Giải pháp 5: Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Tôi tiến hành từng bước như sau:
- Tôi mời ban liên lạc phụ huynh của lớp ra gặp gỡ, trao đổi về việc trang trí lớp học sao cho sạch đẹp, thân thiện với môi trường xung quanh nhất.
- Tôi cho học sinh thảo luận về việc trang trí lớp học xanh, sạch, đẹp.
- Tôi tự tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, các mô hình trang trí lớp học phù hợp nhất của một số trường bạn.
* Từ những việc làm trên, tôi đã đưa ra một mô hình trang trí lớp học phù hợp nhất với nguyện vọng của phụ huynh, của các em học sinh thân yêu, của bản thân cá nhân tôi về lớp học.
Những phần việc còn lại trong lớp tôi cùng với Ban cán sự của lớp tiếp tục trang trí, tự làm. Tôi viết 5 nhiệm vụ của người học sinh ra giấy Ao rồi treo lên tường để các em học thuộc.
Tôi cùng với học sinh đề ra 10 yêu cầu của một lớp học thân thiện, học sinh tích cực.
1. Không có học sinh chán học, nghỉ học không có lí do.
2. Lớp học được trang trí với tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
3. Sử dụng và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học, tiết kiệm điện.
4. Lớp học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn, không có học sinh xả rác bừa bãi.
5. Luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
6. Lớp học phải an toàn, không có bạo lực học đường xảy ra.
7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng sống, chấp hành tốt luật an toàn giao thông.
8. Chất lượng học tập có sự thay đổi tích cực.
9. Học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động từ thiện như: mua tăm ủng hộ người mù, quyên góp quần áo, sách vở cho các bạn ở vùng lũ lụt, có điều kiện
kinh tế khó khăn.
10. Lớp học là môi trường bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo.
Khi có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em đó đọc lại 5 nhiệm vụ của người học sinh và nêu nhiệm vụ mà mình chưa làm được để sửa chữa.
gừng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước mà còn không ngừng đổi mới cách tổ chức quản lí lớp học, nhất là bậc Tiểu học. Tuy nhiên, thực tế phụ huynh chưa có sự quan tâm nhiều đến con em mình. Trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều. Do đó việc rèn luyện đạo đức cũng như học tập cho học sinh đối với giáo viên chủ nhiệm gặp rất nhiều khó khăn. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế và mong muốn làm sao để dạy dỗ, giáo dục các em trở thành người có ích cho xã hội. Vì thế trong năm học này tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm:“Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 4” nhằm phát triển các kĩ năng của bản thân và xây dựng được nền móng cho tương lai sau này. Nên tôi đề xuất một số giải pháp được thực hiện với học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Thanh Lãng A để làm cho các em trở nên chăm ngoan và luôn cảm thấy lớp học của mình là một lớp học hạnh phúc. * Giải pháp 1: Đối với giáo viên chủ nhiệm. - Có tấm lòng thực sự yêu trẻ, tâm huyết với nghề dạy học của mình. - Biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. - Luôn trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày đúng như câu nói của Bác “Học tập suốt đời” - Tôi luôn là tấm gương cho các em noi theo. Và tôi vẫn tâm huyết rằng làm sao phải giáo dục các em nhận thức được việc học tập, giáo dục đạo đức phải xuất phất từ trong sâu thẳm tâm hồn và các em phải ý thức rằng làm bất kì việc gì cũng đều xuất phát từ tinh thần tự giác, tự nguyện, việc học tập tu dưỡng đạo đức của các em là ở chính các em chứ không cần có sự điều khiển hay bắt buộc nào đó. * Giải pháp 2: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh. Để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên, tôi cho học sinh được giới thiệu về mình, khuyến khích các em chia sẻ với nhau về sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Điều đó rất có lợi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. * Giải pháp 3: Xây dựng nền nếp lớp học. Xếp chỗ ngồi cho các em: Cho các em tự chọn chỗ ngồi mà mình thích nhất. Từ hoạt động này tôi phát hiện được từng nhóm học sinh chơi thân với nhau, hoặc từng nhóm học sinh nhà gần nhau...Tôi ghi lại những điều này và theo dõi khoảng một tuần đến giờ sinh hoạt giờ đầu tiên tôi cho các em thảo luận nên xếp chỗ ngồi như thế này có hợp lí hay không ? Từ đó tôi dựa vào ý kiến của các em cùng với sự quan sát của tôi để xếp chỗ ngồi sao cho hợp lí nhất, làm sao lựa chọn bạn ngồi không gây mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học tập và làm việc theo nhóm thuận tiện, xếp chỗ dàn đều số học sinh khá, trung bình giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng nhau phấn đấu tốt hơn. * Giải pháp 4: Tổ chức bầu Ban cán sự của lớp. Tôi tổ chức cho các em tạo dựng cơ hội tranh cử vào các vị trí lớp trưởng và lớp phó học tập. Việc đề cử phải được đăng kí trước ngày chính thức tổ chức. Ứng cử viên lên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em sẽ thực hiện khi trúng cử. Học sinh có số phiếu bầu cao sẽ trở thành lớp trưởng, 2 học sinh khác cùng tranh cử sẽ là hai lớp phó học tập. Cho lớp thảo luận nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban cán sự. * Lớp trưởng: - Theo dõi, đôn đốc các thành viên trong lớp chấp hành đầy đủ và thực hiện nghiêm túc quy định của lớp, trường. - Chủ trì các buổi sinh hoạt lớp, nhận xét các hoạt động giáo dục. - Là người điều hành Ban cán sự lớp, quản lí mọi mặt khi không có giáo viên, thành viên nào không chấp hành mệnh lệnh của lớp trưởng xem như không chấp hành mệnh lệnh của giáo viên...Từ đó phải xem xét và đánh giá về mặt năng lực, phẩm chất. * Lớp phó học tập 1: - Theo dõi tình hình học tập của lớp. Tìm nguyên nhân giúp các bạn tiến bộ về mọi mặt. * Lớp phó học tập 2: - Theo dõi các bạn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong và ngoài lớp. - Phân công, kiểm tra các nhóm trực nhật, tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa của lớp. * Các thành viên khác theo dõi, giám sát việc thực hiện của Ban cán sự, báo cáo giáo viên chủ nhiệm việc Ban cán sự khi đánh giá, che giấu khuyết điểm cho bạn. Vào tiết giáo dục tập thể ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó học tập báo cáo các hoạt động của lớp. Cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban cán sự để tổng kết, khen ngợi những việc các em đã làm tốt, chỉ rõ những thiếu sót và cách khắc phục. * Giải pháp 5: Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Tôi tiến hành từng bước như sau: - Tôi mời ban liên lạc phụ huynh của lớp ra gặp gỡ, trao đổi về việc trang trí lớp học sao cho sạch đẹp, thân thiện với môi trường xung quanh nhất. - Tôi cho học sinh thảo luận về việc trang trí lớp học xanh, sạch, đẹp. - Tôi tự tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, các mô hình trang trí lớp học phù hợp nhất của một số trường bạn. * Từ những việc làm trên, tôi đã đưa ra một mô hình trang trí lớp học phù hợp nhất với nguyện vọng của phụ huynh, của các em học sinh thân yêu, của bản thân cá nhân tôi về lớp học. Những phần việc còn lại trong lớp tôi cùng với Ban cán sự của lớp tiếp tục trang trí, tự làm. Tôi viết 5 nhiệm vụ của người học sinh ra giấy Ao rồi treo lên tường để các em học thuộc. Tôi cùng với học sinh đề ra 10 yêu cầu của một lớp học thân thiện, học sinh tích cực. 1. Không có học sinh chán học, nghỉ học không có lí do. 2. Lớp học được trang trí với tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. 3. Sử dụng và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học, tiết kiệm điện. 4. Lớp học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn, không có học sinh xả rác bừa bãi. 5. Luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. 6. Lớp học phải an toàn, không có bạo lực học đường xảy ra. 7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng sống, chấp hành tốt luật an toàn giao thông. 8. Chất lượng học tập có sự thay đổi tích cực. 9. Học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động từ thiện như: mua tăm ủng hộ người mù, quyên góp quần áo, sách vở cho các bạn ở vùng lũ lụt, có điều kiện kinh tế khó khăn. 10. Lớp học là môi trường bình đẳng, không phân biệt giàu nghèo. Khi có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em đó đọc lại 5 nhiệm vụ của người học sinh và nêu nhiệm vụ mà mình chưa làm được để sửa chữa. * Xây dựng mối quan hệ thầy- trò. - Bản thân tôi đã tạo được môi trường thân thiện giữa thầy và trò thì học sinh sẽ mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ của mình. Tôi đã lắng nghe và chia sẻ với học sinh. - Mọi hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của trẻ. Nên tôi luôn chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, thái độ,...để học trò làm gương và noi theo. - Khi có học sinh mắc sai lầm, tôi luôn cố gắng kiềm chế cảm xúc và tôn trọng học sinh, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp các em sửa chữa. * Xây dựng mối quan hệ bạn bè. - Tôi cho học sinh trao đổi về tình cảm bạn bè nói chung trong cuộc sống mà các em biết được. Các em nêu ra những cử chỉ, việc làm, biểu hiện về mối quan hệ bạn bè tốt trong lớp, trong trường, ở khu vực nhà em ở. Từ đó tôi cho các em tự thống nhất ý kiến nêu những việc làm, biểu hiện tốt thể hiện tình cảm bạn bè trong lớp mình. - Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của Ban cán sự hoặc của một bạn nào đó trong lớp sau đó bỏ vào hòm “Nhịp cầu bè bạn”. Dựa vào những điều các em viết ra, tôi sẽ đọc những điều tốt cho cả lớp nghe rồi tuyên dương trước lớp. Còn những điều các em chưa hài lòng thì tôi phải điều tra làm rõ cái được và chưa được. Khi đó tôi góp ý riêng, khuyến khích các em nhận lỗi và sửa chữa. - Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh. - Bạn nào đau ốm phải nằm viện hoặc có khó khăn gì thì cả lớp sẽ tìm cách giúp đỡ, đến thăm, động viên bạn an tâm chữa bệnh. Khi bạn trở lại lớp học, những học sinh giỏi sẽ giúp đỡ bạn trong học tập để bạn theo kịp chương trình. * Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi bổ ích. - Tôi họp và trao đổi với Ban cán sự về việc tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi lành mạnh, tham khảo ý kiến của các em. Từ đó tìm ra một kế hoạch hoạt động cho chương trình phù hợp nhất với các em. - Các hoạt động tập thể và một số trò chơi đơn giản tôi tổ chức ngay trong buổi học chính khóa và các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. - Tôi giao nhiệm vụ phù hợp với từng em, khuyến khích các em tự tin bộc lộ điểm mạnh của mình. Thông qua các hoạt động, học sinh được trải nghiệm giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống. Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi nên các em trở nên tự tin, năng động, sáng tạo. - Các thông tin cần được bảo mật: Không. d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. - Nhà trường: +Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học,... + Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, dự giờ thăm lớp 4 để các giáo viên được giao lưu học hỏi với những kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp giúp cho việc giảng dạy được tốt hơn. - Tổ chuyên môn: Họp tổ cùng xây dựng, góp ý biện pháp, cách thức hoạt động. - Giáo viên: Kiên trì, ham học hỏi, nhiệt tình tham gia và áp dụng các gải pháp của sáng kiến vào giảng dạy. - Học sinh: Ham học hỏi, hăng hái tham gia hoạt động giáo dục. - Phụ huynh: Quan tâm, trao đổi phối hợp với giáo viên thường xuyên trong quá trình học tập và hoạt động giáo dục khác. đ) Khả năng áp dụng của sáng kiến. Sáng kiến có thể áp dụng cho giáo viên khi giáo dục cho học sinh lớp 4 ở trong các trường Tiểu học. Sau khi áp dụng đề tài trong giảng dạy, tôi thấy chất lượng học sinh ngày càng nâng cao. Đặc biệt sáng kiến này có thể giúp cho các bậc phụ huynh và các em học sinh làm tài liệu trong quá trình giáo dục. Từ phương pháp đã nêu ta có thể áp dụng trong việc giáo dục các em trong cuộc sống hàng ngày. - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp. Sau khi áp dụng tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ. Tình cảm thầy - trò, bạn bè trở nên
Tài liệu đính kèm: