Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm bằng các thủ thuật và phương pháp dạy học mới

Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm bằng các thủ thuật và phương pháp dạy học mới

Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả dạy và học của một tiết học theo chương trình thí điểm:

 * Giáo viên:

Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học.

Để tiến hành một tiết học theo chương trình thí điểm có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau:

 Chọn và sử dụng linh hoạt các thủ thuật dạy học phù hợp với từng nội dung bài dạy.

 Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý, nghiên cứu kỹ bài học để lược bỏ đi những phần không phải là trọng tâm cũng như nên thiết kế bài học những theo phương pháp hoạt động cặp, nhóm nhiều hơn để những học sinh khá có thể hướng dẫn và giúp đỡ những bạn yếu hơn.

 Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học. Đặc biệt, giáo viên không nên giảng dạy theo phương pháp truyền thống mà cần có sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện dạy học.

 Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy.

 Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Nhẹ nhàng lắng nghe để hiểu được tâm tư, nguyện vọng và sở thích của các em, cũng như khuyến khích các em trình bày ý kiến của mình.

 

docx 34 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 11216Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm bằng các thủ thuật và phương pháp dạy học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình thí điểm mới, nên lượng kiến thức mà các em phải tiếp nhận là tương đối nhiều và khó so với các em.
Lớp học có số học sinh quá đông so với một lớp học ngôn ngữ tiêu chuẩn nên việc theo sát và giúp đỡ từng em còn rất hạn chế. Hơn nữa, trình độ của học sinh trong lớp (do không được thi tuyển) nên có sự chênh lệch khá lớn, gây khó khăn cho giáo viên trong việc giảng dạy
* Về cơ sở vật chất:
Mặc dù đã được lắp đặt TV thông minh ở từng lớp học, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh, chưa có phòng chức năng cho môn học
2.2 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng đã đề ra
a. Lý do khách quan:
Bộ môn Tiếng Anh chưa phát triển và có phần tụt hậu so với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó tỉnh Đăk Lăk nói chung, huyện Krông Ana nói riêng lại có kết quả thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Theo tôi lý do đầu tiên và quan trọng nhất là do học sinh không có môi trường sử dụng ngôn ngữ mà các em đã được học. Nhìn tổng quan các nước trên thế giới như Ấn Độ hay Singapore, Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai chính thức được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Còn những nước như Trung Quốc, Thái Lan, hay Malaysia thì ngành du lịch là một trong những thế mạnh của họ. Khi du lịch phát triển, ngôn ngữ quốc tế cũng phát triển theo, do nhu cầu cần có để đáp ứng lại ngành nghề đó; đồng thời môi trường giao tiếp cũng phong phú và cơ hội thực hành cũng thường xuyên hơn. Không so sánh với những tỉnh hay thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng..., trong cùng một khu vực nhưng học sinh Lâm Đồng lại có thể giao tiếp bằng Tiếng Anh tốt hơn nhiều so với học sinh Đăk Lăk nhờ lợi thế về du lịch và không bị ảnh hưởng nhiều về mặt chính trị như ở Đăk Lăk
Lớp học môn Tiếng Anh chưa được tách riêng biệt phù hợp với đặc thù của môn học, vẫn còn học đại trà chung với các môn học khác theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
b. Lý do chủ quan:
* Về phía người dạy:
Hầu hết giáo viên lần đầu tiên được tiếp cận với chương trình mới này, không tránh khỏi những bỡ ngỡ và lo lắng. Rất nhiều giáo viên cảm thấy lúng túng vì lượng kiến thức quá lớn cần phải truyền tải trong một tiết học, nên việc giảng dạy không hết nội dung yêu cầu là vấn đề thường xuyên xảy ra. Một phần vì bài học quá tải mà học sinh lại yếu, một phần vì bản thân giáo viên không hiểu hết được ngụ ý của người biên soạn sách nên chưa liên kết chặt chẽ giữa các phần với nhau, giúp tiết kiệm được thời gian và rút ngắn được tiến trình đứng lớp. 
Đa số giáo viên đã quen với phương pháp và cách dạy của chương trình cũ nên việc thay đổi cách dạy cho phù hợp với chương trình mới ngay lập tức là điều khó khăn. Những giáo viên dầy dặn kinh nghiệm đã giảng dạy giáo trình cũ nhiều năm nên thông thường sẽ áp dụng những phương pháp giảng dạy trước đây vào lớp học mới. 
Một số giáo viên vẫn đang tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nên gặp vấn đề về kiến thức khi giảng dạy là không thể tránh khỏi
* Về phía người học:
Phần lớn các em chưa đạt được yêu cầu sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học, do đó việc tiếp cận một lượng kiến thức quá nhiều trong một tiết học là quá sức với các em.
Việc hình thành thói quen học tập, thực hành, làm bài tập cũng như luyện tập ở nhà cho các em là điều khó khăn lớn thứ hai. Vì ở bậc Tiểu học việc kiểm tra đánh giá tương đối nhẹ nhàng, do đó thói quen tự học của các em hầu như không có, chính vì vậy mà khi lên học ở bậc THCS thì trước nhiều yêu cầu của giáo viên, học sinh thường bị hoang mang, đôi lúc có biểu hiện sợ môn học. 
Tính tự giác khi tham gia các hoạt động của học sinh chưa cao, các em còn ỷ lại vào thầy cô, chưa tích cực, chủ động hoạt động trong tiết học. Với lượng kiến thức và bài tập có trong một tiết học là tương đối nhiều, các em thường có tâm lý chán nản, mất tập trung.
3. Giải pháp – Biện pháp:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không những là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ nói chung, và bộ môn Tiếng Anh nói riêng là giúp học sinh xây dựng nền tảng để phát huy khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kỹ năng nói Tiếng Anh của học sinh được hình thành qua một quá trình học tập rèn luyện. Ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh phải tự học tập rèn luyện nghe thông qua các hình thức và các phương thức khác nhau. Nếu học sinh không nắm vững được những kiến thức cơ bản cần thiết thì học sinh không thể nào vận dụng vào trong thực tiễn được.
Với mục tiêu là nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh bằng các tình huống thực tế trong cuộc sống. Giúp học sinh có thể tự tin, mạnh dạn trong khi nói Tiếng Anh.
	Để tạo thêm nhiều hứng thú cho học sinh tham gia vào các hoạt động thực hành, giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện và phát triển các khả năng giao tiếp. Trong mỗi tiết học, giáo viên nên tạo môi trường giáo tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh thông qua đó các em được thực hành và áp dụng những kiến thức vừa mới học vào giao tiếp thực tế. Những tình huống đưa ra gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em; từ đó, các em sẽ hăng hái và tích cực trong hoạt động giao tiếp. Giáo viên vừa đảm bảo nội dung bài học tiết kiệm thời gian mà học sinh vẫn hiểu bài và tham gia vào hoạt động mà giáo viên đưa ra.
Nhằm mở rộng, bổ sung một số ngữ liệu mới trong bài học và khắc sâu kiến thức cho học sinh cũng như tạo điều kiện cho học sinh thực hành kỹ năng giao tiếp, sau mỗi phần người biên soạn đã thiết kế dạng bài tập tương ứng để củng cố kiến thức đã được đề cập trước đó. Do đó, giáo viên cần linh hoạt thiết kế dạng bài thực hành để học sinh có nhiều cơ hội thực hành hơn nữa, bài tập dạng viết có thể làm mẫu 1 hoặc 2 câu, sau đó có thể giao cho học sinh hoàn thành ở nhà.
Tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết học Tiếng Anh hay không tất cả phụ thuộc vào kỹ năng thiết kế xây dựng ý tưởng cùng với những thủ thuật linh hoạt của người giáo viên, khi học sinh đã tham gia tích cực thì phong trào học Tiếng Anh trong lớp nói riêng và trong toàn trường nói chung mới được đẩy mạnh.
Giúp cho học sinh trong toàn trường có cơ hội giao tiếp với nhau bằng Tiếng Anh, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, nhằm thực hiện tốt cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì điều trước tiên người học sinh đó phải có kỹ năng giao tiếp ngay chính trong lớp học trước. Sau khi học sinh đã có một số kỹ năng giao tiếp cơ bản thì giáo viên cần mở rộng sân chơi cho các em như giao lưu giữa lớp này với lớp kia, giữa học sinh khối này với học sinh khối kia, và giữa học sinh trong trường với nhau. Từ đó, để các em nhận thức được, giao tiếp là chìa khóa của mọi thành công. Chỉ có giao tiếp tốt các em mới có cơ hội thể hiện bản thân với bạn bè, với xã hội. Sau mỗi hoạt động như vậy, giáo viên cần đưa ra những nhận xét chi tiết cụ thể, tuyên dương những bạn có tiến bộ cũng như phân tích cho các em hiểu vì sao các em chưa thành công trong buổi sinh hoạt đó. Từ đó, các em nhận ra được những tồn tại của mình để nỗ lực khắc phục. Nội dung hình thức các hoạt động phải có sự thay đổi hoặc làm mới liên tục để ngày càng được phong phú hơn như:
Đóng kịch 
Nói chuyện theo chủ đề 
Thảo luận 
Trò chơi lớn: “Jingle The Golden Bell”, “Who is a millionaire?”, “Vietnam’s got talence”...
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:	
a. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả dạy và học của một tiết học theo chương trình thí điểm:
 * Giáo viên:
Với phương pháp dạy học mới, tích cực thì giáo viên đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển học sinh hoạt động trong giờ học. 
Để tiến hành một tiết học theo chương trình thí điểm có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các yếu tố cơ bản sau:
Chọn và sử dụng linh hoạt các thủ thuật dạy học phù hợp với từng nội dung bài dạy. 
Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý, nghiên cứu kỹ bài học để lược bỏ đi những phần không phải là trọng tâm cũng như nên thiết kế bài học những theo phương pháp hoạt động cặp, nhóm nhiều hơn để những học sinh khá có thể hướng dẫn và giúp đỡ những bạn yếu hơn.
Sử dụng thành thạo các phương tiện, các đồ dùng dạy học. Đặc biệt, giáo viên không nên giảng dạy theo phương pháp truyền thống mà cần có sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện dạy học.
Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy. 
Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Nhẹ nhàng lắng nghe để hiểu được tâm tư, nguyện vọng và sở thích của các em, cũng như khuyến khích các em trình bày ý kiến của mình.
* Phương pháp – thủ thuật dạy học 
Phương pháp và tiến trình dạy học được quy định rõ ràng trong từng nội dung bài học. Nói cách khác, nội dung bài học sẽ chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các phương pháp, các kỹ thuật dạy học. Mỗi kỹ thuật dạy học phù hợp với một hình thức bài dạy cụ thể ( tiết Getting Started, tiết A closer look 1 ....)
Bên cạnh đó, giáo viên cần linh động hơn nữa, sử dụng các thủ thuật và học hỏi thêm các phương pháp mới, nhằm rút ngắn lượng thời gian dạy của từng phần cũng như nâng cao hiệu quả dạy của từng tiết học.
* Các phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học:
Việc sử dụng thiết bị tranh ảnh hỗ trợ cho dạy học đối với môn ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện không thể thiếu. Hơn nữa, trong tất cả đơn vị bài học chương trình thí điểm thì như vậy chưa đủ. Muốn thực hiện tốt các tiết học này, thiết bị dạy học còn là phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động cơ và tạo hứng thú học tập. Sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng giúp giáo viên giảng dạy, nhờ đó mang lại hiệu quả đích thực trong từng tiết học. Hơn thế nữa, nếu không có sự hỗ trợ đó thì thậm chí giáo viên còn không thể hoàn thành bài giảng của mình theo đúng tiến độ theo khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng. Do đó, để việc giảng dạy theo chương trình đề án thành công thì các thiết bị, phương tiện dạy học không thể thiếu trong mỗi tiết học là:
Tranh ảnh minh hoạ liên quan đến nội dung bài học trong sách Tiếng Anh thí điểm
Các tranh ảnh đồ dùng giáo viên tự tạo....
Máy tính xách tay có kết nối Internet (để giáo viên dễ dàng truy cập mạng sử dụng sách mềm), loa đài, máy chiếu....
* Học sinh:
 	Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên.
Để tiết dạy được tốt thì học sinh chính là nhân tố quyết định, nếu các em giữ thái độ không hợp tác, hoặc các em nhút nhát không dám thể hiện ngôn ngữ thì giáo viên không thể giúp các em phát triển được. 
Ngoài ra, học sinh cần phải có những kỹ năng cần thiết trong việc nói tiếng Anh như kỹ năng kéo dài thời gian (gain-time techniques, asking techniques, giving ideas techniques...). 
b. Một số phương pháp thủ thuật đối với từng tiết học cụ thể:
Dưới đây là một số thủ thuật và phương pháp mới trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh theo chương trình thí điểm mà bản thân tôi đã thực nghiệm và đánh giá là có hiệu quả khá tốt trong việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh 6 theo chương trình thí điểm:
* Đối với phần Pronunciation của Tiết “A closer look 1”
Bản thân tôi nhận thấy, ở phần này dù giáo viên có cố gắng phát âm như thế nào đi chăng nữa thì học sinh cũng rất khó nhận biết, ghi nhớ và khắc sâu hai hoặc ba âm thanh đó. Vì vậy, tôi thường tải những video do người bản ngữ dạy, hướng dẫn cũng như phân biệt những âm thanh có trong bài học. Chỉ với độ dài khoảng 2-3 phút nhưng với kênh nghe nhìn học sinh được thực hành theo người bản ngữ một cách dễ dàng, do đó các em thích thú hơn và ghi nhớ tốt hơn.
* Đối với phần Vocabulary của các dạng bài 
Ngoài những thủ thuật dạy từ truyền thống, tôi thấy cử chỉ và điệu bộ là một trong những cách giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ từ vựng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đặc biệt là những cử chỉ càng hài hước, càng vui nhộn thì học sinh càng thích thú và ấn tượng.
Ví dụ: Unit 3: My Friends – Lesson 2: A closer look 1 ở phần từ vựng có từ “tail (n): cái đuôi”, tôi thường lấy tay mình làm đuôi và lúc lắc thật ngộ nghĩnh và dùng giọng hài hước phát âm từ đó. Học sinh rất thích thú và bắt chước theo, sau đó học sinh dễ dàng ghi nhớ từ vựng đó. 
Trong phần học từ, nếu có thể dùng hành động minh họa thì sẽ tác động mạnh vào khả năng ghi nhớ linh hoạt cho các em một cách nhẹ nhàng, không gượng ép.
Ví dụ: Unit 2: My home – Lesson 1: Getting started ở phần ôn tập các giới từ chỉ nơi chốn giáo viên có thể dùng hành động củng cố từ vựng cho học sinh, giúp học sinh ghi nhớ tốt từ vựng hơn.
 on under in next to between behind in front of
Ngoài ra, giáo viên có thể cho học sinh xem những bài hát vui nhộn liên quan đến những từ vựng hoặc cấu trúc mà các em sẽ học, từ kênh nghe nhìn này, học sinh dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ từ và sử dụng linh hoạt cấu trúc đó.
Ví dụ 1: Unit 3: My friends – Lesson 2: A closer look 1 ở phần Grammar để ghi nhớ cấu trúc miêu tả hình dáng và tính cách bằng cách sử dụng động từ “to be”, giáo viên có thể cho học sinh tập và hát theo bài hát để ghi nhớ một cách linh hoạt hơn.
Ví dụ 2: Unit 5: Natural wonders of the world – Lesson 3: A closer look 2 ở phần Grammar để ghi nhớ so sánh hơn và so sánh bằng của tính từ, giáo viên có thể cho học sinh tập và hát theo bài hát để ghi nhớ một cách linh hoạt hơn.
* Đối với kỹ năng Reading của tiết “Skills 1”
Đúc rút từ kinh nghiệm của chính bản thân tôi và qua các kỳ thi liên quan trực tiếp đến kỹ năng này, tôi nhận thấy việc dạy từ vựng trong bài đọc là cần thiết giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung của đoạn hội thoại cũng như mở rộng thêm vốn từ cho các em thông qua kỹ năng này. Tuy nhiên, việc làm này lại đi ngược lại với tiến trình khi các em tham gia các kỳ thi có liên quan đến kỹ năng đọc hiểu. Các em có xu hướng dịch bài đọc, sau đó mới có thể làm bài được. Nếu gặp bài đọc hiểu có lượng từ vựng nhiều và khó hiểu, thì các em sẽ có cảm giác lúng túng, bối rối, thậm chí chán nản, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm bài của các em. Chính vì vậy, đối với kỹ năng đọc hiểu, giáo viên cần hướng dẫn cho các em phương pháp tiếp cận một bài đọc hiểu, kỹ năng “ skim”, “scan”, cũng như kỹ năng đoán từ.... Cần tránh việc dịch bài đọc hiểu trong quá trình đọc, tạo thói quen không dịch bài cho học sinh.
* Đối với kỹ năng Speaking có trong tất cả các tiết học
Giáo viên cần linh động thiết kế bài giảng phù hợp với kỹ năng nói, liên hệ thực tế, lấy ví dụ và tạo dựng tình huống gần gũi với các em để các em dễ dàng hơn trong việc giao tiếp
Ví dụ 1: Unit 4: My Neighbourhood – Lesson 3: A closer look 2, thay vì bám sát yêu cầu của Sách giáo khoa, giáo viên giảng dạy có thể thay thế yêu cầu của bài này. Các em có thể nói và viết về sự khác biệt giữa hai vùng Buôn Ma Thuột và Buôn Trấp thay vì nói về hai địa danh xa lạ là Yen Binh và Long Son. 
4. Look at the pictures of Yen Binh neighbourhood and Long Son neighbourhood. Now write about the differences.
4. Look at the pictures of Buon Ma Thuot neighbourhood and Buon Trap neighbourhood. Now write about the differences.
Buon Ma Thuot
Buon Trap
Ví dụ 2: Unit 4: My Neighbourhood – Lesson 5: Skills 1, thay vì chỉ bám sát yêu cầu của Sách giáo khoa, giáo viên giảng dạy còn nên thiết kế thêm để học sinh nói về cách chỉ đường ở chính địa phương của các em.
Hung Vuong high school
MARKET
Buon Trap school
Krong Ana high school
BANK
Police station
SEN LAKE
NGUYEN TAT THANH ST
LE QUY DON ST
PARK
* Đối với kỹ năng Listening của tiết “ Skills 2”
	Cũng giống như kỹ năng đọc hiểu, việc hướng dẫn cho học sinh cách tiếp cận với một bài nghe. Hướng dẫn cho các em các bước cần làm gì trước khi nghe như: đọc thật kỹ yêu cầu của bài nghe để quyết định xem thông tin cần phải nghe để hoàn thành bài tập; sau khi đã quyết định thông tin cần nghe rồi thì nên nghĩ hoặc dự đoán một số từ mà mình sắp được nghe; nhấn mạnh cho học sinh biết rằng, các em chỉ cần chú ý và tập trung lắng nghe những thông tin cần thiết, quan trọng để hoàn thành bài tập mà thôi. Tuyệt đối không lúng túng, có thái độ buông xuôi khi gặp bài nghe khó, tốc độ nhanh hoặc giọng người nói lạ hoặc nối âm nhiều.
Ví dụ: Unit 4: My Neighbourhood – Lesson 6: Skills 2 học sinh sẽ nghe những âm lạ như từ Lê Duẩn, học sinh sẽ khó phát hiện ra. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách đoán ra từ đó dựa vào bản đồ trong sách giáo khoa.
* Một số trò chơi có thể lồng ghép vào bài dạy
Tất cả những trò chơi này các giáo viên dạy tiếng nước ngoài đều đã được học ở trường sư phạm. Hoặc nếu không thì có thể tham khảo trong cuốn: “Những trò chơi trong giờ học Tiếng Anh” của M. F STRONIN do Nguyễn Văn Tâm dịch. (NXB Thanh niên - 1994). Ví dụ về cách tiến hành một số trò chơi thông thường:
Trò chơi thứ nhất: Truyền tin
Lớp có 6 dãy bàn, giáo viên làm 6 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói vào tai người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay đoạn mình nghe được, và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không.
Trò chơi thứ hai: Tìm bạn giao tiếp
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu hỏi bằng cách cho chúng những con số: thí dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương ứng với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng.
Trò chơi thứ ba: Giúp bạn học tốt
Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra một câu (có thể có thông tin bị sai) mỗi thành viên của lớp sẽ lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định câu đúng hay sai và sửa câu. Giáo viên nên bóc thăm học sinh có nhiệm vụ để mọi thành viên của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc.
Trò chơi thứ tư: Đoán từ
Tôi có hai đồ vật dấu trong hai chiếc túi. Tôi giơ chiếc túi thứ nhất:
Học sinh đoán: That is your stick.
Giáo viên: No. This is my UMBRELLA
Giáo viên giơ chiếc túi thứ hai
Học sinh đoán: That is your box.
Giáo viên: No. This is my MOBILEPHONE.
Trong trò chơi này sự khẳng định “Cái đó là cái gì?” là quan trọng nhất. Trọng âm rơi vào từ chỉ đồ vật ấy.
Trò chơi thứ năm: Miêu tả đồ vật
Chia lớp thành từng nhóm nhỏ, trong đó chọn ra một nhóm trưởng sẽ lên bốc thăm một đồ vật và phải giữ bí mật không cho ai thấy. Sau đó, người đó phải miêu tả đồ vật đó bằng Tiếng Anh cho các bạn trong nhóm đoán (không được nhắc đến tên đồ vật đó), nếu người trong nhóm không đoán được thì các bạn trong nhóm khác sẽ dành lấy cơ hội
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Muốn thực hiện được những giải pháp, biện pháp này, yếu tố đầu tiên và không thể thiếu được đó chính là trình độ của giáo viên trực tiếp đứng lớp, chỉ có những giáo viên có kiến thức vững vàng và đạt tiêu chuẩn mới có thể tự tin truyền đạt lượng kiến thức khổng lồ theo chương trình thí điểm.
Điều kiện thứ hai không thể không nhắc đến đó chính là phương tiện dạy học hỗ trợ cho giáo viên trong mỗi tiết học, không có máy tính kết nối Internet và máy chiếu thì giáo viên khó có thể hoàn thành được nội dung của bài học chứ chưa nói đến hiệu quả của tiết dạy đó.
Điều kiện thứ ba là, lớp học cần có số lượng học sinh vừa phải để giáo viên có thể quản lý, theo sát được hoạt động của từng học sinh để kịp thời uốn nắn
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Bởi vì trong một tiết học môn Tiếng Anh, dù có dạy bất kỳ kỹ năng gì thì các kỹ năng cũng không bao giờ tách biệt hoàn toàn, vì kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng khác. Chính vì vậy mà giáo viên cần sử dụng linh hoạt các kỹ thuật trong tiết dạy, phối hợp nhuần nhuyễn và mượt mà các phương pháp với nhau sao cho tiết học thành công nhất. 
Bản thân tôi đã nghiên cứu tài liệu, nên tôi nhận thấy rằng m

Tài liệu đính kèm:

  • docxthcs_4_4359_2010897.docx