Đề tài Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN

Đề tài Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN

Để hoạt động này được sôi nổi thì yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, tích cực đưa ra các tình huống với các vai giao tiếp khác nhau. Khi thực hiện những dạng hoạt động này sẽ kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh. Từ đó giúp các em làm quen và xử lí tốt các tình huống mới. Như vậy học sinh sẽ dần đưa các tình huống đã học gắn với cuộc sống, các em không bị thụ động trước các tình huống bất ngờ, giúp tăng hiệu quả giao tiếp.

b.1.2. Phương pháp trao lời và đáp lời bằng một nghi thức lời nói.

Ví dụ 5: HĐ5/ 55: Cùng bạn đóng vai nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:

a) Em lỡ bước, dẫm vào chân bạn.

b) Em mải chơi, quên làm việc mẹ dặn.

c) Em đùa nghịch, va phải một cụ già.

(Tiếng Việt 1A, trang 55)

 Để nâng cao hiệu quả cũng như sự linh hoạt trong giao tiếp, học sinh sẽ tiến hành qua 2 bước:

Bước 1: Xác định hoàn cảnh giao tiếp là nói lời xin lỗi đối với các vai khác nhau.

Bước 2: Học sinh sẽ phải giao tiếp với ba vai là: bạn – vai ngang; mẹ – vai trên, thân thiết; cụ già – vai trên, người lớn tuổi; nên học sinh cần lựa chọn lời nói thích hợp với từng đối tượng giao tiếp để tỏ rõ sự hối lỗi đối với từng cá nhân.

 

doc 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 6946Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc tham gia học tập, rèn luyện nhiều ở trường. 
+ Trường học khang trang, phòng học sáng sủa sạch sẽ, trang bị đầy đủ bàn ghế và bảng đen, có thiết bị đồ dùng dạy học. 
- Giáo viên
+ Nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học sinh. Có kinh nghiệm dạy học theo mô hình VNEN.
- Học sinh
+ Học sinh đã dần làm quen với mô hình VNEN thông qua các tiết học Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục 1.
+ Học sinh thích học môn Tiếng Việt. Các em cũng dành thời gian để làm các hoạt động ứng dụng, tương tác với cộng đồng khi ở nhà.
- Phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh đa phần đã có sự quan tâm chăm lo hơn về việc học hành của con em mình, mua sắm tương đối đầy đủ vở và đồ dùng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tới trường, thường xuyên giữ được mối liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường.
* Khó khăn
- Giáo viên
+ Giáo viên còn thụ động, chỉ sử dụng kiến thức ở Tài liệu Hướng dẫn học, ít tìm tòi đọc thêm tài liệu khác liên quan đến giảng dạy. Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, giáo viên còn rập khuôn theo Tài liệu hướng dẫn học.
- Học sinh
+ Khả năng đọc còn hạn chế nên quá trình tự đọc, làm bài rất khó khăn. 
+ Khả năng tư duy, suy luận chưa cao. Nhiều khi dùng từ và đặt câu chưa đúng, nói câu chưa hoàn thiện. Các em còn nhút nhát, thiếu tự tin, vốn từ còn ít nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khi giao tiếp. 
b. Thành công, hạn chế
* Thành công 
Đa số học sinh đã thực hiện được các hoạt động, nói lưu loát, hoàn thành mục tiêu của tiết học. Học sinh trở nên tự tin, mạnh dạn, hứng thú, tích cực hơn đối với những tiết học Tiếng Việt. Khi tiến hành các hoạt động, tình huống giao tiếp có vấn đề tôi thấy các em đã có nhiều cách xử lí hay, thú vị và thông minh. Khi giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học mới thì các em hào hứng, tham gia nhiệt tình vào tiết học. Qua đó mà kĩ năng giao tiếp của các em được hình thành và gắn liền với các bài học gần gũi với thực tiễn cuộc sống. Từ đó giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức một cách bền vững, kĩ năng giao tiếp được phát triển, thái độ học tập có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt.
* Hạn chế 
- Giáo viên thường bị động về thời gian.
- Thường chỉ tập trung ở một số đối tượng tích cực, có năng lực nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, nhất là đối tượng học sinh yếu.
- Đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự thiết thực và điều chỉnh được các hoạt động học tập phù hợp với học sinh.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh 
- Giáo viên:
+ Giáo viên trực tiếp điều chỉnh từng hoạt động, quan sát và nhận xét hoạt động của học sinh.
+ Giáo viên có sự chuẩn bị về: đồ dùng, tài liệu, phương pháp giảng dạy. 
Học sinh đóng vai cô giáo
+ Giáo viên có liên hệ thực tế và nhắc nhở học sinh áp dụng các nghi thức lời nói vào cuộc sống.
- Học sinh:
+ Học sinh thích học các bài có nội dung giao tiếp, tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
+ Học sinh thích và tích cực xử lý các tình huống giao tiếp gần gũi, quen thuộc với các em.
+ Học sinh được thực hành đóng vai nhiều, thích được đóng vai, nhất là các vai cô giáo, học sinh giỏi, 
* Mặt yếu 
- Về phía giáo viên 
+ Đôi khi nội dung điều chỉnh của giáo viên chưa thực sự phù hợp với học sinh, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
+ Giáo viên chỉ cho học sinh luyện nói theo những nội dung và chủ đề như trong Tài liệu Hướng dẫn học.
- Về phía học sinh
+ Tình huống giao tiếp mà học sinh thực hành được xây dựng trong phạm vi hẹp nên làm giảm tính tích cực, tự nhiên của học sinh khi tham gia giao tiếp. 
+ Các hành vi trao lời, đáp lời thường được dạy theo mẫu và yêu cầu học sinh thực hành theo mẫu nên làm giảm khả năng sáng tạo của học sinh. 
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 
Có được những thành công trên là nhờ sự chỉ đạo rất kịp thời của các cấp lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana tổ chức tập huấn cho những giáo viên dạy mô hình VNEN, giáo viên được dự các chuyên đề tổ chức ở Phòng Giáo dục và Đào tạo, ở trường để mỗi giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm và nắm được tinh thần của Mô hình VNEN mà thực hiện theo. 
Bên cạnh đó là nhờ học sinh tích cực học tập, chủ động giao tiếp, sẻ chia với bạn và chủ động tiếp cận các giải pháp theo hướng tự chủ của bản thân. Từ đó thực hiện theo các giải pháp nên mang lại hiệu quả cao. Cuối cùng còn phải kể đến Hệ thống các tài liệu hướng dẫn mà dự án VNEN đã cung cấp để mỗi giáo viên chủ động nắm bắt nội dung và thực hiện. 
Để đưa ra được những biện pháp thiết thực khắc phục những hạn chế trên, tôi đã tìm hiểu một số nguyên nhân, đó là: 
* Về phía giáo viên: 
+ Việc tổ chức các tiết chuyên đề của môn Tiếng Việt về thực hành giao tiếp ở trường Tiểu học chưa nhiều.
+ Giáo viên cho học sinh nói theo câu mẫu làm cho các câu nói của học sinh thường giống nhau.
* Về phía học sinh: 
+ Do đặc điểm học sinh lứa tuổi lớp 2: Vốn từ của các em còn ít, chưa vận dụng một cách thành thạo, khả năng đọc còn hạn chế. Khả năng tập trung chú ý của các em còn chưa được tốt. 
+ Do phương pháp học tập chưa khoa học: Hầu hết các em học sinh khối lớp 2 chưa xây dựng được cho mình phương pháp học tập đúng. Đa số các em chưa có ý thức chủ động trong việc tự rèn luyện, bởi các em còn ham chơi, chưa quan trọng việc học. 
 * Về phía gia đình 
+ Do sự kèm cặp còn lỏng lẻo của gia đình đối với học sinh trong việc học môn Tiếng Việt: Thực tế đã cho thấy đối với môn Tiếng Việt thì nhiều gia đình, nhiều bậc phụ huynh cho rằng môn này không quan trọng như học Toán. Vậy nên việc phát triển kĩ năng giao tiếp trong môn Tiếng Việt không được các bậc phụ huynh chú ý luyện tập ở nhà cho con em mình. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Dạy kĩ năng giao tiếp chính là dạy học sinh biết giao tiếp phù hợp với văn hóa Việt Nam, biết giao tiếp lịch sự, tế nhị, đạt hiệu quả cao. Đa số giáo viên mới xem học sinh đưa ra các lời trao, lời đáp có đúng với các tình huống của hoạt động hay không. Khi đánh giá việc thực hiện hoạt động của học sinh cũng chỉ tiến hành một cách chung chung, chưa có tiêu chí cụ thể. 
Học sinh lớp 2 còn nhỏ tuổi nên vốn từ các em còn ít do đó gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp. Các em còn nhút nhát, thiếu tự tin nên nhiều học sinh khi được mời nói thì không nói được hoặc không đứng dậy nói trước tập thể. Các câu nói của học sinh chưa lôgic với nhau, còn nói chưa thành câu nên làm cho hiệu quả khi giao tiếp chưa cao. Một số hoạt động chưa phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. 
Mô hình VNEN là học sinh tự chiếm lĩnh, tự sử lí thông tin sau đó đưa ra nhóm thảo luận, tổng hợp kiến thức. Người giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, theo dõi các hoạt động. Dẫn đến trong một số hoạt động không thể tránh khỏi học sinh thực hiện rập khuôn theo mẫu, chưa nhận ra bản chất cũng như mối quan hệ của các hoạt động trong việc chiếm lĩnh kiến thức. 
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải pháp này hướng đến các mục tiêu:
- Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, nói đúng nội dung cần trao đổi, phù hợp với hoàn cảnh, thái độ lịch sự, lễ phép, biết lắng nghe và chia sẻ với mọi người.
 - Nâng cao hiệu quả giờ học cho học sinh, nhất là trong các giờ có tổ chức hoạt động giao tiếp.
- Phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, đáp ứng mục tiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Mỗi giờ dạy đều đem lại cho học sinh những giây phút thật sự hứng khởi đúng nghĩa. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1. Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt 
Qua nghiên cứu về lí thuyết giao tiếp cũng như chương trình dạy học nội dung giao tiếp trong môn Tiếng Việt, tôi xây dựng, tổng hợp, khái quát một số kiểu dạng hoạt động, phương pháp phù hợp với năng lực, trình độ nhận thức của học sinh lớp 2. 
b.1.1. Xây dựng đa dạng các dạng hoạt động dạy giao tiếp 
b.1.1.1. Dạng hoạt động rèn kỹ năng trao lời và đáp lời 
b.1.1.1.1. Cấu trúc của hoạt động 	 	 
Ví dụ 1: HĐ2/ 3: Quan sát ảnh, đọc mẫu:
M: - Tôi là Lê Ngọc Bích.
 - Sinh ngày: 12 – 6 - 2003
 - Tôi thích vẽ, thích hát.
 - Tôi muốn trở thành bác sĩ.	
 HĐ3/ 3: Thay nhau tự giới thiệu theo gợi ý:
	Tôi là ai?
Tôi là
Sinh ngày..
Tôi thích
Tôi muốn trở thành	
 (Tiếng Việt 1A – trang 3) 
Học sinh tự giới thiệu
 Cá nhân học sinh thực hiện hoạt động 2 sau đó trao đổi trong nhóm để hoàn thành hoạt động. Nếu chỉ dừng lại ở hoạt động quan sát và đọc mẫu thì học sinh sẽ không thể khám phá bản chất cũng như mối liên quan giữa hoạt động 2 với hoạt động 3. 
 Lúc này giáo viên phải can thiệp để học sinh biết và hiểu: Đây là hoạt động tự giới thiệu. Để tự giới thiệu về mình cần phải làm thế nào? Để hoàn thành được hoạt động 2 học sinh cần đọc kĩ mẫu đã cho và áp dụng vào bản thân để hoàn thành hoạt động 3. Thông qua hai hoạt động, học sinh sẽ giải quyết được nhiệm vụ và cũng thấy được mối liên hệ của các hoạt động trong tiết học.
Đối với những hoạt động dạng này, học sinh sẽ dần làm quen sau đó ngày càng thành thạo cấu trúc của kĩ năng giao tiếp theo mẫu cho sẵn, từ đó có thói quen vận dụng vào cuộc sống hằng ngày mà không cần mẫu.
b.1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động 
Hoạt động phát triển kỹ năng trao lời và đáp lời xung quanh một chủ đề liên quan đến hiểu biết và kinh nghiệm sống của các em, cụ thể đó là các hoạt động có yêu cầu trao lời và đáp lời trong các tình huống cụ thể trong cuộc sống. Hoạt động cũng nhằm rèn luyện việc vận dụng các nghi thức lời nói phù hợp với các tình huống giao tiếp sẽ diễn ra trong cuộc sống. Đối với dạng hoạt động này thì tôi vận dụng phương pháp phân tích mẫu để thực hiện hoạt động. 
* Khái niệm phương pháp phân tích mẫu: Phương pháp phân tích mẫu trong dạy học giao tiếp là cách đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về các yếu tố giao tiếp nêu trong mẫu. Từ đó đưa ra các lời giao tiếp và lựa chọn những lời giao tiếp phù hợp nhất với mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. 
* Yêu cầu sư phạm: 
+ Mẫu phân tích cần phải điển hình cho hoạt động, có thể rút ra được kết luận chung về hoạt động sẽ làm. 
+ Học sinh tự phân tích và tìm ra kiến thức của hoạt động, giáo viên nếu cần can thiệp thì chỉ dừng ở mức độ gợi ý. 
+ Sử dụng kết hợp đồ dùng dạy học để tăng hiệu quả của tiết học. 
+ Kết hợp với phương pháp đóng vai để học sinh thêm tự tin, mạnh dạn đồng thời hứng thú khi học giao tiếp, giúp học sinh vận dụng kiến thức tốt hơn. 
Ví dụ 2: HĐ 2/ 35: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây: 
(Tiếng Việt 2A – trang 35) 
Đối với hoạt động này, sau khi học sinh đọc hết các lời thoại là đã hoàn thành hoạt động. Tuy nhiên, giáo viên sẽ vận dụng phương pháp phân tích mẫu để kĩ năng giao tiếp của học sinh được phát triển, vận dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống .
Bước 1: Phân tích tình huống mẫu: Em giúp bà cụ qua đường, cụ cảm ơn em. Em sẽ đáp lại lời cảm ơn ấy. 
Bước 2: Để hiểu và thực hiện thì mỗi học sinh phải phân tích được mẫu như sau: 
+ Mục đích: Đáp lại lời cảm ơn với bà cụ. 
+ Nhân vật: Em và bà cụ. Quan hệ vai trên – vai dưới. 
+ Hoàn cảnh: Trên đường đi học về, em gặp bà cụ muốn sang đường. Em giúp bà cụ qua đường, bà cụ cảm ơn em. 
+ Ngôn ngữ: Vì đây là giao tiếp vai trên – vai dưới nên cần sử dụng ngôn ngữ lễ phép, thái độ kính trọng. Giáo viên yêu cầu học sinh bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm sống của bản thân hãy đưa ra các lời đáp khác phù hợp với tình huống trên.
Học sinh đáp: Chỉ là chuyện nhỏ ấy ạ./
Giúp đỡ được bà là cháu rất vui ạ./
Bước 3: Thực hành theo cặp nói lời cảm ơn cho bạn nghe và ngược lại. Giáo viên khuyến khích học sinh nói lời cảm ơn bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Bước 4: Học sinh đóng vai thể hiện tình huống trong nhóm. 
Với cách thức tổ chức trên, học sinh đã thực sự tham gia giao tiếp theo tình huống giả định của hoạt động. Học sinh tự lựa chọn sử dụng ngôn từ, ngữ điệu, vẻ mặt, ánh mắt, điệu bộ phù hợp để đáp lời cảm ơn đúng với tình huống. Hoạt động này góp phần củng cố, mở rộng và phát triển các nội dung của hoạt động đọc, gắn nội dung học trong nhà trường với đời sống hàng ngày của học sinh. 
b.1.1.2. Dạng hoạt động trao đổi theo chủ đề 
 Ở dạng hoạt động này thường nêu ra vấn đề giao tiếp liên quan đến nội dung kiến thức đang học hay một nội dung có ý nghĩa xã hội. Đối với dạng hoạt động này, tôi vận dụng phương pháp đóng vai để tạo không khí sôi nổi, gây hứng thú giao tiếp với học sinh và mang tính ứng dụng cao. 
* Khái niệm về phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề. Nhờ đó, các em sẽ tích lũy thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm của các bạn khác làm giàu thêm vốn kinh nghiệm của mình.
* Yêu cầu sư phạm 
+ Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản hay lời thoại để phát triển tư duy, sự sáng tạo và trí tượng tưởng của học sinh. 
+ Phải biết sắp xếp thời gian phù hợp để các nhóm đóng vai. 
+ Học sinh cần hiểu rõ vai của mình trong tình huống để không lạc đề. 
+ Nên khích lệ học sinh nhút nhát cùng tham gia để rèn luyện cho các em sự tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và cuộc sống. Giáo viên không làm thay nếu học sinh chưa thực hiện được. 
+ Nên sử dụng các đồ dùng, đạo cụ đơn giản để tăng thêm tính hấp dẫn. 
Ví dụ 3: HĐ5/ 16: Em đạt giải cao trong một cuộc thi. Các bạn chúc mừng. Em đáp lại.
- Các bạn:.
- Em: 	 
(Tiếng Việt 2B, trang 16) 
Thông thường đối với hoạt động này học sinh sẽ áp dụng một số mẫu câu đã học để hoàn thành hoạt động, như:
- Các bạn: Chúc mừng bạn nhé!
- Em: Mình cảm ơn./
- Em: Mình cảm ơn các bạn.
- Các bạn: Chúc mừng bạn đạt giải nhé!
Tuy nhiên, để ứng xử của học sinh được linh hoạt và mang lại hiệu quả cao khi giao tiếp thì giáo viên vận dụng phương pháp đóng vai qua các bước: 
Bước 1: Các nhóm thảo luận tình huống cần đóng vai.
Học sinh thảo luận tình huống
Bước 2: Thảo luận phân vai, đóng góp lời thoại cho các nhân vật, đóng vai trong nhóm để góp ý. Bên cạnh đó còn sử dụng 1 số đạo cụ như: Hoa, quà, 
Học sinh đóng vai
 Bước 3: Vài nhóm lên đóng vai thể hiện tình huống phù hợp với yêu cầu của hoạt động (Giáo viên lưu ý học sinh về mặt thời gian), có sáng tạo trong việc thể hiện tình huống như: Có sử dụng đạo cụ hợp lí, cử chỉ, giọng điệu,.
+ Học sinh 1, 2, 3: Chúc mừng bạn đạt giải cao trong cuộc thi./ Bạn giỏi quá! Bọn mình chúc mừng bạn./ 
+ Học sinh 4: Mình rất cảm ơn các bạn./ Các bạn làm mình vui quá!/
Bước 4: Cả lớp nhận xét về cách thể hiện có sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của tình huống; nhóm nào đóng hay và đúng nhất, 
Bước 5: Giáo viên nhận xét về cách thể hiện tình huống, nội dung, thái độ của học sinh khi tham gia đóng vai, đánh giá từng nhóm và tuyên dương các nhóm làm tốt. 
Tóm lại, để thực hiện tốt dạng hoạt động này, người đóng vai phải chủ động tham gia cuộc giao tiếp, tập trung tìm biện pháp thu hút người đối thoại tham gia. Muốn làm được điều này, giáo viên cần điều chỉnh đề tài phù hợp với nhận thức của học sinh, đưa ra những lời thoại mẫu hướng học sinh tham gia phát biểu ý kiến. Đặc biệt, cần rèn cho học sinh kỹ năng nghe và sáng tạo theo cách diễn đạt của bản thân, không nên làm rập khuôn theo mẫu. 
b.1.1.3. Dạng hoạt động tự tổ chức một chủ đề để trao đổi 
Đây là hoạt động nhằm củng cố lại kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Dạng hoạt động này sẽ có các chủ đề gần gũi với học sinh trong cuộc sống như thực hành xin lỗi khi em làm sai, nói lời cảm ơn trong các tình huống thường gặp, giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh tự đưa ra các tình huống thường gặp để vận dụng các kiến thức đã học, gây hứng thú tham gia vào quá trình giao tiếp. 
Ví dụ 4: HĐ 3/ 50: Trò chơi Đóng vai nói và đáp lời xin lỗi.
Mỗi nhóm (2 bạn) hãy nghĩ ra một tình huống (Ví dụ: Bạn sơ ý làm mực bắn vào áo bạn bên cạnh, hoặc bạn mượn sách nhưng quên mang trả bạn của mình; 1 bạn vô ý đụng người vào bạn đi ngược chiều, )
M: - Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.
 - Không sao. Mai cũng được mà.	 
(Tiếng Việt 2A, trang 50)
Để củng cố lại kỹ năng giao tiếp, giáo viên tổ chức trao đổi theo 4 bước, cụ thể: 
Bước 1: Chủ đề trao đổi: Nói lời xin lỗi. 
Bước 2: Tùy vào tình huống, vai giao tiếp mà học sinh chọn lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi cho phù hợp. Khi đưa ra lời xin lỗi phải thể hiện thái độ hối lỗi của mình đối với người được xin lỗi và người đáp lại lời xin lỗi cũng phải có thái độ bao dung, tha thứ. 
Giáo viên cũng gợi ý để học sinh đưa ra các tình huống trong lúc học tập, ở gia đình hoặc trong khi các em vui chơi, từ đó dần hướng học sinh liên hệ nội dung học tập với các vấn đề gần gũi với cuộc sống thường ngày.
Bước 3: Dự kiến lời nói sẽ diễn ra trong cuộc giao tiếp là: 
M: - Ôi, mình lỡ tay làm mực bắn vào áo của bạn rồi, xin lỗi bạn nhé! 
 - Không sao đâu. Lát về mình giặt là sạch ngay ấy mà.
M: - Ôi, xin lỗi bạn nhé! Bạn có bị đau lắm không? 
 - Đụng nhẹ thôi ấy mà. Mình không sao đâu.
Bước 4: Qua dự kiến lời nói sẽ diễn ra, khi đóng vai học sinh sẽ chọn lời nói hay nhất của mình để nói trước lớp. 
Học sinh đóng vai nói lời xin lỗi
Để hoạt động này được sôi nổi thì yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, tích cực đưa ra các tình huống với các vai giao tiếp khác nhau. Khi thực hiện những dạng hoạt động này sẽ kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh. Từ đó giúp các em làm quen và xử lí tốt các tình huống mới. Như vậy học sinh sẽ dần đưa các tình huống đã học gắn với cuộc sống, các em không bị thụ động trước các tình huống bất ngờ, giúp tăng hiệu quả giao tiếp.
b.1.2. Phương pháp trao lời và đáp lời bằng một nghi thức lời nói.
Ví dụ 5: HĐ5/ 55: Cùng bạn đóng vai nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:
a) Em lỡ bước, dẫm vào chân bạn.
b) Em mải chơi, quên làm việc mẹ dặn.
c) Em đùa nghịch, va phải một cụ già. 
(Tiếng Việt 1A, trang 55) 
 Để nâng cao hiệu quả cũng như sự linh hoạt trong giao tiếp, học sinh sẽ tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: Xác định hoàn cảnh giao tiếp là nói lời xin lỗi đối với các vai khác nhau. 
Bước 2: Học sinh sẽ phải giao tiếp với ba vai là: bạn – vai ngang; mẹ – vai trên, thân thiết; cụ già – vai trên, người lớn tuổi; nên học sinh cần lựa chọn lời nói thích hợp với từng đối tượng giao tiếp để tỏ rõ sự hối lỗi đối với từng cá nhân. 
Học sinh sẽ biết cùng nói lời xin lỗi, nhưng với người lớn tuổi để thể hiện sự kính trọng, lễ phép phải dùng thêm từ “cháu” ở trước hoặc từ “ạ” ở sau hoặc cả hai từ (cháu xin lỗi hoặc cháu xin lỗi ạ). Với các bạn cùng lứa tuổi thì chỉ cần dùng thêm từ “bạn” ở sau từ “xin lỗi”.Với hoạt động trên học sinh có thể nói lời cảm ơn như sau: 
a, Xin lỗi cậu nhé! b, Con xin lỗi mẹ ạ. c, Cháu xin lỗi cụ ạ.
Để tăng thêm tính hiệu quả khi giao tiếp, giáo viên sẽ lưu ý học sinh dùng ngữ điệu phù hợp cũng góp một phần quan trọng khi nói lời xin lỗi.
b.1.3. Phương pháp trao lời, đáp lời trong các tình huống.
Ví dụ 6: HĐ 7/ 112: Nói tiếp lời người con để tỏ thái độ ngạc nhiên, thích thú trong tình huống dưới đây:
- Mẹ: Con à, bố nói sáng chủ nhật sẽ đưa mẹ con mình đi chơi ở vườn bách thú nên mình phải dậy từ 6 giờ để chuẩn bị nhé!
- Con: Ôi,..
- Mẹ: Nhưng mình sẽ chỉ đi chơi từ 7 giờ đến 11 giờ thôi. Sau đó, phải về ăn và nghỉ trưa để chiều bố con phải về đơn vị con ạ. 	
(Tiếng Việt 1B, trang 112) 
Học sinh tự xử lí thông tin, thực hiện hoạt động thông qua 2 bước:
Bước 1: Học sinh phân tích và xác định được đây là tình huống giao tiếp giữa hai mẹ con, người con phải đáp lời được người mẹ với thái độ ngạc nhiên, thích thú.
Bước 2: Học sinh có thể đưa lời đáp của người con trong đoạn giao tiếp ở trên là: 
Thật vậy sao? ( ngạc nhiên)/ 
Thích quá! ( thích thú)/
Đến đây học sinh trao đổi với bạn và hoàn thành hoạt động. 
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả khi giao tiếp thì giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện thêm 2 bước nữa.
Bước 3: Trong 2 lời đáp dự kiến trên, về nội dung giao tiếp thì đã thể hiện được thái độ của người con, tuy nhiên lại thiếu các từ biểu thị tình cảm cho phù hợp. Do đó, cần sửa chữa, hoàn thiện 2 lời đáp này. 
Bước 4: Sau khi sửa chữa phương án mới của l

Tài liệu đính kèm:

  • docth_126_4052_2021999.doc