1. Phương pháp trực quan:
- Phương pháp này phù hợp với tư duy, phù hợp với tâm lý lứa tuổi Tiểu học. Các hình thức trực quan:
- Ghi các tiếng khó (cần luyện đọc) bằng phấn màu lên bảng. Các em được nhìn các tiếng đó (bằng mắt), được tập phát âm (bằng miệng), được nghe bằng tai, sẽ nhớ lâu và đọc đúng.
- Ghép một đoạn văn khó đọc lên bảng, ngắt cụm từ để hướng dẫn đọc, giáo viên chép phải rõ ràng, sạch đẹp.
- Dùng tranh ảnh - vật thực giúp các em cảm thụ bài đọc. Giáo viên phải khai thác hết các chi tiết của đồ dùng trực quan. Không nên sử dụng đồ dùng trực quan một cách hình thức.
- Giọng đọc mẫu của giáo viên là một hình thức trực quan sinh động có hiệu quả cao, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Giáo viên cần đọc đúng thể loại, đúng ngữ điệu tránh đọc đều đều, biểu hiện tình cảm qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười khi đọc.
2. Phương pháp đàm thoại:
Phương pháp này phù hợp tâm lý trẻ, các em thích hoạt động (hoạt động bằng lời nói).
Cách tiến hành:
Giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. Giáo viên cần hướng dẫn các em bằng những câu hỏi đàm thoại dễ hiểu, đơn giản nhằm dẫn dắt học sinh khơi dậy sự suy nghĩ của các em, giúp các em dễ dàng hiểu từ khó và nội dung của bài.
3. Phương pháp luyện tập:
Là phương pháp dùng chủ yếu, thường xuyên khi dạy tập đọc. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên học sinh rèn luyện kỹ năng, cần hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngày kết quả luyện tập tại lớp, cho điểm và nhận xét.
Cần chú ý luyện đọc từ dễ đến khó: luyện phát âm tiếng khó mà học sinh dễ nhầm lẫn, luyện phát âm các cụm từ, luyện đọc đúng tiến tới luyện đọc nhanh, diễn cảm. Cho học sinh tự chọn câu, đoạn em thích nhất để đọc. Nên chú ý đến học sinh yếu, kém luyện đọc.
hương pháp đọc diễn cảm còn rất ít. Tuy vậy các tác giả viết sách cũng đã cố gắng chọn những ngữ liệu điển hình trong sách giáo khoa để hướng dẫn đọc diễn cảm cho học sinh. Ví dụ: Bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà (Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học-Trần Mạnh Hưởng. tr48-49). Trong yêu cầu luyện tập tác giả đã có những định hướng khá rõ ràng: - Đoạn 1 (Trên sông... sợi dây đồng) tả đếm trăng và hình ảnh cô gái Nga có những nét gì đẹp? Cần đọc nhấn giọng ở các từ ngữ nào để diễn cảm? - Đoạn 2 (Lúc ấy... lấp loáng sông Đà) có những từ ngữ gợi tả nào cần đọc nhấn giọng? Những tiếng nào cần đọc hơi kéo dài để diễn tả rõ nội dung? Nên ngắt nhịp câu thơ và đọc với giọng điệu thế nào cho phù hợp (nhẹ nhàng chậm rãi hay mạnh mẽ dồn dập; vui hay buồn...)? ... Tuy nhiên, với mục đích giúp học sinh cảm thụ văn học là chính nên tác giả chỉ chọn rất ít ngữ liệu cho phần luyện đọc diễn cảm sáng tạo. Từ những phần trình bày ở trên phần nào cho thấy sự quan tâm của đại đa số các nhà giáo dục tiểu học dành cho phân môn Tập đọc. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp trực quan: - Phương pháp này phù hợp với tư duy, phù hợp với tâm lý lứa tuổi Tiểu học. Các hình thức trực quan: - Ghi các tiếng khó (cần luyện đọc) bằng phấn màu lên bảng. Các em được nhìn các tiếng đó (bằng mắt), được tập phát âm (bằng miệng), được nghe bằng tai, sẽ nhớ lâu và đọc đúng. - Ghép một đoạn văn khó đọc lên bảng, ngắt cụm từ để hướng dẫn đọc, giáo viên chép phải rõ ràng, sạch đẹp. - Dùng tranh ảnh - vật thực giúp các em cảm thụ bài đọc. Giáo viên phải khai thác hết các chi tiết của đồ dùng trực quan. Không nên sử dụng đồ dùng trực quan một cách hình thức. - Giọng đọc mẫu của giáo viên là một hình thức trực quan sinh động có hiệu quả cao, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Giáo viên cần đọc đúng thể loại, đúng ngữ điệu tránh đọc đều đều, biểu hiện tình cảm qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười khi đọc. 2. Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này phù hợp tâm lý trẻ, các em thích hoạt động (hoạt động bằng lời nói). Cách tiến hành: Giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. Giáo viên cần hướng dẫn các em bằng những câu hỏi đàm thoại dễ hiểu, đơn giản nhằm dẫn dắt học sinh khơi dậy sự suy nghĩ của các em, giúp các em dễ dàng hiểu từ khó và nội dung của bài. 3. Phương pháp luyện tập: Là phương pháp dùng chủ yếu, thường xuyên khi dạy tập đọc. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên học sinh rèn luyện kỹ năng, cần hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngày kết quả luyện tập tại lớp, cho điểm và nhận xét. Cần chú ý luyện đọc từ dễ đến khó: luyện phát âm tiếng khó mà học sinh dễ nhầm lẫn, luyện phát âm các cụm từ, luyện đọc đúng tiến tới luyện đọc nhanh, diễn cảm. Cho học sinh tự chọn câu, đoạn em thích nhất để đọc. Nên chú ý đến học sinh yếu, kém luyện đọc. 4. Cần nắm chắc phương pháp đọc theo bài, thể loại để hướng dẫn đọc: Dạy đọc văn xuôi: ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ tự sự miêu tả, ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác giả, khi đọc cần phân biệt ngôn ngữ của tác giả và ngôn ngữ nhân vật. Cần phải ngắt giọng theo cụm từ hoặc khi có dấu câu (ngắt giọng lôgíc). Người đọc phải hoà cảm xúc của mình vào bài văn, phải hoá thân vào tác giả, vào nhân vật để suy nghĩ, để dung cảm và truyền cảm đến người nghe. Ngắt giọng biểu cảm. Chọn ngữ điệu đọc thích hợp, cần dùng nét mặt, hình ảnh, nụ cười, các yếu tố khi ngôn ngữ tác động đến người nghe. Dạy đọc thơ: Đọc đúng dòng thơ, thể thơ để thể hiện được sắc thái tình cảm, dòng thơ dài ngắn khác nhau. Cần chú ý tính liền mạch của dòng thơ. Có nhiều thể loại thơ khác nhau, mỗi thể thơ tạo nên một âm hưởng riêng được quy định về câu, về văn. Mỗi thể thơ có một cách tổ chức ngôn ngữ riêng, một cách đọc riêng. Giáo viên cần khai thác các điểm khác nhau của thể thơ để tìm cách đọc đúng và hay nhất. Thơ có tính truyền cảm rất sâu sắc vì nó vừa có hình vừa có nhạc, vừa lắng đọng vừa ngân vang, cho nên khi đọc thơ phải cho mỗi tiếng trong thơ sáng hết hình và ngân hết nhạc. Cần thể hiện tình cảm khi đọc thơ. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề. Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ để ghi những câu, những đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Sau khi tiến hành như vậy, tôi bước vào giảng dạy theo các bước sau: *Bước1: a. Đối với học sinh: Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bước 2: b. Đối với giáo viên: Đối với những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải trú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm. Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý. Đối với các bài thơ: Tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp thơ. Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể lục bát mang một âm điệu mượt mà, tình cảm của thể thơ truyền thống dân tộc. Tuy vậy cũng phải dựa vào các dòng cụ thể để ngắt dòng cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới được bộc lộ cho người nghe thấy được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận. Đoạn thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần đọc nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ nét mặt để thể hiện sắc thái đó. Vì vậy, khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt trước thầy. Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến: - Những học sinh rụt rè nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích không gắt gỏng để các em không luống cuống. - Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, tôi thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp. - Đối với học sinh đọc yếu, ngoài việc hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, cụm từ, với câu dài cho học sinh ngắt hơi khi diễn đạt trọng vẹn một ý, ra yêu cầu rèn đọc ở nhà, kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải làm thường xuyên không được ngắt quãng. Tóm lại, sau mỗi giờ tập đọc, tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học sinh thông qua đọc thành tiếng xem các em đã đọc diễn cảm chưa. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG CANH A – HUYỆN BÌNH XUYÊN – TỈNH VĨNH PHÚC. 1. Biện pháp 1: Khảo sát, phân loại học sinh ngay từ đầu năm: Sau khi nhận lớp, tôi cho lớp ổn định chung về tổ chức lớp. Sau đó, tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh về lựa chọn, đặc biệt là về kỹ năng đọc của học sinh và được phân loại học sinh theo 3 đối tượng: - Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm - Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ ràng, lưu loát. - Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ lí nhí, ấp úng, ngọng. Dựa vào đó tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn giúp nhau cùng tiến bộ. Tiến hành công việc tiếp theo là giới thiệu cấu tạo chương trình mô đun tập đọc để các em nắm được chủ đề chính trong từng học kỳ và cả năm học. 2. Biện pháp 2: Khai thác nội dung dạy học phù hợp với đối tượng: + Bổ sung ngữ liệu của bài học, bài tập Thay vì cuối mỗi bài tập đọc chỉ có các câu hỏi khai thác về nội dung bài tôi đã xây dựng thêm hệ thống câu hỏi khai thác về cách đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn ngay từ bước hướng dẫn đọc đúng. Hệ thống câu hỏi này có thể được thực hiện kết hợp giữa các phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, đan xen nhau trong các tiết dạy tập đọc để tránh gây nhàm chán cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài Thái sư Trần Thủ Độ ( TV5 tập 2) ở phần luyện đọc đúng giáo viên có thể cho học sinh xác định giọng đọc đúng của các nhân vật bằng phiếu câu hỏi điền tiếp như sau: Lời Thái sư: Đoạn 1:.. Đoạn 2:.. Đoạn 3: Lời Người quân hiệu:.. Lời vua:.. + Thay đổi hình thức diễn đạt câu hỏi, chuyển câu hỏi: Học sinh lớp 5 cuối cấp tiểu học dù đã có những thay đổi đáng kể về sự phát triển tư duy nhưng điều đó không có nghĩa là các em có thể hiểu và trả lời được tất cả các câu hỏi liên quan đến bài học. Chính vì vậy việc linh hoạt trong diễn đạt câu hỏi là điều giáo viên cần chú ý trong mỗi tiết dạy, đặc biệt là phần tìm hiểu giọng đọc toàn bài, giọng đọc từng nhân vật, cách nhấn giọng trong bước luyện đọc ở tiết tập đọc. Đôi khi những gợi ý câu hỏi mà sách giáo viên và sách giáo khoa đưa ra còn khó đối với học sinh thì điều cần thiết ở đây là giáo viên phải biết thay đổi cách hỏi, thay đổi câu hỏi sao cho vẫn phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức đưa ra và học sinh có thể dễ dàng trả lời và nắm bắt được bài. Thực hiện được biện pháp này là cả một nghệ thuật đòi hỏi sự rèn luyện không ngừng, sự linh hoạt mềm dẻo từ mỗi giáo viên trong cụ thể từng bài. Với đa số các bài tập đọc thì câu hỏi Tìm giọng đọc chung cho toàn bài không phải lúc nào học sinh cũng trả lời được. Lúc này giáo viên cần thêm các gợi ý phụ để học sinh suy nghĩ lựa chọn như: Bài văn cần đọc nhanh hay chậm? Giọng vui hay buồn?.... 3. Biện pháp 3: Lựa chọn biện pháp dạy học đa dạng và vừa sức với học sinh: - Không có biện pháp nào chung cho mọi loại bài, mọi loại đối tượng học sinh. Vì vậy lựa chọn biện pháp dạy học đa dạng và vừa sức với học sinh là một hướng đi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và quan điểm dạy học hiện đại. Có rất nhiều biện pháp dạy học phù hợp với phân môn Tập đọc lớp 5 nói chung và bước luyện đọc diện cảm nói riêng. Một số biện pháp có thể kể đến đó là: - Làm việc cá nhân: Đây không còn là biện pháp dạy học mới mẻ trong các tiết dạy Tập đọc. Vấn đề là ở chỗ người giáo viên sử dụng biện pháp này linh hoạt như thế nào với từng loại bài dạy
Tài liệu đính kèm: