Đơn yêu cầu xác nhận sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nâng cao năng lực thẩm mĩ trong phân môn Vẽ tranh Lớp 8 THCS Sùng Phài

Đơn yêu cầu xác nhận sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nâng cao năng lực thẩm mĩ trong phân môn Vẽ tranh Lớp 8 THCS Sùng Phài

Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Trong các trường học phổ thông hiện nay, với môn mĩ thuật học sinh chưa thực sự thấy được vai trò của môn học, thời lượng học trên lớp chỉ 1tiết/tuần nên sau một tuần các em có thể đã quên kiến thức cũ, điều này khiến các em càng thấy ngại khi phải suy nghĩ, tìm tòi một cái mới ngoài sách giáo khoa. Từ đó dẫn đến tình trạng chất lượng bài vẽ không cao, sự sáng tạo chưa nhiều.

 Dù yêu thích môn học nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa có sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và đồ dùng học tập như những môn học khác, từ đó dẫn đến việc hoàn thành bài tập trên lớp gặp nhiều khó khăn.

 Với đặc trưng của phân môn vẽ tranh đề tài có rất nhiều sự lựa chọn về nội dung nhưng học sinh còn lúng túng chưa biết chọn nội dung nào để thể hiện vào bài vẽ của mình. Học sinh hay sao chép các bài vẽ có trong SGK hoặc các bài tham khảo của giáo viên đưa ra mà chưa chịu tìm tòi, suy nghĩ.

 Vốn kiến thức về cuộc sống còn nhiều hạn chế nên khả năng tưởng tượng của các em chưa được phát huy. Chính vì vẽ theo sở thích, tự do cá nhân mà các em chưa hiểu rằng bài học và thực tế luôn có sự kết nối liên quan đến nhau, nên dẫn đến chất lượng hiệu học tập chưa cao.

 +Vẫn còn một số em nhút nhát thụ động, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài.

 

doc 21 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 508Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn yêu cầu xác nhận sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nâng cao năng lực thẩm mĩ trong phân môn Vẽ tranh Lớp 8 THCS Sùng Phài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức học tập sáng tạo, phù hợp.
- Những thông tin cần được bảo mật: Không
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
+ Học sinh sẽ yêu thích môn mĩ thuật hơn, biết yêu cái đẹp và làm đẹp
+ Nâng cao khả năng quan sát, phân tích mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống thực tiễn để áp dụng vào bài học
+ Nâng cao kĩ năng xây dựng ý tưởng mới, sản phẩm của các em đã có nhiếu tiến bộn mĩ thuật hơn, biết yêu cái đẹp và làm đẹp
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của tác giả sáng kiến: 
+ Nhà trường đã quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động nghệ thuật của học sinh. Tạo mọi điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho môn học.
+ Tăng thêm số lượng học sinh có năng khiếu về môn học.
- Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
	Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người đăng ký
 Bùi Hà Vân
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Tam Đường, ngày 22 tháng 03 năm 2018
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Tác giả: 
Họ và tên: Bùi Hà Vân
Trình độ văn hóa: 12/12 Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Sùng Phài.
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn mĩ thuật.
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nâng cao năng lực thẩm mỹ trong phân môn vẽ tranh lớp 8 THCS Sùng Phài”.
3. Tính mới: 
Khi chưa áp dụng những giải pháp trong sáng kiến bản thân chất lượng môn mĩ thuật là chưa cao. Vẫn còn nhiều học sinh chưa tích cực và sáng tạo, hình thức dạy học cơ bản đáp ứng theo yêu cầu nghề nghiệp nhưng thiếu sự sáng tạo. Sau khi áp dụng các em đã biết đầu tư thời gian, biết chọn nội dung không còn hiện tượng sao chép sách giáo khoa và đã mạnh dạn sáng tạo
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
 Qua quá trình áp dụng các phương pháp trên, học sinh đã có hứng thú với môn học hơn và có tiến bộ rõ rệt. Các em đã biết cách lựa chọn nội dung, hình vẽ sáng tạo và đẹp mắt, học sinh có thể hoàn thành bài vẽ ngay tại lớp 80%, chất lượng bài vẽ cao hơn, học sinh biết cách sắp xếp hình ảnh, mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình. Mặt khác các em đã biết quan sát các hiện tượng, sự vật xung quanh, biết chắt lọc những hình ảnh đẹp khi vẽ tranh.
Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến:
TSHS
Nhận thức
38
Đầu tư thời gian - đồ dùng cho môn học
Biết chọn nội dung
Không còn sao chép SGK
 Đã mạnh dạn
 sáng tạo
SL
%
SL
%
SL
%
SL
% 
37
94,9%
35
89,7%
 38 
100%
35
89,7%
5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Sáng kiến trên tôi đã áp dụng cho học sinh khối 8 trong nhà trường và đều nhận thấy các em có sự tiến bộ đáng kể và từ sáng kiến trên có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp trong nhà trường vào thời gian tới.
Trên đây là nội dung, hiệu quả của sáng kiến do chính tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Bùi Hà Vân
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG THCS SÙNG PHÀI
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
Một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nâng cao năng lực thẩm mĩ trong phân môn vẽ tranh lớp 8 THCS Sùng Phài.
Tác giả: Bùi Hà Vân
 Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường THCS Sùng Phài
Sùng Phài, ngày 22 tháng 03 năm 2018
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nâng cao năng lực thẩm mĩ trong phân môn vẽ tranh đề tài khối 8 THCS Sùng Phài”
2. Tác giả:
 Họ và tên: Bùi Hà Vân
	Năm sinh: 11/06/1986
	Nơi thường trú: Tổ 14 - phường Tân Phong - thành phố Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Đại học.
Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THCS Sùng Phài.
Điện thoại: 01234112711
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn mĩ thuật
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tháng 9/2017 đến tháng 3/2018
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
Tên đơn vị: Trường THCS Sùng Phài.
Địa chỉ: Tổ 14 - phường Tân Phong - thành phố Lai Châu.
Điện thoại: 01234112711
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết và mục đích thực hiện sáng kiến
Phát triển toàn diện cho học sinh là mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục, cùng với các môn học khác môn Mỹ thuật có vai trò không nhỏ để hình thành nên một nhân cách vì sản phẩm của giáo dục đó chính là con người. Dạy học các môn khác đã khó, dạy mĩ thuật càng khó hơn vì mục đích của việc dạy mỹ thuật chính là giúp các em biết yêu cái đẹp, thấy được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh và làm cho cuộc sống trở nên tươi vui, hạnh phúc hơn, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh không ngừng sáng tạo.
Khác với môn học Toán hay Tiếng Việt, học sinh phải học tốt kiến thức trên lớp mới có thể vận dụng vào thực tế. Ngược lại, môn Mĩ thuật lại lấy thực tế vận dụng vào bài học. Vì Mĩ thuật chính là tạo ra cái đẹp và cái đẹp đó xuất phát từ cuộc sống hàng ngày, nó không phải thứ gì cao siêu hay khó tiếp cận. Chỉ cần biết quan sát, phân tích và sử dụng nó như một tài liệu vận dụng vào bài học chắc chắn nó mang lại nhiều kết quả bất ngờ ngoài sức tưởng tượng. Từ xưa đến nay nghệ thuật luôn là sự sáng tạo không ngừng, không giới hạn, nếu kìm hãm nó trong một không gian nhỏ hẹp thì học sinh không thể phát huy được năng khiếu và cảm xúc thẩm mĩ.
Qua việc học môn Mỹ thuật với phân môn “Vẽ tranh đề tài” các em có thể nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình về thế giới xung quanh. Những hình ảnh đó thể hiện sự phát triển tâm lý, tính cách của các em. Từ sản phẩm mà các em thể hiện giúp giáo viên hiểu có những giải pháp tối ưu cho quá trình giảng dạy của mình, nhờ sự gần gũi với học sinh từ đó khơi gợi được những sáng tạo vốn tiềm ẩn trong khả năng học tập của các em. Giúp các em học tốt môn học và tham gia tích cực vào hoạt động mỹ thuật trong và ngoài nhà trường.
Vẽ tranh đề tài giúp các em có năng lực quan sát, óc phân tích, hiểu được những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời luyện tay vẽ mềm mại, thể hiện cảm xúc mà bình thường khó nói ra bằng lời, hình thành cảm xúc yêu thiên nhiên, yêu quý những sản phẩm lao động do con người tạo nên.
Với mong muốn giúp học sinh có những bài vẽ đẹp, giàu cảm xúc tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và nâng cao năng lực thẩm mĩ trong phân môn vẽ tranh lớp 8 THCS Sùng Phài” tại trường THCS Sùng Phài.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
	Sáng kiến được triển khai tại khối lớp 8 trường THCS Sùng Phài
3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
Trong các trường học phổ thông hiện nay, với môn mĩ thuật học sinh chưa thực sự thấy được vai trò của môn học, thời lượng học trên lớp chỉ 1tiết/tuần nên sau một tuần các em có thể đã quên kiến thức cũ, điều này khiến các em càng thấy ngại khi phải suy nghĩ, tìm tòi một cái mới ngoài sách giáo khoa. Từ đó dẫn đến tình trạng chất lượng bài vẽ không cao, sự sáng tạo chưa nhiều. 
 Dù yêu thích môn học nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa có sự đầu tư nghiêm túc về thời gian và đồ dùng học tập như những môn học khác, từ đó dẫn đến việc hoàn thành bài tập trên lớp gặp nhiều khó khăn.
 Với đặc trưng của phân môn vẽ tranh đề tài có rất nhiều sự lựa chọn về nội dung nhưng học sinh còn lúng túng chưa biết chọn nội dung nào để thể hiện vào bài vẽ của mình. Học sinh hay sao chép các bài vẽ có trong SGK hoặc các bài tham khảo của giáo viên đưa ra mà chưa chịu tìm tòi, suy nghĩ.
 Vốn kiến thức về cuộc sống còn nhiều hạn chế nên khả năng tưởng tượng của các em chưa được phát huy. Chính vì vẽ theo sở thích, tự do cá nhân mà các em chưa hiểu rằng bài học và thực tế luôn có sự kết nối liên quan đến nhau, nên dẫn đến chất lượng hiệu học tập chưa cao.
 +Vẫn còn một số em nhút nhát thụ động, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Kết quả khảo sát trước khi áp dụng:
TSHS
Nhận thức
38
Đầu tư thời gian - đồ dùng cho môn học
Biết chọn nội dung
Không còn sao chép SGK
 Đã mạnh dạn
 sáng tạo
SL
%
SL
%
SL
%
SL
% 
25
65.8%
28
73.7%
27
71.1%
28
73.7%
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
 b1.Tính mới trong sáng kiến:
+ Nâng cao khả năng sáng tạo, học sinh biết xây dựng ý tưởng của riêng mình.
+ Học sinh hứng thú với môn học và nắm được kiến thức trọng tâm.
+ Học sinh biết vận dụng kiến thức từ thực tế vào bài học. Mạnh dạn thể hiện khả năng cá nhân trong từng sản phẩm và tự hào về sản phẩm do mình tạo ra.
b2. Sự khác biệt giữa giải pháp cũ và giải pháp mới
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
- Sử dụng phương pháp trực quan
- Tìm hiểu nội dung bài thông qua hệ thống câu hỏi.
- Tìm hiểu nội dung bài thông qua hệ thống câu hỏi 
- Giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và nghiên cứu mục tiêu bài học, lựa chọn phương pháp giảng dạy, hệ thống câu hỏi và phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài học.
- Tạo thói quen cho học sinh biết cách hình thành ý tưởng, chọn lọc hình ảnh phù hợp và sáng tạo. Tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn học sinh vào bài học.
- Liên hệ với thực tiễn cuộc sống nhằm phát huy những năng lực thẩm mĩ.
 B3. Cách thức thực hiện các giải pháp mới.
Để giải quyết vấn đề nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giúp các em học sinh nâng cao khả năng sáng tạo và hình thành ý tưởng khi vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 8 được tốt hơn. Cụ thể: 
*Giải pháp 1: Giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh
 Bước 1: Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để tuyên truyền đến phụ huynh quan tâm hơn nữa đến môn học nhất là về thời gian cũng như đồ dùng học tập:
	+ Thời gian: Các cuộc họp phụ huynh đầu năm hoặc cuối kỳ. Ngoài ra có thể lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi vẽ tranh... để khơi gợi tình yêu của các em với môn mĩ thuật.
	+ Mục đích: Để học tốt môn mĩ thuật và đáp ứng được phong trào trong các cuộc thi vẽ tranh do các cấp tổ chức, phát huy và nâng cao năng khiếu mĩ thuật cho mỗi cá nhân học sinh. 
	+ Nội dung: Nêu vai trò môn mĩ thuật trong chương trình giáo dục. Nên coi các môn như mĩ thuật, âm nhạc, thể dục...như môn Tóan, Ngữ văn, Tiếng Anh vì mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Phụ huynh hiểu rõ vấn đề cần quan tâm đầu tư sách vở, đồ dùng cho con em mình đầy đủ, như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng các phong trào bề nổi của nhà trường đồng thời bản thân học sinh được bộc lộ rõ sở trường của mỗi cá nhân.
Bước 2: Giáo dục học sinh hiểu biết về giá trị nghệ thuật của các tác phẩm nổi tiếng cũng như vai trò quan trọng của môn học đối với nền văn hóa Việt Nam và cuộc sống hàng ngày.
VD: Giáo viên giới thiệu, phân tích, đặt câu hỏi các bài vẽ của học sinh năm trước và tranh của các họa sĩ về các đề tài ngày nhà giáo Việt Nam, đề tài gia đình, ước mơ của em,.....
* Giải pháp 2: Tổ chức hình thức dạy học và hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học.
Bước 1: 
- Sử dụng tranh ảnh hoặc slide trình chiếu vui mắt và sinh động
- Đối với những học sinh chưa có ý thức chuẩn bị đồ dùng thì giáo viên cần phải nhắc nhở thường xuyên.
- Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì giáo viên gợi ý cho các em tận dụng những đồ phế liệu cũ sẵn có để thay thế. 
 Bước 2: 
- Hướng dẫn học sinh những việc cần làm trong tiết học đó để các em không hiểu sai nội dung bài học, tránh giải thích lan man, dài dòng. 
- Chia nhỏ hệ thống câu hỏi sao cho đơn giản,dễ hiểu để học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
Ví dụ: Bài “vẽ tranh đề tài gia đình” giáo viên có thể hỏi:
- Em hãy kể những hoạt động có ở trong tranh?
- Những hoạt động đó có ý nghĩa gì?
Những câu hỏi này giúp học sinh thêm yêu thương và gắn kết gia đình, từ đó giáo viên dẫn dắt vào vấn đề chính:
- Tranh vẽ về đề tài gia đình thì chúng ta sẽ vẽ những hoạt động nào?
- Em sẽ chọn hoạt động nào để vẽ tranh?
Với một loạt câu hỏi này giúp các em phân biệt được những hành động sinh hoạt trong gia đình . Các em biết liên hệ vào thực tế vừa dễ hiểu vừa gần gũi, đồng thời giáo viên giáo dục cho học sinh thêm yêu gia đình, yêu quý ông, bà, cha, mẹ. Các em sẽ biết liên hệ thực tế và vận dụng vào các bài học khác, từ đó sẽ hình thành những thói quen tốt cho bản thân và trong sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra giáo viên có thể thay đổi hình thức đặt vấn đề bằng cách đưa các câu đố, trò chơi, bài hát, câu truyện ngắn...có liên quan đến nội dung bài học.
 Sau khi đã tìm hiểu nội dung bài học thông qua những câu hỏi giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn nội dung mình thích để vẽ nhưng khi vẽ cần gợi ý các em biết chắt lọc những hình ảnh phù hợp với nội dung đã chọn, thể hiện đúng đề tài và mục tiêu của bài vẽ.
	* Giải pháp 3: Tạo thói quen cho học sinh biết cách hình thành ý tưởng, chọn lọc hình ảnh phù hợp và sáng tạo. 
 Bước 1: 
- Thăm dò ý kiến học sinh xem các em sẽ chọn nội dung nào, vì sao lại chọn nội dung đó để vẽ?. để học sinh có thói quen suy nghĩ và tự tìm cho mình nội dung theo ý thích và nêu được lý do mà mình chọn.
- Không áp đặt ý kiến chủ quan của mình cho học sinh. Sau khi đã chọn được ý tưởng giáo viên lại tiếp tục đưa ra các câu hỏi kiểm tra trí nhớ và gợi ý cho các em lựa chọn hình ảnh liên quan đến nội dung sao cho phù hợp.
Bước 2:
- Nhắc nhở học sinh một số kỹ năng thực hành như sau: 
+ Vẽ phác hình mảng chính, phụ.
+ Tìm hình ảnh hợp lý và vẽ phác hình.
+ Vẽ chi tiết hình ảnh và sửa hình
+ Lựa chọn và kết hợp màu sắc cho hài hòa, có đậm nhạt.
 VD: Vẽ tranh đề tài “tự chọn”: 
 B1: Vẽ phác mảng B2: Tìm hình ảnh 
 B3: Vẽ chi tiết B4: Vẽ màu
* Giải pháp 4: Tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung tạo không khí sôi nổi, lôi cuốn học sinh vào bài học. 
Bước 1: Lựa chọn trò chơi
- Giáo viên lựa chọn những trò chơi gắn liền với nội dung bài học sau đó tổ chức chơi trò chơi, lồng ghép vào bất kỳ hoạt động nào trong tiết dạy sao cho phù hợp. VD:
+ Tiết 14, 15 - lớp 8: “Vẽ tranh đề tài gia đình” - trò chơi “Đoán xem tôi là ai”
+ Tiết 29, 20 - lớp 8: “Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích” - trò chơi “Truy tìm kho báu”
- Lựa chọn được trò chơi phù hợp với bài học giáo viên có thể lồng ghép vào bất kỳ hoạt động nào trong tiết dạy sao cho phù hợp. 
 Bước 2: Tổ chức trò chơi
	- GV chia nhóm chơi tùy theo số lượng HS của lớp hướng dẫn học sinh chơi như sau: 
+ Giáo viên nêu tên trò chơi
+ Nêu luật chơi
+ Mời một số HS chơi thử
+ Chia nhóm và tổ chức chơi thật. 
+ Trò chơi kết thúc, GV tuyên bố đội chiến thắng và tuyên dương, động viên HS tất cả các đội.
 *Ví dụ: Áp dụng trò chơi ở bài 12- Tập vẽ tranh đề tài “ gia đình”
 + Trò chơi có tên gọi: “Đoán xem tôi là ai”?
 + Yêu cầu của trò chơi: mỗi nhóm cử 3 em - chia thành 3 nhóm - đại diện 3 tổ trong lớp, các em còn lại cổ vũ cho bạn của nhóm mình.
 + Nội dung trò chơi: Mỗi nhóm nhận một cái bút và một bức tranh chân dung chuẩn bị sẵn trong thời gian 3 phút các nhóm vẽ ra nhân vật theo các câu hỏi gợi ý của giáo viên . Nhóm nào vẽ nhanh, hình vẽ rõ ràng đúng đáp án thì nhóm đó chiến thắng.
 + Hết thời gian tham gia trò chơi giáo viên và học sinh cùng nhận xét các nhóm, tuyên dương nhóm vẽ nhanh, vẽ đúng và đẹp.
 Trò chơi củng cố này giúp các em tăng cường trí nhớ, thao tác nhanh nhẹn, phát huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Các em hứng thú học tập, khắc sâu bài học và biết vận dụng kiến thức của bài học vào cuộc sống.
 * Giải pháp 5: Liên hệ với thực tiễn cuộc sống, phát huy những năng lực thẩm mĩ
 Bước 1: 
- Lồng ghép việc giáo dục học sinh với các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức để các em thêm mạnh dạn, tự tin.Ví dụ: 
+ Sau khi đến thăm Trung tâm bảo trợ xã hội giáo viên có thể đưa ra một đề tài như: Em hãy vẽ một bức tranh thể hiện sự quan tâm của em đối với người tàn tật, đặc biệt là các bạn nhỏ.
+ Giờ tập thể dục đầu giờ và giữa giờ thì giáo viên gợi ý HS vẽ về đề tài “Hoạt động ở trường học”.
 Bước 2: 
- Yêu cầu học sinh sưu tầm tài liệu hoặc tham khảo tranh ảnh qua sách báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng về các đề tài khác nhau để các em tự trang bị cho mình vốn kiến thức phong phú, đa dạng từ đó áp dụng vào bài học dễ dàng hơn. Tài liệu sưu tầm được GV nhắc các em giữ gìn cẩn thận tại góc học tập ở nhà để sử dụng lâu dài, lựa chọn tài liệu phù hợp với nội dung bài học. 
* Lưu ý nhắc nhở học sinh phải biết chọn lọc và sử dụng tài liệu để tham khảo chứ không phải để sao chép lại.
- Sau khi có tài liệu cần hướng dẫn HS tự phân tích tác phẩm như đã học trên lớp. Ví dụ:
+ Thu thập thông tin từ các kênh truyền hình về tiểu sử của các họa sĩ và tác phẩm.
+ Lưu giữ hình ảnh hoặc bài báo viết về tác phẩm đó để sử dụng lâu dài.
+ Tìm nguồn tài liệu tại các thư viện, internet...
+ Nhắc HS khi phân tích tác phẩm cần chú ý về đường nét, bố cục, màu sắc, ý nghĩa và giá trị mà tác phẩm đem lại cho người xem.
* Bước 3:
- Động viên học sinh tham gia, phát biểu nhất là những em còn e ngại, nhút nhát. (VD: Mỗi câu trả lời đúng GV thưởng HS đó cắm hoa vào góc học tập hoặc tràng pháo tay của cả lớp, khen ngơọi tinh thần xung phong xây dựng bài, nếu sai thì GV nhận xét và củng cố lại kiến thức, yêu cầu học sinh nhắc lại..). Đồng thời khơi gợi trí tò mò, thích khám phá của học sinh bằng cách GV có thể cố tình làm khác đi để kiểm tra kiến thức, độ nhanh nhẹn của các em.
- Tìm hiểu tâm tư của học sinh ngoài giờ học để học sinh được bày tỏ những suy nghĩ, những vướng mắc của mình đối với môn học.
- Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho những em có năng khiếu về cảm xúc thẩm mĩ nhằm khơi dậy sự đam mê và năng lực cá nhân đối với môn học.
- Quan tâm đặc biệt đến những em còn chậm, ít năng khiếu để các em có cơ hội phát huy bản thân, khuyến khích các em trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, thầy cô.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 
a. Hiệu quả kinh tế
- Kinh phí mua sắm đồ dùng học tập của học sinh không có sự thay đổi nhiều vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng và cách sử dụng. Về phía giáo viên do ứng dụng được công nghệ thông tin vào giảng dạy đã tiết kiệm được chi phí in tranh ảnh cho bài học. sử dụng các sản phẩm của học sinh năm trước làm đồ dùng dạy học và làm tài liệu cho học sinh tham khảo.
- Giáo dục học sinh biết yêu cái đẹp, biết rung cảm trước cái đẹp. Nâng cao vốn kiến thức sống từ thực tế, biết quan tâm và phân tích các hiện tượng xung quanh. Đặc biệt, các em thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua hình ảnh và nội dung bức tranh, luyện kĩ năng vẽ thành thạo hơn bằng ngôn ngữ tạo hình.
 b. Hiệu quả kỹ thuật
* Kết quả khảo sát sau khi áp dụng:
TSHS
Nhận thức
38
Đầu tư thời gian - đồ dùng cho môn học
Biết chọn nội dung
Không còn sao chép SGK
 Đã mạnh dạn
 sáng tạo
SL
%
SL
%
SL
%
SL
% 
37
94,9%
35
89,7%
38
100%
35
89,7%
c. Hiệu quả về mặt xã hội
- Giáo viên đã tìm được các hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp cho mỗi tiết học.
- Vận động và tuyên truyền tốt đến các bậc phụ huynh học sinh để tạo điều kiện cho các em có đầy đủ đồ dùng cũng như có thời gian học tập thêm ở nhà.
- Khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể ở trường, lớp và cộng đồng tại địa phương để các em tự trang bị cho bản thân những kiến thức bổ ích và thiết thực vân dụng vào bài học tốt hơn.
- Phối hợp với nhà trường, hội phụ huynh tổ chức các hội thi, giao lưu, làm báo tường, vẽ tranh, ...để nâng cao chất lượng môn học. 
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 
`Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng tại khối lớp 8 trường THCS Sùng Phài, huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và đã đạt được những kết quả tốt, có thể triển khai tới tất cả các khối lớp trong trường cùng thực hiện. Với sáng kiến này tôi có thể tiếp tục áp dụng vào tất cả các khối lớp cũng như trong thời gian tiếp theo để nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có
7. Kiến nghị, đề xuất
a) Về danh sách cá nhân được công nhận tác giả sáng kiến.
Đề nghị công nhận sáng kiến : Bùi Hà Vân
b) Kiến nghị khác
* Đối với giáo viên
- Luôn tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức sâu rộng.
- Nghiên cứu bài thật kỹ trước khi lên lớp.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà cụ thể, chi tiết
- Sử dụng các p

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_yeu_cau_xac_nhan_sang_kien_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sin.doc