Một trong những yếu tố để xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn là yếu tố phù với đặc điểm hoạt động và tâm sinh lý của trẻ. Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã thống nhất trong BGH, Ban đại diện Cha mẹ học sinh có kế hoạch trồng cây xanh, hoa, tiểu cảnh xung quanh sân trường, cầu thang, khu vui chơi tôi treo và vẽ những hình ảnh đẹp, gần gũi với trẻ. Môi trường trong lớp và ngoài lớp được chỉ đạo thay đổi thường xuyên theo tháng, theo từng chủ đề cụ thể:
Xây dựng khuôn viên nhà trường: Khi xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất, tôi đã đề xuất với UBND thành phố, Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên để trao đổi với đơn vị thi công về việc quy hoạch khuôn viên nhà trường hài hòa với thiên nhiên: cân bằng diện tích xây dựng giữa sân vườn, sân chơi, tận dụng hướng gió mát, màu sắc hài hòa, sàn dễ vệ sinh.
Theo đó, cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo quy chuẩn về diện tích (lớp học, sân chơi, nhà VS. ). Nhà trường cũng hạn chế tường xây, cửa, vách ngăn. không cần thiết. Nhờ vậy, quang cảnh nhà trường hiện nay vô cùng thoáng đãng, rộng rãi.
Ở không gian sinh hoạt chung, nhà trường bố trí các thùng rác một cách khoa học và thuận tiện để bất cứ ai cũng có thể bỏ rác đúng nơi quy định, tránh xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tích cực trồng cây xanh trong khuôn viên sao cho phù hợp với diện tích hiện có, các loại cây được trồng phải đảm bảo về mặt an toàn cho trẻ, xanh mát, và được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, đảm bảo về măt mỹ quan. Công tác chăm sóc cắt tỉa được giao cho đội ngũ bảo vệ nhà trường thực hiện thường xuyên.
Sân chơi ngoài trời: Sân chơi ngoài trời của Nhà trường được trang bị 400m2 thảm cỏ, thỏa mãn nhu cầu vận động, tăng cường luyện tập các vận động cơ bản: đi- chạy- nhảy- bò- chui- leo- ném- thăng bằng (theo yêu cầu chương trình GDMN) và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ. Việc trang bị thảm cỏ giúp nâng cao mỹ quan của cảnh quan nhà trường, đồng thời giúp các con khi chơi các đồ chơi cao như thang leo,cầu trượt tránh cảm giác sợ hãi, an toàn hơn khi tiếp đất. Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, đồ chơi trên sân trường để kịp thời phát hiện và sửa chữa đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi vui chơi.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp các cây lớn, có bóng râm giúp trẻ thoải mái vận động trong những giờ hoạt động ngời trời.
rường cảnh quan xung quanh. Xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm về công tác bảo vệ môi trường, trông cây xanh, cây cảnh, hoa khu vực các lớp học, thường xuyên kiểm tra độ an toàn về đồ dùng, đồ chơi được trang bị để khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, nhà trường cũng yêu cầu Tổ trưởng chuyên môn của các nhóm tuổi chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát, nhắc nhở việc thực hiện quy định của Nhà trường về giữ gìn vệ sinh chung. Ngoài ra, nhà trường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động, các phong trào, các góc học tập, góc vui chơi về công tác bảo vệ môi trường như “Hưởng ứng ngày môi trường thế giới”, “Hưởng ứng Giờ Trái đất”, tổ chức Hội chợ Xuân, Hội chợ quê, các hội thi Sáng tạo đồ dùng đồ chơi từ phế liệu... lao động làm vệ sinh trường lớp, xây dựng không gian học tập tiếp cận với thiên nhiên... để nâng cao hiểu biết của đội ngũ CBGV cũng như học sinh trong nhà trường về công tác này, từ đó nâng cao ý thức của các cá nhân trong trường về việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn. Hình 1: Đồ dùng đồ chơi sử dụng các vật phẩm tái chế Thông qua hoạt động ngoại khoá của các tổ chuyên môn, các buổi họp hội đồng ...giúp giáo viên nhận thức tầm quan trọng của công tác xây dựng cảnh quan môi trường, đảm bảo an toàn cho trẻ đồng thời đưa nội dung này vào việc triển khai thực hiện tại lớp học. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục phát động. Đối với học sinh Việc rèn luyện ý thức xây dựng, bảo vệ cảnh quan môi trường của trẻ được lồng ghép trong mọi hoạt động của trẻ khi đến trường. Mục đích của công tác này là để trẻ phải có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến trường và thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Cụ thể, trong cả lúc học hay lúc chơi, trẻ cũng được học các bài học về môi trường sống, về cách thức bảo vệ môi trường sống... thông qua rất nhiều phương pháp khác nhau như nghe truyện, đọc thơ, trồng cây, tham gia chăm sóc cây, sử dụng đồ chơi tái chế ... Hình 2: Mô hình đồ chơi sử dụng vỏ sữa tái chế được sử dụng tại Nhà trường Cụ thể, mỗi chủ đề học tập của trẻ đều có thể lồng ghép nội dung xây dựng cảnh quan môi trường vào đó. Ví dụ: ở chủ đề bản thân tôi làm rõ cho trẻ hiểu để có một cơ thể khoẻ mạnh ta cần hít thở không khí trong lành, ăn uống đảm bảo đủ chất và không bị ngộ độcchủ đề trường mầm non thì lớp học phải sạch sẽ, gọn gàng và có bóng mát để cho các cháu ăn ngon- ngủ ngon- khoẻ mạnh, chẳng hạn chủ đề thế giới thực vật: trong hoạt động khám phá khoa học trẻ biết ích lợi của cây xanh và trẻ có ý thức bảo vệ, cũng như trồng cây để bảo vệ môi trường... Thông qua hoạt động tạo hình ở các chủ đề, tôi cho trẻ vẽ tranh về đề tài bảo vệ môi trường. Để có một bức tranh về môi trường phong phú trẻ cần phải biết không chỉ có rác thải mới làm ô nhiễm môi trường mà các dạng ô nhiễm môi trường là: ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường tiếng ồn. Với những dạng ô nhiễm đó, cần có những biện pháp nào để bảo vệ và giữ gìn môi trường một cách hợp lý. Để giúp trẻ có một số hành vi và thái độ bảo vệ môi trường, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ các hoạt động như sau: Nhặt lá làm sạch sân trường, chăm sóc cây, hoa, theo dõi sự phát triển của cây, lau chùi đồ dùng, đồ chơi, không xả rác bừa bãi nơi công cộng. Trong mọi hoạt động cô giáo luôn là tấm gương để trẻ noi theo, nên với việc dọn dẹp cho môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ - gọn gàng - đẹp, an toàn là điều giúp trẻ nhận thấy mình cũng cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn cho lớp học luôn là môi trường xanh - sạch - đẹp. Ngoài ra giáo viên luôn nhắc nhở trẻ phải có thói quen vứt rác vào thùng rác, khi thấy một vỏ nilon hay rác ở trong và ngoài lớp học, trên sân trường, cần có ý thức tự giác đem bỏ vào thùng rác hay đúng nơi quy định. Trong giờ ăn trẻ phải có thói quen ăn uống sạch sẽ, không rơi vãi và có hành vi văn minh trong ăn uống như không nói chuyện trong khi ăn. Sau khi ăn có thói quen dọn dẹp gọn gàng bàn, ghế vào nơi quy định. Đó là những thói quen rất đỗi bình thường nhưng đó chính là ý thức bảo vệ môi trường mình sống luôn sạch sẽ, gọn gàng. Có như vậy mới mong trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ở phạm vi rộng hơn. Ngoài ra để kiểm tra cũng như khắc sâu thêm ý thức về bảo vệ môi trường của mỗi trẻ trong lớp. Nhà trường đã nghiên cứu xây dựng góc thư viện để giáo viên chọn truyện và kể cho trẻ nghe những câu chuyện về bảo vệ môi trường và tổ chức cho trẻ xem tranh truyện về môi trường, đó là những câu chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của trẻ hoặc những người xung quanh. Có những câu chuyện rất bình thường như quét dọn nhà cửa, trường lớp, xóm làng sạch sẽ, không xả rác bừa bãi, giữ gìn nguồn nước Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa cho trẻ ở khu vui chơi với cát, nước, khu vườn hoa, vườn rau của bé, khu sinh thái để trẻ có cơ hội hòa mình với thiên nhiên và hiểu hơn về thiên nhiên, từ đó, yêu mến và có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường. Hình 3: Trải nghiệm của học sinh trường MN Hoa Sen tại Erahouse 7.1.2. Phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác xây dựng cảnh quan môi trường Để cảnh quan của nhà trường mỗi ngày càng xanh- sạch- đẹp, an toàn tôi đã chủ động phối hợp cùng phụ huynh trong công tác xây dựng cảnh quan môi trường bằng các biện pháp thiết thực, cụ thể: Nhà trường đã xây dựng và áp dụng mô hình “Cổng trường thông thoáng”. Theo đó, phụ huynh học sinh khi đến đưa, đón con cần xếp xe gọn gàng theo chỉ dẫn của đồng chí bảo vệ nhà trường, không được để quá vạch quy định. Nhờ đó, mặc dù số lượng trẻ rất đông, nhưng nhà trường vẫn luôn kiểm soát được việc đảm bảo tài sản của phụ huynh học sinh, đồng thời cũng giảm thiểu việc ách tắc giao thông tại thời điểm đưa, đón con của phụ huynh. Phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào các dịp đầu năm mới, nhằm huy động sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và nhân dân; trong 3 năm thực hiện hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường đã cơ bản có bóng mát cho trẻ vui chơi hàng ngày, số lượng cây làm cảnh đẹp xung quanh khôn viên tầng 1, tầng 2 được cải thiện, phong phú về chủng loại cây và có tổng số lên đến 50 chậu cây cảnh, các chậu cây được bố trí hợp lý, tạo môi trường thân thiện ngay từ khi mới bước chân vào trường, các luống hoa được bố trí trồng ngay sảnh trước mặt các lớp học, các chậu hoa được đặt trên lan can khu tầng 2 và trước mặt các lớp, trong khu góc thiên nhiên của trẻ, trên khu hiệu bộ, tất cả đều được buộc dây rất an toàn, tạo nên môi trường gần gũi, phụ huynh, giáo viên và trẻ được tham gia trải nghiệm, chăm sóc, nhổ cỏ, bón phân và tưới cây hàng ngày. Bên cạnh đó, giáo viên tại lớp cũng phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ có ý thức vứt rác đúng nơi quy định, ăn uống sạch sẽ, cất gọn đồ chơi sau khi chơi... Việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường cũng giúp cho công tác giáo dục trẻ có ý thức xây dựng cảnh quan môi trường được tốt hơn. 7.1.3: Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn Một trong những yếu tố để xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn là yếu tố phù với đặc điểm hoạt động và tâm sinh lý của trẻ. Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã thống nhất trong BGH, Ban đại diện Cha mẹ học sinh có kế hoạch trồng cây xanh, hoa, tiểu cảnh xung quanh sân trường, cầu thang, khu vui chơi tôi treo và vẽ những hình ảnh đẹp, gần gũi với trẻ. Môi trường trong lớp và ngoài lớp được chỉ đạo thay đổi thường xuyên theo tháng, theo từng chủ đề cụ thể: Xây dựng khuôn viên nhà trường: Khi xây dựng, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất, tôi đã đề xuất với UBND thành phố, Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên để trao đổi với đơn vị thi công về việc quy hoạch khuôn viên nhà trường hài hòa với thiên nhiên: cân bằng diện tích xây dựng giữa sân vườn, sân chơi, tận dụng hướng gió mát, màu sắc hài hòa, sàn dễ vệ sinh. Theo đó, cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo quy chuẩn về diện tích (lớp học, sân chơi, nhà VS... ). Nhà trường cũng hạn chế tường xây, cửa, vách ngăn... không cần thiết. Nhờ vậy, quang cảnh nhà trường hiện nay vô cùng thoáng đãng, rộng rãi. Ở không gian sinh hoạt chung, nhà trường bố trí các thùng rác một cách khoa học và thuận tiện để bất cứ ai cũng có thể bỏ rác đúng nơi quy định, tránh xả rác bừa bãi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tích cực trồng cây xanh trong khuôn viên sao cho phù hợp với diện tích hiện có, các loại cây được trồng phải đảm bảo về mặt an toàn cho trẻ, xanh mát, và được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, đảm bảo về măt mỹ quan. Công tác chăm sóc cắt tỉa được giao cho đội ngũ bảo vệ nhà trường thực hiện thường xuyên. Sân chơi ngoài trời: Sân chơi ngoài trời của Nhà trường được trang bị 400m2 thảm cỏ, thỏa mãn nhu cầu vận động, tăng cường luyện tập các vận động cơ bản: đi- chạy- nhảy- bò- chui- leo- ném- thăng bằng (theo yêu cầu chương trình GDMN) và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ. Việc trang bị thảm cỏ giúp nâng cao mỹ quan của cảnh quan nhà trường, đồng thời giúp các con khi chơi các đồ chơi cao như thang leo,cầu trượttránh cảm giác sợ hãi, an toàn hơn khi tiếp đất. Thường xuyên kiểm tra đồ dùng, đồ chơi trên sân trường để kịp thời phát hiện và sửa chữa đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi vui chơi. Bên cạnh đó, việc sắp xếp các cây lớn, có bóng râm giúp trẻ thoải mái vận động trong những giờ hoạt động ngời trời. Hình 4: Tiết học vận động ngoài trời của trẻ Lớp học: Lớp học là khu vực trẻ được tiếp xúc nhiều nhất, do vậy công tác xây dựng, giữ gìn cảnh quan lớp học là vô cùng quan trọng. Các lớp học trong trường hiện nay đều đảm bảo về mặt không gian, và có nhà vệ sinh khép kín trong lớp. Công tác giữ gìn vệ sinh lớp học được BGH Nhà trường vô cũng quan tâm. Cụ thể, sau mỗi lần nghỉ lễ hoặc nghỉ hè, cán bộ giáo viên nhà trường phải đến dọn dẹp vệ sinh toàn trường trước khi quay trở lại hoạt động 1 ngày, để sẵn sàng đón trẻ trong điề
Tài liệu đính kèm: