Một là: đổi mới phương pháp dạy của giáo viên bằng cách tổ chức cho HS tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức qua bài học.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập cho học sinh một cách sỏng tạo. Có thể tầm nhận thức sâu xa của các em chưa có,các em chưa thực sự hiểu hết được môn học là rất cần thiết, nhưng phần nào các em đó thấy được môn luyện từ và câu giúp các em hiểu sâu hơn về vốn từ, cách dùng từ trong văn cảnh hướng tới sự lĩnh hội tri thức,cũng như phương pháp để đạt tri thức đó.Để làm tốt, giáo viên cần biết cách tổ chức giờ dạy để học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức sau mỗi bài học,luôn đổi mới phương pháp trong giảng dạy bằng các phương pháp dạy học tích cực đó là: Phương pháp giao tiếp, phương pháp trò chơi, phương pháp sắm vai. với mục đích" kích thích được hứng thú để các em độc lập tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức.
Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài để lường trước những tình huống phát sinh nhằm giúp các em tìm tòi, khám phá bài học.Thông qua tài liệu, căn cứ vào trình độ học sinh của lớp mình, Giáo viên chủ động thay thế, bổ sung hoặc điều chỉnh số lượng bài tập, thay đổi câu hỏi sao cho ngắn gọn, đơn giản phù hợp từng đối tượng HS trong lớp.Muốn làm được điều đó, giáo viên phải nắm được trình độ cụ thể của học sinh, hiểu được các yêu cầu,chỉ dẫn hoạt động của tài liệu để kịp thời có những thay đổi điều chỉnh phù hợp.Không những chỉ riêng ở thầy, mà trò phải là chủ thể của hoạt động dạy học. Trò không thụ động bằng nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức, mà học tích cực bằng hành động của chính mình.
"Hành để học" nhằm đạt mục tiêu "học để hành"
Trong hoạt động dạy học, Thầy là người đạo diễn, tổ chức cho trò biết cách hành động và hợp tác với bạn, với thầy để tự mình khám phá ra chân lý,cùng với cách ứng dụng chân lý trong cuộc sống nhằm mục đích duy nhất là hình thành và phát triển nhân cách lao động, tự chủ, năng động và sáng tạo.
Đến với một giờ Ngữ pháp "Câu ghép" (Tiếng Việt 5 - tập II) thì chúng ta thấy: Thoạt đầu, giáo viên đưa ra ngữ liệu để học sinh phân tích và nhận ra dấu hiệu có trong ngữ liệu. Bằng những câu hỏi gợi mở, giáo viên cho học sinh tìm ra bài học và học sinh lấy được ví dụ làm sáng tỏ nội dung bài học dưới hình thức: Thảo luận nhóm, trao đổi cặp đôi trong nhóm và trình bày ý kiến trước lớp. GV là người định hướng cho các em bày tỏ quan điểm của mình trước lớp, hướng các em tiến đến mục tiêu chính của vấn đề cần đặt ra đó chính là mục tiêu của bài.
Đến phần luyện tập: Giáo viên tổ chức linh hoạt giữa hoạt động cá nhân và tập thể, nhằm kích thích, khơi dậy ở các em hứng thú học tập bằng những việc như: Thường xuyên động viên, biểu dương khen ngợi trước lớp khi các em hoàn thành sớm bài tập,tạo điều kiện cho các em bày tỏ quan điểm trước lớp, yêu cầu nhiều cá nhân trong lớp cùng chia sẻrồi ngợi khen theo từng mức độ đạt được theo sự tiến bộ của HS;tránh những từ ngữ biểu lộ sự chê bai, thiếu tôn trọng HS.
ia các hoạt động học tập và thực sự hứng thú học tập bộ môn.Có thể khẳng định rắng, các giải pháp nêu trong sáng kiến của tôi có thể áp dụng trong các nhà trường khi dạy phân môn Luyện từ và câu đem lại hiệu quả cao. Nó phát huy vai trò của người học và phù hợp với mọi đối tượng HS khi triển khai áp dụng. Và điều quan trọng tôi muốn khẳng định ở đây chính là các giải pháp nêu trên hoàn toàn phù hợp với việc đổi mới cách dạy và cách học theo tinh thần Nghị quyết số 29/ NQTƯ về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng phát huy vai trò người học với phương châm: Thầy thiết kế- Trò thi công sáng tạo. - Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụngsáng kiến. Số TT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi áp dụng sáng kiến 1 Đào Thị Thanh Thu Trường TH Gia Khánh A- Bình Xuyên- VP Lớp chủ nhiệm 5A 2 Tổ 4+5 Trường TH Gia Khánh A- Bình Xuyên- VP Khối lớp 4 : 116 HS Khối lớp 5: 106 HS 3 GV tổ 4+5 Trường TH Gia Khánh A- Bình Xuyên- VP 10 Giáo viên Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Gia Khánh, ngày 15 tháng1 năm 2019. NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Mẫu số5 Họ và tên, chữ kí người chấm điểm Điểm Mã Người thứ 1.. Người thứ 2. - Tên sáng kiến: "Một số biện pháp phát huy sự hứng thú, tính tích cực của học sinh trong dạy môn luyện từ và câu ở lớp 4+5 đạt hiệu quả ". - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Có thể khẳng định rằng quá trình Giáo dục đem lại cho con người sự hiểu biết, vốn sống, vốn kiến thức phong phú,làm hành trang giúp chúng ta bước vào cuộc sống. Mục đích của giáo dục chính là làm cho học sinh hứng thú, thích hoạt động để từ đó say sưa học tập. Có thể nói rằng hứng thú học tập là động lực thúc đẩyquá trình dạy học đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Hứng thú được bắt đầu từ nhu cầu mà ra. Bởi vì để tồn tại và phát triển thì cá nhân phải biết đòi hỏi ở môi trường xung quanh những cái cần thiết không thể thiếu. Sự đòi hỏi ấy được gọi là nhu cầu. Nhu cầu biểu lộ sự gắn bó của cá nhân đối với thế giới xung quanh và sự phụ thuộc của cá nhân vào thế giới đó. Hứng thú học tập chính là nhu cầu của cá nhân đối với môn học. Cá nhân học sinh có thích học môn đó hay không? có chú ý nghe giảng hay không? Đó chính là biểu hiện minh chứng rằng: học sinh có hứng thú với môn học này hay không? Hứng thú có ảnh hưởng tích cực tới kết quả học tập của học sinh. Nếu học sinh thực sự yêu thích môn học, chăm chú nghiên cứu học tập, nghĩa là có hứng thú với môn học thì nhất định kết quả môn học đó sẽ cao, sẽ tốt. Qua việc tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập tôi thấy rằng: hứng thú học tập có tác dụng tích cực đối với kết quả học tập của học sinh. Không có hứng thú học tập thì không thể có kết qủa cao. Chúng ta thấy chỉ ngay những câu trả lời hồn nhiên, trẻ con nhưng đằng sau câu trả lời ấy, mỗi chúng ta phải quan tâm rằng: Vì sao học sinh lại thích học môn đó? Trong các môn học bậc tiểu học, phần đa học sinh chưa hứng thú học môn Tiếng Việt nhất là phần luyện từ và câu. Có thể đây là phân môn khó, kiến thức đa dạng phong phú được coi là lý do khách quan mà các em chưa hứng thú học tập. Lý do cơ bản có lẽ thuộc về cách dạy của người thầy. Thầy chưa truyền cảm hứng cho HS trong giờ học; chưa phát huy được tính sáng tạo của người học qua đổi mới cách dạy, cách học. Chính vì lẽ đó tôi đã lựa chọn "Một số biện pháp phát huy sự hứng thú, tính tích cực của học sinh trong dạy môn luyện từ và câu ở lớp 4+5 " để nghiên cứu. Nội dung chính của sáng kiến là đi tìm hiểu cơ sở lí luận của hứng thú học tập, nghiên cứu thực trạng việc ham thích học phân môn Luyện từ và câu của HS lớp 4+5, các yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa ra biện pháp phát huy tính tích cực, sự hứng thú của HS qua dạy và học phân môn Luyện từ và câu. Để thực hiện sáng kiến này có hiệu quả, tôi đã vận dụng các giải pháp sau đây: Một là: đổi mới phương pháp dạy của giáo viên bằng cách tổ chức cho HS tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức qua bài học. Phương pháp giảng dạy của giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập cho học sinh một cách sỏng tạo. Có thể tầm nhận thức sâu xa của các em chưa có,các em chưa thực sự hiểu hết được môn học là rất cần thiết, nhưng phần nào các em đó thấy được môn luyện từ và câu giúp các em hiểu sâu hơn về vốn từ, cách dùng từ trong văn cảnh hướng tới sự lĩnh hội tri thức,cũng như phương pháp để đạt tri thức đó.Để làm tốt, giáo viên cần biết cách tổ chức giờ dạy để học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức sau mỗi bài học,luôn đổi mới phương pháp trong giảng dạy bằng các phương pháp dạy học tích cực đó là: Phương pháp giao tiếp, phương pháp trò chơi, phương pháp sắm vai.. với mục đích" kích thích được hứng thú để các em độc lập tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài để lường trước những tình huống phát sinh nhằm giúp các em tìm tòi, khám phá bài học.Thông qua tài liệu, căn cứ vào trình độ học sinh của lớp mình, Giáo viên chủ động thay thế, bổ sung hoặc điều chỉnh số lượng bài tập, thay đổi câu hỏi sao cho ngắn gọn, đơn giản phù hợp từng đối tượng HS trong lớp.Muốn làm được điều đó, giáo viên phải nắm được trình độ cụ thể của học sinh, hiểu được các yêu cầu,chỉ dẫn hoạt động của tài liệu để kịp thời có những thay đổi điều chỉnh phù hợp.Không những chỉ riêng ở thầy, mà trò phải là chủ thể của hoạt động dạy học. Trò không thụ động bằng nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức, mà học tích cực bằng hành động của chính mình. "Hành để học" nhằm đạt mục tiêu "học để hành" Trong hoạt động dạy học, Thầy là người đạo diễn, tổ chức cho trò biết cách hành động và hợp tác với bạn, với thầy để tự mình khám phá ra chân lý,cùng với cách ứng dụng chân lý trong cuộc sống nhằm mục đích duy nhất là hình thành và phát triển nhân cách lao động, tự chủ, năng động và sáng tạo. Đến với một giờ Ngữ pháp "Câu ghép" (Tiếng Việt 5 - tập II) thì chúng ta thấy: Thoạt đầu, giáo viên đưa ra ngữ liệu để học sinh phân tích và nhận ra dấu hiệu có trong ngữ liệu. Bằng những câu hỏi gợi mở, giáo viên cho học sinh tìm ra bài học và học sinh lấy được ví dụ làm sáng tỏ nội dung bài học dưới hình thức: Thảo luận nhóm, trao đổi cặp đôi trong nhóm và trình bày ý kiến trước lớp. GV là người định hướng cho các em bày tỏ quan điểm của mình trước lớp, hướng các em tiến đến mục tiêu chính của vấn đề cần đặt ra đó chính là mục tiêu của bài. Đến phần luyện tập: Giáo viên tổ chức linh hoạt giữa hoạt động cá nhân và tập thể, nhằm kích thích, khơi dậy ở các em hứng thú học tập bằng những việc như: Thường xuyên động viên, biểu dương khen ngợi trước lớp khi các em hoàn thành sớm bài tập,tạo điều kiện cho các em bày tỏ quan điểm trước lớp, yêu cầu nhiều cá nhân trong lớp cùng chia sẻrồi ngợi khen theo từng mức độ đạt được theo sự tiến bộ của HS;tránh những từ ngữ biểu lộ sự chê bai, thiếu tôn trọng HS. Hai là: Thông qua hoạt động đóng vai, trò chơi học tập để tạo hứng thú học tập cho HS. Trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu thường được sử dụng khởi động để giới thiệu bài, để thư giãn hay để truyền tải một kiến thức nào đó hoặc để kết thúc bài học. Phần khởi động tạo hứng thú để vào bài học giáo viên định hướng cho ban văn nghệ lên tổ chức hát bài hát hay chơi trò chơi có nội dung liên quan đến kiến thức bài học. Kết thúc bài hát giáo viên đặt vấn đề dẫn dắt vào bài học. Để kiểm tra xem học sinh đã có kĩ năng đọc bài tốt chưa có thể tổ chức cho các em thi đọc bài, bình chọn bạn đọc hay nhất. Vì đặc điểm hồn nhiên và hiếu động của trẻ nên việc tổ chức trò chơi học tập sẽ làm cho các em thấy vui mà học, học mà chơi, chơi mà học. Hứng thú học tập của các em học sinh còn có sự xuất phát từ nhu cầu nhận thức, thực chất là nhu cầu vận động của học sinh nhằm hướng tới sự lĩnh hội tri thức cũng như phương pháp làm để đạt tri thức đó. Học sinh có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, có khát vọng hiểu biết, tạo nên hứng thú ở bước đầu là cơ sở cho sự thành công ở các giai đoạn sau: Nếu như với học sinh lớp 1, hứng thú của các em xoay quanh nhu cầu tìm hiểu, trả lời câu hỏi: "Cái đó là gì?" thì đến với lớp 5, hứng thú của các em được tạo ra từ nhu cầu cần giải quyết các câu hỏi "tại sao?" "như thế nào". Ví dụ: Khi đọc cuốn truyện tranh: Học sinh lớp 1 thích thú với các nhân vật xem: Ai đẹp; ai xấu? Nhưng học sinh lớp 5 hứng thú với việc tìm hiểu nhân vật về tính cách, gia đình và tình tiết trong truyện. Chẳng hạn như câu chuyện"Phùng Hưng giết hổ" (Truyện đọc lớp 5): Các em luôn quan tâm tìm hiểu về tính cách của Phùng Hưng? Vì sao Phùng Hưng lại giết được con hổ rất hung hãm? Vì sao Phùng Hưng lại được những người thợ săn và dân làng rất khâm phục? Ví dụ: Dạy bài ngữ pháp "Tính từ" (Tiếng Việt 5 - tập I): Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi đóng vai ở phần củng cố bài: 4 em lên đóng vai: Hoạt động 1: Học sinh 1: Tính từ chỉ màu sắc Học sinh 2: Tính từ chỉ khối lượng Học sinh 3: Tính từ chỉ hình thể Học sinh 4: Tính từ chỉ phẩm chất. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn cách chơi. Học sinh 1 mang vai "tính từ chỉ màu sắc"núi: Tớ là xanh, đỏ, tím, vàng. Vậy đố các bạn biết: tớ là tính từ chỉ gì? Học sinh 1 có thể chỉ bất kỳ bạn nào trong lớp trả lời. Qua sự đóng vai đó đã giúp các em có kĩ năng giao tiếp, giúp cho các em tập nói năng, lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Đồng thời tập cho các em nói trước đám đông. Làm được như vậy, giờ học sẽ có hiệu quả cao,học sinh thích thú, hứng thú học tập, đáp ứng mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt đó là "Giao tiếp có hiệu quả". Đúng như vậy,có hứng thú nhận thức thì mới có hứng thú học tập. Nếu thiếu đi nhu cầu nhận thức thế giới xung quanh, thì không thể có hứng thú và khi đó hiệu quả học tập sẽ rất thấp. Đặc điểm của học sinh Tiểu học là tạo ra không khí sôi nổi, say mê, thi đua căng thẳng để cho tất cả học sinh đều muốn thể hiện hết khả năng của mình trước thầy cô bạn bè. Các em coi
Tài liệu đính kèm: