Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Liên Bảo

Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Liên Bảo

- Để tạo ra một môi trường học tập đậm chất ngôn ngữ như vậy, tôi phải tập trung và tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật, tranh ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải rất khéo léo trong mỗi hoạt động. Hướng dẫn, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.

 - Luôn tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, trẻ cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, trẻ cảm thấy an toàn, yêu trường lớp. Cô cũng như mẹ giúp cho trẻ có thể chuyện trò, tâm sự những tâm tư tình cảm của mình. Bộc lộ cảm xúc, mong muốn của mình như:

- Vì sao cô thấy con buồn như vậy?

 + Bạn Nam hay trêu con!

 + Bạn Quỳnh Anh hay nghịch đồ của con!

- Hay như trẻ mong muốn:

 + Cô ơi, con thích được đi thăm quan khu chung cư

 + Con thích mẹ tặng cho con một em búp bê hay một chiếc ô tô màu đỏ!

 Ngoài ra các buổi thăm quan gặp gỡ cô giáo trong trường, các bạn nhỏ lớp khác trẻ được tiếp xúc, giao tiếp bằng chính ngôn ngữ của mình. Khi đi thăm quan xung quanh trường trẻ biết chào hỏi mọi người, khi thấy một số biển báo hay các dòng chữ trên băng zôn thích thú đánh vần hay đọc.

 Lúc này tôi cũng hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng câu, từ đúng thời điểm giao tiếp, Nói lễ phép và tròn tiếng như:

 + Nói lời chào! Khi gặp người khác: Con chào cô/ bác ạ!

 + Nói cảm ơn! Khi nhận được sự giúp đỡ Con cảm ơn bác ạ!

 + Nói lời xin lỗi! Khi mình làm sai hoặc không đúng: Tôi xin lỗi bạn!

 + Nói lời vâng dạ! Với người lớn tuổi hơn: Vâng ạ!

 Việc tạo môi trường cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua bộ môn văn học là một việc làm rất có ý nghĩa bởi nó là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện, đọc thơ, ca dao,

 

doc 23 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Liên Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ra?
- Sử dụng câu hỏi con sẽ làm gì nếu?
+ Nếu nhìn thấy bà cụ như vậy con sẽ làm gì?
+ Nếu em trai/gái ngã con sẽ làm gì?
	Từ phương pháp đó tôi đã hướng trẻ bước đầu biết sử dụng các từ biểu cảm, các câu trả lời câu hỏi về nguyên nhân : nếu.thì, vì vậy Từ những câu đơn giản trẻ đã bắt đầu kể lại chuyện được nghe theo trình tự, có sử dụng các mẫu câu hoặc kể chuyện theo tranh, theo đô vật mà trẻ trực quan đươc theo trình tự sắp xếp.
2.2.Tập cho trẻ kể chuyện thông qua các hoạt động hàng ngày
	- Ngoài các hoạt động trong tiết học thì giao tiếp hàng ngày là rất quan trọng đối với trẻ, tôi cảm thấy rất vui khi trẻ đặt nhiều câu hỏi và kể nhiều chuyện bởi trong khi kể chuyện trẻ sẽ học dần cách thể hiện ngôn từ, những ý tưởng và mong muốn của trẻ. Trẻ được học tốt nhất khi chúng cảm thấy thoải mái, chúng chơi trò chơi các bài đồng dao,các trò chơi dân gian với ngôn ngữ của mình điều nay mang lai sự thích thú cho chúng và tốt cho sự phát triển của trẻ. 
2.2.1.Giờ đón - trả trẻ
 	- Những câu chuyện về cuộc sống diễn ra trong ngày hôm trước, có thể trò chuyện với cô ngay khi đón và trả trẻ buổi sáng với các câu hỏi như:
	+ Hôm nay ai đưa con đi học?
	+ Bố/mẹ con đưa đi bằng phương tiện giao thông gì?
	+ Bố/mẹ con làm nghề gì?
	+ Gia đình con có mấy người?
	- Kể những công việc của ông, bà, bố, mẹ, anh, chị của con thường làm hàng ngày. Kể về công việc của cô giáo và các bạn trong một ngày ở trường diễn ra như thế nào? Các con cảm thấy đến trường ra sao?à Từ những câu hỏi gợi mở như vậy, trẻ bắt đầu “nói chuyện” cùng cô từ một câu, hai câuthành một câu chuyện, cô giáo nói chuyện cùng trẻ để trẻ nói nhiều hơn, sử dụng được các câu đầy đủ hai thành phần và mở rộng được vốn từ cho trẻ .
2.2.2. Hoạt động học
	- Đối với họat động trong tiết học tôi kể, đọc những truyện tranh hấp dẫn nhằm giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ được trình tự các sự kiện của truyện, hiểu và biết cách sử dụng các từ ngữ văn học nghệ thuật trong mỗi tác phẩm cần đàm thoại với trẻ.
	- Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể, cách sử dụng tranh, ảnh, rối mô hình, hình ảnh powerpoint  để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học đó là một cách tốt nhất.
- Tôi sử dụng hệ thống câu hỏi về nội dung: 
	+ Truyện gì? 
	+Trong chuyện có những ai/ nhân vật nào? 
	+ Làm gì? Nói gì? 
	+ Như thế nào? Tại sao? Vì sao?
Ví dụ Truyện “ Qua đường” trong chủ đề Giao thông
	+ Cô vừa kể cho các con nghe truyện gì?
	+ Trong chuyện có những nhân vật nào?
	+ Điều gì xảy ra khi hai chị em thỏ đi qua đường?
	+ Mẹ đã dặn dò Thỏ Trắng và Thỏ Nâu như thế nào?	
	+ Điều gì xảy ra khi hai chị em qua đường?
	+ Bác Gấu đã nói gì?
	+ Hai chị em đã rút ra bài học gì?
- Các câu hỏi này mang tính chất suy luận, miêu tả để từ đó trẻ có thể trả lời được câu hỏi về thái độ của trẻ với nhân vật trong chuyện
- Tôi lựa chọn các bài đồng dao, ca dao, hò vè cho trẻ đọc bởi ở độ tuổi của trẻ các bài đồng dao có vần, có điệu giúp cho trẻ nhanh thuộc, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng việt và trong cuộc sống.
Vè 	
 Lẳng lặng mà nghe
 Tôi đọc bài vè
 Trái cây bạn nhé!
 Ăn vào mát mẻ
 Là trái thanh long
 Xanh vỏ đỏ lòng
 Là trái dưa hấu
 Hình thù rất xấu 
 Là trái sầu riêng

Vàng đỏ xanh viền
Dưa gang thơm mát
Da sần đen hạt
Là trái mãng cầu
Cong giống móc câu
Chuối già, chuối sứ.
( Sưu tầm tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố cho trẻ 5-6 tuổi)
Đồng dao: 
 Dung dăng dung dẻ
	 Dắt trẻ đi chơi
	 Đến cổng nhà trời
	 Lạy cậu lạy mợ
	 Cho cháu về quê
 Cho Dê đi học

Cho cóc ở nhà 
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây.
( Sưu tầm tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố cho trẻ 5-6 tuổi)
- Để cảm thụ được tốt ngôn ngữ của bài thơ tôi chú trọng cách thể hiện nhịp điệu, âm điệu sắc thái của bài bài thơi, cho trẻ đọc bài thơ diễn cảm.
Ví dụ: 	 Bài “ Chổi ngoan” 
	Sáng ra chổi đã quét nhà
	Đến chiều chổi lại theo bà quét sân
	Ước gì bé lớn thật nhanh
	Để bé cùng chổi quét san đỡ bà.
( Sưu tầm tuyển tập thơ ca, câu đố cho trẻ mầm non )
 - Thể thơ lục bát 6/8, nhịp điệu 2/2/2 giọng thơ nhẹ nhàng êm dịu.
2.2.3 Hoạt động góc
- Tôi cho trẻ thăm quan giới thiệu về các góc chơi của lớp.
* Trò chuyện thỏa thuận vai chơi
	+ Các con thấy các góc chơi như thế nào? Bạn nào kể tên lớp mình có những góc chơi nào? Ai thích chơi ở góc xây dựng? (Bác sĩ, bán hàng, học tập,tạo hình) ?
	+ Hôm nay, các bác thợ xây gì? ( Các bác sẽ xây trường như thế nào)?
- Sau đó tôi cho trẻ về góc chơi của mình.
* Trẻ chơi
- Trong khi chơi cô quan sát và dàn xếp góc chơi
- Góc nào trẻ lúng túng cô có thể chơi cùng và giúp cho trẻ hoạt động tích cực hơn.
- Đặc biệt, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi giúp cho trẻ được giao lưu, trò chuyện cùng nhau, tạo được sự đoàn kết trong các góc chơi, nhóm chơi với nhau.
Ví dụ: Chủ đề : Tết và mùa xuân
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Tôi và trẻ hát: Mùa xuân đến rồi
- Trò chuyện theo chủ đề tết nguyên đán
Hoạt động 2: Nội dung
	- Tôi giới thiệu cho trẻ các góc chơi của ngày hôm nay
* Thỏa thuận chơi
	- Khi trẻ vào buổi chơi tôi hỏi con chơi ở nhóm chơi gì đây?
	- Góc phân vai định chơi trò chơi gì? 
	+ Gia đình đón tết như thế nào? ( Cần làm những công việc gì? Đi đến đâu để mua thực phẩm?....)
* Góc xây dựng: Phải xây như thế nào? 
* Góc nghệ thuật : các con sẽ làm gì?
	- Trong quá trình chơi tôi quan sát trẻ chơi, kết hợp các câu hỏi gợi mở: Con đang làm gì vậy? Vì sao? Làm bánh như thế nào? Con cần những nguyên liệu gì để làm bánh chưng ?
	- Tôi tạo sự liên kết giữa các nhóm chơi để trẻ được giao tiếp, trò chuyện với nhau. Đặc biệt tôi để trẻ tự thể hiện vai chơi của mình với cách dùng các đại từ nhân xưng như “ tôi” để thể hiện vai chơi mà trẻ đảm nhận? Bác thợ xây làm gì vậy? Nhóm thợ của bác hôm nay làm gì? 
Hoạt động 3: Nhận xét - kết thúc
- Tôi nhận xét khuyến khích trẻ bằng từ tốt, “chưa tốt” chứ không dùng từ “ không tốt” hoặc “không biết chơi”.
2.2.4. Hoạt động ngoài trời
	-Tôi hướng dẫn trẻ nhận biết các bộ phận của hoa bằng những câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời câu đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ như:
	Ví dụ: Quan sát hoa hồng
	+ Đây là cái gì? - Bông hoa hồng ạ!
	+ Bông Hoa hồng có màu gì? – Hoa hồng có màu (đỏ, trắng, vàng) ạ!
- Cô cho trẻ nêu nhận xét của mình về hoa hồng bằng sự cảm nhận của mỗi trẻ.
	+ Các con thấy bông hoa hồng như thế nào? 
	+ Hoa hồng dùng để làm gì?
 - Tôi cùng trẻ trò chuyện bằng sự cảm nhận thực của trẻ. 
Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với đọc và viết của trẻ 
	- Phát triền ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với đọc và viết tôi sử dụng cho trẻ trong hoạt động chơi tự do và trên tiết học.
3.1. Hoạt động chơi
* Nối hình: 
	Tôi sử dụng các hình vẽ hoặc từ chỉ tên các hiện tượng, sự vât có liên quan với nhau theo từng cặp và yêu cầu trẻ ghép đôi “nối hình” các sự vật, hiện tượng đó theo mối liên hệ phù hợp.
Ví dụ: 
 Bàn chải à kem đánh răng
	 Bát à đũa
 
 Mẹ à bé gái
	Bố à bé trai

*Hành trình du lịch: 
	Tôi chuẩn bị tranh, ảnh minh họa một hoạt động nào đấy của trẻ . Viết lời cho các tranh đó, treo lên tường. Yêu cầu trẻ ghép thẻ chữ với tranh truyện theo chiều từ trái qua phải phù hợp với nội dung tranh theo thứ tự diễn ra các sự kiện
Ví dụ: Chuyện đi đến trường mầm non.
Mai đi ra khỏi nhàà Bố đưa mai đi họcà Mai gặp bác Minh đang đi làmà Mai chào Bác: Cháu chào bác ạ!à Mai và bố đi qua ngã tư đường phốàcuối cùng đã đến trường mầm non àMai chào bố và vào lớp cùng cô giáo.
 - Chính lúc đó trẻ bắt đầu tư duy xem mình cần chọn tranh nào? Ghép vào vị trí nào sao cho phù hợp? Trẻ quan sát trình tự gian Mai đi từ nhà đến trường? à ngẫu nhiên tôi đang cung cấp vốn từ cho trẻ. 
* Các hoạt động với sách ( tổ chức tại góc)
	Các hoạt động ở các góc trong môi trường chữ viết phong phú
	Tôi sẽ tổ chức tại “góc học tập” cho trẻ khảo sát thực trạng của sách lớp mình, phân loại sách nào dùng được, sách nào không để sửa chữa lại và cho trẻ tiến hành sửa chữa lại như: Vẽ bìa cho sách, bổ sung các trang sách bị mất, lấy băng dính dán lại các trang sách bị rách, vuốt phẳng lại các trang sách bị gấp, bị quăn. Sau đó cho trẻ xếp lên giá sách quy định tại chỗ để cho trẻ dán kí hiệu nhận biết vào sách. Cùng trẻ thảo luận và viết nội quy cho “góc sách truyện” và sẽ có huy chương trao tặng cho người yêu sách.
	- Tổ chức các hoạt động vui nhộn, sôi động và có những cái tên hay, thú vị như :
	- Ngày hội của sách: Khách mời là chính các trẻ nhỏ, các bạn cùng lớp bên cạnh hoặc các em nhỏ lớp bé hơn đến thăm quan, trao đổi, trẻ giới thiệu góc sách của lớp mình với các hoạt động “ đọc” truyện cho các bạn, các em nghe hoặc là đóng kịch theo một tác phẩm văn học nào đó mà trẻ thích.
	- Quyển sách của tôi: Tổ chức cho trẻ tự làm hoặc làm việc theo nhóm. Tập hợp các bức tranh lại và kèm với lời hoặc tranh minh họa do trẻ tự sáng tác theo một chủ đề nào đấy với sự giúp đỡ của giáo viên đóng lại thành quyển và để lên giá sách.
- Tại góc phân vai: Chuẩn bị sách vở, tranh truyệncó liên quan đến chữ viết để trẻ sử dụng các trò chơi, khuyến khích trẻ có sự trải nghiệm với việc đọc và viết.
Ví dụ:
- Góc chơi nhà hàng ăn uống: 
	+ Trên tường góc chơi treo bảng hiệu tên và biểu tượng của nhà hàng ( Nhà hàng mùa xuân) trên bàn có thực đơn, sổ ghi chép với các đồ chơi.
	Phục vụ bàn: Bác xem thực đơn gọi món ah!
	Khách hàng: Để tôi xem thực đơn nào. Cho tôi một cốc nước cam vắt, một cốc sinh tố xoài.
	Phục vụ bàn: Xin lỗi bác, cửa hàng hết sinh tốt xoài rồi ạ!
	Khách hàng: Vậy cho tôi một cốc sinh tố dua hấu nhé!
	Phục vụ bàn: Vâng ạ, bác chờ chút ạ!
Vậy là sau khi có thực đơn à nhân viên phục vụ bàn sẽ vờ ghi vào sổ bằng các nét nghệch ngoạc)àCảnh chơi này cho thấy trẻ đóng vai khách hàng thể hiện hành vi đọc ban đầu( nhìn thực đơn và gọi đồ uống), còn trẻ đóng vai phục vụ cũng thể hiện hành vi viết ban đầu ( viế lại yêu cầu của khách hàng vào sổ)
* Các hoạt động với bảng thông minh
	- Tôi đã sử dụng nguyên vật liệu có sẵn như bảng từ của lớp, bìa cattong

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho.doc