Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú trong các giờ học toán ở Tiểu học

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú trong các giờ học toán ở Tiểu học

*Mục tiêu:Nhằm phát huy khả năng sáng tạo, trí thông minh của học sinh, tạo niềm vui, hạnh phúc.

 Thi đua sẽ tạo động lực cho con người trong cuộc sống cũng như trong công việc. Trong một giờ học toán cũng vậy, tôi cố gắng luôn tạo cho các em được thi đua với nhau để các em luôn cố gắng, nỗ lực và cùng nhau tiến bộ. Cùng thực hiện một phép tính, giải một bài tập hay vẽ một hình thôi cũng có thể cho các em thi đua với nhau thi xem ai nhanh nhất, thi xem ai đúng nhất, thi xem ai vẽ hình học đẹp và nhanh nhất. Được thi đua, được thể hiện mình là điều mà các em thích thú nhất.

 Thi đua tích cực thì cũng cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời cho những cố gắng nỗ lực ấy. Tâm lí của tất cả mọi người là đều thích được khen và không muốn bị chê. Khi được khen sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn khởi và hăng say học tập hơn. Vì vậy tôi cũng đã thường xuyên sử dụng những lời khen, sự động viên tới học sinh. Việc khen thưởng những cố gắng và nỗ lực, sự sáng tạo của học sinh là việc làm thừa nhận những giá trị học tập tốt đẹp của các em. Đây là việc làm luôn tạo cho học sinh sự hứng thú khi học toán.

 Chẳng hạn như khi kiểm tra bài cũ, học sinh học bài cũ rất tốt thì tôi thường khen bằng lời hay cùng cả lớp thưởng cho bạn đó một tràng pháo tay giòn giã là học sinh đã thấy rất là vui và hào hứng để chuẩn bị bước vào nội dung học mới. Những lời nhận xét tốt được ghi vào vở hay chỉ cần là những những bông hoa mặt cười xinh xắn đáng yêu, những ngôi sao lấp lánh , những stiker nho nhỏ cũng là một niềm vui để trò có thêm hứng thú học toán hơn rồi.

 Thỉnh thoảng tôi có gửi những tin nhắn với nội dung khen ngợi học sinh cho các bậc phụ huynh. Với hiệu ứng từ phụ huynh, các em cũng cảm thấy vui và có hứng thú hơn trong học tập vì được nhận nhiều lời khen từ bố mẹ và thầy cô, bạn bè.

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

 Sáng kiến có thể áp dụng trong dạy học toán ở tất cả các trường Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán cho học sinh.

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.

*So sánh lợi ích kinh tế:

 Việc áp dụng sáng kiến này sẽ tiết kiệm thời gian cho giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học và tiết kiệm thời gian cho học sinh trong việc lĩnh hội nguồn tri thức của nhân loại.

 

docx 8 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 17Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú trong các giờ học toán ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy và góp phần phát triển toàn diện năng lực của học sinh. Ngay từ bậc mầm non, học sinh đã được làm quen với toán học. Lên đến Tiểu học, các kiến thức Toán học ngày càng nâng cao và mở rộng, hơn nữa đây là một trong những môn học khó nên việc tiếp thu những kiến thức toán học cũng khó khăn hơn.
 	Xuất phát từ đó mà tôi đã đưa ra Các giải pháp tạo hứng thú trong các giờ học toán ở Tiểu học nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập hơn và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Các giải pháp cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Tạo không khí nhẹ nhàng, vui vẻ, hài hước; xây dựng môi trường thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và trò.
*Mục tiêu:Giúp giảm bớt căng thẳng, kích thích trí não, tạo tâm lí thoải mái, vui tươi.
 Hoạt động học khác với hoạt động vui chơi. Học tập đòi hỏi sự tập trung cao độ, thái độ nghiêm túc, đặc biệt là học toán lại đòi hỏi khả năng tư duy, sự tỉ mỉ và chính xác nên ít tạo ra sự thích thú cho học sinh. Vì vậy trong mỗi giờ dạy học môn Toán tôi luôn cố gắng tạo ra không khí vui vẻ, hào hứng từ đó tạo niềm tin cho học sinh. Một tiết học Toán có hấp dẫn và thành công hay không phụ thuộc nhiều vào hoạt động khởi động. Tôi thường mở đầu cho một tiết dạy bằng một câu chuyện cười hoặc đưa ra một vài câu đố vui ngắn gọn nhằm khơi gợi trí tò mò, kích thích khả năng tư duy và tạo sự vui vẻ, thoải mái cho học sinh như:
+Em làm như thế nào để ném được quả bóng bay ra xa mà nó lại bay ngược lại phía mình?
+Một người đi trên đường nhặt được 50000 đồng, hỏi 3 người đi trên đường thì nhặt được bao nhiêu tiền?
 Với những câu hỏi như vậy học sinh sẽ thấy rất thích thú, vui vẻ và thấy hứng thú với giờ học toán sắp diễn ra. Khi đó cảm xúc sẽ có sự chuyển biến từ không thích thú khi chuẩn bị học toán chuyển sang trạng thái rất vui vẻ để vào học toán. 
 Bên cạnh đó tôi cũng luôn chú trọng đến việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa các trò cũng sẽ tạo hứng thú cho học sinh. Bản thân tôi tạo sự gần gũi, thân mật với học sinh. Trò chuyện, trao đổi thân mật với học sinh như những người bạn, tham gia cùng học sinh trong các hoạt động học tập, vui chơi. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo ra sự hứng thú cho cả thầy và trò. Khi đó, học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học.
  Giải pháp 2: Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học nhất là những đồ dùng ngoài danh mục thiết bị được cấp. Thường xuyên làm đồ dùng dạy học và khuyến khích học sinh tự tạo đồ dùng học tập.
*Mục tiêu: Giúp khai thác tối đa nội dung bài học thông qua việc sử dụng đồ dùng và tạo sự hứng thú cho học sinh khi được làm việc với vật thật
 	Tư duy của học sinh Tiểu học khác với tư duy của học sinh các lớp cấp trên, tư duy của các em còn đơn giản , khả năng thông hiểu các thuật ngữ toán học mang tính khoa học là không hề dễ mà nhiều kiến thức toán học lại mang tính trừu tượng, khó diễn đạt bằng lời nên việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học đặc biệt là trong học toán là vô cùng cần thiết. Đồ dùng trực quan giúp học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ tưởng tượng hơn rất nhiều. Việc được quan sát hoặc thao tác trực tiếp với các đồ dùng, dụng cụ trực quan cũng khiến cho học sinh rất hứng thú khi học. Các em thích được thực hành, được khám phá tri thức mới thông qua những đồ dùng trực quan đó. Không những thế đồ dùng trực quan là một trong những yếu tố hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh tiếp thu những tri thức mới. Giúp giáo viên minh chứng rõ nhất những nội dung toán học, thay thế cho những ngôn ngữ khoa học mang tính trừu tượng.
Chẳng hạn như bài tập 3- SGK toán 5- trang 115(Có 6 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm. Hãy xếp 6 hình đó thành một hình hộp chữ nhật, có bao nhiêu cách xếp khác nhau? )
 	Với bài tập này, tôi đã tổ chức cho học sinh làm nhóm, tìm ra các cách sắp xếp những khối lập phương nhỏ thành các hình hộp chữ nhật. Các em đã rất hứng thú khi được thao tác trên vật thật, thỏa sức thử nghiệm và lại rất nhớ bài học. 
 Bên cạnh những đồ dùng đã được trang bị sẵn cho việc dạy và học thì tôi cũng luôn tạo cho học sinh sự hứng thú khi cho các em sử dụng những đồ dùng học tập mà các em tự tạo ra hay có thể sử dụng luôn những đồ dùng học tập mà các em có sẵn như hộp bút, hộp phấn, viên xúc xắc.các em sẽ rất thích thú.
 khi được trực tiếp thao tác trên các đồ dùng dạy học tự làm, rất gần gũi đó. 
Ví dụ: Khi dạy học về diện tích hình bình hành, tôi yêu cầu mỗi bạn chuẩn bị sẵn từ giờ học trước 1 hình bình hành với kích thước tùy chọn. Sau đó học sinh làm các thao cắt, ghép hình bình hành thành một hình chữ nhật rồi tính diện tích diện tích hình bình hành thông qua tính diện tích hình chữ nhật. Lúc đó học sinh rất hào hứng và thích thú vì được thực hành, được làm thực tế nên hiểu bài kĩ hơn và dễ nhớ hơn.
 Hoặc sau bài học về hình hộp chữ nhật và hình lập phương, học sinh có thể tự làm được một cái hộp bút, một hộp quà nhỏ hình lập phương bằng những mảnh bìa màu, bìa cứng.
Giải pháp 3: Thường xuyên thay đổi phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động học đặc biệt chú trọng vào việc tổ chức các trò chơi học tập.
*Mục tiêu:Tránh sự nhàm chán, đơn điệu, thay đổi không khí , tạo hứng thú học tập.
 Một giờ học hiệu quả là một giờ học mà học sinh tiếp thu đầy đủ những kiến thức có trong bài học , biết vận dụng vào giải bài tập, phát huy hết những kĩ năng, phẩm chất vốn có như sự tự tin, kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm. Với học sinh Tiểu học còn nhỏ, khả năng tập trung chưa cao, không thích gò bó.Các kiến thức toán học lại khô khan, trừu tượng và cũng khó nên nếu trong giờ học toán các hoạt động không được tổ chức, thiết kế một cách phù hợp, linh hoạt thì giờ học toán đó sẽ rất đơn điệu, thiếu không khí, trầm và gây nhàm chán cho học sinhDo đó, trong mỗi tiết dạy, tôi thường kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, tùy vào nội dung của từng bài để lựa chọn cách tổ chức hoạt động và thay đổi nhịp nhàng các hoạt động qua mỗi bài tập. Đặc biệt thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập. Mỗi tiết học sẽ tổ chức ít nhất một trò chơi học tập. Đa dạng hóa, đổi mới các trò chơi để tránh sự lặp lại nhàm chán, tạo sự hứng thú. Trò chơi sẽ tạo bầu không khí sôi động, tác động đến toàn thể học sinh trong lớp. Học sinh dù có trực tiếp tham gia chơi hay cổ vũ hoặc là ban giám khảo nhận xét thì tất cả đều có được sự hào hứng, vừa được chơi lại vừa được học(vận dụng kiến thức để chơi, để nhận xét, đánh giá).
Chẳng hạn: Bài tập 3 trang 20- sách giáo khoa Toán lớp 4
(Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi bảng sau theo mẫu)
Số
45
57
561
5824
5842769
Giá trị của chữ số 5
5




 	Với bài tập này giáo viên tổ chức trò chơi “Tiếp sức”. Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 thành viên, lần lượt từng thành viên sẽ lên điền giá trị của chữ số 5 vào bảng. Đội nào đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Qua đó học sinh vừa rèn được kĩ năng phản xạ nhanh, giúp các em nâng cao tinh thần đồng đội và khả năng làm việc nhóm.
 Hay để củng cố về các kiến thức về đọc, viết, giá trị của các hàng trong các số có 6 chữ số. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hiểu ý đồng đội” 
Giáo viên sẽ chọn 6 bạn chơi, mỗi bạn sẽ được cầm 1 chữ số (6 chữ số bất kì). Sau khi nghe giáo viên hoặc các bạn trong lớp đọc một số nào đó thì tất cả các bạn hãy xác định giá trị của chữ số đó và chạy về đứng đúng vị trí của mình.
 Vừa chơi, vừa học, hoạt động sôi nổi và trạng thái vui vẻ, hào hứng là kết quả thu được sau mỗi trò chơi. 
Giải pháp 4: Tạo môi trường thi đua học tập; khen thưởng, động viên kịp thời những nỗ lực của học sinh.
*Mục tiêu:Nhằm phát huy khả năng sáng tạo, trí thông minh của học sinh, tạo niềm vui, hạnh phúc.
 Thi đua sẽ tạo động lực cho con người trong cuộc sống cũng như trong công việc. Trong một giờ học toán cũng vậy, tôi cố gắng luôn tạo cho các em được thi đua với nhau để các em luôn cố gắng, nỗ lực và cùng nhau tiến bộ. Cùng thực hiện một phép tính, giải một bài tập hay vẽ một hình thôi cũng có thể cho các em thi đua với nhauthi xem ai nhanh nhất, thi xem ai đúng nhất, thi xem ai vẽ hình học đẹp và nhanh nhất. Được thi đua, được thể hiện mình là điều mà các em thích thú nhất. 
 Thi đua tích cực thì cũng cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời cho những cố gắng nỗ lực ấy. Tâm lí của tất cả mọi người là đều thích được khen và không muốn bị chê. Khi được khen sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn khởi và hăng say học tập hơn. Vì vậy tôi cũng đã thường xuyên sử dụng những lời khen, sự động viên tới học sinh. Việc khen thưởng những cố gắng và nỗ lực, sự sáng tạo của học sinh là việc làm thừa nhận những giá trị học tập tốt đẹp của các em. Đây là việc làm luôn tạo cho học sinh sự hứng thú khi học toán.
 Chẳng hạn như khi kiểm tra bài cũ, học sinh học bài cũ rất tốt thì tôi thường khen bằng lời hay cùng cả lớp thưởng cho bạn đó một tràng pháo tay giòn giã là học sinh đã thấy rất là vui và hào hứng để chuẩn bị bước vào nội dung học mới. Những lời nhận xét tốt được ghi vào vở hay chỉ cần là những những bông hoa mặt cười xinh xắn đáng yêu, những ngôi sao lấp lánh , những stiker nho nhỏ cũng là một niềm vui để trò có thêm hứng thú học toán hơn rồi.
 Thỉnh thoảng tôi có gửi những tin nhắn với nội dung khen ngợi học sinh cho các bậc phụ huynh. Với hiệu ứng từ phụ huynh, các em cũng cảm thấy vui và có hứng thú hơn trong học tập vì được nhận nhiều lời khen từ bố mẹ và thầy cô, bạn bè.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Sáng kiến có thể áp dụng trong dạy học toán ở tất cả các trường Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán cho học sinh.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
*So sánh lợi ích kinh tế:
 Việc áp dụng sáng kiến này sẽ tiết kiệm thời gian cho giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học và tiết kiệm thời gian cho học sinh trong việc lĩnh hội nguồn tri thức của nhân loại.
 *So sánh lợi ích xã hội:
+ Giáo viên hiểu được dạy học phải gắn với thực tế để bản thân dạy học và giáo dục học sinh biết vận dụng và biết tự đánh giá kết qu

Tài liệu đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_trong_cac_g.docx