Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh ở trường Mầm non Liên Bảo

Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh ở trường Mầm non Liên Bảo

Tôi luôn tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, trẻ cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, trẻ cảm thấy an toàn, yêu trường lớp. Cô cũng như mẹ giúp cho trẻ có thể chuyện trò, giải đáp giúp cho trẻ muôn nghìn câu hỏi vì sao lại thế? Tại sao lại như vậy? Con lớn lên như thế nào?. Bộc lộ cảm xúc, mong muốn của mình như:

- Vì sao con buồn như vậy?

 + Bạn An không chơi với con!

- Hay như trẻ thắc mắc?

 + Tại sao lại có ngày và đêm ạ?

- Trẻ tự tin khi được thể hiện mong muốn:

 + Con muốn mẹ mua cho 1 cây hoa hồng để con trồng cho đẹp!

- Trẻ thích thú khi nói đến ước mơ làm nghề gì:

 + Con ước mơ làm bác sĩ để khám chữa bệnh cho mọi người ạ!

 Ngoài ra tôi tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ cô giáo trong trường, các bạn nhỏ lớp khác để trẻ được tiếp xúc, giao tiếp và thể hiện mình trước đám đông. Trẻ quan sát được mọi thứ xung quanh, trẻ tri giác vật thật, các hoạt động thật, có những tình huống xảy ra mà yêu cầu trẻ phải phản ứng nhanh điều này giúp cho trẻ phải suy nghĩ thật nhanh để tìm ra cách giải quyết vấn đề

 Tôi cũng hướng dẫn trẻ biết cách quan sát khám phá những điều thú vị đó từ chính những gì trẻ thấy và nhận biết được như:

 + Tại sao các xe ô tô tham gia giao thông phải xi nhan khi sang đường?

 + Vì sao cây cối lại rụng lá vào mùa đông và đâm trồi nảy lộc vào màu xuân?

 Việc tạo cho trẻ làm quen với môi trường xã hội nhằm giúp cho trẻ tri giác được nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ không còn cảm thấy xa lạ mà tất cả “ xã hội” to lớn đó đã được thu hẹp lại qua sự hiểu biết của trẻ. đó là những gì gần gũi, quen thuộc nhất với đời sống thực tế của trẻ.

 

doc 25 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 80Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường xung quanh ở trường Mầm non Liên Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 không chỉ mang lại hiệu quả tuyên truyền cao mà nó còn giúp cho trẻ thêm yêu trường lớp, thêm yêu những gì xung quanh.
	Do diện tích sử dụng của trường tôi còn chật hẹp nên để trẻ chơi được hết thì rất là khó. Vì vậy, tôi đã cùng với các giáo viên trong trường sắp xếp và xây dựng khu vực “vườn cổ tích” với các bức tượng của các nhân vật cổ tích như: Tấm Cám, Thánh Gióng theo một khung cảnh thiên nhiên có sẵn với cây cối và những cây hoa xếp xen kẽ trẻ như được sống cùng với những nhân vật không còn là sách vở qua lời kể của cô giáo mà trẻ đã được nhìn thấy, sờ thấy qua lăng kính của khu vườn cổ tích. Điều này giúp cho trẻ biết gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như có góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.
1.3. Môi trường xã hội 
	Tôi luôn tạo cho trẻ tâm lí thoải mái, trẻ cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, trẻ cảm thấy an toàn, yêu trường lớp. Cô cũng như mẹ giúp cho trẻ có thể chuyện trò, giải đáp giúp cho trẻ muôn nghìn câu hỏi vì sao lại thế? Tại sao lại như vậy? Con lớn lên như thế nào?... Bộc lộ cảm xúc, mong muốn của mình như: 
- Vì sao con buồn như vậy?
	+ Bạn An không chơi với con! 
- Hay như trẻ thắc mắc?
	+ Tại sao lại có ngày và đêm ạ?
- Trẻ tự tin khi được thể hiện mong muốn:
	+ Con muốn mẹ mua cho 1 cây hoa hồng để con trồng cho đẹp!
- Trẻ thích thú khi nói đến ước mơ làm nghề gì:
	+ Con ước mơ làm bác sĩ để khám chữa bệnh cho mọi người ạ!
	Ngoài ra tôi tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ cô giáo trong trường, các bạn nhỏ lớp khác để trẻ được tiếp xúc, giao tiếp và thể hiện mình trước đám đông. Trẻ quan sát được mọi thứ xung quanh, trẻ tri giác vật thật, các hoạt động thật, có những tình huống xảy ra mà yêu cầu trẻ phải phản ứng nhanh điều này giúp cho trẻ phải suy nghĩ thật nhanh để tìm ra cách giải quyết vấn đề
 	Tôi cũng hướng dẫn trẻ biết cách quan sát khám phá những điều thú vị đó từ chính những gì trẻ thấy và nhận biết được như: 
	+ Tại sao các xe ô tô tham gia giao thông phải xi nhan khi sang đường?
	+ Vì sao cây cối lại rụng lá vào mùa đông và đâm trồi nảy lộc vào màu xuân?
	Việc tạo cho trẻ làm quen với môi trường xã hội nhằm giúp cho trẻ tri giác được nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ không còn cảm thấy xa lạ mà tất cả “ xã hội” to lớn đó đã được thu hẹp lại qua sự hiểu biết của trẻ. đó là những gì gần gũi, quen thuộc nhất với đời sống thực tế của trẻ.
Biện pháp 2: Làm quen với môi trường xung quanh thông qua các hoạt động trải nghiệm 
2. 1. Làm quen với môi trường xung quanh thông qua hoạt động thực tế
 	Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non nên giờ chơi của trẻ ở trường mầm non chiếm nhiều thời gian và có tác dụng rất lớn trong việc phát triển nhận thức của trẻ. Trong quá trình tham gia các hoạt động thực tế, trải nghiệm cuộc sống trẻ có điều kiện khám pha những điều mà có thể trẻ chưa biết.
	- Thông qua hoạt động văn hóa văn nghệ, trải nghiệm cuộc sống vui tết trung thu, làm bánh trôi bánh nổi ngày 3-3 trẻ được “ học mà chơi, chơi mà học” bằng cách khám phá về những hoạt động xung quanh cuộc sống hàng ngày, những hoạt động của mọi người, của xã hội diễn ra, các nhu cầu của cuộc sống, ... điều nay trẻ được thực tế và thể hiện mình thông qua buổi thăm quan.
	- Ngoài địa điểm tổ chức trong trường, tôi còn cho trẻ thăm quan, là những nơi gần gũi như: thăm quan chung cư, thăm quan trường tiểu học, thăm quan di tích lịch sử Đình Láp, thăm quan khu dân cư gần trường, thăm quan các cơ quan gần kề với trường, xưởng sản xuất chế biến bỏng ngô, bỏng gạo, của hàng bán hàng tạp hóa
	+Tôi chủ yếu để cho trẻ tự khám phá, tìm hiểu những gì mà trẻ thích, không gò bó ép buộc trẻ phải làm theo cô. Sau đó trẻ sẽ tự miêu tả, kể chuyện 
lại về chuyến thăm quan, dã ngoại đó theo trình tự thời gian với các hình ảnh ấn tượng và đặc sắc nhất mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy
- Sau buổi thăm quan tôi khái quát lại để trẻ kể được như:
Ví dụ : Thăm quan xưởng sản xuất làm bỏng ngô, bỏng gạo:
	+ Hôm nay các con được đi đâu?
	+ Xưởng sản xuất làm ra sản phẩm gì?
	+ Bạn nào kể lại cho cô và các bạn nghe con đã quan sát được gì?
	+ Để làm ra đuộc chiếc bỏng ngô cần trải qua những công đoạn nào?
	Thông qua địa điểm và hình thức thăm quan như vậy, trẻ lớp tôi rất thích thú. Khi về nhà trẻ sẽ nói chuyện với bố mẹ và mạnh dạn thể hiện được những cảm xúc, cảm nghĩ của mình qua chuyến thăm quan dã ngoại cùng cô giáo ngày hôm đó. Điều này sẽ giúp cho trẻ khắc sâu kiến thức, có hiểu biết về các nghề trong xã hội và giáo dục cho trẻ yêu quý các sản phẩm nghề 
2.2. Khám phá khoa học thông qua các hoạt động thí nghiệm 
- Khám phá khoa học thông qua hoạt động thí nghiệm được trẻ quan sát rất kĩ và hứng thú thực hành
- Nguyên vật liệu và những thí nghiệm tôi luôn chọn nó gần gũi, có trong thực tế xung quanh giúp cho trẻ dễ làm, dễ thực hiện thông qua đó hình thành cho trẻ tư duy trực quan sinh động.
Thí nghiệm 1: Làm mưa
* Mục đích: Giúp cho trẻ biết quá trình tạo mưa
* Chuẩn bị: Cốc thủy tinh có nắp đậy, nước nóng, một vài viên đá lạnh.
* Tiến hành:
- Tôi đổ nước nóng vào cốc thủy tinhàcho trẻ quan sát và nhận xét điều gì xảy ra ( nước bốc hơi).
- Tôi đậy nắp cốc nước và để vài viên đá lạnh lên nắp cốc nướcàcho trẻ quan sát điều gì xảy ra ( nước ngưng tụ thành giọt)à tiếp tục cho trẻ quan sát đến lúc nước bốc hơi ngưng tụ lại thành giọt nước và rơi trở lại cốc
à Qua thí nghiệm giải thích cho trẻ hiểu một cách đơn giản nhất về hiện tượng mưa: Đó là do nước bốc hơi ngưng tụ lại và tạo thành mưa mà trẻ vẫn thường thấy trong tự nhiên.
Thí nghiệm 2: Khám phá vật chìm - nổi
* Mục đích: Nhận biết và phân biệt được một số đồ vật nổi được hoặc chìm dưới nước.
* Chuẩn bị: - Chậu đựng nước sạch
	- Một số vật bằng nhựa: ( Bóng nhựa, cốc nhựa).một số vật bằng sắt - inox ( chìa khóa, thìa inox) đồ vật bằng chất liệu khác ( viên sỏi, cốc thủy tinh)
* Tiến hành:
- Chia trẻ thành 2-3 nhóm nhỏ từ 5-6 trẻ để làm thí nghiệm và quan sát cho dễ dàng.
- Cho trẻ trao đổi với nhau về độ nặng - nhẹ của vật khi cầm trên tay. 
	+ Nhóm của con có những đồ vật gì?
	+ Con có nhận xét gì về các đồ vật này?
	+ Con hãy dự đoán xem vât nào nổi? vật nào chìm? Khi cho vào nước.
- Cho các nhóm thực hành thí nghiệm và quan sát điều xảy ra với các vật đó
	à Qua thí nghiệm trẻ sẽ biết được những vật nào nổi vật nào chìm khi cho vào nước và giải thích được hiện tượng: vì sao vật này nổi( vật nhẹ) vật kia chìm ( vật nặng). 
Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua các hoạt động học 
3.1. Hoạt động trên tiết học 
	Đây là hình thức chủ đạo nhằm cung cấp kiến thức, hiểu biết cho trẻ về sự vật - hiện tượng đồng thời phát triển và rèn luyện kỹ năng cho trẻ, trong đó có nhận xét, so sánh là kỹ năng chủ yếu.
	Để tổ chức các hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh được phong phú mà trẻ tích cực tham gia tôi đã sử dụng vật thật ( nếu đối tượng trên tiết học là đồ vật, thực vật và những con vật gần gũi) tranh ảnh, mô hình (nếu đối tượng là động vật, chủ đề nghề nghiệp, phương tiện giao thông, các hiện tượng tự nhiên). Ngoài ra tôi cũng cần phải chuẩn bị các bài hát, bài thơ, câu đố,  kết hợp với việc cho trẻ quan sát, so sánh, phâm nhóm, trải nghiệm giải quyết vấn đề
Ví dụ1: Hoạt động học: phân biệt một số bộ phận trên cơ thể
chức năng và hoạt động của chúng.
*Gây hứng thú
- Cho trẻ hát và vận động theo bài “Hãy xoay nào”.
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài
* Bài mới
	Tôi tặng cho mỗi trẻ một chiếc gương và soi ( để trẻ được thực nghiệm bằng hình ảnh thật của mình) đàm thoại cùng với trẻàđiều này giúp cho trẻ nhìn thấy, sờ thấy, tri giác thấy các bộ phận trên cơ thể mình mà không cần cô phải giới thiệu.
	 Trẻ tập trung chú ý soi gươngàquan sát các bộ phận theo sự hướng dẫn của côà nhận xét thực tế mà trẻ thấy đặc điểm của các bộ phậnàKết quả: Khi cô đặt câu hỏi thì trẻ trả lời được rất nhanh và chính xác.
* Trò chơi củng cố
	 Mỗi trẻ một bức tranh gồm 2 nhóm với các hình ảnh: nhóm 1: tai, mắt, mũi, miệng, tay, chân. Nhóm 2: Kính, khẩu trang, quần , áo, bánh, tai nghe. Cô yêu cầu trẻ nối hình sao cho phù hợp.
	àVới tiết học này trẻ được làm quen thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế với vật thật, được củng cố và khắc sâu kiến thức và giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ cơ thể thông qua trò chơi ghép đôi.
Ví dụ 2: Hoạt động học: Khám phá về mặt trời, mặt trăng và các vì sao
* Gây hứng thú
- Cho trẻ hát và vận động bài “Làm mây che nắng”
- Cô trò chuyện dẫn dắt vào bài
* Bài mới
	 Tôi tặng cho trẻ mũ mặt trời, mặt trăng, ngôi saoàQua đó trẻ nhìn thấy và tư duy khái quát được về hình ảnh minh họa mặt trời, mặt trăng, ngôi sao.
	 Cho trẻ xem hình ảnh, video, clip về các hiện tượng tự nhiên nàyàTrẻ quan sát trực quan các hình ảnh và tư duy lo gic cùng với các câu hỏi của côàTìm ra câu trả lời.
	 Cho trẻ so sánh mặt trời - mặt trăngàđưa ra các ý kiến nhận xét theo cảm nhận của mìnhàCô khái quát hóa lại để trẻ biết câu trả lời chính xác.
* Trò chơi củng cố
	Chia lớp thành 2 đội chơi: Đội 1: mặt trời, đội 2: mặt trăng. Thành viên của 2 đội sẽ lên chọn các hình ảnh hoạt động phù hợp với từng thời điểm ( ban ngày- ban đêm) sao cho phù hợp.
	à Tiết học này trẻ sẽ được khám phá môi trường tự nhiên qua hình ảnh, video. Kiến thức cung cấp cho trẻ đơn giản nhưng giúp được cho trẻ biết được câu hỏi: Vì sao có ngày có đêm? Tại sao các hoạt động hàng ngày lại diễn ra như vậy?
	 Với các tiết học hình thành khái niệm, biểu tượng sơ đẳng về các sự vật hiện tượng của tự nhiên và xã hội như: thế giới động vật, phương tiện giao thông, Đồ dùng trong gia đình, Sản phẩm lao động của nghề. 
	Tôi hướng dẫn trẻ tìm ra đặc điểm, đặc trưng chung của 1 nhóm đối tượng. Trên cơ sở đó, hình thành khái niệm sơ đẳng ( biểu tượng khái quát). Trong hoạt động học này tôi sử dụng kỹ năng so sánh và phân nhóm đối tượng đây là kỹ năng chủ yếu và cần thiết để phát triển tư duy cho trẻ.Tiết học này nhất thiết phải sử dụng các đồ dùng trực quan.
Ví dụ: Hoạt động học: Phân loại một số đồ dùng gia đình
* Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ đi

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho.doc