tiết học của chúng tôi đã trở thành một “cuộc thi tài” trẻ nào cũng muốn mình là người chiến thắng, và tình huống trên đã được thay đổi các cháu đã cố gắng nói bằng tiếng Việt mỗi khi cô đưa tranh ra.
Giáo viên phải hướng dẫn các cháu cách phát âm đồng thời sửa sai kịp thời cho các cháu, khuyến khích, tuyên dương những trẻ phát âm đúng, sửa sai và hướng dẫn cho các cháu phát âm chưa đúng, giúp các cháu khắc phục cũng như hạn chế được lỗi mất dấu khi phát âm.
- Với hình thức “Thi tài” hay “Đố vui có thưởng” giữa cô và trẻ thì trẻ đã có thể nghe và hiểu được câu hỏi của cô
 Ví dụ: Chương trình “Đố vui có thưởng” cô bốc thăm và đọc câu hỏi: Con chó là động vật sống ở đâu? Trẻ nào biết thì lắc xắc xô và được quyền trả lời: Thưa cô con chó là động vật sống trong nhàTrẻ trẻ lời Con chó, chọn tranh và các trẻ ở dưới nhắc lại kiểm tra xem bạn phát âm đúng chưa
Trong chủ đề: Thực vật, Đề tài: Trò chuyện về một số loại quả. Cô cho trẻ tham quan khu vườn trái cây, lồng ghép, tăng cường bằng các câu hỏi “ đây là cây gì? Trẻ trả lời và cô khắt sâu bằng các tình hống như chưa nghe để trẻ nói lại nhiều lần cô khen trẻ tặng quà cho trẻ, trẻ chưa trả lời được thì mời bạn khác trả lời giúp, và cho trẻ nhắc lại, nếu trẻ vẫn không trả lời được thì cô có thể gợi ý và cho trẻ nhắc lại từ cần tăng cường như : Quả đu đủ, quả mậm....
Hoạt động âm nhạc:
Các cháu dân tộc thiểu số rất thích hát, múa, tận dụng được ưu điểm đó mà trong giờ hoạt động âm nhạc cô giáo đã dạy cho các cháu hát những bài hát theo chủ đề cũng như những bài hát trong chương trình mầm non. Tổ chức các hoạt động lễ hội sôi nỗi hấp dẫn như: Lễ hội đêm trăng rằm, Mừng ngày nhà giáo Việt Nam, Ngày của mẹ, Tài năng nhí....... tập cho các cháu đóng vai làm ca sĩ lên giới thiệu về bản thân, sở thích và biểu diễn cho các bạn xem, cứ lần lượt như vậy và tất cả các cháu đều được tham gia. Bước đầu các cháu chỉ thuộc lời của bài hát và tiếp đến các cháu đã dần cảm nhận được giai điệu của bài hát và hiểu được nội dung của bài hát, hỏi trẻ về tên bài hát, nội dung bài hát điều này giúp các cháu có khả năng nghe và hiểu tiếng Việt tốt.
Hoạt động làm quen chữ cái:
Nội dung của hoạt động này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái, bên cạnh đó còn giúp trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dung các từ, từ đó giúp trẻ sử dụng từ đã biết để diễn đạt ý mình muốn nói.
Cô giáo tạo tình huống nhằm lôi cuốn trẻ hứng thú hơn vào hoạt động. Cô giới thiệu chữ cái, phân tích cấu tạo của chữ và cho trẻ phát âm chữ cái đó. Cô cho trẻ quan sát và nắm được đặc điểm của chữ cái và để khắc sâu hơn về đặc điểm, cấu tạo và nhận biết chính xác các chữ cái, cô giáo thiết kế các trò chơi phù hợp với nội dung để tổ chức cho trẻ nhằm giúp trẻ nắm được các chữ cái, không những vậy mà còn giúp cho trẻ phát âm các chữ cái một cách chính xác hơn.
Ví dụ: Trò chơi : Ô cửa bí mật, ghép các nét thành con đường có chữ cái theo yêu cầu, Chiếc nón kỳ diệu, gạch chân chữ cái theo yêu cầu, bánh xe chữ cái cho trẻ 

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyen Thi Le Nga.doc