Đề tài Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6

Đề tài Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6

Tới năm học 2014-2015 đã hơn một thập kỉ áp dụng chương trình và SGK mới, mà với bộ môn Vật lý lớp 6 có 1 quyển bài tập nhưng trong phân phối chương trình lại không có tiết bài tập, cách đây vài năm mới có sự điều chỉnh nên trong phân phối chương trình được 2 tiết bài tập kết hợp trong hai tiết dạy của bài Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng. Đến tháng 9 năm học 2015-2016 thì PGD&ĐT đã có hướng mở cho các trường tự xây dựng Phân phối chương trình cho phù hợp thực tế của từng trường dựa trên khung phân phối chương trình và áp dụng từ tháng 10/2015. Nhưng vận dụng vào hiệu quả ở một số trường THCS chưa được như mong muốn, học sinh chưa tích cực, tự giác làm bài tập hoặc làm tắt theo kiểu toán học.

Các trường học luôn đổi mới phương pháp dạy - học nhưng chất lượng và hiệu quả ở một số trường THCS chưa cao, trong đó có trường THCS Lê Quý Đôn. Một ngôi trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất và trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều đặc biệt là học sinh người đồng bào dân tộc. Nên việc học sinh tự giác làm bài tập còn ít. Muốn nâng cao chất lượng giáo viên cần phải hướng cho học sinh tính độc lập, tự giác và sáng tạo khi làm bài tập. Trong hoạt động học tập về thực chất là tự giác làm bài tập sẽ giúp cho học sinh củng cố được kiển thức. Tự giác làm bài tập liên quan trước hết đến động cơ làm bài tập, động cơ làm bài tập tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác sản sinh ra tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập tạo ra sáng tạo. Tóm lại tính tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, có hứng thú và có động cơ làm bài tập.

 

doc 19 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1593Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh làm bài tập Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thàng công đạt được khi áp dụng đề tài này vẫn có một số bài tập mà một số học sinh vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn như: Học sinh chưa biết phân biệt, phương pháp giải các dạng bài tập do không chú ý nghe giảng, hỗng kiến thức, chưa tích cực thảo luận, hoạt động. Thậm chí có một số học sinh không biết thực hiện các phép tính toán cơ bản, đổi đơn vị hay biến đổi công thức.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
Khi vận dụng đề tài này thì giáo viên trở thành người hướng dẫn, định hướng hoạt động độc lập suy nghĩ, sáng tạo để học sinh tự giác làm bài tập. Học sinh hoạt động là chính, không chỉ tự làm bài tập, mà tự trả lời ngay trong tiết học Vật lý có sự hướng dẫn của giáo viên qua các câu hỏi C1,C2,C3,.. hay phần vận dụng, phần có thể em chưa biết... 
Tuy vậy vẫn còn một số học sinh chưa tự giác, chưa chịu suy nghĩ làm bài tập, còn lười : Một bài toán giáo viên đã thiết lập ra công thức, yêu cầu thay số, thậm chí đã thay số và chỉ yêu cầu học sinh tính toán để tìm kết quả mà một số em vẫn không chịu làm.
d. Nguyên nhân
Những nguyên nhân của thành công của đề tài là giáo viên tạo cho học sinh có động cơ học tập, hứng thú và học sinh phải có thói quen độc lập, tính tự giác làm bài tập và sự ham học hỏi. 
Giáo viên phải đầu tư công sức và thời gian nhiều cho việc làm đề cương, phân ra các dạng bài tập và phương pháp giải cơ bản để học sinh dể biết áp dụng vào làm các bài tập có liên quan.
 Những hạn chế, yếu kém khi thực hiện đề tài này là đối với những học sinh không tích cực, ỉ lại, mất kiến thức cơ bản, không có tính tự giác, chỉ chờ khi nào giáo viên hoặc các bạn giải bài tập xong trên bảng thì chép lại.
e. Phân tích, đánh giá 
Tới năm học 2014-2015 đã hơn một thập kỉ áp dụng chương trình và SGK mới, mà với bộ môn Vật lý lớp 6 có 1 quyển bài tập nhưng trong phân phối chương trình lại không có tiết bài tập, cách đây vài năm mới có sự điều chỉnh nên trong phân phối chương trình được 2 tiết bài tập kết hợp trong hai tiết dạy của bài Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng. Đến tháng 9 năm học 2015-2016 thì PGD&ĐT đã có hướng mở cho các trường tự xây dựng Phân phối chương trình cho phù hợp thực tế của từng trường dựa trên khung phân phối chương trình và áp dụng từ tháng 10/2015. Nhưng vận dụng vào hiệu quả ở một số trường THCS chưa được như mong muốn, học sinh chưa tích cực, tự giác làm bài tập hoặc làm tắt theo kiểu toán học.
Các trường học luôn đổi mới phương pháp dạy - học nhưng chất lượng và hiệu quả ở một số trường THCS chưa cao, trong đó có trường THCS Lê Quý Đôn. Một ngôi trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất và trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều đặc biệt là học sinh người đồng bào dân tộc. Nên việc học sinh tự giác làm bài tập còn ít. Muốn nâng cao chất lượng giáo viên cần phải hướng cho học sinh tính độc lập, tự giác và sáng tạo khi làm bài tập. Trong hoạt động học tập về thực chất là tự giác làm bài tập sẽ giúp cho học sinh củng cố được kiển thức. Tự giác làm bài tập liên quan trước hết đến động cơ làm bài tập, động cơ làm bài tập tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác sản sinh ra tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập tạo ra sáng tạo. Tóm lại tính tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, có hứng thú và có động cơ làm bài tập.
Tính tự giác, tích cực làm bài tập từ những cấp độ từ thấp đến cao, từ dể đến khó.
Bắt chước: Làm theo các bài tập mẫu của giáo viên, của bạn
Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề trong khi làm bài tập.
Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
Giáo viên phải thấy được muốn đạt được mục đích mới trong dạy học Vật lý thì việc dạy học Vật lý phải được tiến hành thông qua việc làm bài tập của học sinh. Học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức lí thuyết suông mà phải vận dụng vào làm các bài tập. Muốn vậy giáo viên phải đặt học sinh vào những tình huống của bài học, của đời sống thực tế. 
Người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó vừa nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được cách “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, mà được bộc lộ và phát huy tính sáng tạo và vận dụng vào làm bài tập. Việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào làm các bài tập thể hiện sự độc lập, tự giác của học sinh cần được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, không chỉ ở sách giáo khoa, sách bài tập mà có thể ở sách tham khảo hoặc báo... không những ở trường lớp mà có thể những tình huống, các hiện tượng trong thực tế cuộc sống hằng ngày.
Giáo viên cần phải hướng cho học sinh biết được học tập là phài kết hợp “Học đi đôi với hành”. Trong đó hoạt động học tập thực chất là tự nhận thức, đặc trưng ở khả năng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. 
Trong dạy học và hướng dẫn làm bài tập Vật lý THCS nói chung và Vật lý 6 nói riêng, giáo viên phải phân ra cho học sinh biết và phương pháp làm hai dạng bài tập này là: Bài tập định tính và bài tập định lượng. 
Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải, học sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp mà phải sử dụng những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật Vật lí và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể. Đối với loại bài tập này, việc xác lập lời giải thường gây cho Học sinh nhiều khó khăn vì nó đòi hỏi phải lập luận một cách lôgic, có căn cứ đầy đủ và xác đáng về mặt kiến thức.
Bài tập định lượng là những bài tập mà khi giải, học sinh cần thực hiện các phép tính, biến đổi công thức để tình ra kết quả . Đối với loại này, việc biến đổi công thức và tính toán thường gây cho học sịnh nhiều khó khăn vì nó đòi hỏi học sinh phải có trí nhớ kiến thức lí thuyết cũ và khả năng tư duy sáng tạo.
II.3. Giải pháp thực hiện
II.3.1.Phương pháp làm bài tập định tính
Để làm được tốt các bài toán định tính thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
 a. Tìm hiểu đề bài, nắm vững giả thiết của bài tập
Yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu các thuật ngữ chưa biết, tên gọi... xác định ý nghĩa Vật lý của các thuật ngữ vật lý, tóm tắt đầy đủ các giả thiết và nêu bật câu hỏi chính của bài tập (cần xác định cái gì? mục đích cuối cùng của bài giải là gì?). 
b. Phân tích hiện tượng
Yêu cầu học sinh nghiên cứu các dữ kiện ban đầu của bài tập (những hiện tượng gì, sự kiện gì, những tính chất gì...) để nhận biết chúng có liên quan đến những khái niệm nào, quy tắc nào đã học trong Vật lý 6.
c. Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Có thể phân loại các bài tập định tính theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên về cơ bản ta thường gặp hai dạng, đó là giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra:
– Đối với loại câu hỏi giải thích hiện tượng, phải thiết lập được mối quan hệ giữa một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật hay định luật Vật lý, tức là phải thực hiện được phép suy luận lôgic, trong đó cơ sở kiến thức phải là một đặc tính chung của sự vật hoặc định luật Vật lý có tính tổng quát áp dụng vào điều kiện cụ thể của đề bài mà kết quả cuối cùng chính là hiện tượng đã được nêu ra trong đề bài.
– Đối với loại câu hỏi dự đoán hiện tượng, trước hết cần phải “khoanh vùng” kiến thức bằng cách căn cứ vào những dấu hiệu ban đầu (các dụng cụ thí nghiệm, dạng đồ thị, cấu tạo vật thể, trạng thái ban đầu của hệ ...) để liên tưởng, phán đoán chúng có thể liên quan đến những quy tắc Vật lý nào đã biết. Từ những phân tích về diễn biến của quá trình và việc vận dụng các kiến thức Vật lý liên quan đã tìm được ta có thể dự đoán hiện tượng một cách chính xác.
d. Kiểm tra kết quả tìm được
Kiểm tra kết quả tìm được thực chất là phân tích kết quả cuối cùng để xem kết quả tìm được có phù hợp với điều kiện nêu ra ở bài tập hay không. Đối với các bài tập định tính có nhiều cách để kiểm tra, trong đó hai cách thường dùng là thực hiện các thí nghiệm có liên quan để đối chiếu với kết luận về dự đoán hiện tượng hoặc đối chiếu câu trả lời với các nguyên lí hay định luật Vật lý tổng quát xem chúng có thoả mãn hay không.
Ví dụ: Bài tập 20.6* (Sách BTVL6). Trong một ống thủy tinh nhỏ đặt ngang đã được hàn kín hai đầu và hút hết không khí, có một giọt thủy ngân nằm ở giữa (hình 20.3). Nếu đốt nóng một một đầu ống thì giọt thủy ngân có dịch chuyển không? Tại sao?
Trước khi hướng dẫn tôi kiểm tra bài làm của học sinh thì thấy đa số các em đều làm như sau: Giọt thủy ngân không chuyển, vì ống thủy tinh đã được hàn kín hai đầu và hút hết không khí. Hoặc một số học sinh trả lời giọt thủy ngân chuyển động vì ống thủy tinh bị nóng lên giọt thủy ngân chuyển động giống như giọt nước màu trong ống thủy tinh khi áp tay vào bình cầu ở thí nghiệm hình 20.2 SGK Vật lý 6. 
Sau khi kiểm tra bài làm của học sinh tôi thấy đa số các em trả lời chưa chính xác hoặc một số em trả lời đúng nhưng chưa giải thích được. Nên tôi đưa ra hướng dẫn làm bài tập này như sau:
Hướng dẫn:
Đây là loại bài tập định tính có yêu cầu dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra.
Tìm hiểu đầu bài ta thấy: Do có giọt thủy ngân nằm ở giữa mà ống thủy tinh được chia làm hai phần, dung tích ban đầu của mỗi phần là bằng nhau, bên trong mỗi phần là chân không. Chi tiết đáng lưu ý trong đầu bài thuật ngữ “đốt nóng”.
Chỉ riêng việc “đốt nóng” đã có thể đó làm ta liên tưởng đến một loạt các hiện tượng Vật lý xảy ra như ống thủy tinh và giọt thủy ngân nóng lên bị dãn nở, giọt thủy ngân bị bay hơi...
Câu hỏi thứ nhất đặt ra là: Ống thủy tinh và giọt thủy ngân có bị dãn nở không? giọt thủy ngân có bị bay hơi không? Như vậy diễn biến đáng chú ý của hiện tượng là ở hai phần của ống thủy tinh có chứa hơi thủy ngân.
Câu hỏi thứ hai đặt ra là: Hơi thủy ngân ở hai phần của ống thủy tinh như thế nào? Dữ kiện của đầu bài cho biết ngọn nến được đốt nóng một đầu, điều đó làm lộ ra về tác động làm bay hơi thủy ngân về phía đầu kia, có thể kết luận lượng thủy ngân bay hơi về phía đầu kia.
 Cuối cùng, căn cứ vào các điều kiện về hơi thủy ngân, thể tích hơi thủy ngân trong ống, học sinh dễ dàng liên tưởng đến việc sử dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để suy luận ngay sau khi nung nóng giọt thủy ngân có dịch chuyển. Tuy trong ống không có không khí nhưng lại có hơi thủy ngân. Hơi thủy ngân ở một đầu bị hơ nóng lên, nở ra đẩy giọt thủy ngân dịch chuyển về phía đầu kia.
e. Kết quả khảo nghiệm. 
-Trước hướng dẫn
Lớp
Số học sinh
Số học sinh dự đoán đúng 
Số học sinh giải thích đúng 
6A
33
8
3
6B
33
2
0
6C
32
6
2
6D
33
5
1
6E
34
4
0
Tổng cộng
165
25
6
-Sau hướng dẫn
Lớp
Số học sinh
Số học sinh dự đoán đúng 
Số học sinh giải thích đúng 
6A
33
30
25
6B
33
26
18
6C
32
29
24
6D
33
29
22
6E
34
29
23
Tổng cộng
165
143
122
*Phương pháp này có thể áp dụng gần như hầu hết cho các bài tập ở chương trình Vật lí lớp 6. 
II.3.2.Phương pháp làm bài tập định lượng:
Để làm được tốt các bài toán định lượng thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
a. Tìm hiểu đề:
Đọc kĩ đề bài.
Tìm hiểu ý nghĩa Vật lý của các từ ngữ trong đề bài bằng ngôn ngữ Vật lý.
Tóm tắt đề bài bằng các kí hiệu Vật lý.
Vẽ hình (nếu cần)
Xác định điều “cho biết” đã cho, điều “phải tìm” ẩn số của bài tập, điều kiện trung gian “cần tìm”.
b. Phân tích hiện tượng Vật lý theo đề bài:
Xác định xem hiện tượng đã nêu trong bài tập thuộc phần kiến thức Vật lý nào? khái niệm nào?
Nếu gặp hiện tượng Vật lý phức tạp thì phân tích ra thành những hiện tượng đơn giản. Tìm hiểu xem hiện tượng Vật lý diễn biến qua những giai đoạn nào?
c. Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập
Trình bày có hệ thống, lập luận chặt chẽ, logic để tìm ra mối liên hệ giữa những điều cho biết và điều phải tìm.
Đổi các đơn vị cho phù hợp.
Lập các công thức liên quan đến các đại lượng cho biết, đại lượng cần tìm. Thực hiện các phép biến đổi để tìm ẩn số là đại lượng Vật lý phải tìm. 
*Có thể lập luận theo hai phương pháp sau:
Phương pháp phân tích: Bắt đầu từ điều phải tìm (ẩn số) xác định mối liên hệ giữa những điều cho biết và điều phải tìm và các điều kiện trung gian. Tìm mối liên hệ giữa các điều kiện trung gian đã biết. 
Phương pháp tổng hợp: Từ những điều đã cho biết, xác định mối liên hệ giữa những điều đã cho biết với các điều trung gian, sau đó tìm mối liên hệ giữa những điều kiện trung gian và những điều phải tìm. 
	 d. Giải bài tập.
Dựa vào các phân tích trên học sinh tìm ra mối liên hệ giữa những điều đã cho biết và điều phải tìm, học sinh tìm được công thức áp dụng cho việc giải bài tập đó thông qua các công thức đã học:
Ghi lời giải.
Sắp xếp công thức và thay số, tính toán, tìm kết quả.
Ghi đơn vị.
Thử lại kết quả: Kiểm tra lại kết quả thu được là chính xác. Học sinh cần dùng các phép tính để kiểm tra kết quả hoặc có thể dùng cách giải khác sau đó so sánh kết quả của các cách giải.
Ví dụ 1. Bài tập 11.3 (Sách BTVL6). Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg.
a) Tính thể tích của 1 tấn cát
b) Tính trọng lượng của 1 đống cát 3m3.
Trước khi hướng dẫn tôi kiểm tra bài làm của học sinh thì thấy một số học sinh làm như sau:	 15:10 = 1,5
1: 1,5 = 0,666
15 x 3 = 45
Đáp số: 1,5; 0,666; 45
Một số học sinh khác làm như sau:
1,5 : 0,01 = 1500
1000 : 1500 = 0,666
10 x 1500 = 15.000
15.000 x 3 = 45.000
Đáp số: 1500; 0,666; 15.000; 45.000
Một số học sinh khác lại làm như sau:
1,5 : 0,01 = 1500 kg/m3
1000 : 1500 = 0,666 m3
10 x 1500 = 15.000 N/m3
15.000 x 3 = 45.000 N
Đáp số: 1500 kg/m3; 15.000 N/m3; 45.000 N
Một số học sinh khác làm cụ thể hơn như sau:
Khối lượng riêng của cát là: 1,5 : 0,01 = 1500 kg/m3
Thể tích của 1 tấn cát là: 1000 : 1500 = 0,666 m3
Trọng lượng riêng của cát là: 10 x 1500 = 15.000 N/m3
Trọng lượng của 1 đống cát 3m3 là 15.000 x 3 = 45.000 N
Đáp số: 1500 kg/m3; 15.000 N/m3; 45.000 N
Sau khi kiểm tra bài làm của học sinh tôi thấy một số học sinh làm bài tập chưa đúng hoặc một số học sinh làm đúng nhưng chưa đầy đủ các bước: Lời giải, lập luận (nếu có), đổi đơn vị, công thức hoặc biến đổi công thức (nếu cần), ghi đơn vị .. . Nên tôi đưa ra hướng dẫn làm bài tập này như sau:
Hướng dẫn
Đề bài đã cho biết gì? 
Tóm tắt bài toán bằng các kí hiệu Vật lý đã học?
Đổi đơn vị theo các đại lượng Vật lý đã học?
Phải tìm gì, bằng công thức nào? Muốn vậy cần tìm điều kiện trung gian nào, bằng công thức nào?
-Đề bài đã cho biết thể tích 10l cát có khối lượng 15kg. 
-Phải tìm thể tích của 1 tấn cát bằng công thức: . Cần tìm khối lượng riêng của cát bằng công thức .
-Phải tìm trọng lượng của 1 đống cát có thể tích 3 m3, bằng công thức . Cần tìm trọng lượng riêng của cát, bằng công thức d=10.D
Tóm tắt : 
V1=10l = 0,01m3;
m1 = 15kg
m2= 1 tấn = 1000kg
a. V2=? ;
b. P =? ; V=3m3
Giải
a.  Khối lượng riêng của cát: 
 Thể tích 1 tấn cát: 
b. Trọng lượng riêng của cát:
d=10.D = 10.1500=15000(N/m3)
Trọng lượng 1 đống cát 3m3:
 = 15000 x 3 = 45000(N)
Ví dụ 2. Bài tập 11.5 (Sách BTVL6). Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200 cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch (h.11.1)
Trước khi hướng dẫn tôi kiểm tra bài làm của học sinh thì thấy không biết làm bài tập này
Một số học sinh làm như sau:
	192 x 2 = 384
1200 - 384 = 816
1,6 : 186 = 0,001960
0,001960 x 10 = 0,01960
Đáp số: 0,001960; 0,01960
Một số học sinh khác lại làm như sau:
	1200 – (192 x 2) = 816 m3 = 0,000816 m3
 	1,6 : 0,000816 m3= 1960,078 kg/m3
	10 x 1960,078 kg/m3 = 19607,84N/m3
Đáp số: 1960,078 kg/m3; 19607,84N/m3
Một số học sinh khác làm theo cách sau sau:
	Thể tích của hòn gạch: 1200 – (192 x 2) = 816 m3= 0,000816 m3
Khối lượng riêng của gạch: 1,6 : 0,000816 m3= 1960,078 kg/m3
	Trọng lượng riêng của gạch: (1,6 x 10) : 0,000816 = 19607,84N/m3
	Đáp số: 1960,078 kg/m3; 19607,84N/m3
Cũng giống như bài tập ở ví dụ 1 trên sau khi kiểm tra bài làm của học sinh tôi thấy một số học sinh làm bài tập chưa đúng hoặc một số học sinh làm đúng nhưng chưa đầy đủ các bước: Lời giải, lập luận (nếu có), đổi đơn vị, công thức hoặc biến đổi công thức (nếu cần), ghi đơn vị .. . Nên tôi đưa ra hướng dẫn làm bài tập này như sau:
Hướng dẫn
Đề bài đã cho biết gì? 
Tóm tắt bài toán bằng các kí hiệu Vật lý đã học?
Đổi đơn vị theo các đại lượng Vật lý đã học?
Phải tìm gì, bằng công thức nào?Muốn vậy cần tìm điều kiện trung gian nào, bằng công thức nào?
-Đề bài đã cho biết hòn gạch “hai lỗ”, có khối lượng 1,6kg, có thể tích 1200 cm3, mỗi lỗ có thể tích 192cm3.
-Phải tìm khối lượng riêng của gạch, bằng công thức:. Cần tìm thể tích thực của gạch bằng cách lấy thể tích của hòn gạch trừ thể tích của hai lỗ gạch. Đổi đơn vị từ cm3 sang m3.
-Phải tìm trọng lượng riêng của gạch, bằng công thức d= 10.D hay . Cần tìm khối lượng của gach, bằng công thức P=10.m
Tóm tắt : 
m = 1,6kg
Vhòn gạch =1200cm3
V1 lỗ gạch =192cm3
D = ? 
d = ?
Giải
Thể tích thực của hòn gạch:
V = 1200 – (192 x 2) = 816 cm3
Đổi 816cm3 = 0,000816m3
Khối lượng riêng của gạch: 
Trọng lượng riêng của gạch:
Cách 1.
d=10 x D = 10 x 1960,8=19608(N/m3)
Cách 2. P= 10 x m = 10 x 1,6 = 16N
e. Kết quả khảo nghiệm
-Trước hướng dẫn
Lớp
Số học sinh
Số HS làm đúng 
Số HS làm được, trình bày rõ ràng
6A
33
16
3
6B
33
14
1
6C
32
17
3
6D
33
15
1
6E
34
16
2
Tổng cộng
165
76
10
-Sau hướng dẫn
Lớp
Số học sinh
Số HS làm đúng 
Số HS làm được, trình bày rõ ràng
6A
33
27
20
6B
33
23
14
6C
32
25
21
6D
33
24
16
6E
34
24
17
Tổng cộng
165
123
88
*Phương pháp này có thể áp dụng cho các bài: Trọng lực – Đơn vị lực; Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng và các bài tập nâng cao trong phần Máy cơ đơn giản: Ròng rọc, Mặt phẳng nghiêng, Đòn bẩy.
II.4. Kết quả quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 
Việc làm bài tập Vật lý lớp 6 là đối với học sinh mới chỉ mang tính vận dụng, làm các bài tập đơn giản bước đầu hình thành các bước và kĩ năng làm bài tập. Nhưng với những phương pháp và các bước thực hiện trên học sinh sẽ khắc sâu được những kiến thức trong đầu vì trong qua trình làm bài tập các em đã tự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, nên khi giáo viên hỏi lại các kiến thức cũ học sinh sẽ tái hiện lại ở trong đầu của mình. Môn Vật lý 6 chủ yếu là thực hành và thí nghiệm nên với các phương pháp làm bài tập như trên sẽ giúp cho học sinh có thói quen và kĩ năng làm bài tập kết hợp nhuần nhuyễn và áp dụng tốt giữa lý thuyết vào làm bài tập xuyên suốt trong quá trình học. Qua đó kết quả học tập hàng năm và của từng lớp học ngày càng được nâng lên.
Vật lý là Khoa học thực nghiệm, không phải chỉ làm thí nghiệm đơn thuần mà ngoài việc làm thí nghiệm cần có sự phân tích sâu sắc các sự kiện thực nghiệm, tổng quát lý thuyết và phát hiện ra bản chất sự vật. Do đó sau trước hoặc sau khi làm thí nghiệm giáo viên cần giúp cho học sinh có sự thống nhất giữa thí nghiệm, lý thuyết và làm bài tập, hay tóm lại là gồm cả quá trình tìm tòi ý tưởng ban đầu đến kết luận cuối cùng.
Phải rèn luyện cho học sinh hoạt động nhận thức tìm tòi, sáng tạo trong khi làm bài tập và phải lựa chọn mức độ thích hợp từ dể đến khó, từ đơn giản đến phức tạp: Mức độ biết mức độ hiểu mức độ vận dụng (vận dụng thấp vận dụng cao); Câu hỏi phân tích câu hỏi tổng hợp câu hỏi đánh giá. Từ đó sẽ khích thích và tạo cho các em có hứng thú trong việc làm bài tập môn Vật lý 6.
Giáo viên cần phải có một số kĩ năng:
+Kĩ năng hỏi: Tích cực hoá tất cả các học sinh; Đưa câu hỏi và bài tập cho tất cả các học sinh từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
+Kĩ năng nên làm: Tập trung vào trọng tâm; Giải thích; Vận dụng.
+Hướng cho học sinh dần có được năng lực thích ứng với các phương pháp làm bài tập: Giác ngộ mục đích của việc làm bài tập, tự giác làm bài tập, có ý thức về kết quả học tập của mình và kết quả chung của cả nhóm, lớp. 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận 
Trong luật giáo dục có điều đã viết: Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự giác làm bài tập, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn khi làm bài tập qua 

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_10_503_2010906.doc