Đối với GV và nhân viên nhà trường: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên trường mầm non Thanh Minh về các vấn đề có liên quan đến xây dựng THHP tại nhà trường, từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết và thái độ và hành vi của mỗi cá nhân trong Nhà trường về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng trường học hạnh phúc. Trong đó chú ý đến một số nội dung sau:
- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm gương cho học sinh, sinh viên trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học, trong mọi hành động, cử chỉ;
Thực hiện việc phân nhiệm vụ, giảng dạy, làm việc cho giáo viên, nhân viên trong Nhà trường một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện, năng lực cá nhân và sở trường công tác để phát huy tốt nhất tiềm năng, hiệu quả công tác của mỗi người;
Mọi hoạt động liên quan đến công tác quản lý, dạy và học phải được công khai bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiệu, đối thoại tích cực;
Nội dung dạy và học hữu ích, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh;
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp với từng đối tượng và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh;
Cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và học sinh được tự do phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm; ý tưởng; có thói quen làm việc nhóm và hợp tác;
Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị bản thân;
Thành lập và duy trì họp tổ chuyên môn để giáo viên hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
Tổ chức các hoạt động tập thể, đoàn thể cho CBGVNV cũng như học sinh để tăng cường các mối quan hệ giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực;
Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho học sinh, CBGVNV trong nhà trường;
Cán bộ, nhà giáo, người lao động tự chăm sóc sức khỏe tâm lý và thể chất cho bản thân, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục.
- Về các mối quan hệ trong nhà trường
CBGVNV trong trường phải phát huy vai trò, làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong giao tiếp và đối thoại;
Tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp với học sinh, với phụ huynh, với đồng nghiệp;
Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, với cán bộ, nhà giáo và người lao động;
Học sinh và cán bộ, nhà giáo và người lao động hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao;
Giúp đỡ, chia sẻ với học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng;
Học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất;
Cán bộ, nhà giáo và người lao động lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh;
Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh.
g của Nhà trường. Nhận thấy sự cần thiết trong việc nhân rộng mô hình Trường học Hạnh phúc đến nhiều đơn vị giáo dục hơn nữa, tôi lựa chọn nội dung “Xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc tại Trường Mầm non Thanh Minh, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2020 - 2021 của mình. 2. Tên sáng kiến: Xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc tại Trường Mầm non Thanh Minh, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Bùi Thị Hải Yến - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Thanh Minh - Số điện thoại: 0904862737; Email: haiyentamdao@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Thanh Minh 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong việc xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc hoặc nâng cao chất lượng Nhà trường thông qua việc thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, thái độ tích cực của giáo viên, tiếp cận, ứng dụng các phương pháp, hình thức giáo dục mới, xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn, không gian xanh 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 3/2020 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7.1. Nội dung của sáng kiến 7.1.1. Chuẩn hóa đội ngũ CBGV về năng lực chuyên môn và trí tuệ cảm xúc Mục tiêu Nội dung này được thực hiện nhằm giúp CB,GV,NV và Hội cha mẹ học sinh toàn trường hiểu được mong muốn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động dạy, học, trải nghiệm của Nhà trường, đồng thời có những hiểu biết cơ bản về xây dựng THHP tại trường mầm non, tầm quan trọng của việc xây dựng THHP tại trường mầm non Thanh Minh; sự cần thiết của quá trình phối hợp giữa Nhà trường và Phụ huynh học sinh trong xây dựng THHP tại trường mầm non Thanh Minh. Nội dung và cách thức thực hiện Đối với cán bộ quản lý Nhà trường: Ban giám hiệu Nhà trường chủ động tìm hiểu các văn bản chỉ đạo, các thông tin về Trường học hạnh phúc, các nội dung xây dựng Trường học Hạnh phúc, các phương pháp giáo dục hiện đại và hiệu quả với trẻ mầm non, các hoạt động mới, thu hút và mang đến nhiều kỹ năng, trải nghiệm cho trẻ mầm non. - Với những thông tin đã thu được, BGH Nhà trường họp bàn và đưa ra các nội dung kế hoạch trong việc xây dựng kế hoạch hành động của Nhà trường, cụ thể như sau: - Tuyên truyền, giới thiệu về mô hình THHP với toàn bộ CBGVNV Nhà trường, định hướng xây dựng THHP; - Thống nhất các nội quy, quy định của Nhà trường về văn hóa ứng xử, quy trình thực hiện các hoạt động của Nhà trường; - Tổ chức học tập chuyên môn, dự giờ, đưa các tiết học trải nghiệm thực tế vào chương trình học hằng ngày; - Phối hợp với các đơn vị giáo dục ngoại khóa uy tín về các môn năng khiếu để trẻ có cơ hội học tập các kỹ năng mới, giúp trẻ tự tin và phát triển toàn diện. Đối với GV và nhân viên nhà trường: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên trường mầm non Thanh Minh về các vấn đề có liên quan đến xây dựng THHP tại nhà trường, từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết và thái độ và hành vi của mỗi cá nhân trong Nhà trường về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng trường học hạnh phúc. Trong đó chú ý đến một số nội dung sau: - Tổ chức các hoạt động dạy và học: Cán bộ, giáo viên, nhân viên làm gương cho học sinh, sinh viên trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học, trong mọi hành động, cử chỉ; Thực hiện việc phân nhiệm vụ, giảng dạy, làm việc cho giáo viên, nhân viên trong Nhà trường một cách công bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện, năng lực cá nhân và sở trường công tác để phát huy tốt nhất tiềm năng, hiệu quả công tác của mỗi người; Mọi hoạt động liên quan đến công tác quản lý, dạy và học phải được công khai bàn bạc, cởi mở, lắng nghe, thấu hiệu, đối thoại tích cực; Nội dung dạy và học hữu ích, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh; Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp với từng đối tượng và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh; Cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và học sinh được tự do phản hồi, sáng tạo và gắn kết; được chủ động thể hiện quan điểm; ý tưởng; có thói quen làm việc nhóm và hợp tác; Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị bản thân; Thành lập và duy trì họp tổ chuyên môn để giáo viên hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Tổ chức các hoạt động tập thể, đoàn thể cho CBGVNV cũng như học sinh để tăng cường các mối quan hệ giao lưu, tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực; Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng thẳng cho học sinh, CBGVNV trong nhà trường; Cán bộ, nhà giáo, người lao động tự chăm sóc sức khỏe tâm lý và thể chất cho bản thân, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục. - Về các mối quan hệ trong nhà trường CBGVNV trong trường phải phát huy vai trò, làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong giao tiếp và đối thoại; Tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp với học sinh, với phụ huynh, với đồng nghiệp; Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh, với cán bộ, nhà giáo và người lao động; Học sinh và cán bộ, nhà giáo và người lao động hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm vụ được giao; Giúp đỡ, chia sẻ với học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng; Học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất; Cán bộ, nhà giáo và người lao động lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh; Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh. Đối với hội cha mẹ học sinh: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, tương lai của xã hội và gia đình trông chờ vào sự trưởng thành của thế hệ trẻ. Để xây dựng thành công THHP thì xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng. Vì vậy gia đình phải có nhận thức và xác định rõ trách nhiệm trong việc giáo dục con em của mình, cần thay đổi nhận thức "khoán trắng" cho nhà trường trong việc giáo dục học sinh, phải có trách nhiệm quản lý tốt thời gian khi con ở nhà chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho các em, thường xuyên phối hợp với nhà trường để nắm bắt việc học tập của các em qua giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy, có ý thức tham gia các buổi học do nhà trường và hội phụ huynh tổ chức. Khi chọn trường cho con, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về cơ sở vật chất, chương trình học và hoạt động ngoại khóa của nhà trường và GV. Phụ huynh không nên tạo áp lực cho GV, đặc biệt khi trẻ mới đi học trẻ hay bị ốm, có thể bị sút cân do thay đổi môi trường sống và kế hoạch học tập, sinh hoạt. Vì vậy, cha mẹ phải nhận thức đúng để cho con và GV có thời gian để thích nghi. Phụ huynh cũng không nên tạo áp lực cho trường về vấn đề tăng cân, không nên so sánh sự tiếp thu của trẻ trong lớp vì như vậy vừa tạo áp lực cho cô và vô hình tạo áp lực cho con mình. Nhận thức đúng của phụ huynh về việc phối hợp với nhà trường là rất quan trọng, để con mình và GV mỗi ngày đến trường là một ngày vui, để phối hợp chăm sóc trẻ tốt hơn. Tích cực ủng hộ kinh phí, ngày công lao động khi nhà trường phát động tham gia các phong trào như “Tết trồng cây”; làm sạch môi trường...Đồng thời phụ huynh là người trực tiếp giám sát chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường, của giáo viên. 7.1.2. Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện Năm 2015, Trường Mầm non Thanh Minh đã được mở rộng diện tích 5.000m2 và được xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trở thành một trong những trường mầm non có cơ sở vật chất khang trang nhất trên địa bàn phường Khai Quang. Đây là một lợi thế lớn của Nhà trường trong việc xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc. Với định hướng ngay từ đầu, Nhà trường đã bố trí sân trường thành những góc vui chơi, tiểu cảnh thoáng đãng, an toàn và phù hợp với trẻ mầm non. Trên sân trường ngoài khu vực vui chơi ngoài trời (không có mái che), Nhà trường còn có khu vực có mái che để Giáo viên và học sinh có thể linh hoạt sử dụng các không gian phù hợp với nội dung học tập. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng có những không gian cây xanh, vườn cây nhỏ của các lớp học, để trẻ có thêm các hoạt động trải nghiệm thực tế với thiên nhiên. Với viêc nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường mầm non, tôi đã bàn bạc với BGH Nhà trường thực hiện rất nhiều hoạt động để nâng cao ý thức cho đội ngũ CBGV Nhà trường. Cụ thể, Nhà trường đã ban hành quy định về việc giữ gìn vệ sinh lớp học và môi trường cảnh quan xung quanh. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng yêu cầu Tổ trưởng chuyên môn của các nhóm tuổi chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát, nhắc nhở việc thực hiện quy định của Nhà trường về giữ gìn vệ sinh chung. Ngoài ra, nhà trường cũng đã chỉ đạo, tổ chức các hoạt động, các phong trào, các góc học tập, góc vui chơi về công tác bảo vệ môi trường như Hưởng ứng ngày môi trường thế giới, Hưởng ứng Giờ Trái đất, tổ chức các Hội chợ Xuân, Hội chợ quê, các hội thi Sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ phế liệu... để nâng cao hiểu biết của đội ngũ CBGV cũng như học sinh của Nhà trường về công tác này, từ đó nâng cao ý thức của các cá nhân trong trường về việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Hình 1: Toàn cảnh Nhà trường từ phía cổng vào Thông qua hoạt động ngoại khoá của các tổ chuyên môn, các buổi họp hội đồng ...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác xây dựng cảnh quan môi trường, đồng thời đưa nội dung này vào việc triển khai thực hiện tại lớp học. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục phát động. Việc
Tài liệu đính kèm: