Đề tài Phát huy kỹ năng nói trong các giờ học Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường TH Tình Thương

Đề tài Phát huy kỹ năng nói trong các giờ học Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường TH Tình Thương

Kỹ năng nói (speaking) là giai đoạn giáo viên cho học sinh áp dụng các từ vựng và các mẫu câu mới học. Chính vì thế tôi thường cho học sinh thực hiện theo 3 bước trước khi nói (Pre - speaking), trong khi nói (While - speaking) và sau khi nói (Post- speaking). Học sinh phải sử dụng những từ vựng đã học kết hợp với kiến thức kỹ năng sẵn có để luyên tập. Ở giai đoạn sau khi nói học sinh được nói tự do, giao tiếp trên cơ sở vận dụng các kiến thức mà học sinh đã được biết. Trong các hoạt động trên lớp, thường thì giáo viên nên sử dụng kết hợp, đôi khi phải sử dụng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi sử dụng cả hai ngôn ngữ (a mixture of the two languages)

Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, tôi đã thực hiện vai trò là người hướng dẫn và tổ chức thực hiện, kết hợp nhiều hoạt động một cách uyển chuyển trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy, tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp, say mê hứng thú học bộ môn thông qua các thủ thuật thực hành cấu trúc ngữ pháp trên lớp. Đảm bảo tất cả học sinh trong lớp phải được tham gia vào các hoạt động, từ đó giáo viên sẽ nhận biết được sự tiến bộ của từng học sinh cũng như điểm yếu của các em, nhằm có các biện pháp kịp thời để giúp các em học tập một cách tiến bộ hơn.

 

doc 16 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2120Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phát huy kỹ năng nói trong các giờ học Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường TH Tình Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giao tiếp, để hình thành các kĩ năng ngôn ngữ thông qua tình huống giao tiếp phong phú và hấp dẫn. Tôi nhận thấy rằng có nhiều em rất mạnh dạn, hứng thú với môn học, tích cực trong học tập. Bên cạnh đó có nhiều em chưa nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn, nên chưa chăm học. Có những em lại tỏ ra ngại ngùng, không mạnh dạn, không dám nói trước lớp, trước bạn bè.
Từ yêu cầu bộ môn và thực tế giảng dạy bản thân tôi đã lập kế hoạch “ Phát huy kỹ năng nói trong giờ học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học” làm nền tảng cho học sinh ở những năm học sau. Đó là lý do tôi viết đề tài này.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Để đạt được mục tiêu của giáo dục tiểu học; giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, đồng thời là một trong những điểm khởi đầu quan trọng góp phần vào việc hình thành và phát triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội. Để tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các cấp học tiếp theo, cũng như trang bị những kĩ năng học ngọai ngữ cơ bản để học các ngôn ngữ khác trong tương lai. Ngoài ra, việc học Tiếng Anh còn giúp học sinh hình thành năng lực diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo. Do vậy, dạy học Tiếng Anh ở bậc Tiểu học được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trường TH Tình Thương, bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, tích cực, chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Học sinh cần được tham gia hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên; được luyện tập kết hợp các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó tập trung vào hai kĩ năng nghe và nói. Kiến thức ngôn ngữ như từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp là phương tiện để hình thành các kĩ năng ngôn ngữ. Làm sao để tất cả các học sinh trong lớp đều được tham gia vào các hoạt động giao tiếp, tạo điều kiện, giúp đỡ những học sinh trung bình - yếu phát huy hơn trong giờ học. Chính vì thế tôi viết đề tài này nhằm chia sẻ kinh nghiệm nhỏ của mình với các đồng nghiệp về các hình thức giúp phát huy kỹ năng nói cho học sinh tiểu học, để góp phần nâng cao kiến thức hiểu biết và chất lượng bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu. 
Trong đề tài nay tôi nghiên cứu các giải pháp cơ bản để phát huy kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường TH Tình Thương trong hoạt động 2 của Lesson 1 hoặc Lesson 2, áp dụng cho đối tượng học sinh trung bình- yếu: đối tượng chiếm đa số.
4. Giới hạn của đề tài.
Học sinh lớp 3, 4 và lớp 5 Trường Tiểu học Tình Thương năm học 2016-2017. Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh mới lớp 3, lớp 4 và lớp 5 hiện hành.
5. Phương pháp nghiên cứu. 
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
c. Phương pháp thống kê toán học.
 Tôi thống kê theo tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu ở các khối 3, 4 và khối 5.
II. PHẦN NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận.
Thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Chương trình Tiếng Anh tiểu học được áp dụng từ lớp 3, 2 tiết/tuần, theo các chủ điểm, chủ đề quen thuộc, gần gũi với học sinh; quan tâm 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó ưu tiên phát triển 2 kĩ năng nghe, nói và phát triển hứng thú học tập của học sinh. Kết thúc cấp tiểu học, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương cấp độ A1 của Khung tham chiếu chung châu Âu về Ngôn ngữ, chia thành 3 giai đoạn : Hết lớp 3, học sinh sẽ đạt trình độ A1.1; Hết lớp 4, học sinh sẽ đạt trình độ A1.2 (tương đương trình độ Starters của Cambridge ESOL); Hết lớp 5, học sinh sẽ đạt trình độ A1.3 (tương đương trình độ Movers của Cambridge ESOL).
Để đáp ứng với tình hình thực tế và yêu cầu của môn học. Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học mới sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo. Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất kiến thức đó là cả một vấn đề lớn đối với các bộ môn văn hóa nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng. Để học sinh đạt được hiệu quả ở các kỹ năng này thì việc sử dụng các phương pháp để phát huy sự giao tiếp trong giờ học là rất cần thiết, đó chính là kĩ năng nói (speaking).
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Tiếng Anh là một môn học mới ở trường tiểu học, nhưng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Nghành giáo dục về phương pháp giảng dạy và đồ dùng dạy học. Giáo viên thường xuyên trao đổi kiến thức, phương pháp giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Bản thân tự tìm hiểu nghiên cứu tài liệu, sách báo trên các phương tiện thông tin đại chúngđể cập nhật kiến thức, áp dụng cho việc giảng dạy bộ môn được tốt hơn. Học sinh mới được học (học sinh lớp 3) nên rất hào hứng, nhiều học sinh ham hiểu biết nên rất thích học Tiếng Anh. Chính vì thế việc thực hiện đề tài của tôi trở nên thuận lợi hơn. 
Đối với học sinh lớp 4, 5 trong năm học 2016-2017 tôi cũng đã áp dụng đề tài này trong quá trình giảng dạy, nhưng trong quá trình giảng dạy tôi nhận ra rằng học sinh không thích sự rập khuân, lặp lại nên ở đề tài này tôi đã đưa ra một số giải pháp, biện pháp để khắc phục tình trạng đó. Bên cạnh đó lứa tuổi học sinh tiểu học nhiều em còn ham chơi nên dễ quên khi không được nhắc nhở hay ôn luyện, nên việc luyện tập ở lớp là rất quan trọng.
 Với đặc thù gần 100% là học sinh người đồng bào, kỹ năng nói Tiếng Việt còn nhiều hạn chế, kỹ năng nói Tiêngs Anh của các em còn hạn chế hơn. Các em thường hay nhút nhát , không tự tin khi giao tiếp. Mặt khác cha mẹ của các em có trình độ thấp, có cả những cha mẹ không biết chữ. Đời sống kinh tế còn rất khó khăn, nhận thức về việc học của con em còn rất kém nên hầu như cha mẹ chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Bởi vậy các em không có động cơ học tập đúng đắn.Trong các giờ học nói chung, giờ học Tiếng Anh nói riêng, hầu như các em chưa mạnh dạn, kỹ năng nói yếu, thiếu mạnh dạn. Trong quá trình thực hiện, nhiều em phản ứng còn chậm, chưa mạnh dạn trong giao tiếp nên mất nhiều thời gian hơn trong giờ học. Nên để phát huy được kỹ năng nói trong giờ học thì điều quan trọng nhất là người giáo viên phải tạo cho học sinh sự hứng thú với môn học.
Kết quả kiểm tra trước khi áp dụng đề tài: 
Khối 
SL
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
3
54
0
0
7
12,9
20
37
25
50,1
4
42
0
0
6
14,3
14
33,3
22
52,4
5
38
0
0
4
10,6
17
44,7
17
44,7
Căn cứ vào bảng thống kê chất lượng trên ta có thể thấy rằng tỉ lệ học sinh trung bình - yếu khá cao. Điều này chứng tỏ học sinh chưa thể giao tiếp Tiếng Anh ở mức độ căn bản. Từ thực tế đó, là người trực tiếp giảng dạy tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp để nâng cao chất lượng kỹ năng nói (speaking) cho học sinh, bởi vì trong các kỹ năng nghe - đọc - viết đều cần phải có kỹ năng nói. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Theo chương trình sách giáo khoa mới kết hợp phương pháp dạy học mới, học sinh tiểu học được khuyến khích sử dụng Tiếng Anh càng nhiều càng tốt tùy theo trình độ của từng đối tượng. Trong tất cả các tiết dạy đều hội tụ các kỹ năng; nghe - nói – đọc – viết. Kỹ năng nói đều được sử dụng ở các loại hình bài tập, nhưng kỹ năng nói được tập trung nhất ở các mục: Point and say / Let’s talk. Đối với học sinh khối lớp 3, 4 và lớp 5 vốn từ vựng và ngữ pháp không nhiều nhưng rất ngại nói Tiếng Anh trong giờ học, không có thói quen giao tiếp, các em không tự tin giao tiếp từ những câu đơn giản như giới thiệu bản thân, Do vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho các em rèn luyện kỹ năng nói từ khi bắt đầu học.
Điều quan trọng trong hoạt động này là phương pháp lấy người học làm trung tâm. Để đạt được mục tiêu đề ra của kỹ năng, từng học sinh phải giao tiếp với nhau, nghĩa là mỗi học sinh nắm được từ vựng, cấu trúc mà mình cần nói. 
Sự hợp tác và tính cạnh tranh giữa bản thân mỗi học sinh là yếu tố làm tăng động cơ học tập cho người học Tiếng Anh. Giáo viên chỉ hướng dẫn và theo dõi xem học sinh có luyện tập đúng với yêu cầu của giáo viên hay không. Điều quan trọng của giai đoạn này là học sinh làm sao nói hoặc hành động đúng như yêu cầu của giáo viên. Vì vậy giáo viên ghi nhận, động viên, khuyến khích và sửa sai ngay sau khi học sinh hoàn thành hoạt động trên lớp, để giúp cho các học sinh khác không làm theo, mắc phải hững lỗi sai của bạn mình, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức, nội dung bài học ngay ở trên lớp, giúp cho các kỹ năng nghe – đọc – viết được hoàn thiện hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Kỹ năng nói (speaking) là giai đoạn giáo viên cho học sinh áp dụng các từ vựng và các mẫu câu mới học. Chính vì thế tôi thường cho học sinh thực hiện theo 3 bước trước khi nói (Pre - speaking), trong khi nói (While - speaking) và sau khi nói (Post- speaking). Học sinh phải sử dụng những từ vựng đã học kết hợp với kiến thức kỹ năng sẵn có để luyên tập. Ở giai đoạn sau khi nói học sinh được nói tự do, giao tiếp trên cơ sở vận dụng các kiến thức mà học sinh đã được biết. Trong các hoạt động trên lớp, thường thì giáo viên nên sử dụng kết hợp, đôi khi phải sử dụng Tiếng Việt (mainly Vietnamese) và đôi khi sử dụng cả hai ngôn ngữ (a mixture of the two languages)
Để tạo môi trường thuận lợi cho học sinh giao tiếp, tôi đã thực hiện vai trò là người hướng dẫn và tổ chức thực hiện, kết hợp nhiều hoạt động một cách uyển chuyển trong giờ dạy nhằm giúp các em tư duy, tham gia thực hành sôi nổi. Từ đó các em tự tin giao tiếp, say mê hứng thú học bộ môn thông qua các thủ thuật thực hành cấu trúc ngữ pháp trên lớp. Đảm bảo tất cả học sinh trong lớp phải được tham gia vào các hoạt động, từ đó giáo viên sẽ nhận biết được sự tiến bộ của từng học sinh cũng như điểm yếu của các em, nhằm có các biện pháp kịp thời để giúp các em học tập một cách tiến bộ hơn.
Luôn thay đổi cách thức luyện tập, thay đổi đối tượng giao tiếp để tránh sự rập khuân, nhàm chán ở trong các hoạt động, giúp cho học sinh thích thú hơn, tập trung hơn trong giờ học.
Dưới đây là các cách thức thực hiện trong một số bài dạy:
* Cách thực hiện thứ nhất:
English 3
Unit 9: What colour is it?
Leson 1: Activity 2
Teacher’s activities
Students’activities
1. Pre- speaking:
- Ask Ss to resay Mai’s question in activity 1a.
- And what’s Nam’s answer?
Student A: Is this your school bag?
Student B: Yes, it is.
Student C: Is that your pen?
Student D: No, it isn’t.
2.While- speaking:
Now let’s ask and answer about school things.
Sentence pattern: Is this/ that your + school thing?
 - Yes, it is./ No, it isn’t.
- Point to the picture a) 
- Point to the picture b) 
- Point to the picture c) 
- Point to the picture d) 
a) Ss: Is this your desk?
 Ss: Yes, it is.
Student A: Is this your desk?
Student B: Yes, it is.
- Then ask and answer in pairs ( students 
in group1)
b) Ss: Is this your pencil sharpener?
