- Nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức.
- Xác định rõ mục tiêu và trọng tâm của phần nội dung kiến thức đó ( Từ khóa )
- Xác định các ý chính cần lập thành sơ đồ:
+ Số ý chính được đánh số thứ tự để tránh trùng lặp ( Nhánh )
+ Mỗi ý chính ( Nhánh cấp 1) có bao nhiêu ý nhỏ hơn có liên quan trực tiếp
( Nhánh cấp 2), từ các ý nhỏ được cụ thể rõ hơn bằng bao nhiêu ý liên quan
( Nhánh cấp 3).
* Cách ghi chép trên bản đồ tư duy.
- Chọn cụm từ hoặc hình ảnh cho các nhánh muốn thể hiện, nên dùng các từ khóa hoặc viết cụm từ cần thiết một cách ngắn gọn. Nếu dùng hình ảnh phải chọn lọc hình ảnh tiêu biểu thể hiện cho kiến thức trong từng nhánh.
- Thông tin được bố trí khoa học theo suy nghĩ logic, đặc biệt chú ý đến nguồn gốc của thông tin, tính hệ quả của các thông tin được trình bày.
- Thông tin và đường nhánh thể hiện cùng màu sắc, điều này kích thích não bộ nhận biết thông tin cùng dạng dễ dàng hơn.
iêng khi học các kiến thức giải quyết các bài toán, câu hỏi chỉ nắm được kiến thức nhưng kỹ năng vận dụng các kiến thức đó cho thật liên hoàn và theo nhiều dạng khác nhau thì học sinh rất lúng túng, không giải được. Hoặc khi gặp các tình huống trong thực tế học sinh không giải quyết được, không móc nối được các kiến thức đó liên quan đến nhau để giải quyết được vấn đề mà mình đang mắc phải. Hướng dẫn học sinh lập Sơ đồ tư duy trong thu nhận và củng cố kiến thức trong quá trình học là phương pháp giảng dạy mới lạ với chính bản thân nhiều giáo viên cũng như học sinh nhưng khi được áp dụng thành thục lại đạt hiệu quả rất cao trong giảng dạy vì phương pháp lập Sơ đồ tư duy có nhiều ưu điểm: - Hình thành cho học sinh lối tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có tính logic, khoa học. - Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ qua cả kênh hình và kênh chữ. - Nhìn thấy “ bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết. - Kích thích hứng thú học tập của học sinh, đảm bảo giờ học sôi nổi, sinh động. - Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức. - Giảng dạy theo sơ đồ tư duy mang tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường. Có thiết kế trên giấy, bìa, bảng bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm tạo Bản đồ tư duy. - Thông qua trao đổi, học sinh sẽ học ở bạn, tự sửa kiến thức sai cho mình. - Lâu dài hình thành kĩ năng phân tích kiến thức và vẽ sơ đồ cho học sinh. Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động sao cho học trò có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế. II.1.2. Cơ sở thực tiễn Dạy học và sự phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau. Dạy học không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh một số lượng tri thức do nội dung chương trình và sách giáo khoa đã qui định, mà phải tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động, độc lập để phát triển tư duy khoa học, rèn luyện được trí thông minh, óc sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt. Đó là những phẩm chất trí tuệ của con người lao động mới theo đúng mục tiêu đào tạo của nhà trường, của cấp học khi mà đại bộ phận học sinh tốt nghiệp bậc học này có thể ra đời tham gia lao động. Giáo dục đạo đức tình cảm, thái độ hành vi trong ứng xử thân thiện với con người, với lao động là thể hiện sự “dạy người thông qua dạy chữ”. Thông qua dạy học bộ môn mà góp phần xây dựng nhân cách con người lao động mới, xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng cùng các phẩm chất về tinh thần, ý chí cho học sinh trong hiện tại và ý chí vượt khó để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong lao động, nghiên cứu sau này. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là một hình thức của đổi mới phương pháp dạy học, và thông qua đó thì giáo viên phải có phương pháp dạy sao cho phù hợp. Việc đổi mới phương pháp dạy cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là phương pháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, dạy giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trong khi một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút thì không đủ thời gian cho các hoạt động. Do Sinh học là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng thực tiễn, kiến thức môn học đa dạng phong phú, đặc biệt là các quá trình về sự sống, các cơ chế của quá trình, lượng kiến thức dài, đa phần là mới và khó, ngoài ra còn có nhiều hình ảnh và đoạn phim mô tả các quá trình tương đối trừu tượng trong sinh học như các giai đoạn trong quá trình Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể( NST ), diễn biến quá trình phiên mã, các đặc trưng của sinh thái học như quẫn thể, quần xã, hệ sinh thái Như vậy, trong quá trình dạy và học chúng ta sẽ thường gặp một số khó khăn: + Học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài. Như vậy, học sinh không thể nắm được ý chính của bài để định hướng học tập. + Mặt khác, hạn chế của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “ Sự kiện nổi bật ” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. + Để làm một bài kiểm tra theo hình thức tự luận đòi hỏi học sinh phải đảm bảo được kiến thức trọng tâm và trình bày các vấn đề theo một hệ thống logic. Tuy nhiên qua quan sát từ thực tế giảng dạy thì học sinh còn hạn chế trong việc tư duy để lập luận và trình bày đầy đủ kiến thức. Việc hướng dẫn học sinh lập “ SƠ ĐỒ TƯ DUY ” trong học tập hiệu quả trước tiên đòi hỏi ở giáo viên sự kiên trì, sự tìm tòi sáng tạo và sự phấn đấu vươn lên không ngừng trong giảng dạy vì đây là phương pháp mới với học sinh, thời gian đầu chưa quen các em lúng túng trong sắp xếp kiến thức để lập bản đồ vì vậy gây mất thời gian, không khéo điều hành dễ gây mất trật tự, nhưng khi học sinh đã hình thành được kĩ năng lập bản đồ theo từng nội dung kiến thức thì việc dạy học sẽ trở nên đơn giản hơn và đạt hiệu quả cao. Với những cơ sở lí luận đã đọc được trong các tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp, qua trao đổi cùng đồng nghiệp và qua thực nghiệm giảng dạy của mình, tôi xin truyền đạt lại những kinh nghiệm mà mình đã có được trong quá trình dạy học theo phương pháp: “ Sử dụng SƠ ĐỒ TƯ DUY trong giảng dạy môn sinh học ở trường THPT ” dưới đây. II.2. Giải quyết vấn đề. II.2.1. Giới thiệu đôi nét về sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy ( Bản đồ tư duy, Lược đồ tư duy): là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não. Đây là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới, đã có 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình giới thiệu của Ông, hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp này, năm 2007 ông sang Việt nam giới thiệu về bản đồ tư duy trong chương trình “Người đương thời” từ đó mở ra nhu cầu tìm hiểu về bản đồ tư duy trong làn sóng học tập ở Việt Nam. Bản đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng, cũng giống như trong cơ thể muốn truyền thông tin cần có sự kết nối của các nơron thần kinh, khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. Tony Buzan giới thiệu về Bản đồ tư duy. Đa phần học sinh được chúng ta truyền thụ phương pháp ghi chú truyền thống theo kiểu liệt kê. Một cách thức thuần túy dùng não trái vào việc viết hết dòng chữ này đến dòng chữ khác, khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên nhàm chán, đơn điệu và khó khăn. Người ta khám phá ra rằng, từ lâu các thiên tài như Leonardo da Vinci đã phát huy và tận dụng sự sáng tạo, hình ảnh, màu sắc, trí tưởng tượng, sự liên tưởng trong các ghi chú của mình. Cách ghi chú bằng cả não bộ giúp gia tăng sức mạnh sáng tạo và ghi nhớ của não bộ. Trong quyển sách đầu tiên của Ađam Khoo “ Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế ” và trong các chương trình đào tạo trẻ em và thiếu niên, Ađam Khoo dạy học sinh cách sử dụng các dạng ghi chú bằng cả não bộ như Sơ Đồ Tư Duy (Mind Maps), Đồ Thị Phát Triển (Flow Charts), Sơ Đồ Khái Niệm (Concept Maps), Lược Đồ Thời Gian (Time Lines) và Biểu Đồ (Diagrams) để giúp việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn nhiều lần. Ví dụ trong cuốn sách của ADđam khoo giới thiệu về bản đồ tư duy trong phần tế bào học của môn Sinh lớp10 Theo Ađam Khoo thì các kiểu ghi chú bằng cả não bộ này giải phóng các chức năng xử lý của não phải như màu sắc, sự sáng tạo, sự liên tưởng, cảm xúc, trí tưởng tượng và luận lý. Chúng tôi phát hiện ra rằng, cách ghi chú này giúp học sinh có thể tăng cường trí nhớ lên đến 350% và đồng thời giúp học sinh tiết kiệm thời gian đáng kể ( bởi vì một số lượng lớn thông tin được rút gọn trong vài từ khóa và hình ảnh ). Ví dụ trong cuốn sách của Ađam Khoo giới thiệu về bản đồ tư duy trong học môn địa lý. II.2.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy II.2.2.1.Làm quen với bản đồ tư duy Giáo viên giới thiệu một số bản đồ tư duy cho các học sinh làm quen cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em định hướng cách thiết lập. Hướng cho học sinh có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên bản đồ tư duy: Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn ... các nội dung kiến thức được trình bày trên các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong. Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 ( Nhánh cấp 1) bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 ( Nhánh cấp 2) để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Các vấn đề liên quan được thể hiện bằng các nhánh có cùng màu sắc. Có hai dạng thiết bản đồ tư duy: - Dạng nhánh trơn. - Dạng nhánh hộp. (Chú ý: Dạng nhánh trơn thường được sử dụng cho trường hợp các ý trình bày có nội dung khá dài, còn dạng nhánh hộp thường được sử dụng với kiến thức có nhiều từ khóa ngắn gọn) KHÁI QUÁT BẢN ĐỒ TƯ DUY DẠNG NHÁNH TRƠN KHÁI QUÁT BẢN ĐỒ TƯ DUY DẠNG NHÁNH HỘP II.2.2.2. Phương pháp thiết kế trên bản đồ tư duy. a. Vật liệu thiết kế: - Bảng phấn: cần phấn màu với các màu khác nhau. - Trên giấy: Cần bút màu với các màu khác nhau. - Trên phần mềm Mindmap: Giáo viên có thể thiết kế trên phần mềm sau đó xuất sang file Word hoặc dùng trên chương trình Power point. b. Các bước thiết kế. Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khóa được viết in hoa, viết đậm. Hình ảnh chọn lọc phải diễn đạt được vấn đề cần trình bày, từ đó kích thích não bộ sử dụng trí tưởng tượng. Bước 2: - Nối các nhánh chính (cấp một) từ hình ảnh trung tâm. - Nối các nhánh cấp hai từ nhánh cấp một. - Nối các nhánh cấp ba từ nhánh cấp hai. Các nhánh được nối bằng các đường kẻ thẳng, gấp khúc hoặc đường cong với màu sắc khác nhau. Nhánh cấp 1, 2, 3 cùng chủ đề được thể hiện cùng một loại màu. Bước 3: Mỗi từ khóa hoặc hình ảnh được sắp xếp trên một đường kẻ hay đường cong một cách độc lập. Bước 4: Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho từng ý tưởng của từng cá nhân Kiểu đường kẻ, kiểu màu sắc, cách bố trí nhánh trơn hay nhánh hộp hoặc hình ảnh,( Có thể vẽ hình dạng theo ý thích của học sinh). Bước 5: Bố trí thông tin quanh hình ảnh trung tâm. Bố trí phải cân đối, hợp lý khoa học, có thể để những khoảng trống đủ để bổ sung những ý mới phát hiện. c. Cách ghi chép và phương pháp tư duy logic khi thiết kế bản đồ tư duy. * Phương pháp tư duy logic. - Nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức. - Xác định rõ mục tiêu và trọng tâm của phần nội dung kiến thức đó ( Từ khóa ) - Xác định các ý chính cần lập thành sơ đồ: + Số ý chính được đánh số thứ tự để tránh trùng lặp ( Nhánh ) + Mỗi ý chính ( Nhánh cấp 1) có bao nhiêu ý nhỏ hơn có liên quan trực tiếp ( Nhánh cấp 2), từ các ý nhỏ được cụ thể rõ hơn bằng bao nhiêu ý liên quan ( Nhánh cấp 3)... * Cách ghi chép trên bản đồ tư duy. - Chọn cụm từ hoặc hình ảnh cho các nhánh muốn thể hiện, nên dùng các từ khóa hoặc viết cụm từ cần thiết một cách ngắn gọn. Nếu dùng hình ảnh phải chọn lọc hình ảnh tiêu biểu thể hiện cho kiến thức trong từng nhánh. - Thông tin được bố trí khoa học theo suy nghĩ logic, đặc biệt chú ý đến nguồn gốc của thông tin, tính hệ quả của các thông tin được trình bày. - Thông tin và đường nhánh thể hiện cùng màu sắc, điều này kích thích não bộ nhận biết thông tin cùng dạng dễ dàng hơn. II.2.3. Vận dụng trong một số trường hợp cụ thể II.2.3.1. Phạm vi vận dụng. - Giáo viên, học sinh có thể sử dụng bản đồ tư duy để nghiên cứu, hệ thống hoá kiến thức mới hoặc ôn tập củng cố kiến thức cũ. - Giáo viên có thể bố trí học sinh hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhân trên lớp học hoặc ôn luyện ở nhà. II.2.3.2. Xây dựng bản đồ tư duy trong giảng dạy kiến thức mới. Trong giảng dạy kiến thức mới có thể hướng dẫn học sinh xây dựng bản đồ tư duy trong 2 trường hợp: a.Trường hợp 1: Học sinh tự thiết lập bản đồ tư duy trên cơ sở nghiên cứu thông tin, hình ảnh có sẵn dưới sự giám sát của giáo viên. Trường hợp này được áp dụng khi kiến thức được sách giáo khoa viết đầy đủ rõ ràng, nội dung kiến thức đơn giản. Ví dụ trong dạy phần : Khái niệm quần thể sinh vật( SH 12 ban cơ bản ) - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy theo những định hướng đã nêu ở trên. - Yêu cầu học sinh nghiên cứu khái niệm quần thể sinh vật trong SGK - Yêu cầu học sinh xác định từ trung tâm: Khái niệm quần thể - Xác định các ý chính gồm: Cá thể sùng loài, môi trường sống, thời gian, khả năng sinh sản. - Học sinh vẽ bản đồ trên giấy theo nhóm dưới sự giám sát của giáo viên. - Các nhóm trình bày sản phẩm của mình. - Giáo viên nhận xét sản phẩm của các nhóm: + Về mặt kiến thức: Tính chính xác, logic của kiến thức. + Về mặt thẩm mĩ: Cách bố trí hình ảnh, cách ghi chép, sự phối hợp màu sắc... - Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra bản đồ đầy đủ đã chuẩn bị sẵn để học sinh tham khảo. ( Chú ý không bắt buộc các em phải xây dựng bản đồ tư duy theo giáo viên, học sinh có thể sáng tạo trong Ví dụ: Bài 7: Tế bào nhân sơ ( SH 10 ) - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy theo những định hướng đã nêu ở mục II.2.2.2. - Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung sách giáo khoa kết hợp với quan sát hình 7.2 (SGK). - Yêu cầu học sinh xác định: Từ trung tâm hoặc hình ảnh chủ đề, các ý chính. + Từ trung tâm: TẾ BÀO NHÂN SƠ hoặc hình ảnh chủ đề:1 trực khuẩn. + Các ý chính: ( Nhánh cấp 1) Gồm đặc điểm và cấu tạo. - Từ các ý chính yêu cầu học sinh tự phát triển các nhánh cấp 2, 3... - Học sinh vẽ bản đồ trên giấy theo nhóm dưới sự giám sát của giáo viên. - Các nhóm trình bày sản phẩm của mình. - Giáo viên nhận xét sản phẩm của các nhóm: + Về mặt kiến thức: Tính chính xác, logic của kiến thức. + Về mặt thẩm mĩ: Cách bố trí hình ảnh, cách ghi chép, sự phối hợp màu sắc... - Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra bản đồ đầy đủ đã chuẩn bị sẵn để học sinh tham khảo. ( Chú ý không bắt buộc các em phải xây dựng bản đồ tư duy theo giáo viên, học sinh có thể sáng tạo trong cách vẽ, cách trình bày, miễn kiến thức được trình bày đủ, khoa học, logic...) b.Trường hợp 2: Học sinh thiết lập bản đồ tư duy trên cơ sở những gợi ý của giáo viên. Trường hợp này được áp dụng khi kiến thức khó, mang tính cơ chế cần sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên. Ví dụ: Trong dạy Bài 4: Đột biến gen – Sinh học 12, ban cơ bản. - Giáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy vấn đáp gợi mở như một bài dạy thông thường đối với từng mục theo hệ thống kiến thức sách giáo khoa. - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy theo những định hướng đã nêu ở mục II.2.2.2. - Yêu cầu học sinh xác định: Từ trung tâm hoặc hình ảnh chủ đề, các ý chính. + Từ trung tâm: ĐỘT BIẾN GEN hoặc hình ảnh chủ đề: Hình ảnh của 1đoạn ADN có cặp nuclêôtit đột biến được đánh dấu. + Các ý chính: ( Nhánh cấp 1) - Các khái niệm. - Các dạng đột biến gen. - Nguyên nhân của đột biến gen - Cơ chế đột của biến gen. - Hậu quả đột của biến gen. - Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen - Từ các ý chính yêu cầu học sinh tự phát triển các nhánh cấp 2, 3... - Học sinh vẽ bản đồ trên giấy theo nhóm hoặc cá nhân dưới sự giám sát của giáo viên. - Các nhóm trình bày sản phẩm của mình, nếu cho từng cá nhân vẽ bản đồ, giáo viên cho học sinh đổi sản phẩm và tự sửa cho nhau - Giáo viên nhận xét sản phẩm của các nhóm hoặc 1 số cá nhân: + Về mặt kiến thức: Tính chính xác, logic của kiến thức. + Về mặt thẩm mĩ: Cách bố trí hình ảnh, cách ghi chép, sự phối hợp màu sắc... - Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra bản đồ đầy đủ đã chuẩn bị sẵn để học sinh tham khảo. Ví dụ: Trong dạy Bài : Điều hòa hoạt động gen ( SH 12 ) - Giáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy vấn đáp gợi mở như một bài dạy thông thường đối với từng mục theo hệ thống kiến thức sách giáo khoa. - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy theo những định hướng đã nêu ở mục II.2.2.2. - Yêu cầu học sinh xác định: Từ trung tâm hoặc hình ảnh chủ đề, các ý chính. + Từ trung tâm: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN hoặc hình ảnh chủ đề: Hình ảnh của mô hình Operonlac. + Các ý chính: ( Nhánh cấp 1) - Khái niệm. - Các cấp độ điều hòa - Cấu trúc mô hình Operon - Điều hòa hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ - Từ các ý chính yêu cầu học sinh tự phát triển các nhánh cấp 2, 3... - Học sinh vẽ bản đồ trên giấy theo nhóm hoặc cá nhân dưới sự giám sát của giáo viên. - Các nhóm trình bày sản phẩm của mình, nếu cho từng cá nhân vẽ bản đồ, giáo viên cho học sinh đổi sản phẩm và tự sửa cho nhau - Giáo viên nhận xét sản phẩm của các nhóm hoặc 1 số cá nhân: + Về mặt kiến thức: Tính chính xác, logic của kiến thức. + Về mặt thẩm mĩ: Cách bố trí hình ảnh, cách ghi chép, sự phối hợp màu sắc... - Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra bản đồ đầy đủ đã chuẩn bị sẵn để học sinh tham khảo. II.2.3.3. Xây dựng bản đồ tư duy trong củng cố kiến thức. Có thể áp dụng để củng cố kiến thức của một bài học hoặc của cả một chương tùy theo yêu cầu của giáo viên và tính logic của kiến thức. * Ví dụ 1: Củng cố kiến thức về đột biến cấu trúc NST sau khi học xong bài: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Sau khi đã học xong bài: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhễm sắc thể. - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết: + Có mấy dạng đột biến cấu trúc? Đó là những dạng nào? + Trong mỗi dạng nên những ý chính có liên quan: - Khái niệm. - Cơ chế. - Hậu quả. - Vai trò... - Học sinh dựa trên cơ sở các kiến thức đã học, tập hợp thành bản đồ củng cố kiến thức. - Sau khi học sinh lập bản đồ kiến thức, giáo viên có thể kiểm tra tại lớp hoặc học sinh về nhà làm, giáo viên kiểm tra vào đầu giờ sau. - Khi kiểm tra giáo viên nhận xét sản phẩm của các nhóm hoặc 1 số cá nhân: + Về mặt kiến thức: Tính chính xác, logic của kiến thức. + Về mặt thẩm mĩ: - Cách bố trí hình ảnh. - Cách ghi chép. - Sự phối hợp màu sắc... - Cuối cùng giáo viên có thể đưa ra bản đồ đầy đủ đã chuẩn bị sẵn để học sinh tham khảo. *Ví dụ 2: Củng cố kiến thức về các loại đột biến sau khi học xong chương I: Cơ chế di truyền và biến dị. - Giáo viên yêu cầu học sinh xác định từ trung tâm: ĐỘT BIẾN. - Nêu những loại đột biến chính đã học ( Nhánh cấp 1): + Đột biến gen. + Đột biến nhiễm sắc thể. - Trong các loại đột biến đó có những dạng nào? + Đột biến gen: ( dạng đột biến điểm ) - Thay thế 1 cặp nuclêôtit. - Thêm cặp nuclêôtit. - Mất cặp nuclêôtit. + Đột biến NST: - Đột biến cấu trúc: ( 4 dạng). - Đột biến số lượng: ( 2 dạng) Nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của từng dạng? - Trên cơ sở đó học sinh củng cố lại kiến thức về đột biến dưới dạng sơ đồ một cách hệ thống và khoa học. ( Phần lập bản đồ củng cố kiến thức giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm, sau đó có sự kiểm tra, sửa chữa, tránh tình trạng học sinh không tham gia ôn tập mà giáo viên không b
Tài liệu đính kèm: