Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1

Không chỉ học sinh mà chúng ta cũng rất thích được khen.Nhưng khen như thế nào để phát huy được ưu điểm của học sinh lại là cả một nghệ thuật. Nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích mà ngược lại làm cho học sinh ấy tự kiêu, tự cao. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè tự ti, giáo viên cần khéo léo gợi mở tạo vấn đề để học sinh được mạnh dạn trình bày ý kiến. Chỉ cần các em có một "tiến bộ nhỏ" là nên tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn.

 Chính vì vậy hàng ngày thay vì trách phạt và chê bai học sinh tôi sẽ dành cho các em những lời khen ngợi chân thành. Bằng thái độ ân cần, niềm nở và thái độ vui mừng khi các em hoàn thành nhiệm vụ.Trong giờ học giáo viên phải luôn để ý học sinh, khi học sinh có tiến bộ nhỏ tôi cũng khen nhằm động viên kịp thời. Có thể là khen đọc bài tốt, viết chữ cẩn thận, viết chữ đẹp, đọc bài to hay từ những việc nhỏ như các em biết sắp xếp sách vở ngăn nắp, biết bỏ rác đúng quy định Ngoài dùng lời nói có thể dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu, vỗ vai để học sinh vui. Những em nào tiến bộ chúng ta có thể thưởng bông hoa, sticker hay thư khen cuối tuần. Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô giáo các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc.

 

docx 9 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 33Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lai. Ở lớp 1, các em phải học tốt Tiếng việt thì khi chuyển sang học các lớp tiếp theo các em mới nắm được những yêu cầu cao hơn của các môn học khác, thuận lợi cho việc học tập sau này. Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt lớp 1 là dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.Cũng như các thầy cô giáo khác, chúng tôi- giáo viên dạy lớp 1 luôn tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.Yêu cầu đặt ra là khi học xong lớp 1 các em phải đọc thông viết thạo. Kết quả đó chỉ đạt được khi các em có hứng thú khi học môn này. Các em có hứng thú thì các em mới chủ động lĩnh hội kiến thức mới, hiệu quả giờ học mới đạt kết quả cao. Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1”. Để giúp học sinh có hứng thú trong giờ học Tiếng Việt tôi đã đưa ra một số giải pháp và đã áp dụng vào thực tế, cụ thể như sau:
* Giải pháp thứ nhất: Tạo động cơ học tập.
Mục đích của giải pháp này nhằm giúp các em nhận thức được rằng: việc học Tiếng việt sẽ đem lại nhiều lợi ích, sẽ giúp các em phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.
Như chúng ta biết: Động cơ học tập là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hiệu quả học tập của người học. Đối với học sinh lớp 1, động cơ học tập không có sẵn vì thế trong quá trình học tập và rèn luyện, giáo viên phải là người dẫn dắt hình thành động cơ học tập cho các em.
 Vào đầu năm học, tôi cho các em quan sát và nêu tên tất cả các quyển sách giáo khoa lớp 1, các quyển truyện cổ tích tôi sưu tầm được. Để khơi gợi tính tò mò của các em.Tôi khuyến khích các em xem quyển sách, quyển truyện này tên là gì? Nội dung bên trong có gì đặc biệt? Để biết được điều đó thì các em phải biết đọc biết viết. Học môn Tiếng Việt sẽ giúp các em khám phá được nội dung bên trong các quyển sách và quyển truyện này.

Hằng ngày tôi thường nhắc nhở các em: nếu muốn đọc báo cho ông bà nghe, hay đọc các biển hiệu trên đường thì các em phải biết đọc. Muốn viết thư cho ai đó thì chúng ta phải biết viết. Khi học môn Tiếng việt lớp 1 thì sẽ giúp các em biết đọc biết viết. Sau khi các em biết được lợi ích của việc học Tiếng Việt các em học tập rất hào hứng.
* Giải pháp thứ hai: Tạo môi trường lớp học thân thiện và gần gũi.
Mục đích của giải pháp này là giúp các em mạnh dạn, tự tin và chủ động tiếp thu kiến thức.
Đây là năm học đầu tiên các em chuyển sang một môi trường học tập hoàn toàn mới, khác với môi trường học tập ở Mầm non thì hoạt động chính ở trường Tiểu học chính là hoạt động học nên các em còn rụt rè e sợ, sợ đến lớp, sợ thầy sợ cô. Chính vì vậy để tạo không khí thoải mái trước khi vào giờ học Tiếng việt tôi sẽ tạo một bầu không khí vui tươi. Tôi luôn nở nụ cười với nét mặt vui vẻ, không quát mắng, gắt gỏng các em khi các em đọc bài chậm viết chậm mà chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở. Hằng ngày tôi đến lớp sớm để đón các em vào lớp, để ý từng sự thay đổi nhỏ của các em. Ví dụ: Hôm nay em có chiếc váy rất đẹp hay hôm nay em có chiếc nơ buộc tóc thật xinh. Khi mối quan hệ giữa cô và trò được gần gũi sẽ giúp học sinh có tâm thế học tập tốt hơn.
* Giải pháp thứ ba: Sử dụng trò chơi trong dạy học.
 Mục đích của giải pháp này là giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học.Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học, làm cho tiết học nhẹ nhàng đem lại kết quả học tập tốt.
Trong giờ học Tiếng việt lớp 1 tôi thường tổ chức trò chơi ở 2 phần: phần khởi động và phần ghép chữ cái tạo vần, tạo tiếng mới.
Phần khởi động: Tôi thường cho học sinh chơi trò chơi ai nhanh hơn. Tôi mời 3 em lên chơi, ở dưới lớp làm trọng tài.
+ Cách chơi như sau: Giáo viên viết một số âm, vần, tiếng đã học lên bảng, giáo viên sẽ đọc đến từ nào thì học sinh phải tìm từ đó, em nào tìm nhanh và đúng nhiều hơn thì em đó sẽ thắng cuộc.
- Phần ghép chữ cái tạo vần và tiếng mới.
Khi dạy phần này tôi thường cho học sinh chơi trò chơi: “Bắn tên, bắn tên.”
+ Cách chơi như sau: Khi cả lớp cùng ghép chữ cái tạo vần tạo tiếng xong thì 1 quản trò lên điều khiển cho cả lớp chơi, quản trò gọi đến tên bạn nào thì bạn đó sẽ đọc tiếng mình vừa ghép được, sau đó cả lớp đánh vần theo.Trò chơi kết thúc khi quản trò gọi tên được 5 bạn.
 Tôi nhận ra rằng khi tổ chức trò chơi học sinh đều hứng thú với giờ học giúp các em có tâm thế thoải mái, bớt căng thẳng, tiếp thu bài tốt hơn và ngôn ngữ của các em ngày càng được trau dồi nhiều hơn.
* Giải pháp thứ tư: Sử dụng lời khen.
Không chỉ học sinh mà chúng ta cũng rất thích được khen.Nhưng khen như thế nào để phát huy được ưu điểm của học sinh lại là cả một nghệ thuật. Nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích mà ngược lại làm cho học sinh ấy tự kiêu, tự cao. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè tự ti, giáo viên cần khéo léo gợi mở tạo vấn đề để học sinh được mạnh dạn trình bày ý kiến. Chỉ cần các em có một "tiến bộ nhỏ" là nên tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn.
 Chính vì vậy hàng ngày thay vì trách phạt và chê bai học sinh tôi sẽ dành cho các em những lời khen ngợi chân thành. Bằng thái độ ân cần, niềm nở và thái độ vui mừng khi các em hoàn thành nhiệm vụ.Trong giờ học giáo viên phải luôn để ý học sinh, khi học sinh có tiến bộ nhỏ tôi cũng khen nhằm động viên kịp thời. Có thể là khen đọc bài tốt, viết chữ cẩn thận, viết chữ đẹp, đọc bài to hay từ những việc nhỏ như các em biết sắp xếp sách vở ngăn nắp, biết bỏ rác đúng quy định Ngoài dùng lời nói có thể dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu, vỗ vai để học sinh vui. Những em nào tiến bộ chúng ta có thể thưởng bông hoa, sticker hay thư khen cuối tuần. Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô giáo các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
* Giải pháp thứ năm: Sử dụng đồ dùng trực quan 
Như chúng ta đã biết đồ dùng trực quan (tranh ảnh, đồ vật thật đều gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Vì đồ dùng trực quan giúp cho việc dạy học cụ thể hơn, vì vậy tăng khả năng tiếp thu kiến thức về các sự vật, hiện tượng.
Ở Tiểu học phần lớn các em rất tò mò, rất hứng thú với đồ dùng trực quan. Chính vì vậy giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan vào bài dạy để thu hút học sinh.
Trong giờ dạy Tiếng việt lớp 1 có phần đọc từ, đọc đoạn văn, luyện nói, dạng bài ôn tập và kể chuyện có phần kể chuyện chúng ta nên sử dụng vật thật và tranh minh họa câu chuyện để các em tập trung và nhớ bài học lâu hơn.
Ví dụ trong phần đọc từ, có từ vở vẽ, quả chanh, kính râm, muốn học sinh nhận biết được sự vật và đọc được từ đó, ta sẽ đưa ra 1 quyển vở vẽ, 1 quả chanh, hay chiếc kính râm cho học sinh quan sát.Qua đó học sinh biết được vở vẽ, quả chanh, kính râm dùng làm gì và đọc nhanh được từ đó.
* Giải pháp thứ sáu: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Mục đích của giải pháp này giúp các em hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học.
Như chúng ta biết ưu điểm nổi trội của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Những bài giảng được cung cấp bằng nhiều kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu hơn.
 Hằng ngày tôi thường lên mạng vào các trang violet, kinhnghiem day hoc.net. Hành trang số để tham khảo cách thiết kế 1 bài giáo án điện tử.Tôi lập kế hoạch và thiết kế lại bài theo trình độ nhận thức của lớp mình. Để mỗi bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn tôi lên mạng tải các hình ảnh trong sách Tiếng việt, tải video quy trình viết chữ thay cho lời cô nói, ngoài ra còn sử dụng các hiệu ứng và âm thanh khi trình chiếu. Kết quả cho thấy khi tôi dạy trình chiếu học sinh rất thích thú và chăm chú nghe cô giảng bài.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến: Giải pháp có thể áp dụng trong dạy môn Tiếng Việt lớp 1 trong trường Tiểu học. Qua quá trình nghiên cứu sáng kiến tôi đã nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của Tiếng việt.Tôi đã áp dụng vào dạy cho học sinh lớp 1B và tôi thấy đã thu được kết quả khả quan. Nếu áp dụng đúng học sinh sẽ hào hứng học tập hơn.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
+ Lợi ích kinh tế:
 Việc áp dụng sáng kiến vào giảng dạy sẽ giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm được thời gian và công sức trong giảng dạy và học tập.
 + Lợi ích xã hội:
* Giáo viên.
+ Giáo viên cũng chủ động, tích cực hơn trong giảng dạy, chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt, rút ngắn được thời gian
* Học sinh.
+ Học sinh tích cực, chủ động tiếp thu bài, các em tự giác về nhà đọc bài và viết bài.
* Phụ huynh học sinh.
+ Phụ huynh yên tâm về phương pháp, cách dạy của giáo viên.
+ Vui mừng và phấn khởi khi thấy con em mình tiến bộ.
 *Bảng so sánh chất lượng trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
 Để đánh giá chính xác lợi ích thu được khi thực hiện sáng kiến, tôi đã tiến hành khảo sát dạy một lớp 1 có 32 HS ở một Trường Tiểu học và thu được kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Nội dung khảo sát
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Học sinh hứng thú
17
53,1
30
93,8
Học sinh không hứng thú
15
46,9
2
6,2

Sau 1 thời gian áp dụng các giải pháp này tôi thấy đa số các em đều hứng thú khi học môn Tiếng việt. Giờ học có sự thay đổi rõ rệt: Lớp học sôi nổi, học sinh chăm chú nghe cô giảng và tự giác học bài. Từ việc học sinh hứng thú học môn Tiếng Việt, các em có ý thức tự giác học bài. Chất lượng học sinh được cải thiện phụ huynh yên tâm, tin tưởng vào phương pháp dạy học của giáo viên.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
*Về giáo viên.
+ Không ngừng trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững kiến thức Tiếng việt theo chương trình mới. Từ hệ thống kiến thức đó GV sâu chuỗi lại để có định hướng giảng dạy cung cấp kiến thức cho HS đúng trọng tâm hơn. Không những thế, GV c

Tài liệu đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_hoc_tieng_v.docx