 Ss: No, it isn’t.
Student C: Is this your pencil sharpener?
Student D: No, it isn’t.
- Then ask and answer in pairs (students 
in group 2)
c) Ss: Is that your pen?
 Ss: Yes, it is.
Student E: Is that your pen?
Student F: Yes, it is.
- Then ask and answer in pairs (students 
in group 3)
d) Ss: Is that your pencil case?
 Ss: No, it isn’t.
Student G: Is that your pencil case?
Student H: No, it isn’t.
- Then ask and answer in pairs (students 
in group 1, 2 and 3)
3. Post- speaking:
- Point to some school things in the classroom and ask: 
Is this/ that your book/ chair/ rubber?
Answer teacher’s questions ( free talk)
- Yes, it is./ No, it isn’t.
* Cách thực hành thứ 2:
English 3: Unit 9: What colour is it?
Lesson 2: Activity 2
Teacher’s activities
Students’activities
1. Pre- speaking:
Teaching vocabulary
Blue : màu xanh da trời
Yellow: màu vàng
Brown: màu nâu
Orange: màu cam
- listen and repeat
2.While- speaking:
- ask and answer about colours.
Using the question:
What colour is your + singular noun?
What colour are your + plural noun?
Answer: It’s/ They’re + colour.
- Ask Ss to point to picture a) and say 
- Ask Ss to point to picture b) and say 
- Ask Ss to point to picture c) and say 
- Ask Ss to point to picture d) and say 
- Ask Ss to point to picture e) and say 
- Ask Ss to point to picture f)and say 
a) Student A: What colour is your pen?
Student 1/2/3/4/5in group 1: It’s blue.
b) Student B: What colour is your ruler?
Student 1/2/3/4/5in group 2: It’s white.
c) Student C: What colour is your pencil case?
Student 1/2/3/4/5in group 3: It’s yellow.
d) Student A: What colour are your school bags ?
Student B in group 1: They’re brown.
- Then practice in pairs ( group 1)
e) Student C: What colour are your rubbers?
Student B in group 2: They’re green.
- Then practice in pairs ( group 2)
f) Student D: What colour are your notebooks?
Student B in group 3: They’re orange.
- Then practice in pairs ( group 3)
3. Post- speaking:
- Point to some school things in the classroom and ask:
What colour is/are your + ?
Answer ( free talk) 
- It’s/ They’re + colour.
* Cách thực hành thứ 3:
English 4: Unit 5: Can you swim?
Lesson 1: Activity 2
Teacher’s activities
Students’activities
1. Pre- speaking:
Teaching vocabulary:
Skip: nhảy dây
Skate: trượt pa- tin
Cook: nấu ăn
Swim: bơi
- listen and repeat
2.While- speaking:
Sentence pattern: What can you do?
 - I can + (do something).
- Point to picture a) and ask: What can you do?
- Get Ss ask and answer:
- Point to picture b) and ask: What can you do?
- Point to picture c) and ask: What can you do?
- Point to picture d) and ask: What can you do?
a) SS: I can skip.
Students in group 1
Student A: What can you do?
Student B: I can skip.
Student B: What can you do?
Student C: I can skip.
Student C: What can you do?
Student D: I can skip.
b) Ss: I can skate.
 Students in group 2
Student A: What can you do?
Student B: I can skate.
Student B: What can you do?
Student C: I can skate.
Student C: What can you do?
Student D: I can skate.
c) I can cook.
Students in group 3
Student A: What can you do?
Student B: I can cook.
Student B: What can you do?
Student C: I can cook.
Student C: What can you do?
Student D: I can cook.
d) I can swim.
 Some students in group 1, 2 and 3
Student A: What can you do?
Student B: I can swim.
Student C: What can you do?
Student D: I can swim.
3. Post- speaking: 
- ask Ss to work in pairs. Tell your partner what you can do
 work in pairs
A: What can you do?
B: I can cook/ sing/ dance..
*Cách thực hành thứ 4:
English 5: Unit 8: What are you reading?
Lesson 2: Activity 2
Teacher’s activities
Students’activities
1. Pre- speaking:
Teaching vocabulary:
Hard - working: chăm chỉ
Clever: thông minh
Kind: tốt bụng
Gentle: dịu dàng
- listen and repeat
2.While- speaking: 
Sentence pattern: What’s + character + like?
 - He’s/ She’s + adj.
- Point to the picture a) and ask 
What’s An Tiem like?
- Point to the picture b) and ask 
What’s Snow White like?
- Point to the picture c) and ask 
What’s The Fox like?
- Point to the picture d) and get Ss practice 
in pairs
- listen and comment
a) Student A: He’s hard-working.
Students in group 1
Student A: What’s An Tiem like?
Student B: He’s hard-working.
Student B: What’s An Tiem like?
Student A: He’s hard-working.
b) Student A: She’s kind.
Students in group 2
Student A: What’s Snow White like?
Student B: She’s kind.
Student B: What’s Snow White like?
Student A: She’s kind.
c) Student A: He’s clever.
Students in group 3
Student A: What’s The Fox like?
Student B: He’s clever.
Student B: What’s The Fox like?
Student A: He’s clever.
d) students in group 1, 2, 3 ask and answer
A: What’s Tam like?
B: She’s gentle.
B: What’s Tam like?
A: She’s gentle.
3. Post- speaking:
- Call on some students in the class 
Ask and answer ( free practice)
What’s + character + like?
 - He’s/ She’s + adj.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Một bài học có thể có độ khó hoặc dễ phát âm, nội dung bài có độ dài ngắn khác nhau. Giáo viên cần linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động giao tiếp để tất cả học sinh đều được thực hành, và tập trung vào đối tượng học sinh trung bình – yếu nhiều hơn. Học sinh khá hơn sẽ là người cùng giáo viên làm mẫu cho các hoạt động. 
Tất cả quá trình thực hành đều giữ vai trò quan trọng trong giờ học, nhưng then chốt quyết định cho sự thành công của đề tài khi áp dụng thực tiễn chính là phần trong khi nói (while – speaking). Vì nếu trong giai đoạn thực hành có kiểm soát ( controlled practice) học sinh không nói được, thì cũng không thể giao tiếp được trong phần (post – speaking), tức là thực hành nói tự do (free practice). Nếu như học sinh có kỹ năng nói tốt thì đây cũng là tiền đề cho các kĩ năng nghe(listening) – đọc (reading) và kĩ năng viết (writing). Vì trong quá trình thực hiện ba kĩ năng này thì học sinh cần phải được luyện nói.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
* Khảo sát HS lớp 3, 4 và 5
Sau một thời gian áp dụng các phương pháp đổi mới cách dạy và học trong các bài học, tăng cường tập trung vào đối tượng học sinh trung bình – yếu .
Kết quả khảo sát các lớp mà tôi áp dụng giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh hứng thú, say mê học tập hơn, lớp học cũng trở nên sôi nổi, các em yêu thích môn học hơn, học sinh đã có nhiều tiến bộ về kỹ năng nói trong các giờ học Tiếng Anh và đặc biệt là kết quả học tập của học sinh đã khả quan hơn trước. 
Kết quả của bài kiểm tra sau khi được áp dụng ở lớp 3,4 và 5 như sau:
Khối 
SL
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
3
54
5
9,3
25
46,3
21
38,9
3
5,5
4
42
6
14,3
21
50
13
31
2
4,7
5
38
4
10,5
12
31,6
19
50
3
7,9
Nhìn vào kết quả đã được thống kê ở trên: Kết quả khi khảo sát lúc đầu và sau một thời gian áp dụng, tôi nhận thấy kết quả học tập của các học sinh ở lớp 3, 4 và lớp 5 được cải thiện rất đáng kể. Đặc biệt các em đã phát huy được kỹ năng nói của mình trong các giờ học, nhiều em đã tự tin giao tiếp bằng Tiếng Anh hơn trước
Như vậy khi áp dụng tích cực các phương pháp dạy học, đặc biệt là phát huy kỹ năng nói trong giờ học Tiếng Anh cho học sinh. Học sinh hứng thú với bài học hơn, tạo được bầu không khí thoải mái, vui vẻ trong lớp học. Học sinh cũng ghi nhớ từ vựng và cấu trúc câu tốt hơn. Đặc biệt là các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trên cơ sở lý luận và thực trạng, tôi đã tìm hiểu về kết quả học tập của các em học sinh của Trường T.H Tình Thương. Qua phân tích các vấn đề và qua một thời gian cho học sinh tham gia các hoạt động giao tiếp một cách tích cực và chủ động của học sinh, tôi nhận thấy áp dụng phương pháp này rất phù hợp với mọi học sinh của Trường nói riêng và tất cả học sinh nói chung, đây cũng là sự áp dụng đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh hiện nay, đó là phương pháp lấy người học làm trung tâm, người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thực sự, được hoạt động để thực hiện các công việc cụ thể. Vì kỹ năng học của các em còn hạn chế nên đây cũng là một phương pháp để giúp các em mạnh dạn hơn khi sử dụng Tiếng Anh, kích thích sự ham học của các em. Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho học sinh.
* Về giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docth_32_0503_2021905.doc