Kết quả học tập của 10 học sinh có học lực yếu, kém lớp 12A1 sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 5.54, kết quả học tập tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 4.52. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của kết quả học tập ở hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là SMD = , điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p=0,002058995 < 0,05,="" kết="" quả="" này="" khẳng="" định="" sự="" chênh="" lệch="" điểm="" trung="" bình="" của="" hai="" nhóm="" không="" phải="" là="" do="" ngẫu="" nhiên="" mà="" là="" do="" tác="" động.="">
MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Lập kế hoạch nghiên cứu đề tài 2 2 1. Tóm tắt đề tài 4 3 2. Giới thiệu 4 4 2.1. Hiện trạng 4 5 2.2. Giải pháp thay thế 4 6 2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài 5 7 2.4. Vấn đề nghiên cứu 5 8 2.5. Giả thuyết nghiên cứu 5 9 3. Phương pháp 5 10 3.1. Khách thể nghiên cứu 5 11 3.2. Thiết kế nghiên cứu 5 12 3.3. Quy trình nghiên cứu 6 13 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu 7 14 4. Phân tích dữ liệu và kết quả 7 15 4.1. Trình bày kết quả 7 16 4.2. Phân tích dữ liệu 7 17 4.3. Bàn luận 8 18 5. Kết luận và khuyến nghị 9 19 5.1. Kết luận 9 20 5.2. Khuyến nghị 9 21 6. Tài liệu tham khảo 9 22 7. Minh chứng phụ lục cho đề tài nghiên cứu: Từ trang 10 LẬP KẾ HOẠCH NCKHSPƯD Tên đề tài Nâng cao kết quả học tập môn Toán qua sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học ở lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát Người NC Phạm Văn Sơn - Tổ trưởng chuyên môn. Tổ chuyên môn Toán – Lí – Tin, trường THPT số 2 Bát Xát Bước Hoạt động 1. Hiện trạng - Học sinh không nắm vững kiến thức đã học, không hệ thống được kiến thức của bài, của chương, đặc biệt là không có hứng thú học tập các tiết ôn tập chương, ôn tập cuối năm. - Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học ở cấp dưới, không có động cơ, mục đích học tập. - Phần lớn học sinh coi môn Toán là môn khó học, khó hệ thống kiến thức nên từ đó dẫn đến hiện tượng học sinh không có hứng thú học tập. - Trong các nguyên nhân trên, tôi chọn: Học sinh không nắm vững kiến thức đã học, không hệ thống được kiến thức của bài, của chương, đặc biệt là không có hứng thú học tập các tiết ôn tập chương, ôn tập cuối năm. 2. Giải pháp thay thế Nội dung bài dạy có sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ giảng dạy trong các tiết dạy có nhiều kiến thức liên quan, ôn tập chương, ôn tập cuối năm là rất phù hợp vì qua đó học sinh hệ thống được kiến thức của chương, bài một cách đầy đủ, lôgic, dễ nhớ nhất giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh. 3. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu - Qua sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở lớp 12A1 ở các tiết dạy có nhiều kiến thức liên quan, ôn tập chương, ôn tập cuối năm có làm tăng kết quả, tạo hứng thú trong học tập của học sinh hay không? - Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở lớp 12A1, kết hợp với các phương pháp khác đã làm tăng kết quả học tập, tạo được hứng thú học tập bộ môn Toán ở lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát. 4. Thiết kế Trong nghiên cứu tôi dùng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với hai nhóm tương đương: Nhóm thực nghiệm là 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A1 và nhóm đối chứng là 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A4 trường THPT số 2 Bát Xát năm học 2013 – 2014. 5. Đo lường So sánh điểm trung bình môn Toán trước và sau tác động của hai nhóm: Nhóm thực nghiệm là 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A1 và nhóm đối chứng là 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A4. 