Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở Lớp 1

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở Lớp 1

Xây dựng mối quan hệ thầy trò

 Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của con trẻ, vì vậy khi lên lớp tôi luôn chú ý cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, cách cầm sách, chữ viết để trò noi theo. Tôi đã quan tâm tới việc ngày đầu tiên đi học phải là ngày đẹp đẽ nhất, linh thiêng nhất. GVCN phải là người nổi bật nhất, thân thiện nhất, xinh tươi nhất nên trong những ngày đầu tiên tôi luôn chú ý lúc nào cũng thường trực trên môi nụ cười và lời khen, và buổi học đầu tiên bao giờ tôi cũng dành cho trẻ những lời khen hay nhất.

- Khi học sinh làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại chứ không nhận xét ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp, giúp các em làm lại cho đúng cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, giúp các em trở nên tự tin, trung thực.

- Khi học sinh mắc sai lầm, thiếu sót tôi luôn cố gắng kìm chế và tôn trọng học sinh tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, sửa chữa.

 - Tôi luôn quan tâm tới vấn đề chuẩn bị đồ dùng học tập của các em bởi tôi biết học sinh lớp 1 thường hay quên khi thì cái bút,cục tẩy,khi thì viên phấn, cái thước,bảng con. Vì vậy nên lúc nào trong hộp đồ dùng của tôi cũng sẵn có để giúp các em có điều kiện học tập tốt nhất.

 

doc 27 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 59Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
 	 - Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác. Lúc đầu có em chưa chịu, tuy ngồi chung nhóm nhưng có em lại quay mặt ra chỗ khác, hoặc ngồi im không tham gia, ai muốn làm gì thì làm; có nhóm lại cãi nhau, không ai chịu làm nhóm trưởng hoặc đùn đẩy nhau không chịu lên trình bày hoặc ghi vào phiếu dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng đó, tôi động viên các em nhút nhát tích cực tham gia đồng thời có tuyên dương các nhóm tích cực vào cuối mỗi buổi học. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải thiện.
	Mặc dù là học sinh lớp 1 nhưng tôi cũng đã trao đổi với các em rằng nếu trong lớp có bạn nào bị ốm phải nằm viện thì những em ở gần nhà sẽ thay nhau chép bài cho bạn. Khi bạn khỏi bệnh, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn học tập để theo kịp chương trình việc làm này các em rất thích và những em được giúp bạn cũng thấy tự hào.
	Một điều nữa cho thấy học sinh lớp 1 mới từ mẫu giáo lên các em rất thích được tổ chức sinh nhật. Biết được điều đó, tôi đã tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ chức vào cuối buổi thứ sáu. Hình thức tổ chức là cho các em vui văn nghệ chúc mừng và tôi cũng chuẩn bị món quà nhỏ chỉ là một cái bút được gói cẩn thận trong giấy tặng phẩm. Với cách làm này tôi đã nhận được rất nhiều ánh mắt, niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt thơ ngây của trẻ. Các em đã về khoe với bố mẹ và tôi cũng nhận được rất nhiều lời cảm ơn từ phụ huynh.
	Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng được môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.
	4. Áp dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực, rèn kĩ năng sống vào công tác chủ nhiệm lớp.
	4.1. Giáo dục thông qua việc rèn kĩ năng sống
 Trẻ rất thích được thể hiện mình. Học sinh lớp 1 thường thích mình là nhân vật trung tâm, muốn được làm mẫu để các bạn chú ý tán thưởng và đề cao mình. Nắm được đặc điểm tâm lý đó tôi thường tranh thủ cho các em có dịp thể hiện mình bằng cách gọi các em lên trình bày xong tự mời các bạn có ý kiến nhận xét. Hoặc mỗi khi nhận xét bạn xong các em có thể tự yêu cầu cả lớp cho bạn một tràng pháo tay. Trong các tiết học Đạo đức hay Tự nhiên xã hội cũng vậy, tôi thường yêu cầu các em hoạt động nhóm và lần lượt các thành viên trong nhóm đều phải đứng lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Như vậy, mọi thành viên đều được trình bày và các em đều cảm thấy vui vẻ, thoải mái và rất tích cực hoà nhập với tập thể lớp, học sinh được thể hiện nhiều qua các tiết học trở lên bạo dạn tự tin hơn trước đám đông. 
 	Đây là một minh chứng cho kết quả giáo dục thông qua việc rèn kĩ năng sống: Những ngày chuyển thời tiết, học sinh thường mệt mỏi,chán ăn. Để giúp các em được ngon miệng, tôi đã đeo tạp dề vào giả làm người bán hàng. Học sinh nhìn thấy cô đã buồn cười rồi nhưng khi nghe cô mời chào “ Nhà hàng 1A2 xin kính chào quý khách, quý khách thấy món ăn của nhà hàng có ngon không ạ?” Học sinh càng buồn cười hơn.Có em rất hóm hỉnh( em Hiếu) khi được tôi chan canh xong em chìa tay ra bảo tôi “ Em trả tiền”. Tôi cũng phát phì cười và vỗ vào tay em mấy cái,em cười và rất vui về chỗ hôm đó em đã ăn hết xuất cơm của mình. Có em còn hóm hỉnh hơn chạy ra sân hái một bông hoa đem vào tặng tôi và nói “ Các món ăn của nhà hàng rất ngon, xin tặng bà chủ!”. Cứ như vậy em nào cũng vui và ăn hết xuất của mình. Thật vui khi học trò cũng biết thể hiện mình, cũng hài ước như cô vậy.Buổi học hôm đó các em rất vui và hết cảm giác mệt mỏi, uể oải do thời tiết. 
 Ngoài việc dạy môn học kĩ năng sống trong chương trình bắt buộc ra tôi còn hướng dẫn các em tập làm một số việc tự phục vụ cho mình như sắp xếp đồ dùng ở chỗ ngồi của mình, tự gập chăn khi ngủ dậy, tự xếp gọn bát, thìa vào từng rổ sau khi ăn xong, tự bọc bìa ni lon vào vở, tự gọt bút chì, tự trang trí lớp theo ý thích,
 Một điều quan trọng hơn cả trong những năm gần đây xảy ra rất nhiều hiện tượng bắt cóc và xâm hại trẻ em. Để phòng tránh điều này, tôi yêu cầu các em phải thuộc số điện thoại của bố, mẹ, ông, bà hoặc người đi đón, hoặc thuộc tên xóm, địa danh nơi mình ở để đề phòng khi bị lạc hay cần gọi về nhà khi không có cô chủ nhiệm bằng cách cho học sinh thi “Ai thông minh hơn” Tôi cho HS lần lượt lên đọc 1 số điện thoại cần liên lạc và đọc tên xóm của mình sau đó tôi đối chiếu xem có đúng không và bằng hình thức trò chơi này 100% học sinh lớp tôi các em cũng đã thuộc hết số điện thoại và có em còn thuộc tới 3 số.
	4.2. Giáo dục thông qua việc rèn nề nếp 
Công tác xây dựng nề nếp lớp học là nhiệm vụ hàng đầu của một giáo viên chủ nhiệm. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên cần phải đưa tập thể lớp đi vào nề nếp ngay từ đầu năm.Tôi cũng đã thực hiện như sau:
Đầu năm học tôi cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên. Nội quy của nhà trường. Tôi hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài. Tôi thường xuyên sử dụng kí hiệu triệt để trong các giờ học. Các kí hiệu được tôi viết rất rõ trên lề bảng và tôi dùng 1 bông hoa nhỏ có gắn nam châm khi tôi đặt bông hoa vào kí hiệu nào thì học sinh phải thực hiện và làm theo. Như vậy tôi không phải nói nhiều và học sinh thì tập trung cao độ hơn. 
	Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ như: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp để lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà sau đó các em ngồi vào truy bài dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp truy bài, tuy giáo viên không có mặt ở lớp các em vẫn làm tốt.
	Tôi Không phó mặc cho cán bộ lớp mà tích cực kiểm tra đột xuất học sinh trong mỗi tổ. Áp dụng biện pháp này đỡ tốn thời gian, không chiếm mất giờ dạy mà còn rèn cho học sinh tính tự giác cao, đồng thời hạn chế việc mất trật tự của các em khi chưa vào học.
Tôi giao quyền tự quản cho Ban cán sự lớp trong những hoạt động mà các em đã được hướng dẫn để phát huy tính năng động cho học sinh (thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội, nhặt rác, ). 
 	Ngoài ra tôi còn quy định cách xếp hàng cho các em bằng cách những buổi đầu tôi đánh số thứ tự và yêu cầu các em nhớ số thứ tự của mình. Và khi xếp hàng, tổ trưởng đứng đầu hàng song đến các tổ viên và tổ phó cuối hàng. Mỗi khi xếp hàng vào lớp các em chỉ cần nhớ số thứ tự và vị trí của mình mà vào ngay hàng ngũ. Cũng như khi ra về ban cán sự lớp đi xen kẽ như vậy để nhắc nhở các bạn đi cho ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy, đùa giỡn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Bắt đầu từ tháng 11 về sau các em đã quen dần và đi vào nề nếp.
	Khi việc xếp hàng đã đi vào nề nếp thì thời gian tiến hành sẽ rất nhanh, tốn ít thời gian và không gây mất trật tự trước lớp học.
	4.3. Giáo dục học sinh thông qua các hoạt động tập thể và vui chơi
 Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Vì vậy tôi đã thực hiện như sau: 
 - Giữa 2 tiết học, để HS đỡ căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, hát dân ca, diễn hài,... chơi trò chơi liên quan đến bài học để HS có hứng thú vào học tiết học tiếp theo. Tôi cũng đã áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực của học sinh, tôi giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
 	- Ngoài ra vào các dịp lễ lớn, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi dân gian như kéo co, nhảy dây,chuyền bóng tiếp sức,... Tổ chức cho HS trong lớp thi an toàn giao thông,thi làm bưu thiếp tri ân tặng thầy cô dịp 20/11 để chọn các bạn dự thi cấp trường. Tổ chức cho học sinh thi làm bưu thiếp tặng mẹ ngày 26/3. Thi viết chữ đẹp, thi trang trí báo ảnh ngày 22/12,..
 Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao.
	4.4. Sử dụng phiếu khen thưởng
	Hằng tháng, tôi có sử dụng các loại phiếu khen để tặng cho những em có thành tích về các mặt học tập, đạo đức, phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ - giữ vở để tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh. Đối với một số em học sinh đặc biệt khi các em có sự tiến bộ, tuy kết quả chưa cao bằng các bạn song tôi vẫn tặng phiếu khen cho các em. Chính vì vậy mà các em rất phấn khởi và tự tin hơn.
	Tuy nhiên sử dụng phiếu khen thưởng không phải là suốt cả năm học chỉ sử dụng một số loại phiếu và cách khen thưởng, mục tiêu cần đạt như nhau. Mà giáo viên cần có sự thay đổi thường xuyên về nội dung phiếu, về tiêu chí cần đạt được, về cách khen thưởng đối với từng loại phiếu. Có như thế mới kích thích được sự hứng thú, tiến bộ ở học sinh..
	Ví dụ:
	Đầu tháng, giáo viên phát động thi đua.Cuối tháng, tổng kết phát thưởng. Ngoài việc phát phiếu khen thưởng định kỳ theo tháng, tôi còn phát phiếu khen thưởng cho các em sau mỗi đợt thi đua hoặc sau mỗi phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_cong_tac_c.doc