Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5

Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5

1.2. Kinh nghiệm phát huy vai trò cán sự bộ môn, cán sự lớp:

1.2.1. Các biện pháp tiến hành:

- Lựa chọn và bồi dưỡng ban cán sự lớp.

+Lựa chọn:

Một trong những yếu tố thành công của người chỉ huy là khả năng chỉ đạo, có sự thông minh, nhanh nhẹn, giọng nói, thái độ và cử chỉ rõ ràng, nghiêm túc, vui vẻ và hòa đồng.

Thông thường giáo viên dạy Tiếng Anh lấy ngay ban cán sự lớp ở các tiết học văn hóa trong lớp. Song không hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong tiết học Tiếng Anh và đó cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai trò và tính tích cực trong tiết học Tiếng Anh.

 

doc 49 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 6224Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ 1: Trong Listen and complete - Tiếng Anh lớp 3
Học sinh cần thông tin (số đếm) để hoàn thành.
 Ví dụ 2: Trong Listen and number - Tiếng Anh lớp 3
 Học sinh cần để nghe nội dung các tranh theo trật tự từ 1đến 4 
Ví dụ 3: Trong Listen and tick - Tiếng Anh lớp 3.
Học sinh nghe phân biệt sự khác nhau giữa các tranh để lựa chọn 1 trong 2 tranh có nội dung phù hợp.
Ví dụ 4: Trong Listen and match - Tiếng Anh lớp 4
Học sinh nghe phân biệt để kết nối từng nội dung hoạt động tương ứng với từng nhân vật cụ thể.
Ví dụ 5: Trong Listen and draw - Tiếng Anh lớp 4
Học sinh nghe để xác định vị trí cũng như tên của các đồ vật rồi vẽ.
- Học sinh có thể mắc lỗi ở giai đoạn này. Vì vậy, giáo viên chú ý cần yêu cầu học sinh tự sửa lỗi nhau, sau đó giúp học sinh sửa lỗi và đưa ra các phương án trả lời đúng.
- Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 đến 3 lần (nếu nội dung khó có thể cho các em nghe 4 lần). Lần đầu gúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe (pendown). Lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ quan điểm của tác giả. Do đó, giáo viên cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng câu để nắm kết quả hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án. Nên hạn chế cho học sinh nghe từng câu, hoặc từng từ một vì làm như vậy sẽ khiến người học có thói quen phải hiểu nghĩa từng từ, từng câu khi nghe.
Bước 3: Post - Listening (at least 13 minutes)
(Roleplay, Recall the story, Write- it- up, Further practice ...)
- Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. Ở giai đoạn này học sinh sử dụng những kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn "While - Listening" vào các tình huống giao tiếp thực tế, có ý nghĩa. Sau khi nghe học sinh cần thực hiện một số bài tập như: Báo cáo trước lớp hay trong nhóm về kết quả bài tập, các học sinh khác nghe cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Giáo viên cần phải kết hợp các kỹ năng khác để phát triển mở rộng thêm bài nghe như recall, write-it-up, discussion, practice..... 
Ví dụ 1: Trong Listen and tick – Unit 3 (lesson 2) - Tiếng Anh 3.
 Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đóng vai các bạn trong tranh để luyện tập chào hỏi nhau (roleplay).
 	Mai: Hello, Hoa. How are you?
 	Hoa: Hi, Mai. I’m fine,thanks. And you?
 	Mai: I’m fine. Thanks
 Ví dụ 2: Trong Listen and number - Unit 13 (Lesson 2) – Tiếng Anh 3.
Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm để miêu tả về các căn phòng trong nhà nhằm giúp các em nhớ lại từ (recall).	
This is my house.
There is a living room. There is a bedroom.
There is a bathroom. There is a diningroom
There is a kitchen. And there is a garden.
 Ngoài ra, giáo viên có thể cho học sinh luyện Nói bằng cách sử dụng tranh. 
 Ví dụ: Sau khi dạy xong Unit 17 (Outdoor Activities) – Tiếng Anh 3, giáo viên tổ chức thi Nói sử dụng tranh: Giáo viên đặt úp các tranh ở trên bàn, đại diện các đội sẽ lần lượt bốc thăm tranh (tốt nhất là số lượng tranh bằng số lượng thành viên mỗi đội). Các đội có thời gian 5 phút để thảo luận với nhau (học sinh Khá, Giỏi có thể hỗ trợ học sinh Yếu, Kém). Sau đó, các đội có cơ hội thể hiện khả năng Tiếng Anh của mình trước lớp (kết hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ). Cuối cùng giáo viên và học sinh bình chọn đội trình diễn Tiếng Anh xuất sắc nhất cuộc thi.
1. They are skipping. 6. They are playing football.
2. They are eating and drinking. 7. They are playing tag.
3. They are reading a book. 8. They are playing games.
4. They are playing blindman’s buff. 9. They are studying in the library.
5. They are playing marbles
1.2. Kinh nghiệm phát huy vai trò cán sự bộ môn, cán sự lớp:
1.2.1. Các biện pháp tiến hành:
- Lựa chọn và bồi dưỡng ban cán sự lớp.
+Lựa chọn:
Một trong những yếu tố thành công của người chỉ huy là khả năng chỉ đạo, có sự thông minh, nhanh nhẹn, giọng nói, thái độ và cử chỉ rõ ràng, nghiêm túc, vui vẻ và hòa đồng.
Thông thường giáo viên dạy Tiếng Anh lấy ngay ban cán sự lớp ở các tiết học văn hóa trong lớp. Song không hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong tiết học Tiếng Anh và đó cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai trò và tính tích cực trong tiết học Tiếng Anh.
 Chính vì vậy, giáo viên dạy Tiếng Anh phải là người nhạy bén trong việc lựa chọn đội ngũ cán sự bộ môn, giáo viên có thể giữ nguyên hay cũng có thể thay đổi đội ngũ cán sự. Giáo viên nên quan sát, phân tích các yêu cầu cần đạt được để lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành lớp trong tiết học. Một yếu tố để các thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm thực hiện tốt các hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban cán sự lớp đó là sự tin tưởng, sự đồng ý vào khả năng chỉ huy của ban cán sự. Chính vì vậy, giáo viên nên định hướng cho học sinh bầu ra ban cán sự để từ đó vai trò chỉ đạo của ban cán sự có hiệu quả cao.
+ Bồi dưỡng thường xuyên:
Nếu ngay từ đầu năm học, trong các tiết học đầu tiên, giáo viên làm thay là chủ yếu còn ban cán sự là thứ yếu thì sẽ tạo ra sức ỳ, thói quen “ỷ lại” sự làm thay của giáo viên. Chính vì vậy ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc với môn học, giáo viên phải xây dựng, hình thành và rèn luyện cho ban cán sự những kĩ năng làm việc sâu sắc, linh hoạt phù hợp với đặc trưng bộ môn Tiếng Anh. Trong một tiết học giáo viên nên giao nhiệm vụ cho lớp trưởng sau đó lớp trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên khác trong lớp hoặc giáo viên có thể giao nhiệm vụ trực tiếp cho các thành viên trong lớp.
1.2.2. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học của học sinh:
Nhân cách các em được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, thông qua các hoạt động có ý thức. Trí tuệ của các em nhờ sự “đối thoại” giữa chủ thể với đối tượng và môi trường. Mối quan hệ giữa học và làm là “suy nghĩ tức là hành động” và “cách tốt nhất để hiểu là làm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng “Học để hành, học và hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”
Trong phương pháp tích cực, người học – chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mà mình chưa biết chứ không phải tiếp thu một cách thụ động những tri thức đã được sắp đặt sẵn. Được đặt vào những tình huống đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức mới, kĩ năng mới bộc lộ và phát huy tiềm năng và sáng tạo.
Ví dụ: Hướng dẫn kết hợp kỹ năng Nghe – Nói bằng Picture Stories:
+ Giáo viên sưu tập các bộ tranh, ảnh có nội dung phù hợp với chương trình đã  học.
+ Giáo viên kể lại câu truyện hai lần sử dụng các tranh gợi ý, học sinh chăm chú nghe để nhớ nội dung câu truyện (tùy vào trình độ học sinh mà giáo viên kể nhanh hay chậm, mức độ dễ hay khó).
+ Giáo viên làm mẫu, đóng các vai trong chuyện tranh, dùng gợi ý ở tranh làm lời cho nhân vật. Học sinh quan sát và sau đó tập đóng vai theo các nhân vật trong tranh.
+ Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi như:
 “What is happening in picture 1?”   “What do you see in picture 2?”
+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh sắp xếp lại tranh theo đúng trật tự tình tiết của câu chuyện. Sau đó, học sinh nhìn tranh kể lại nội dung chính.
+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh lắp ghép tranh với lời kể: Ghi lời kể vào các tấm bìa cứng, xếp tranh và lời kể lộn xộn. Yêu cầu học sinh quan sát tranh và ghép với lời kể sao cho trật tự của tình tiết dạy trong tranh cũng là trật tự của lời kể ghi trên tấm bìa đó.
* Tiếp tục giáo viên tăng mức độ khó hơn: Từ nội dung câu truyện, giáo viên thiết kế một đoạn hội thoại để học sinh luyện kỹ năng Nói trước lớp.
1.2.3. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
Đã từ lâu các nhà khoa học đã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy phương pháp tự học. Đây là cách hữu hiệu chuẩn bị cho lớp kế tục thích ứng với xã hội học tập trong đó mỗi người phải có năng lực học tập liên tục suốt đời.
Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học thì sẽ tạo ra lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi người thì dễ dẫn đến sự thành công.
Ví dụ: Giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng nghe thông qua nghe những mẫu chuyện ngắn kể cho học sinh nghe hay yêu cầu các em nghe từ các nguồn khác như Internet, đĩa VCD, ...
Ví dụ 1: Mẫu chuyện “Farm animals”
 Giúp học sinh nghe ôn các từ trong Unit 9: Our pets - Tiếng Anh 3 và tăng cường thêm vốn từ về các con vật.
“The chicken and the duck were friends. They lived on a farm. They walked around together. They swam in the pond together. They talked about many things. They talked about the cat. They thought the cat was tricky. They thought the cat was dangerous. The cat looked at them a lot. They didn't trust the cat. "We must always keep our eyes open when the cat is around," they both agreed. They talked about the dog. The dog was very friendly. The dog wanted to play. The dog had lots of energy. It barked a lot. It ran around a lot. They both liked the dog. They talked about the farmer. The farmer brought them food. The farmer took care of them. The farmer took care of all the animals. He fed the cow. He fed the pig. He fed the goat. He fed the sheep. He fed the rabbit. They liked the farmer. He took good care of everyone. He was a nice man. "Farmers are good," said the chicken. "We need farmers," said the duck.”
Ví dụ 2: Mẫu chuyện “My mom” 
Các em củng cố được vốn từ có sẵn trong Unit 11: My daily activities – Tiếng Anh 4 và tiếp nhận một số từ mới thông qua nghe mẫu chuyện này.
“I love my mom. She took care of me when I was very young. She took care of me when I was sick. She taught me how to read. She taught me how to get dressed. She taught me how to button my shirt. She taught me how to tie my shoes. She taught me how to brush my teeth. She taught me to be kind to others. She taught me to tell the truth. She taught me to be polite. She took me to school on my first day of school. She held my hand. She helped me with my homework. She was nice to all my friends. She always cheered me up. Next year I will graduate from high school. I will go to college. I will do well in after college. I will do well college. My mom has taught me well.”
1.2.4. Phương pháp tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác:
Phương pháp tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới. Ý chí và năng lực của học sinh trong một lớp không đồng đều do đó phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ và tiến trình hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập, được giao cho từng cá nhân thực hiện.
Trong kiểu dạy thông báo đồng loạt, thông tin đi từ thầy đến trò, quan hệ giao tiếp chủ yếu là thầy - trò. Trong phương pháp học tập hợp tác vẫn có thể giao tiếp thầy – trò nhưng nổi lên là mối quan hệ giữa trò – trò.
Trong giáo dục việc học tập được tổ chức nhóm, tổ, hoặc trường nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong dạy học là hợp tác nhóm nhỏ từ 4 – 6 người.
Cụ thể tổ chức cho học sinh tham gia các bài hội thoại hàng ngày.
Ví dụ : Let’s listen- Unit 4- Let’s go 1A.
Giáo viên có thể cho học sinh chỉ vào bức tranh gia đình của các em đó (bức tranh GV đã yêu cầu học sinh mang theo) và nói về các thành viên trong gia đình để ôn tập lại các từ liên quan đến bài nghe ( mother, father, sister, old, thin, fat...).
This is my grandmother. She’s old
 	This is my father. He’s thin
 	This is my brother He’s fat...
- Củng cố, tăng cường khả năng nghe và nói của học sinh thông qua sự việc diễn ra hàng ngày. Giáo viên cần tận dụng mọi cơ hội cho học sinh luyện tập nghe kết hợp với nói, và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
1.2.5. Phương pháp kết hợp đánh giá giữa thầy và trò:
Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động học tập của học trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng dạy để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây, giáo viên chủ động đánh giá, học sinh là đối tượng được đánh giá.
Ngày nay, trong phương pháp tích cực để chuẩn bị cho học sinh khả năng học tập liên tục suốt đời thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển năng lực tự đánh giá để điều chỉnh cách học.
Hình ảnh học sinh lớp 3D nhận xét bài làm của bạn
1.2.6.Phương pháp rèn luyện HS phát âm chuẩn và sử dụng ngữ điệu:
a. Rèn luyện cho học sinh cách phát âm chuẩn:
Trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Anh muốn người khác hiểu nội dung mình nói gì học sinh cần phải phát âm từ và câu một cách rõ ràng. Vì vậy, khi giới thiệu ngữ liệu, mẫu câu giáo viên cần phải đọc chuẩn về cả ngữ âm, ngữ điệu có trọng âm để các em bắt chước vì đây là yếu tố cơ bản trong việc dạy Nghe - Nói. Tất nhiên không thể chuẩn như người bản xứ nói Tiếng Anh nhưng để có một kết quả phát âm chuẩn xác nhất thi chúng ta nên chịu khó nghe băng đĩa của người bản địa. Giáo viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, các em mới bước đầu học Tiếng Anh nhưng phát âm không đúng sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này.
- Cần chú ý luyện tập cho học sinh phát âm có các âm cuối như: bag /bæg/, book /buk/ ...
- Tập cho học sinh có thói quen đọc nối.
* Trước tiên, giáo viên luyện đọc đơn giản là đọc cụm từ:
Ví dụ: stand up /’stænd^p/, look at /lukæt/,
* Sau đó, giáo viên tăng dần mức độ khó hơn: It’s a pencil. /itsəpensl/
Hoặc: It is a desk. /itizədesk/ -
 Đối với hình thức số nhiều cần luyện tập cho học sinh cách phát âm trong việc nhấn mạnh đuôi số nhiều: 
* Phát âm /s/ đứng sau phụ âm vô thanh /t/, /p/, /k/, /s/, /f/, /θ/ Ví dụ: cassettes, books,...
* Phát âm là /z/ khi đứng sau nguyên âm hoặc phụ âm hữu thanh /b/, /d/, /g/, /v/, /ð/, /m/, /n/, /Ŋ/, /l/, /r/. Ví dụ: crayons, tables, markers ... 
* Phát âm là /iz/ khi đứng sau những phụ âm rít cụ thể các phụ âm như: /z/, /s/, /t/  Ví dụ: pencil cases, oranges, nurses...
 * Đặc biệt phát âm chuẩn giúp học sinh lớp 4, 5 làm bài thi Olympic các cấp rất hiệu quả (bài thi Nghe và bài tập phát âm).
 b. Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu:
Để có cuộc hội thoại lưu loát, thành công thì ngữ điệu đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, học sinh không thể nắm bắt được ngữ điệu và vận dụng được khi nói Tiếng Anh ngay mà phải có một quá trình luyện tập thường xuyên kể cả ở nhà lẫn ở trường. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có ngữ điệu chuẩn khi dạy học sinh không thể qua loa được. Ngữ điệu (Intonation) được hiểu đơn giản là sự lên và xuống của giọng nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói sử dụng sai ngữ điệu, bởi ngữ điệu được so sánh như là hồn của câu. Cụ thể như sau:
 * Ngữ điệu xuống được thể hiện bằng cách hạ âm điệu giọng nói xuống thấp ở trong các trường hợp sau:
- Dùng trong câu chào hỏi: Good afternoon! ↓
- Dùng trong câu đề nghị: Come in! ↓ 
- Dùng trong câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (what, how, who, whose, whom, which, when, where và why) What are these? ↓ 
- Dùng trong yêu cầu hoặc mệnh lệnh: Open your book. ↓ 
 * Ngữ điệu lên được thể hiện bằng cách tăng âm điệu giọng nói lên cao ở trong các trường hợp sau:
- Dùng trong các câu hỏi nghi vấn “cókhông” Is this a rubber?↑ 
- Dùng trong câu xác định nhưng hàm ý câu hỏi: You are Lan?↑ 
1.2.7. Phương pháp luyện tập được sử dụng cho việc phát triển kỹ năng nói:
 a. Yes / No question: Câu hỏi đoán thông tin.
 + Giáo viên đưa ra tiêu đề để học sinh luyện tập.
 + Giáo viên cung cấp một số từ gợi ý, kiến thức nền, giáo viên làm mẫu rồi cho học sinh nói tự do.
 Hình thức này áp dụng khi dạy Let’s Go 1A - Unit 1 - Let’s Learn Some More - phần Practice. Luyện cách hỏi đoán về đồ vật.
b. Ask and answer: Đặt câu hỏi và trả lời.
 + Học sinh có thể tự thực hành theo cặp.
 + Nếu thực hành theo nhóm thì nhóm trưởng đặt một số câu hỏi, các thành viên khác của nhóm có nhiệm vụ trả lời.
+ Giáo viên có thể tổ chức như một cuộc thi: Các câu trả lời được tính điểm dựa trên độ chính xác về ngôn ngữ, cũng như các thông tin.
Bài tập này được áp dụng khi dạy dạy Let’s Go 1A - Unit 1 - Let’s Learn Learn - phần Practice, Unit 3 - Let’s Learn - Phần Practice. Luyện cách và trả lời về đồ vật. 
1.2.8. Phương pháp kết hợp kỹ năng Nghe - Nói với trò chơi:
Để hiệu quả hơn, tôi mạnh dạn tổ chức nhiều trò chơi đa dạng, phong phú làm tăng hiệu quả việc vận dụng trò chơi vào tiết học. Giáo viên giải thích sơ bộ về nội dung của từng trò chơi và làm mẫu trước khi yêu cầu học sinh thực hiện. Chơi và hiểu rõ nội dung trò chơi sẽ làm người chơi thích thú và dễ nhớ hơn. Qua đó, ngôn ngữ được lồng vào sẽ được sử dụng nhiều lần và linh hoạt hơn, khắc sâu hơn. Sau đây là một số các hình thức tôi đã sử dụng rất hữu hiệu. 
* Những trò chơi phổ biến sau mà tôi thường áp dụng khi dạy và học từ mới giúp học sinh học từ vựng nhanh nhất:
Write in the air, Write on your back, Jumbled Words, Word Square, Matching, Slap the Board, Kim’s Game, Picture Drills, What and Where, Word Cue Drill, Bingo, Board Race, Charades, Cocentration, File Grids, Guess the Word, Hidden Words, Pairs Race, Pass the cards, Relay Race, Rub out and Remember, Pass the word, Draw and say, Crossword puzzle, Circle the word, Word Chain, Mime and guess
* Những trò chơi thường được áp dụng khi dạy và học câu mệnh lệnh:
Command chain, Command Lines, Open - Commands, Do as I say, Please, Simon say, Living sentence
* Những trò chơi thường được áp dụng giúp học sinh học thuộc lòng một đoạn hội thoại, tăng kỹ năng nói nhanh nhất:
Rub out and Remember Dialogue, Mapped Dialogue, Living Dialogue, Back- to-Back Telephones, Coversation Lines, Step Away Lines, Who Said It? Open Dialogue, Living Dilogue.
* Những trò chơi thường được áp dụng giúp học sinh học cấu trúc câu nhanh nhất:
Find Someone Who, Answers Given, Chain game, Noughts and Crosses (Tic - Tac - Toe), Lucky Numbers, Substitution Drill, Find the Match, Bean Bag Circle, Find your Partner, Guessing Game, I See Something, Team Games, Walk and Talk, Chinese Whisper, Hangman, Mime and Guess
* Những trò chơi thường được áp dụng giúp học sinh tăng khả năng nghe hiểu và viết: Repetition Drill, True/False Statements, True/False Prediction, Tougne Twisters, Open Prediction, Bingo, Scramble, Dialogue Musical Chairs, Transformation Writing
 Qua một tiết dạy tôi có thể vận dụng nhiều trò chơi như trên, giúp các em không có cảm giác mệt mỏi, chán khi học mà tiết học đó thật sự là một sân chơi đầy thú vị cho các em. Qua các trò chơi các em được nắm vững nội dung và yêu cầu của bài và có thể thuộc lòng ngay sau khi tiết học kết thúc.
 Những điểm ngữ pháp và bài tập mở thường được tôi lồng vào các tiết bài tập hay ở phần mở rộng của bài. 
* Cách đọc và đổi danh từ số ít sang số nhiều.
* Sở hữu cách.
* Cách đọc và đổi động từ khi đi với ngôi thứ 3 số ít (He, She, It, ).
* Phân biệt Do, Does và Did.
* Phân biệt am, is, are.
* Giúp học sinh hiểu rõ khi nào sử dụng To Be, Can, Do, Does or Did.
* Giúp học sinh hiểu rõ khi nào sử dụng To be going to và Will. 
* Phân tích cho học sinh hiểu về đại từ chỉ định (This, That, These, Those).
 Bên cạnh những nghi vấn từ mà học sinh thường gặp trong giáo trình Let’s Go: How, What, When, Where tôi thường giúp học sinh làm quen với Why, Which, Whose 
Hình ảnh học sinh lớp 3D tham gia trò chơi Chinese Whisper
1.3. Phương pháp vận dụng bản đồ tư duy:
Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số “Bản đồ tư duy” cùng với sự dẫn dắt của giáo viên để các em làm quen.
Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhán

Tài liệu đính kèm:

  • docSANGKIENKINHNGHIEM LINH.doc