6. Phân tích dữ liệu - Thu thập dữ liệu: So sánh kết quả học tập bộ môn Toán năm học 2012 - 2013 và kết quả học tập bộ môn Toán năm học 2013-2014 trước và sau tác động. - Kiểm chứng độ tin cậy bằng phương pháp: Thông qua phần thống kê về điểm trung bình môn và điểm kiểm tra sau tác động, tính độ lệch chuẩn, giá trị p t-test và chỉ số SMD. 7. Kết quả Như vậy, việc sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học bộ môn toán có nâng cao kết quả học tập môn toán và làm tăng khả năng tư duy, hệ thống kiếm thức của học sinh lớp 1A1 giúp các em yêu thích, có hứng thú với môn học hơn. 1. Tóm tắt đề tài Trong thực tế giảng dạy hiện nay ở các trường học phương pháp dạy học theo kiểu đọc, chép vẫn còn được sử dụng phổ biến, mặc dù trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều thay đổi trong phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng thực chất trong ngành giáo dục. Tuy nhiên vẫn còn không ít giáo viên ngại thay đổi, ngại tiếp cận với những phương pháp dạy học mới và cho rằng việc thay đổi cũng không mang lại kết quả. Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT số 2 Bát Xát, tôi nhận thấy đa số học sinh học tập chăm chỉ nhưng kết quả học tập không cao. Các em thường học bài nào biết bài ấy, việc liên kết kiến thức giữa các bài, các chương, hệ thống kiến thức rất kém. Nhiều học sinh học song một bài, một chương mà vẫn không xác định được kiến thức trọng tâm, không biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan. Về phía giáo viên, còn lúng túng trong việc tổ chức dạy học ở một số bài có nhiều kiến thức liên quan, đặc biệt là các giờ ôn tập chương, ôn tập cuối năm. Trong các tiết dạy đó đa số giáo viên cho học sinh lên bảng liệt kê kiến thức sau đó giáo viên bổ sung, tuy nhiên việc thực hiện đó vừa mất thời gian, vừa không hiệu quả và học sinh ít được làm việc, không hệ thống được kiến thức trọng tâm, không có hứng thú học tập. Trước thực trạng đó đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh nắm vững được kiến thức, hệ thống được kiến thức và có hứng thú hơn trong học tập. Để khắc phục tình trạng trên, tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Nâng cao kết quả học tập môn Toán qua sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học ở lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương của lớp 12A1 và lớp 12A4 trường THPT số 2 Bát Xát (Nhóm học sinh lớp 12A1 chọn là nhóm thực nghiệm, nhóm học sinh lớp 12A4 chọn là nhóm đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần học thứ 01 đến hết tuần học thứ 34 năm học 2013 - 2014. Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p = 0,002058995 < 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc giúp học sinh nắm vững kiến thức, hệ thống được kiến thức và có hứng thú hơn trong học tập từ đó chất lượng học tập môn Toán của lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát đã được nâng lên, giáo viên đã tự tin hơn khi vận dụng các phương pháp dạy học mới. 2. Giới thiệu: 2.1. Hiện trạng: Qua thực hiện giảng dạy môn toán lớp 11A1 trường THPT số 2 Bát Xát từ tuần 01 đến hết tuần 30 năm học 2012 - 2013 cho thấy đa số học sinh của lớp không nắm vững kiến thức đã học, không hệ thống được kiến thức của bài, của chương, đặc biệt là không có hứng thú học tập các tiết ôn tập chương, ôn tập cuối năm. Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học ở cấp dưới, không có động cơ, mục đích học tập. Phần lớn học sinh coi môn Toán là môn khó học, khó hệ thống kiến thức nên từ đó dẫn đến hiện tượng học sinh không có hứng thú học tập. 2.2. Giải pháp thay thế: Qua hiện trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao kết quả học tập môn Toán qua sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học ở lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát” nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn toán. Để nâng cao được chất lượng bộ môn tôi đã thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học để phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng bài dạy khi lên lớp sao cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh qua bài dạy đó phải đảm bảo tính hệ thống, lôgic và có thể vận dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan. Trong các phương pháp đó tôi nhận thấy việc sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ giảng dạy trong các tiết dạy có nhiều kiến thức liên quan, ôn tập chương, ôn tập cuối năm là rất phù hợp vì qua đó học sinh hệ thống được kiến thức của chương, bài một cách đầy đủ, lôgic, dễ nhớ nhất. Bên cạnh đó giáo viên còn thường xuyên bố trí thời gian để học sinh được thực hành, trao đổi ở những bài khó, có nhiều kiến thức liên quan, từ đó giáo viên đánh giá được chính xác hơn việc tiếp thu kiến thức của học sinh. 2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán THCS năm học 2011-2012 trường THCS thị trấn Thới Bình – Thới Bình – Cà Mau. Ứng dụng bản đồ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THCS Nguyễn Khuyến. 2.4. Vấn đề nghiên cứu: Qua sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở lớp 12A1 ở các tiết dạy có nhiều kiến thức liên quan, ôn tập chương, ôn tập cuối năm có làm tăng kết quả, tạo hứng thú trong học tập của học sinh hay không? 2.5. Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở lớp 12A1, kết hợp với các phương pháp khác đã làm tăng kết quả học tập, tạo được hứng thú học tập bộ môn Toán ở lớp 12A1. 3. Phương pháp: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên: Phạm Văn Sơn dạy bộ môn Toán lớp 12A1 và 12A4 trường THPT số 2 Bát Xát năm học 2013 – 2014 trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu. Học sinh: Tôi chọn 2 nhóm có nhiều điểm tương đồng nhau, cụ thể là nhóm học sinh lớp 12A1 và nhóm học sinh lớp 12A4. Về ý thức học tập: Tất cả các em ở hai nhóm này đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của năm học trước: Hai nhóm tương đương nhau. Bảng 1. Giới tính và nơi cư trứ: Lớp Tổng số học sinh của lớp Số học sinh các nhóm nghiên cứu Nơi cư trú Tổng số Nam Nữ 12A1 36 10 5 5 Xã Bản Vược 12A4 33 10 6 4 Xã Bản Vược 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Trong nghiên cứu tôi dùng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm thực nghiệm là 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A1 và nhóm đối chứng là 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A4 trường THPT số 2 Bát Xát năm học 2013 – 2014. Tôi căn cứ vào kết quả học tập bộ môn Toán năm học 2012 - 2013 ở lớp 11A1 và lớp 11A4 và chọn ra 10 học sinh có học lực yếu, kém ở mỗi lớp. Tôi thực hiện tác động bằng cách sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy có nhiều nội dung kiến thức, các tiết dạy ôn tập chương, ôn tập cuối năm. Qua tác động giải pháp thay thế sau 34 tuần, tôi tiến hành kiểm tra sau tác động đối với các học sinh yếu kém, những học sinh này thường không nắm được kiến thức trong bài học, không hệ thống được kiến thức trọng tâm, không liên kết được kiến thức giữa các bài, không có hứng thú học tập của nhóm thực nghiệm bằng kết quả năm học 2012 - 2013. Sau đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để phân tích dữ liệu. Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương: Đối chứng Thực nghiệm TBC 3,58 3,84 p = 0.164311028 Với p = 0.164311028 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu: Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 12A1 O1 Dạy học có sử dụng Bản đồ tư duy O3 Đối chứng 12A4 O2 Dạy học không sử dụng Bản đồ tư duy O4 Nhóm thực nghiệm: 10 học sinh yếu, kém những học sinh này thường không nắm được kiến thức trong bài học, không hệ thống được kiến thức trọng tâm, không liên kết được kiến thức giữa các bài, không có hứng thú học tập ở lớp 12A1. Nhóm đối chứng: 10 học sinh yếu, kém những học sinh này thường không nắm được kiến thức trong bài học, không hệ thống được kiến thức trọng tâm, không liên kết được kiến thức giữa các bài, không có hứng thú học tập ở lớp 12A4. 3.3. Quy trình nghiên cứu: Chuẩn bị bài của giáo viên: Tôi lựa chọn, tổng hợp các tiết dạy có thể sử dụng được bản đồ tư duy sau đó tiến hành thiết kế sao cho phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với đối tượng học sinh và đảm bảo tính loogic từ đó giúp học sinh dễ lĩnh hội kiến thức. Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 12A1: Theo phân phối chương trình môn toan 12, theo thời khóa biểu của trường. Bảng 4. Thời gian thực nghiệm: Ngày, tháng Môn Tuần Tiết theo PPCT Tên bài dạy 02/10/2013 Giải tích 7 18 Ôn tập chương 1 12/10/2012 Hình học 8 8 Ôn tập chương 1 28/10/2013 Giải tích 11 29 Luyện tập: Lôgarit 02/12/2013 Giải tích 16 40 Ôn tập chương 2 13/02/2014 Giải tích 25 58 Ôn tập chương 3 22/02/2014 Hình học 26 32 Luyện tập: Phương trình mặt phẳng 04/04/2014 Giải tích 32 69 Ôn tập chương 4 14/04/2014 Giải tích 34 71 Ôn tập cuối năm 18/04/2014 Hình học 34 39 Ôn tập chương 3 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu: Sau khi tiến hành kiểm tra sau tác động dựa trên kết quả học tập của nhóm thực nghiệm, qua việc thực hành vẽ sơ đồ tư duy của học sinh ở những tiết dạy có nhiều kiến thức liên quan, bài ôn tập chương, ôn tập cuối năm và kết quả theo dõi của giáo viên qua các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút. Đặc biệt là kết quả học tập bộ môn Toán của 10 học sinh yếu, kém trong ở 12A1 năm học 2013 – 2014. Tiến hành phân tích, so sánh kết quả ở hai năm học. 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: 4.1. Kết quả: Bảng 5. Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động: Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 4,52 5,54 Độ lệch chuẩn 0,40496913 0,577735041 Giá trị p của T-test 0,002058995 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 2,51871 4.2. Phân tích dữ liệu: Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 5,54 cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 4,52. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn Toán của nhóm học sinh có học lực yếu, kém thường không nắm được kiến thức trong bài học, không hệ thống được kiến thức trọng tâm, không liên kết được kiến thức giữa các bài, không có hứng thú học tập ở lớp 12A1 đã được khắc phục đáng kể. Độ lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 0,577735041 < 1 điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa. Độ lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p = 0,002058995 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = so sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp “Nâng cao kết quả học tập môn Toán qua sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học ở lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát” của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 4.3. Bàn luận: * Ưu điểm: Kết quả học tập của 10 học sinh có học lực yếu, kém lớp 12A1 sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 5.54, kết quả học tập tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 4.52. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn nhóm đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của kết quả học tập ở hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là SMD = , điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p=0,002058995 < 0,05, kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. * Hạn chế: Nghiên cứu này giúp học sinh khắc phục được việc không biết hệ thống kiến thức của mỗi bài học, của mỗi chương, không xác định được kiến thức trọng tâm của bài học, không có hứng thú trong học tập bộ môn Toán của những học sinh có học lực yếu, kém ở lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát. Tuy nhiên do điều kiện, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chưa đánh giá được một cách hoàn toàn chính xác sự tiến bộ của học sinh, có thể dẫn đến sự tiến bộ rồi sau đó lại thụt lùi như tình trạng ban đầu nếu như không tiếp tục thay đổi phương pháp dạy học mới, không sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy thường xuyên đối với những học sinh có học lực yếu, kém. Hơn nữa giáo viên cần phải nghiên cứu để lựa chọn những bài học, chương quan trọng để vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học. Do đối tượng học sinh rỗng kiến thức, tư duy chận nên việc thực hạnh hệ thống kiến thức còn gặp nhiều khó khăn. 5. Kết luận và khuyến nghị: 5.1. Kết luận: Việc khắc phục kiến thức, thay đổi phương pháp học tập, dạy học bằng mô hình tổng quát thực tế, rèn luyện kỹ năng tiếp cận kiến thức, hệ thống kiến thức môn Toán của những học sinh có học lực yếu, kém ở lớp 12A1 trường THPT số 2 Bát Xát đã được được nâng lên rõ rệt, số học sinh yếu; kém không nắm vững được kiến thức, hệ thống được kiến thức và không có hứng thú hơn trong học tập đã giảm đáng kể. Học sinh tiếp cận kiến thức nhanh hơn, biết hệ thống kiến thức của những bài ôn tập chương, bài có nhiều kiến thức liên quan, hứng thú hơn trong học tập và tự tin hơn trong học tập bộ môn Toán. 5.2. Khuyến nghị: 5.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Cần tạo điều kiện hơn nữa về thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí để khuyến khích giáo viên nghiên cứu đề tại và chọn ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng học sinh lười học, không hứng thú trong học tập, Động viên, giúp đỡ và khen thưởng kịp thời những giáo viên có thành tích trong việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. 5.2.2. Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách vận dụng hợp lí những phương pháp dạy học mới với các đối tượng học sinh có học lực yếu, kém. Đặc biệt là sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học cho những đối tượng học sinh này. 5.2.3 Đối với học sinh: Phải tích cực giải các bài tập trong SGK, sách bài tập, tích cực hỏi bài các thầy cô, trao đổi với bạn bè, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức của bài, của chương, tích cực trong các buổi thực hành vẽ bản đồ tư duy. Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo trong ngành Giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này. 6. Tài liệu tham khảo Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán- Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của học sinh, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009. Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng bản đồ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THCS Nguyễn Khuyến. Tài liệu tập huấn chuyên môn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. 7. Minh chứng phụ lục cho đề tài nghiên cứu: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trước và sau tác động. 7.1. Nhóm thực nghiệm: 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A1. TT Họ và tên học sinh KT trước tác động KT sau tác động 1 Hù Thị Chân 4,1 5,0 2 Hầu A Cù 3,5 5,9 3 Hù Thị Dương 4,4 5,4 4 Vàng Thị Hằng 4,4 5,3 5 Hoàng Thị Huệ 3,4 6,4 6 Trần Văn Mạnh 4,2 5,5 7 Vũ Minh Quyết 4,1 5,7 8 Trần Văn Trường 3,2 4,4 9 Vũ Xuân Tùng 4,1 6,2 10 Hoàng Thị Xuân 3,1 5,6 7.2. Nhóm đối chứng: 10 học sinh có học lực yếu, kém của lớp 12A4. TT Họ và tên học sinh KT trước tác động KT sau tác động 1 Tao Văn Cao 4,1 5,1 2 Vàng Văn Đức 2,5 4,9 3 Sèn Hậu Giang 3,5 5,0 4 Sìn Văn Hải 3,9 4,3 5 Lý Thị Lằn 4,3 4,4 6 Trịnh Thị Huệ Linh 3,6 4,1 7 Lò Láo Lở 3,6 4,1 8 Lý Thị Mai 3,4 4,2 9 Tẩn Láo Sì 3,2 4,2 10 Lý Thị Xuân 4,1 4,9 7.3. Hệ thống bản đồ tư duy đã sử dụng giảng dạy phục vụ nghiên cứu đề tài. - Khi dạy bài ôn tập chương 1, Giải tích 12: - Khi dạy bài ôn tập chương 1, Hình học 12: - Khi dạy bài Luyện tập: Lôgarit, Giải tích 12: - Khi dạy bài ôn tập chương 2, Giải tích 12: Học sinh thực hành Hệ thống các dạng bài tập chương 2-Giải tích 12. - Khi dạy bài ôn tập chương 3, Giải tích 12: - Khi dạy bài luyện tập: Phương trình mặt phẳng, hình học 12: - Khi dạy bài ôn tập chương 4, Giải tích 12: - Khi dạy bài ôn tập cuối năm, Giải tích 12: Học sinh thực hành Hệ thống các dạng bài tập Ôn tập cuối năm-Giải tích 12. - Khi dạy bài ôn tập chương 3, hình học 12:
Tài liệu đính kèm: