Về cơ bản giải pháp này bắt buộc phòng thực hành tin học phải thực hiện, đây là giải pháp dùng cho giáo viên quản lý phòng thực hành và quản lý học sinh thực hành và BGH nhà trường theo dõi quản lý chuyên môn của môn tin học và quản lý cơ sở vật chất của nhà trường.
Vào đầu mỗi năm học lập danh sách lớp phân bố vị trí học sinh thực hành vào các máy tính đã được đánh số thứ tự trên phòng máy.
Đối với giải pháp này phòng thực hành có biểu mẫu như sau:
a, Nội quy phòng thực hành tin học
Nội quy này áp dụng với ba đối tượng: người quản lý phòng bộ môn, giáo viên giảng dạy và học sinh. Nội quy phải được niêm yết trước và trong phòng bộ môn Tin học.
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để phát triển CNTT thì cơ sở vật chất (CSVC) về thiết bị CNTT không thể thiếu, nó quyết định đến sự phát triển về việc ứng dụng CNTT trong môi trường giáo dục hiện nay. Vấn đề đổi mới, cải cách giáo dục thì việc tăng cường đồ dùng dạy học, các thiết bị, phòng học bộ môn, là một nhu cầu thiết yếu. Để nâng cao hiệu quả giáo dục thì việc ứng dụng CNTT là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá, quản lý giáo dục, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo. Đa số các trường THCS trên địa bàn đã được trang bị hệ thống máy tính nhiều năm nên hệ thống máy tính đã xuống cấp hoặc bắt đầu xuống cấp. Bên cạnh đó tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS hay tò mò, quậy phá, chưa có ý thức sâu sắc về vấn đề bảo vệ của công nên công tác quản lý phòng thực hành trong các giờ thực hành của giáo viên bộ môn rất khó khăn. Vậy làm cách nào để quản lý phòng bộ môn Tin học tốt, sử dụng được lâu dài, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường đó là điều cần phải quan tâm. Qua tham khảo một số trường có giảng dạy bộ môn Tin học và khảo sát thực tế tại trường THCS Băng Adrênh, thì việc quản lý và bảo quản phòng thiết bị Tin học còn hạn chế, cả về chuyên môn quản lý thiết bị Tin học cũng như cách sử dụng và bảo quản chưa đảm bảo. Trong quá trình công tác tại Trường THCS Băng Adrênh. Tôi đã nhận thấy được thực trạng trong công tác quản lý phòng máy vi tính, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm chính vì vậy tôi mạnh dạn viết SKKN với đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý phòng thực hành Tin học” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: - Phân tích thực trạng trong công tác quản lý phòng thực hành Tin học - Xây dựng, phân tích các giải pháp để quản lý phòng thực hành Tin học * Nhiệm vụ của đề tài: Nâng cao biện pháp quản lý phòng bộ môn Tin học trong nhà trường là một trong những vấn đề được nhà trường và ngành giáo dục quan tâm. Cũng như sử dụng phương pháp quản lý nào cho hợp lý và đạt hiệu quả nhất. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Phân tích thực trạng trong công tác quản lý phòng thực hành Tin học - Xây dựng, phân tích các giải pháp để quản lý phòng thực hành tin học 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Với đề tài này phạm vi nghiên cứu: Trường THCS Băng Adrênh, phòng bộ môn Tin học 5. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát phòng bộ môn tin học trường THCS Băng Adrênh. - Tiến hành thực nghiệm tại phòng bộ môn Tin học. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT số 9772/BGDĐT-CNTT ngày 20/10/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo; Thực hiên hướng dẫn nhiệm vụ CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo công văn số 5041/BGDĐT-CNTT ngày 14 tháng 9 năm 2014 và hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin của Sở giáo dục Đào tạo theo công văn số 1589/SGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 9 năm 2014 với nhiệm vụ trọng tâm là: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong truyền thông và dạy học, phát huy vai trò của CNTT và các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, từng bước hiện đại hóa về cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt hạ tầng công nghệ thông tin. 2. Thực trạng Tại trường THCS Băng Adrênh, năm học 2011-2012 được trang bị phòng máy với 18 máy. Đối với thiết bị điện tử thời gian bảo hành tối đa là 03 năm nhưng với phòng máy trên được trang bị cách đây 5 năm cho nên vấn đề hư hỏng là không tránh khỏi. Hơn nữa qua 03 tháng hè học sinh không thực hành nên qua đầu năm học mới vấn đề hỏng main, ram thường xảy ra. Đến năm học 2014-2015 phòng máy còn sử dụng được 50% số máy trang bị ban đầu. Hơn nữa trong quá trình thực hành một giáo viên hướng dẫn quản lý khoảng trên 30 học sinh/ lớp. Trong khi đó với phòng máy đã qua nhiều năm sử dụng nên nhiều máy đã hư hỏng hoặc hoạt động chập chờn nên có nhiều em học sinh thực hành chung một máy. Một số học sinh thực hành chung không trực tiếp thực hành với tâm lý lứa tuổi chưa hoàn thiện về suy nghĩ, có tính "thay máy" nên thường gỡ bàn phím, làm hư chuột vẽ bậy lên màn hình hay bàn ghế. Có nhiều em tự ý gỡ thiết bị của máy này đem sang máy khác. Hầu hết các trường phổ thông không có biên chế kỹ thuật viên nên giáo viên Tin học thường kiêm luôn nhiệm vụ của kỹ thuật viên. Nhưng không phải giáo viên Tin học nào cũng có khả năng xử lý về phần cứng máy tính. 2.1. Thuận lợi - khó khăn * Thuận lợi: Nhà trường thường xuyên quan tâm đến phòng bộ môn Tin học, hàng năm có kinh phí bảo trì, bảo dưỡng. *Khó khăn: Số máy không đủ nên một số em khôg có máy thực hành thường làm việc riêng, quậy phá, làm hư hỏng máy móc. Trường THCS Băng Adrênh chỉ có duy nhất một phòng Tin học nên tất cả các lớp đều học tại phòng Tin học nên công tác vệ sinh, phòng ngừa cháy nổ cũng hết sức khó khăn. Đối với phòng bộ môn Tin học không chỉ học môn Tin học ngoài ra còn phục vụ ôn và thi các kỳ thi qua mạng internet như Tiếng Anh qua mạng (IOE), giải Toán qua mạng (Violympic), chinh phục vũ môn.. nên công tác quản lý những đối tượng đó vẫn còn khó khăn. 2.2. Thành công - hạn chế * Thành công: Phòng Tin học đã cài đặt phần mềm quản lý nên đa số đã kiểm soát được tình trạng máy hay đối tượng sử dụng máy. *Hạn chế: Tuy đã cài phần mềm quản lý cho các máy tính nhưng một số giáo viên chưa thực sự khai thác hết khả năng của phần mềm đem lại. Khi học sinh bị quản lý máy như khóa máy thì một số học sinh tự ý tắt máy bằng nút nguồn. 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu * Mặt mạnh Đa số giáo viên trong trường tuổi còn trẻ nên luôn tích cực học tập và trao đổi kinh nghiệm. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt cho việc quản lý phòng học bộ môn Tin học thuận lợi nhất. *Mặt yếu: Giáo viên phụ trách quản lý phòng học bộ môn Tin học chưa bao quát được toàn bộ các lớp sử dụng phòng Tin học. Chưa kiểm soát được việc hỏng hóc, hư hại của các thiết bị, chưa quy trách nhiệm cho bên liên quan đến vấn đề hư hại của thiết bị. Việc bảo trì phòng máy chưa được thường xuyên, thường là đầu năm học. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: Nhà trường kinh phí eo hẹp chưa có khả năng trang bị đủ số máy cho học sinh, cần sự quan tâm của các cấp đặc biệt của phòng giáo dục Krông Ana. Trình độ tin học của mỗi giáo viên trong trường là có hạn nhưng lại chưa có công tác tập huấn quản lý phòng học Tin học. Đa số giáo viên chỉ nhắc nhở các học sinh vi phạm là chính, chưa có biện pháp mạnh cho nhưng trường hợp ăn quà vặt, xả rác, làm hư hại máy tính Chưa thực sự chú trọng đến công tác phòng cháy, chữa cháy trong phòng Tin. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng: Trong thời gian tới số máy tính có thể không tăng vì thế công tác quản lý các thiết bị là việc hết sức quan trọng. Cần có nội quy của phòng học yêu cầu tất cả học sinh phải tuân thủ và có biện pháp răn đe tránh tái phạm. Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc định kỳ, tốt nhất 3 tháng 1 lần. Đảm bảo công tác hòng cháy chữa cháy (PCCC) Tập huấn cho các giáo viên có liên quan ngay từ đầu năm. Lên kế hoạch bổ sung máy, thiết bị cho lãnh đạo ngay từ đầu năm. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Xuất phát từ những thực trạng trên, qua quá trình giảng dạy bộ môn tin học và quản lý phòng tin học của nhà trường, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm và giải pháp trong việc quản lý phòng bộ môn tin học. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.2.1 Giải pháp về quản lý sổ sách Về cơ bản giải pháp này bắt buộc phòng thực hành tin học phải thực hiện, đây là giải pháp dùng cho giáo viên quản lý phòng thực hành và quản lý học sinh thực hành và BGH nhà trường theo dõi quản lý chuyên môn của môn tin học và quản lý cơ sở vật chất của nhà trường. Vào đầu mỗi năm học lập danh sách lớp phân bố vị trí học sinh thực hành vào các máy tính đã được đánh số thứ tự trên phòng máy. Đối với giải pháp này phòng thực hành có biểu mẫu như sau: a, Nội quy phòng thực hành tin học Nội quy này áp dụng với ba đối tượng: người quản lý phòng bộ môn, giáo viên giảng dạy và học sinh. Nội quy phải được niêm yết trước và trong phòng bộ môn Tin học. PHÒNG GD VÀ ĐT KRÔNG ANA TRƯỜNG THCS BĂNG ADRÊNH NỘI QUY PHÒNG HỌC BỘ MÔN TIN HỌC Không được tự tiện vào phòng học, mang các chất nổ, chất dễ cháy vào phòng. Không ăn quà vặt, mang nước uống, xả rác trong phòng học. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Sau mỗi giờ học phải tắt tất cả các thiết bị điện, đóng các cửa sổ, sắp xếp bàn ghế, chuột, bàn phím gọn gàng, đúng nơi quy định. Ra vào phòng học phải theo thứ tự, không xô đẩy nhau làm mất trật tự, ảnh hưởng đến lớp khác. Không được viết, vẽ bậy lên bàn ghế, thiết bị máy móc, tường nhà trong phòng học dưới bất cứ hình thức nào. Phải kiểm tra thiết bị trước khi thực hành, nếu hư hỏng, không đủ điều kiện sử dụng thì phải báo cáo với giáo viên phụ trách. Khi thực hành tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên phụ trách. Nếu phá phách làm hư hỏng thiết bị phải bổi thường gấp hai lần giá trị hiện hành. Trước khi vào phòng học phải tổng vệ sinh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thiết bị, sửa chữa, máy móc khi chưa được sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách. Tắt tất cả các thiết bị điện, đóng các cửa sổ khi ra về. Băng Adrênh, ngày.tháng..năm HIỆU TRƯỞNG b, Sổ đăng ký phòng thực hành Sổ đăng ký phòng thực hành dùng để cho giáo viên đăng ký sử dụng phòng thực hành Tin học và các tiết học môn Tin học của các lớp là cố định. Nếu không đăng ký thì không được sử dụng, giáo viên đăng ký khung giờ nào thì sử dụng đúng khung giờ đó, tránh tình trạng trùng nhau. Sổ này do BGH đưa ra và quản lý chung, khi sự cố hỏng hóc máy mọc ở khung giờ của giáo viên nào thì giáo viên đó chịu trách nhiệm chung. c, Sổ sơ đồ học sinh Sổ này dành cho các giáo viên và học sinh học dạy và học môn Tin học. Đầu năm học trong buổi đầu tiên giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tin học của lớp nào thì phân chỗ ngồi và vị trí máy và được ghi cụ thể rõ ràng trong sổ để dễ dàng kiểm soát tình trạng của các máy, quy trách nhiệm cho từng máy cụ thể. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ PHÒNG MÁY LỚP:. BÀN GIÁO VIÊN Giáo viên phụ trách (Ký và ghi rõ học và tên) d, Phiếu đề xuất bảo trì, bảo hành, sửa chữa Dùng mẫu phiếu chung của từng đơn vị do bộ phận tài chính của đơn vị xây dựng mẫu. 3.2.2 Giải pháp về kỹ thuật 3.2.2.1 Giải pháp dùng phần mềm để quản lý thực hành Hiện nay có rất nhiều phần mềm và công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý các phòng thực hành tin học. Qua thực tế tại đơn vị tôi đề xuất một số giải pháp phần mềm sau: a, Sử dụng phần mềm NetOp School trong việc hướng dẫn học sinh thực hành: NetOp School được phát triển nhằm giúp cho giáo viên hướng dẫn và quản lý tốt học sinh trong tiết thực hành. NetOp School gồm 2 phần: Teacher (dùng cho giáo viên) và Student (dùng cho học sinh). Phần Teacher có thể cài đặt trên máy chủ hay máy trạm - máy dùng cho giáo viên điều khiển, và phần Student cài đặt trên các máy trạm trong mạng. Đối với phần mềm NetOp School giáo viên hướng dẫn có thể ngồi tại một vị trí máy Teacher để hướng dẫn cho toàn bộ học sinh đang tham gia thực hành. Khi sử dụng phần mềm mày hệ thống máy phải được nối mạng LAN. Giáo viên ngồi tại vị trí máy giáo viên có thể quan sát hết tất cả các màn hình của máy học sinh, khi cần thiết giáo viên có thể khóa thiết bị phím chuột của máy học sinh để hướng dẫn thực hành cho học sinh đó. Với hệ thống này nếu không có thiết bị âm thanh đi kèm (hầu như các phòng máy ít trang bị hệ thống âm thanh kèm) thì giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thông qua hệ thống chat của phần mềm. Khi kết thúc tiết học nếu như có học sinh nào không shutdown máy tính của mình thì giáo viên ngồi tại máy teacher có thể shutdown máy tính cho học sinh đó. * Kết luận: Sử dụng phần mềm NetopSchool để hướng dẫn thực hành là rất hiệu quả, giáo viên chỉ cần hướng dẫn một lần là cả lớp có thể theo dõi thông qua màn hình máy trạm, không mất thời gian của giáo viên. Giáo viên ngồi ở máy chủ cũng có thể quan sát được cả lớp có thực hành hay không thông qua màn hình máy con trên máy chủ. b. Tạo file Ghost cho máy trạm: Hiện nay đa số các trường sử dụng mạng máy trạm có ổ cứng có ưu điểm là máy trạm độc lập với máy chủ, nhưng một khi bị lỗi thì phải cài đặt rất mất thời gian. Các trường trang bị máy tính thường trang bị một lần nhiều máy nên cấu hình các máy tính thường giống nhau. Nên giải pháp tạo file GHOST cho các máy trạm có chung cấu hình sẽ tiết kiệm công sức và thời gian khi cài đặt lại máy trạm. Ví dụ muốn cái đặt một máy tính từ hệ điều hành cho đến các phần mềm hỗ trợ, phần mềm học tập cho học sinh phải mất 2 đến 3 tiếng đồng hồ thì giải pháp tạo file GHOST chỉ mất 5 phút. c. Cài đặt và sự dụng phần mềm đóng băng DeepFreeze6.0: DeepFreeze6.0 là phần mềm thường thường được sử dụng đối với những máy tính có nhiều người sử dụng như máy tính ở những địa điểm truy cập Internet công cộng, máy dành cho học sinh, sinh viên trong các trường học. Đặc điểm nổi bật của phần mềm này là có thể đưa máy tính trở về trạng thái hoạt động tại một điểm cố định (safe point), an toàn sau mỗi lần khởi động lại máy tính. Nhờ vậy, mà mọi sự thay đổi diễn ra do người dùng "ham hiểu biết" cài đặt/xóa bớt trình ứng dụng, hay máy tính bị nhiễm virút, spyware lúc duyệt web đều sẽ bị loại trừ. * Những đặc điểm chung nhất của phần mềm Deep Freeze - Khôi phục 100% lại trạng thái hoạt động cũ sau mỗi lần khởi động - Trong quá trình sử dụng, bạn vẫn có thể truy cập tới mọi ứng dụng, chức năng của máy tính. - Đảm bảo tính tương thích với mọi trình ứng dụng khác nhau. - Dễ dàng cài đặt - Bạn có thể tùy chọn thiết lập chế độ "Đông cứng" đối với một hoặc nhiều ổ cứng. - Có chế độ thiết lập mật khẩu bảo đảm sự an toàn cho bạn khi muốn thay đổi như: tháo bỏ đông cứng để cài đặt thêm/xóa bớt phần mềm trên máy hoặc khi bạn muốn gỡ bỏ hoàn toàn phần mềm Deep Freeze ra khỏi máy. - Bảo vệ bao gồm cả CMOS 3.2.2.2 Giải pháp cứng Cố định các thiết bị phần cứng như Case, màn hình để tránh tình trạng di chuyển va đập, hỏng hóc. Sử dụng “dây rút” để cố định chuột, bàn phím tránh tình trạng học sinh rút các thiết bị này cắm vào máy khác cũng như tròm cắp, thất lác. Trang bị bình chữa cháy cũng như nội quy PCCC ở nơi dễ cháy như ổn áp, nguồn điên bên trong phòng thức hành Tin học. 3.2.2.3 Vệ sinh phòng máy Để đảm bảo phòng bộ môn luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, các máy tính phải được vệ sinh thường xuyên thì giáo viên quản lý phòng, giáo viên giảng dạy, học sinh phải cùng nhau góp phần vào việc giữ gìn này. - Giáo viên giảng dạy: giữ gìn vệ sinh chung của phòng trong quá trình giảng dạy. Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy về vệ sinh phòng. Khi có học sinh vi phạm phải nhắc nhở và xử lý ngay. Cho học sinh vệ sinh phòng trước khi vào học. - Giáo viên quản lý phòng bộ môn, giáo viên giảng dạy và học sinh: Tuyệt đối tuân thủ các nội quy của phòng và của trường đề ra. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Để có thể làm tốt công tác quản lý phòng thực hành trên cần có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH nhà trường cũng như tất cả thầy cô bộ môn trong nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, răn đe, xử lý những trường hợp vi phạm đối với phòng Tin học. Nhà trường quan tâm hơn nữa về việc bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, triển khai công tác tập huấn quản lý phòng học Tin học ngay từ đầu năm. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Đối với trường THCS Băng Adrênh thực hiện đề tài này với giải pháp về quản lý sổ sách kết hợp với giải pháp phần mềm nhận thấy rất hiệu quả trong quá trình quản lý phòng thực hành Tin học. Những năm gần đây tình trạng học sinh lộn xộn trong phòng máy giảm hẳn, Công tác quản lý phòng máy của giáo viên giảm nhiều thời gian thực hiện cài đặt lại các máy tính. Nhưng cũng có nhiều máy đã quá cũ, hư hỏng nặng không thể sửa chữa được do mật độ và tần suất học sinh thực hành quá dày. Trong những năm kế tiếp nếu được trang bị thêm máy tính sẽ kết hợp tất cả các giải pháp trên để quản lý phòng thực hành tin học. Hệ thống sổ sách được ghi chép rõ ràng dễ dàng trong công tác quản lý, báo cáo, kiểm kê tài sản. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đối với công tác quản lý phòng thực hành tin học ở cấp trung học phổ thông tâm lý học sinh chưa ổn định nên rất khó khăn. Nâng cao sự nhận thức trong giáo viên, học sinh về việc sử dụng, bảo quản thiết bị máy móc trong phòng học để giáo viên và học sinh tự giác thực hiện. Quản lí phòng tin học thật chặt chẽ bằng nội quy, các loại sổ sách, biểu mẫu cụ thể, đồng bộ giữa các giáo viên dạy môn tin học và cán bộ phụ trách phòng bộ môn. Cập nhật thường xuyên các phần mềm mới, bổ ích phục vụ cho môn tin học cũng như dùng trong công tác sửa chữa, bảo quản máy vi tính. Cùng với bảo vệ, giáo viên và học sinh làm tốt công tác vệ sinh và an toàn về điện cũng như công tác phòng chống cháy nổ trong trường. 2.Kiến nghị: 2.1 Đối với trường: Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục để có nguồn lực từ phụ huynh học sinh trong việc trang bị cơ sở vật chất trường học đặc biệt là bổ sung máy tính phục vụ cho dạy và học. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục, tăng cường hơn nữa các thiết bị CNTT hiện đại phục vụ cho sự nghiệp giáo dục trong huyện nhà. 2.2 Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên mở các lớp tập huấn quản lý thiết bị CNTT, các phần mềm ứng dụng trong học tập đến tất cả các giáo viên có sử thiết bị CNTT trong các trường. Nên tổ chức các hội thảo, chuyên đề về các điển hình tốt trong công tác bảo quản phòng học bộ môn để nhân rộng kinh nghiệm và tạo điều kiện cho các trường học hỏi để làm tốt hơn công tác này. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã đúc rút và áp dụng có hiệu quả tại trường THCS Băng Adrênh. Tôi hy vọng sẽ phần nào bổ sung các kiến thức về việc quản lý phòng bộ môn Tin học càng phong phú và đa dạng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Băng Adrênh, ngày 25 tháng 02 năm 2016 Người thực hiện Đinh Thị Kim Huệ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ( Ký tên, đóng dấu)
Tài liệu đính kèm: