Đề tài Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4, 5 trong trường tiểu học

Đề tài Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4, 5 trong trường tiểu học

Điều đặc biệt cần trong biện pháp là khi có ý định cho học sinh nghe một bài dân ca vùng nào thì giáo viên cũng đều phải lên kế hoạch trước, phải có những lời giới thiệu xuất xứ về nền văn hóa vùng đó. Giúp học sinh hiểu thêm nguồn gốc của dân ca để các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại, biết giữ gìn vốn tinh hoa của dân tộc.

 Và giáo viên cũng phải thường xuyên trau dồi vốn kiến thức về dân ca, thu thập nhiều các bài hát dân ca các vùng miền để hát cho học sinh nghe.

 Các bài dân ca (qua đĩa nhạc hoặc do chính giáo viên trình bày) có thể lồng ghép trước hoặc sau mỗi tiết Âm nhạc để cho học sinh thường xuyên có điều kiện phát triển khả năng cảm thụ Âm nhạc.

 * Phương pháp 3: Tổ chức xem đĩa hình các bài hát dân ca

 - Chuẩn bị băng đĩa các chương trình biểu diễn các bài hát dân ca. ( Đã tiến hành cắt, chỉnh sửa cho phù hợp).

 - Địa điểm: Phòng hội đồng, do nhà trường chưa có phòng học Âm nhạc riêng nên tôi lấy phòng hội đồng để dạy một số tiết (trang bị đầu đĩa, tivi, loa, )

 

doc 33 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4572Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài phương pháp dạy hát dân ca cho học sinh khối lớp 4, 5 trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à nuôi cái thân tôi
 Sau nuôi bọn trẻ nên đời cò con
	- Nghe hát mẫu: Đối với quá trình dạy một bài hát, hát mẫu là một bước rất quan trọng. Hát mẫu để học sinh nghe và biết được giai điệu của bài hát, nắm được lời ca, tính chất của bài hát trước khi vào học từng câu. Đối với việc dạy một bài hát dân ca đòi hỏi giáo viên khi hát mẫu không những thuộc lời ca, hát đúng giai điệu của bài hát về cao độ, trường độ, nhịp phách mà hát mẫu các bài hát dân ca giáo viên còn thể hiện cho học sinh thấy rõ những chỗ luyến láy, dấu hoa mỹ và đặc biệt là thể hiện được sắc thái biểu cảm cũng như tính chất dặc trưng của bài hát dân ca. Điều đó giúp cho học sinh hình thành được giai điệu và động tác biểu diễn bài hát, gây được lòng yêu thích bài hát khi nghe cô hát mẫu. 
 	Với việc dạy một bài hát dân ca mà nhất là học sinh lớp 4 lớp 5 giáo viên không chỉ cho học sinh nghe mẫu một lượt mà sau khi giáo viên hát mẫu cho các em nghe, giáo viên nên cho học sinh nghe lại để nắm được giai điệu của bài hát qua băng nhạc một hai lượt nữa và trong khi nghe, giáo viên yêu cầu học sinh vừa nghe vừa theo dõi vào lời ca của bài hát trong sách ( băng nhạc ghi âm bài hát phải là giọng thiếu nhi để các em thấy gần gũi với mình ), với phương pháp hát mẫu này sẽ giúp cho giáo viên khi dạy hát từng câu dễ dàng hơn.
 - Khởi động giọng: Khởi động giọng giúp định âm được giọng của học sinh để khi vào học hát sẽ không mắc phải lỗi hướng dẫn học sinh hát thấp quá hoặc cao quá. Luyện thanh, khởi động giọng phải dùng vần (các vần này tương 
ứng với các nốt nhạc trong bài luyện thanh) sao cho vần đó giúp khẩu hình của các em mở rộng và tròn khẩu hình , ví dụ như : Mi, mê, ma, mô. Như vậy sẽ giúp các em phát âm chuẩn hơn và hát vang hơn. điều này buộc giáo viên phải có sự chuẩn bị giọng hát ngay từ bước hát mẫu đến bước luyện thanh và khi vào học hát phải cùng một giọng, tránh tình trạng đang hát giọng cao rồi lại hát thấp xuống và đang hát thấy thấp quá lại hát lại cho cao hơn.
	Ví dụ: Luyện thanh, khởi động giọng vào dạy hát bài: Chim sáo - dân ca Khơ me ( Nam bộ ) - Âm nhạc lớp 4.
 Bài hát này viết ở giọng Fdur (pha trưởng) nên khi cho học sinh hát đúng giọng Fdur học sinh hát sẽ bị trầm dẫn đến hát không hay vì thế giáo viên khi hát mẫu, luyện thanh và dạy hát ở giọng Gdur (sol trưởng).
 - Đọc lời ca: Đọc lời ca là một bước rất quan trọng trong việc dạy hát mà nhất là dạy hát một bài hát dân ca. Đọc lời ca giúp các em phân biệt được câu hát và không bị bỡ ngỡ về lời ca khi vào học hát. Đọc lời ca giúp các em biết được chỗ lấy hơi, chỗ nghỉ, biết được tiết tấu của bài hát. Khi bước vào đọc lời ca giáo viên thường hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát nhưng đối với những bài hát dân ca giáo viên nên cho học sinh đọc lời ca theo nhịp vì các bài hát dân ca thường viết ở nhịp thiếu. Vì thế khi giáo viên cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu sẽ tạo cho các em hát mạnh ngay từ tiếng đầu tiên, điều này sẽ dẫn đến khi dạy xong bài hát giáo viên cho học sinh vỗ tay theo nhịp học sinh sẽ vỗ tay vào tiếng đầu tiên của bài hát nghĩa là vỗ tay vào nhịp thiếu của bài và rất khó sửa nếu các em đã thành thói quen. Cho học sinh đọc lời ca theo nhịp ngoài việc hình thành nhịp cho học sinh mà với phương pháp này còn giúp học sinh khi học hát sẽ hát được mềm mại hơn. 
 Ví dụ: Khi đọc lời ca của bài hát: Hát mừng - Dân ca Tây Nguyên- Âm nhạc lớp 5
 Cùng múa hát nào, cùng cất tiếng ca, mừng đất nước ta sống vui hòa 
 x x x x x x x 
 - Dạy hát từng câu: Trước khi vào dạy hát từng câu bất cứ một bài hát nào giáo viên cũng phải phân tích các ký hiệu Âm nhạc có trong bài hát cho học sinh biết. Đối với việc dạy hát các bài hát dân ca giáo viên lại càng phải phân tích kỹ bởi các bài hát dân ca thường hay có nhiều ký hiệu Âm nhạc, giáo viên giới thiệu bài hát viết ở nhịp mấy, bài hát chia làm mấy câu, trong bài có những ký hiệu âm nhạc nào, nốt nhạc cao nhất, nốt nhạc thấp nhất, những chỗ có dấu luyến hay là những câu có thêm những nốt nhạc nhỏ hơn bên cạnh gọi là dấu hoa mỹ 
 	Tiếp theo là giáo viên dạy truyền khẩu theo lối móc xích từ câu này nối sang câu kia. Khi dạy hát một bài hát dân ca ngoài yêu cầu cần phải hát đúng lời, chính xác về cao độ, trường độ cũng như tiết tấu thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh hát chính xác những chỗ luyến lên, luyến xuống, chỗ lấy hơi dài, tốc độ hát của bài hát vừa phải hay chậm rãi Muốn thực hiện tốt được điều này thì giáo viên phải hát thật chính xác, rõ ràng và hướng dẫn tỉ mỉ, kỹ càng cho học sinh.
 	Năm bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc lớp 4 lớp 5 thì có tới 3 bài viết ở nhịp thiếu nên khi hướng dẫn học sinh hát, giáo viên phải thật chú ý tới ô nhịp đầu tiên bởi nếu không hướng dẫn kỹ học sinh hát sẽ sai nhịp. Với những bài hát này giáo viên hướng dẫn học sinh hát vỗ tay theo phách và nhịp thì tiếng đầu tiên của bài các em mở tay ra hai bên rồi vào tiếng đầu tiên ở ô nhịp thứ hai mới vỗ tay vào nhau, có như vậy những ô nhịp sau học sinh mới vỗ tay đúng được. 
 	Sau mỗi câu hoặc mỗi đọan, giáo viên nên đệm đàn hát mẫu lại cho các em nghe và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em nhanh nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca còn giúp cho các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát 
không rời rạc, không ê a, phát âm nhả tiếng rõ lời đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện được câu hát. 
 	Khi các em hát được lời ca và giai điệu của bài, để giúp cho việc luyện tập củng cố, khắc sâu bài học giáo viên phải giúp các em vừa hát, vừa gõ đệm nhạc cụ để tạo sự sinh động của bài hát, và giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. Việc sử dụng các nhạc cụ để gõ đệm theo khi hát làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán đơn điệu của tiết học. Thông thường có ba cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: “Hát gõ đệm theo nhịp, hát gõ đệm theo phách và hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca”. Tuy nhiên đối với các bài hát dân ca thì giáo viên nên cho học sinh hát và gõ đệm theo nhịp để các em hát và thể hiện được tính chất mềm mại của bài hát dân ca.
 	Dạy cho học sinh hát đúng được rồi sau đó giáo viên chuyển sang dạy cho học sinh hát hay, hát có sắc thái tình cảm. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào năng khiếu của từng em. Với việc dạy bài hát dân ca để hát thể hiện được tính chất, tình cảm của bài hát giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp như chỉ ra tiếng đệm lót của bài dân ca. Ngoài những tiếng đệm lót như: Là, mà, bằng, thì mà trong dân ca thường gặp còn có những tiếng đưa hơi như: ai, ê, ơi và những tiếng điệp từ thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh khi gặp những tiếng đệm lót, những tiếng đưa hơi, tiếng điệp từ này thì khi hát chúng ta phải hát nhẹ hơn. 
 	 Để khích lệ các em trong học tập và tạo điều kiên cho các em chứng minh khả năng cảm nhận của mình, sau khi nắm được cơ bản giai điệu của bài hát giáo viên phải tổ chức cho các em thể hiện theo các hình thức đơn ca, song ca, hoặc tốp ca. Ở giai đoạn này việc động viên, khuyến khích các em là hết sức quan trọng cho dù các em có thể chưa thực hiện được các bài hát một cách chính xác và tốt nhất. với phương pháp này, giáo viên sẽ nghe được học sinh hát kỹ hơn và sửa sai kịp thời cho học sinh khi học sinh hát sai.
 Những ký hiệu riêng của giáo viên khi dạy môn Âm nhạc cũng góp phần cho học sinh hát đúng nhịp và thể hiện được sắc mặt vui vẻ của học sinh khi hát như giơ một ngón tay thì dừng lại không hát, giơ hai ngón tay thì hát lại hai lần câu hát vừa học, hai tay cô chắp vào nhau thì vỗ tay theo phách, cô để tay lên đầu thì vừa hát vừa nghiêng đầu theo nhịp
 Ví dụ: Khi dạy bài hát: Chim sáo - dân ca Khơ me ( Nam bộ ) - Âm nhạc lớp 4.
Trước hết giáo viên chỉ cho học sinh thấy những ký hiệu có trong tương ứng với những câu hát gồm: Dấu lặng đơn, dấu lặng đen, dấu chấm dôi, nốt hoa mĩ, dấu luyến lên, bài hát viết ở nhịp 4/4, nốt nhạc thấp nhất trong bài là nốt Đồ, nốt nhạc cao nhất là nốt La. Bài hát có hai lời, chia làm 6 câu, mỗi lời có 3 câu hát, Giáo viên vừa thuyết trình vừa chỉ cho học sinh theo dõi và quan sát trên bảng phụ. Sau khi giới thiệu các ký hiệu Âm nhạc trong bài xong giáo viên tiến hành dạy từng câu và chú ý dạy những câu cần hơi dài, những câu hát ngân dài, 
những chỗ hát luyến, những câu hát nhẹ hơn. Bài hát Hát Chim sáo mang tính chất rộn ràng, tươi sáng, vui vẻ, nên khi dạy hát giáo viên cho học sinh vừa hát vừa lắc lư đầu tạo không khí thoải mái cho học sinh khi học hát.
	 - Hát cả bài: Giáo viên nên tổ chức cho học sinh vừa hát bài dân ca vừa kết hợp với các trò chơi dân gian như: tập tầm vông, nhảy dây, chơi chong chóng, tò he, sáo diều
 - Ôn tập: Bắt đầu từ tiết thứ 2, việc chỉnh sửa cao độ, tiết tấu của từng câu hát phải được giáo viên hướng dẫn các em thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản. Thông thường sau tiết một các em được học tiết 2 tiếp theo là sau khoảng thời gian một tuần. Việc nhớ lại hoàn toàn giai điệu của bài hát không phải học sinh nào cũng làm được. Lúc này người giáo viên phải lấy giọng cho các em, lại phải thực hiện hát mẫu cho các em nghe bài hát qua băng để các em nhớ lại giai điệu của bài. Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát. Việc đầu tiên là phát hiện 
những câu, những từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa chữa cho các em	. Khi các em thực hiện đúng cao độ của các câu hát trong bài, việc tiếp theo là giúp các em luyện tập, củng cố. Giáo viên cần xác định mục tiêu, những yêu cầu, nêu rõ những nhiệm vụ mà các em phải thực hiện khi luyện tập. Việc luyện tập bắt đầu từ từng cá nhân, nhóm, bàn. Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi sai sót nhỏ của các em, cũng có thể dùng đàn tấu các câu mà học sinh hát chưa đúng đó để các em nghe và tự sửa lỗi cho mình. Việc luyện tập hay sửa lỗi cho học sinh phải thực hiện một cách tổng quát, mặc dù ở thời điểm đó có thể chỉ sửa lỗi cho một em.
 	Tóm lại, phương pháp luyện tập củng cố một bài hát là hết sức đa dạng, tuỳ theo từng thời điểm, từng bài mà người giáo viên sử dụng, lựa chọn 1 phương pháp thích hợp. Duy chỉ có một điều dù có thực hiện phương pháp nào thì người giáo viên vẫn phải luôn luôn sử dụng nhạc cụ để thực hiện, có như vậy các em mới cảm nhận thực sự những âm thanh và đặc biệt là gây hứng thú cho các em khi học. 
 Ví dụ: Khi ôn tập bài hát: Chim sáo - dân ca Khơ me (Nam Bộ) - Âm nhạc lớp 4.
 Đối với bài hát Chim sáo có tám chỗ luyến lên nên khi ôn tập giáo viên phải chú ý hướng dẫn học sinh hát luyến cho đúng từ như chỗ luyến lên ở câu 1, chỗ: “trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay” khi học sinh hát thường hát luyến lên cả chữ “xanh, đùa” bởi vậy giáo viên khi gặp phải học sinh hát sai như vậy phải sửa sai bằng cách hướng cho các em thấy chữ “xanh, đùa” hát bình thường chứ không hát luyến và đàn giai điệu của câu đó hoặc hát đi hát lại nhiều lần để học sinh nghe và sửa sai dễ hơn.
 - Biểu diễn các động tác phụ hoạ: Khi các em đã thực hiện chuẩn xác giai điệu, tiết tấu, nhịp, phách của bài hát rồi, để khắc sâu, gây ấn tượng trong tâm trí các em. Hơn nữa để cho việc thể hiện bài hát thêm sinh động và hoàn chỉnh hơn, giáo viên phải hướng dẫn các em thực hiện một số động tác múa phụ 
hoạ cho bài hát. Các động tác phụ hoạ của bài phải phù hợp với lời ca và giai điệu. Các bước đi phải ăn khớp với động tác tay và nhịp của bài hát. Tuy nhiên không nên tìm động tác quá khó, chỉ cần đơn giản nhưng phù hợp thì hiệu quả đem lại mới cao.
Tóm lại, việc dạy cho các em múa phụ hoạ cho một bài hát dân ca thì giáo viên phải sưu tầm được nhiều động tác phụ hoạ, có nhiều động tác dạy rồi giáo viên phải có phương pháp để uốn nắn cho các em múa các động tác đó làm sao cho có hồn, làm sao cho thật dẻo và để phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên nên hướng cho các em tự nghĩ ra các động tác phụ hoạ, chỉnh sửa và nhắc nhở khi các em nghĩ ra các động tác chưa phù hợp với bài hát. Thành quả chính của các em nghĩ ra đó phù hợp với bài hát thì chọn một vài em múa đẹp nhất đứng lên tập cho cả lớp múa phụ họa luôn, như thế sẽ giúp cho các em nhớ lâu và thấy tự tin hơn khi biểu diễn bài hát. 
	* Phương pháp 2: Tạo cho học sinh chú ý, hiểu biết thêm và yêu thích hơn đối với dân ca
	+ Giới thiệu sơ lược về dân ca:
	Đầu tiên yêu cầu 1 em trình bày lại một bài hát dân ca trong chương trình đã học (bài cò lả) và hỏi đó là dân ca miền nào? (dân ca Bắc Bộ) và yêu cầu học sinh củng cố lại các kiến thức đã học về dân ca:
	Dân ca là gì? Là những bài hát không phải do một nhạc sĩ nào sáng tác mà nó được người dân tự hát lên trong khi lao động sản xuất hoặc trong các sinh hoạt văn háo văn nghệ. Sau đó các bài hát ấy được lưu truyền qua từng thế hệ này đến thế hệ khác trở thành các bài hát đặc trưng của từng vùng, từng miền khác nhau Và dân ca của vùng nào thì thể hiện rõ ngữ điệu, giọng nói, và cuộc sống của người dân vùng đó.
	+ Hướng dẫn học sinh cách nhận biết đơn giản các vùng dân ca: 
	- Dân ca Bắc Bộ: Cho các em chú ý nghe và xem hình ảnh, trang phục các bài hát để thi đua nhận biết tên bài và xuất xứ của các bài hát dân ca.
Bài thứ nhất: cho các em nghe bài hát dân ca: (mở máy chiếu video hoặc giáo viên hát).	
Bài: Lý cây đa
Trèo lên quán dốc ngồi gốc ới à cây đa, rằng tôi lý ới à cây đa, rằng tôi lới ơi à cây đa, ai xui ôi à tính tang tình rằng cho cô nàng gặp, xem hội cái đêm hôm rằm rằng tôi lý ôi à cây đa, rằng tôi lới ối à cây đa
 Sau khi cho các em nghe xong, hỏi các em về xuất xứ của bài hát. Chọn một trong những đáp án sau:
 A. Dân ca Bắc Bộ
Dân ca Nam Bộ
Dân ca Trung Bộ
	Từ đó tôi hướng dẫn cho các em nhận biết một bài dân ca: Đầu tiên ta có thể dựa vào ngôn từ, trang phục, lời ca của từng bài hát, ở bắc bộ có các từ như: í a, ì a, tính tang tình, tính tình, í ì i
 (Trang phục dân ca Bắc Bộ )
 + Dân ca Nam bộ: Tiếp theo cho các em nghe một bài dân ca khác
Bài Lý con cua:
 Con cua quẫy, nó ở trong hang quẫy a rượng a quẫy a rượng a, nó kêu ở rình boong ơi quẫy a rượng a lang tang tính lính tính tang lịnh tịnh tang, giã gạo chày ba quẫy a rượng a.
 Sau khi nghe hát, cho các em nhận biết xem đó là bài dân ca vùng nào? Dựa vào ngôn ngữ đặc trưng: ớ rịnh bong rình, quẫy a, rượng a, lang tang tính và các cách phát âm: Quẫy > wẩy, chày > chài, dấu hỏi hát thành dấu ngã: ở > ỡ. (giáo viên phát âm lại)
(Trang phục dân ca Nam Bộ)
 + Dân ca Miền trung:
	Về dân ca miền trung học sinh có thể khó nhận biết hơn vì nó có nhiều thể loại và nhiều dạng, trong đó có các bài đặc trưng như: Lý ngựa ô, lý chiều chiều
lý kéo chài Và ngôn ngữ đặc trưng của miền trung nhiều nhất có lẽ là các ngôn từ đất Huế, như trong bài Lý qua đèo (dân ca Thừa thiên Huế).
	Chiều ơ chiều, dắt ớ ơ bạn dắt ớ ơ bạn tà là đèo mà qua đèo. Chim bớ kêu. Chim bớ kêu tình kêu bên nớ, uẩy, wá, chi rứa ức ức con vượn trèo tà là đèo mà 
qua đèo, kia bên kia hỡi con vượn trèo, kìa bên kia Các từ ngữ đặc trưng dễ nhận biết của miền trung: Chi rứa, uấy úa, và các từ đệm như: ố tang tình tang, ơ hờ, ơi hời (hỡi), tà là, í a bằng răng
(Trang phục dân ca Trung bộ)
	+ Dân ca Tây Nguyên:
	Đặc biệt dân ca và văn hóa cồng chiêng Tây nguyên đã được thế giới công nhận là một giá trị văn hóa phi vật thể của thế giới, chứng tỏ bản sắc rất độc đáo của nền văn hoá Tây nguyên. Cho các em nghe 1 vài bài dân ca Tây nguyên:
	Bài: Ru em (Dân ca Xê Đăng)
	Ru em em ngủ cho ngoan để mẹ đi chặt cây chuối trên non, em ngủ đừng khóc nữa, ngoài rừng xa cha đang đi kiếm măng non, nín đi hỡi em ơi.
	Bài: Đến trường (Dân ca ê đê - lời mới: La Sơn)
	Nắng ban mai trên làng buôn em, em tung tăng theo bạn đến trường. Tiếng suối reo như lời cô giáo. Em thân yêu hãy học thật chăm.
	Có chú chim non đậu trên cây. Đang im nghe theo lời cô dạy. Tiếng suối vang vang giờ ra chơi. Em theo chân các bạn đùa vui.
(Trang phục dân ca Tây nguyên)
	Điều đặc biệt cần trong biện pháp là khi có ý định cho học sinh nghe một bài dân ca vùng nào thì giáo viên cũng đều phải lên kế hoạch trước, phải có những lời giới thiệu xuất xứ về nền văn hóa vùng đó. Giúp học sinh hiểu thêm nguồn gốc của dân ca để các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại, biết giữ gìn vốn tinh hoa của dân tộc.
	Và giáo viên cũng phải thường xuyên trau dồi vốn kiến thức về dân ca, thu thập nhiều các bài hát dân ca các vùng miền để hát cho học sinh nghe.
	Các bài dân ca (qua đĩa nhạc hoặc do chính giáo viên trình bày) có thể lồng ghép trước hoặc sau mỗi tiết Âm nhạc để cho học sinh thường xuyên có điều kiện phát triển khả năng cảm thụ Âm nhạc.
	* Phương pháp 3: Tổ chức xem đĩa hình các bài hát dân ca
	- Chuẩn bị băng đĩa các chương trình biểu diễn các bài hát dân ca. ( Đã tiến hành cắt, chỉnh sửa cho phù hợp).
	- Địa điểm: Phòng hội đồng, do nhà trường chưa có phòng học Âm nhạc riêng nên tôi lấy phòng hội đồng để dạy một số tiết (trang bị đầu đĩa, tivi, loa,)
	Khi tiến hành tiết học tổ chức 2 hoạt động chính:
Hoạt động 1: Xem và nhận xét các bài dân ca.
	Cho học sinh xem 3 bài: Bắc bộ (cây trúc xinh, hoặc cò lả), Nam bộ (lý đất giồng) và Tây nguyên (Bạn ơi lắng nghe hoặc bay đi chim – dân ca Jarai)
Sau khi cho học sinh xem xong một bài hát giáo viên đặt một số câu hỏi tìm hiểu:
- Bài hát dân ca của vùng nào? Vì sao em biết?
Em thấy bài hát được biểu diễn phụ họa như thế nào? (đơn giản hay hoành tráng? Phụ họa theo đặc trưng vùng miền hay theo nội dung?)
Khi xem mỗi bài hát dân ca của vùng nào thì cũng giới thiệu sơ qua cho các em hiểu thêm về cuộc sống lao động, sinh hoạt và các trang phục đặc trưng, các nền văn hóa, phong tục riêng của người dân ở vùng đó. Nhằm giúp các em có thêm vốn hiểu biết về văn hóa của các vùng miền.
Hoạt động 2: Tập biểu diễn theo một vài động tác phụ họa các bài hát.
	Sau khi các em đã tìm hiểu về phong cách biểu diễn của các bài dân ca đã được xem, hỏi các em xem thích động tác phụ họa của bài nào nhất? Sau đó cho các em biểu diễn theo các động tác của bài đó. Rồi tiến hành biểu diễn thi đua theo các nhóm.
	Tuy nhiên giáo viên cũng khuyến khích các em có thể biểu diễn một bài hát mình thích theo cách riêng của mình, và khi nhận thấy em nào làm tốt chọn em đó đứng lên để hướng dẫn cho cả lớp làm lại theo mình
	Biện pháp này giúp học sinh tiếp nhận các bài dân ca ở mức độ trọn vẹn nhất, phát huy được khả năng cảm nhận tốt về dân ca cho các em.
	Giúp các em học hỏi thêm về phong cách và động tác biểu diễn cho các bài dân ca. Giáo dục được các em tính mạnh dạn tự tin và tích cực trong biểu diễn.
	* Phương pháp 4: Tổ chức các hoạt động thi hát dân ca trong mỗi lớp
	Sau khi các em đã có vốn kiến thức về dân ca ta có thể tạo cơ hội cho các em thể hiện những kiến thức và kĩ năng đó. Vì vậy thường xuyên tổ chức các hoạt động thi hát dân ca dưới nhiều hình thức:
	+ Đầu tiên tổ chức thi hát dân ca giữa các nhóm:
	Chia một lớp ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sẽ sưu tầm các bài hát dân ca theo từng chủ đề đã được cho trước trong thời gian là một tuần. Khi tổ chức chia lớp thành 2 nhóm thi hát đối đáp các bài hát dân ca theo vùng từ Bắc - Trung - Nam, thi hát theo chủ đề. Cuộc thi diễn ra rất sôi nổi vì các nhóm có sự chuẩn bị rất tốt, hai nhóm thi đua với nhau rất lâu. Chứng tỏ các em đã biết tìm tòi, nên vốn dân ca của các em có phần phong phú hơn.
	+ Tổ chức một chương trình hát dân ca ở ngay trong tiết học: 
	Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm phải tham gia 3 tiết mục tùy chọn có thể đơn ca, song ca, tam ca, hoặc tốp ca và cho các em một tuần để chuẩn bị. 
 Đến ngày thi hướng dẫn cho lớp trưởng đứng ra tổ chức một cuộc thi nghiêm túc, giáo viên chỉ là một khán giả để quá trình thi đua và tự nhận xét đánh giá của các nhóm. Cuộc thi diễn ra với các tiết nục phong phú, đủ ba miền Bắc - Trung - Nam và không trùng nhau. Các nhóm tham gia đều rất hứng thú, mạnh dạn và nhiệt tình biểu diễn.
	Phần thưởng cho các nhóm hay các cá nhân biểu diễn tốt ở lớp là được thể hiện ở buổi phát thanh măng non của trường. 
	* Phương pháp 5: Tuyên truyền các bài dân ca đến học sinh toàn trường thông qua các buổi phát thanh măng non, sinh hoạt đầu giờ hoặc sinh hoạt chủ điểm.
	- Ở trường tiểu 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_64_725_2021937.doc