Đề tài Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình sách giáo khoa Địa lí lớp 8

Đề tài Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình sách giáo khoa Địa lí lớp 8

 Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương pháp dạy học Địa lí tuy đó có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy. Nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó. Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực hoạt động. Song nếu theo quan niệm về học tập tích cực thì những giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên chứ bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.

Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan điểm: Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học Địa lí? Chưa có sự triển khai đồng bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên; đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá; trong đó chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn. Nhiều giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn Địa lí là môn phụ.

Nhìn chung việc sử dụng dụng cụ trực quan đã được đưa vào thực hiện ở hầu hết ở các trường, đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa đến nay, hầu hết các trường đã có phòng thí nghiệm và rất nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho các bộ môn. Sách giáo khoa có số lượng kênh hình phong phú màu sắc phù hợp giáo viên có điều kiện phát huy tính tích cực, sáng tạo, học sinh có hứng thú học tập. Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã thực sự có chất lượng.

 

doc 21 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2998Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình sách giáo khoa Địa lí lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng sử dụng , khai thác kiến thức từ kênh hình (Lớp 8)” qua các năm tôi dạy: 
2013-2014: Từ 8A1- 8A7
2014-2015: Từ 8A1- 8A8 
2015-2016: Từ 8A1- 8A8
 	5. Phương pháp nghiên cứu: 
 a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
c) Phương pháp thống kê toán học
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
 Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc rèn luyện các kĩ năng tư duy cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng.
Việc rèn luyện tư duy cho học sinh trong thực tế học tập là dựa vào việc tự trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và từ thực tế môi trường xung quanh đặt ra. Và khi đã có các kĩ năng tư duy tốt thì học sinh sẽ có khả năng vận dụng chúng một cách linh hoạt để trả lời các câu hỏi .
Để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh thì kênh hình trong sách giáo khoa là tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả đối với giáo viên, do vậy việc rèn kĩ năng sử dụng kênh hình cho học sinh là không thể thể thiếu trong học địa lý đặc biệt đối với các em lớp 8,9
2. Thực trạng
Nhận thức được vai trò quan trọng của kênh hình đã có một số đề tài hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, atlat nhưng mỗi đề tài đề cập tới một mảng riêng và chưa có đề tài nào đi sâu vào một phần cụ thể. Với đề tài của tôi ngoài việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nói chung tôi còn đi sâu vào phần đất đai, sông ngòi, khí hậu mà chưa có đề tài nào đề cập đến một cách rõ ràng, và đây cũng là phần được xem là khó khai thác nhất khi sử dụng mà học sinh gặp nhiều lúng túng khi khai thác. Nhà trường có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng dạy như trang bị phòng máy chiếu, phòng bản đồ, sách tham khảo. Trong thực tế giảng dạy hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản đồ, kênh hình sách giáo khoa. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác từng đơn vị kiến thức, phát huy được khả năng khai thác nội dung bài học của học sinh. Học sinh có lực học khá giỏi đòi hỏi tìm hiểu các đối tượng địa lí từ kênh hình sâu hơn.
Một số bản đồ phục vụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa nhiều, bản đồ cũ số liệu không chính xác 
 	Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của kênh hình nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học và khai thác kênh hình khi học môn Địa lý. Mức độ, sử dụng, khai thác kiến thức của học sinh chưa sâu, chưa hiểu hết đối tượng địa lí trong từng nội dung bài học. Học địa lí của một số học sinh còn mang tính thuộc lòng, ít suy nghĩ, ghi nhớ máy móc
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
 Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm mục đích giúp học sinh hiểu sâu kiến thức hơn và mang lại hiệu quả cao trong môn học.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Khái quát về kênh hình
- Kênh hình là tài liệu chủ yếu để giáo viên và học sinh tra cứu và giải quyết những vấn đề bổ sung cho bài giảng ở lớp
- Kênh hình là cuốn sách địa lý phản ánh toàn bộ hay từng phần của Trái đất với nội dung được trình bày bằng ngôn ngữ bản đồ.
- Trong dạy học Địa lý, kênh hình có chức năng vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức địa lý quan trọng đối với học sinh. Trong sách giáo khoa Địa lý 8, kênh hình chiếm một tỷ lệ lớn và chiếm một nội dung quan trọng trong bài học. Kênh hình ở đây bao gồm các bản đồ, tranh ảnh, các hình vẽ, biểu đồ Ngoài việc hỗ trợ kênh chữ, việc khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa sẽ dễ dàng giúp cho học sinh nhận thức được các sự vật, hiện tượng địa lý và các mối quan hệ của chúng theo thời gian và không gian. Chính vì vậy việc sử dụng, khai thác kênh hình trong dạy học môn Địa lớp 8 có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành kiến thức và kỹ năng địa lý cho học sinh.
 b.2. Thực trạng trước khi sử dụng các giải pháp của đề tài
Số liệu thống kê ở 3 lớp 8A1;8A2; 8A3 trước khi hướng dẫn học sinh cách khai thác kênh hình được thực hiện theo 3 mức đầu năm học 2015- 2016 như sau:
Lớp
Sĩ số
Chưa biết khai thác
Biết khai thác
Khai thác tốt
8A1
42
25
16
2
8A2
40
30
8
1
8A3
40
29
10
1
Tổng
122
84
34
4
Tỉ lệ (%)
100
68,8
27,9
3,3
 Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác tốt kênh hình còn rất ít chỉ chiếm 31,2% còn lại 68,8% là số học sinh chưa biết khai thác. 
b.3. Một số kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình 
Kĩ năng khai thác Bản đồ nói chung và khai thác kênh hình nói riêng là kĩ năng cơ bản của môn Địa lý. Nếu không nắm vững được kĩ năng này thì rất khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng địa lý đồng thời cũng rất khó có thể tự mình tìm được các kiến thức địa lý khác.
Để cuốn sách giáo khoa địa lý trở thành trợ thủ đắc lực trong học tập, kiểm tra, thi học kì,  có hiệu quả học sinh cần phải nắm chắc các vấn đề sau:
 + Biết rõ câu hỏi như thế nào để tìm kiến thức ẩn trong kênh hình 
 + Nắm, hiểu và sử dụng tốt các kí hiệu, ước hiệu được trình bày trong bản đồ, lược đồ: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhớ các kí hiệu chung theo từng mục như: Hành chính (thủ đô, các thành phố), các kí hiệu về tự nhiên như thang màu (độ cao, độ sâu, nhiệt độ, lượng mưa, núi, đồng bằng, biển, ranh giới, hồ đầm.) ở góc lược đồ, bản đồ.
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng Địa lý trên Bản đồ
+ Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ trong sách giáo khoa để bổ sung kiến thức về địa lý cho bài học: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
+ Biết tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng để khai thác có hiệu quả nhất.
+ Biết cách trả lời bài thi có hiệu quả nhất (Đọc kĩ đề và tìm ra các câu trả lời, tìm ra mối liên quan của các yêu cầu trên đối với các kênh hình, sử dụng các dữ kiện nào để trả lời tốt yêu cầu của bài)
 * Đối với giáo viên
 Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương pháp dạy học Địa lí tuy đó có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy. Nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó. Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực hoạt động. Song nếu theo quan niệm về học tập tích cực thì những giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên chứ bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan điểm: Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học Địa lí? Chưa có sự triển khai đồng bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên; đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá; trong đó chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn. Nhiều giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn Địa lí là môn phụ.
Nhìn chung việc sử dụng dụng cụ trực quan đã được đưa vào thực hiện ở hầu hết ở các trường, đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa đến nay, hầu hết các trường đã có phòng thí nghiệm và rất nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho các bộ môn. Sách giáo khoa có số lượng kênh hình phong phú màu sắc phù hợp giáo viên có điều kiện phát huy tính tích cực, sáng tạo, học sinh có hứng thú học tập. Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã thực sự có chất lượng.
- Trong quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình cho học sinh nên đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp nhằm dẫn dắt học sinh từ biết sử dụng đến sử dụng thành thạo và nhanh chóng
- Để khai thác tốt giáo viên nên yêu cầu học sinh có bước chuẩn bị trước ở nhà những câu hỏi có liên quan đến phân tích hoặc tìm các đối tượng trong kênh hình bằng cách gợi ý một số câu hỏi để học sinh tập trả lời trước rồi lên lớp thảo luận trình bày. Và khi kiểm tra bài cũ cũng yêu cầu học sinh dựa vào để trình bày
- Giáo viên nên chú ý đến việc vận dụng kênh hình trong các lần kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích sự hứng thú học tập địa lý của học sinh thông qua việc khai thác kênh hình.
- Việc sử dụng, khai thác tốt các kênh hình sẽ giúp học sinh nắm nội dung bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhớ bài lâu hơn và có hệ thống. Học sinh không thuộc baì máy móc, có suy nghĩ một cách lôgic tư duy độc lập, các em có kĩ năng phân tích, tổng hợp các yếu tố địa lý một cách hợp lý.
 * Đối với học sinh 
Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lý khá trừu tượng, nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hôị rất phức tạp, bản chất là một ôn học rất khô khan nên học sinh ít thích học.
	 Hầu hết các em học mang tính chất đối phó, học Địa lý nhưng chưa hiểu để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là học sinh chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn
b.4. Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức địa lý tự nhiên Việt Nam qua kênh hình trong sách giáo khoa
- Thông thường khi phân tích hoặc đánh giá một đối tượng địa lý học sinh cần tái hiện vốn tri thức địa lý đã có của bản thân vào việc đọc các kí hiệu để trả lời bài một cách có hiệu quả học sinh cần làm theo những bước sau:
- Bước 1: Đọc kĩ đề để tìm ra yêu cầu chính của đề bài
- Bước 2: Xác định đúng bản đồ, lược đồ cần sử dụng vào nội dung bài làm
- Bước 3: Sử dụng dữ kiện nào để trả lời tốt yêu cầu của chính của đề bài (hệ thống kí hiệu, màu sắc, số liệu qua các biểu đồ) 
- Bước 4: Phân tích nhận xét thông qua kênh hình để trả lời các yêu cầu của đề bài
 Ví dụ cụ thể qua một số bài học
* Khai thác kiến thức (áp dụng cho bài 23 “sách giáo khoa địa lý 8)
- Với bài này học sinh sử dụng Atlat trang 2,3 
Tên bản đồ: Bản đồ hành chính Việt Nam.
Học sinh kết hợp cả bản đồ và lược đồ sách giáo khoa
* Vị trí địa lý 
Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ.
Bước 2: Xác đinh vị trí của nước ta
+ Xác định hệ tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc, Điểm cực Nam, Điểm cực Tây, Điểm cực Đông (Nằm ở vĩ độ, kinh độ nào, thuộc huyện nào) 
Bước 3: Cho học sinh tìm hiểu sâu hơn các tỉnh bằng cách cho học sinh tra bảng diện tích, dân số các tỉnh.
* Chú ý: Giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ bằng cách đặt câu hỏi
 * Phạm vi lãnh thổ
+ Xác định vị trí tiếp giáp (phía Bắc, Nam, Tây, Đông, tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ nào). 
+ Nhận xét đường biên giới tiếp giáp 
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn của vị trí tiếp giáp
+ Giáp biển: Nhận xét về vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào, đặc điểm đường bờ biển, chiều dài, đường bờ biển chạy từ đâu đến đâu? có bao nhiêu tỉnh giáp biển, vùng biển tiếp giáp với các quốc gia nào -> qua đó nêu ý nghĩa
 * Khai thác yếu tố địa hình (áp dụng cho bài 28 “sách giáo khoa địa lý 8)
- Với bài này học sinh sử dụng bản đồ , lược đồ địa hình Việt Nam 
- Học sinh dựa vào màu sắc các thang màu độ cao để nhận xét
 * Đặc điểm địa hình
- Những đặc điểm chính của địa hình
+ Tỉ lệ diện tích các loại địa hình và sự phân bố của chúng
+ Hướng nghiêng của địa hình 
+ Hướng chủ yếu của địa hình (Đông, Tây, Nam, Bắc)
+ Các bậc địa hình (chia theo độ cao tuyệt đối)
+ Tính chất cơ bản của địa hình
- Nêu đặc điểm chung về độ cao, sự phân bố, diện tích của vùng 
- Hướng của các dãy núi, các con sông 
- Nêu tên của các đỉnh núi cao, các cao nguyên, sơn nguyên và sự phân bố 
? Xác định một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta.
? Địa hình nước ta như vậy có những thuận lợi và khó khăn gì đến đời sống và phát triển kinh tế?
- Học sinh có thể lên bảng vừa chỉ bản đồ kết hợp trả lời câu hỏi tìm kiến thức từ kênh hình (dưới lớp quan sát lược đồ sách giáo khoa)
- Học sinh liên hệ được vào thực tế cuộc sống và hoạt động kinh tế
=> Giáo viên nhận xét
* Khai thác yếu tố sông ngòi (áp dụng cho bài 33 “sách giáo khoa địa lý 8 ”).
 Với bài này học sinh sử dụng bản đồ các hệ thống sông 
- Lược đồ sách giáo khoa
Học sinh quan sát bản đồ(lược đồ) trả lời câu hỏi
Giáo viên có thể đến từng học sinh hỏi và phân tích qua lược đồ sách giáo khoa để biết được các em nắm kiến thức từ phân tích kênh hình như thế nào?
- Quan sát lược đồ: Nhận xét mạng lưới sông ngòi nước ta?
- Đặc điểm chính của sông ngòi
+ Mật độ dòng chảy
+ Tính chất sông ngòi (hình dạng, thác ghềnh, độ uốn khúc, hướng dòng chảy, độ dốc lòng sông)
- Chế độ nước 
- Hàm lượng phù sa
- Các sông lớn trên lãnh thổ (nêu cụ thể tên của từng con sông )
+ Nơi bắt nguồn, nơi chảy qua 
+ Hướng chảy
+ Chiều dài 
+ Các phụ lưu, chi lưu
+ Diện tích lưu vực
+ Độ dốc lòng sông 
+ Chế độ nước, Hàm lượng phù sa
- Giá trị kinh tế của sông ngòi (giao thông, thủy lợi, đánh cá, ...) Các vấn đề khai thác và cải tạo, bảo vệ sông ngòi
 Một số ví dụ cụ thể qua quá trình kiểm tra: 
* Kiểm tra miệng
- Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam em hãy cho biết tên các dãy núi, các dòng sông chảy theo hướng vòng cung? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào?
- Dựa vào bản đồ hoặc lược đồ H: 33.1 SGK, em hãy cho biết tên các hệ thống sông, hệ thống sông nào lớn nhất? những sông nào có giá trị thủy điện cao?
* Kiểm tra 15’
- Dựa vào bản đồ câm (Trống) em hãy điền tên các thành phố trực thuộc trung ương.
- Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy kể tên các loại gió thổi vào mùa hạ ở nước ta và ảnh hưởng gì tới khí hậu nước ta.
* Kiểm tra 1 tiết
Ví dụ 1: Xác định vị trí địa lí của khu vực Tây nam Á nằm trong khoảng các vĩ độ, kinh độ nào? Nêu đặc điểm địa hình của khu vực.
Ví dụ 2: Dựa vào H2.1 cho biết:
 Tây Nam Á nằm trong những đới , kiểu khí hậu nào? Kiểu nào chiếm diện tích lớn nhất ? Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới khô 
 Qua các ví dụ trên thấy được việc khai thác kênh hình trong môn Địa lí rất quan trọng, tìm ra kiến thức ẩn trong sơ đồ, lược đồ, bản đồ ... học sinh sẽ hiểu và nhớ kiến thức sâu hơn.
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp.
Trong đề tài này các biện pháp, giải pháp thường đi song đôi với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: Các tiết dạy có sử dụng kênh hình . Giáo viên đã giúp các em nắm các kiến thức cơ bản một cách chính xác, do chính các em tìm ra từ các phương tiện trực quan và biết tái hiện kiến thức khi cần thiết, biết suy luận, diễn tả một sự vật hiện tượng địa lí, vận dụng chúng vào thực tiễn, trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình học bài mới, thi và kiểm tra.
Kết quả khảo nghiệm cuối năm học 2015- 2016 như sau:
Lớp
Sĩ số
Chưa biết khai thác
Biết khai thác
Khai thác tốt
8A1
42
1
22
19
8A2
40
4
28
8
8A3
40
3
28
9
Tổng
122
8
78
36
Tỉ lệ (%)
100
6,6
63,9
29,5
 Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác tốt kênh hình ngày càng tăng chiếm 93,4% so với 31,2% lúc chưa được hướng dẫn tăng 62,2%.
 Còn số học sinh chưa biết khai thác giảm mạnh chỉ còn lại khoảng 6,6% so với trước đây là 68,8% . Bây giờ các tiết thực hành giáo viên chỉ cần hướng dẫn là học sinh tự tìm tòi kiến thức rất tốt.
Sử dụng kênh hình là phương pháp trực quan gợi mở và hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh
Qua đề tài “Rèn luyện kĩ năng sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình” bản thân tôi nhận thấy khi hướng dẫn học sinh khai thác một cách cụ thể thì học sinh không chỉ biết cách sử dụng mà còn biết khai thác tốt kiến thức từ kênh hình, qua đó tâm lý học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi học môn địa lý và không khí giờ dạy trở nên rất sôi nổi hào hứng, đã đáp ứng được các yêu cầu về kiểm tra đánh giá hiện nay. 
III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận:
 Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình là phương pháp dạy học tích cực, cơ bản nhất trong dạy học địa lý .
	Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo hứng thú học tập địa lý, nắm được phương pháp học tập môn Địa lý. Học sinh có thể tự khai thác, tìm tòi kiến thức để bổ sung cho nguồn tri thức Địa lý của mình thêm phong phú tránh lối học thuộc lòng, tạo nên những năng lực cần thiết để sau này học sinh trở thành người lao động sáng tạo, năng động, hòa nhập với nhịp sống hiện nay .
Việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý 8 là một vấn đề quan trọng vì chương trình Địa lý 8 mang tính cung cấp thông tin, thông qua các hình vẽ, sơ đồ và một số lược đồ đơn giản. Giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng và nhớ lâu hơn, đặc biệt nó gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò, khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho giờ học thêm sinh động.
	Các thiết bị dạy học Địa lý vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương tiện minh họa cho bài học, là nguồn kiến thức khi nó được sử dụng để khai thác kiến thức Địa lý, là phương tiện minh họa khi nó được sử dụng để minh họa nội dung đã được thông báo trước đó.
	Tính trực quan trong kênh hình tạo cho học sinh có sự tin tưởng vào tính chân thực của sự vật được quan sát. Tuy nhiên bất kì sự tri giác thực sự nào cũng không thể diễn ra ngoài điều kiện tư duy tích cực. Nói một cách khác trong dạy học sử dụng kênh hình thì ở bất cứ hoạt động tri giác nào cũng thống nhất với tư duy trừu tượng. Việc giảng dạy bằng kênh hình sẽ dễ dẫn tới khái quát hóa, quy nạp.
	Như vậy, kênh hình trong dạy học có một chức năng quan trọng: Đó là làm chỗ dựa cho hoạt động tư duy, phát triển tư duy, phát triển trí tuệ. Kênh hình là một nguồn kiến thức quan trọng mà trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người học dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên khai thác tìm hiểu, từ đó những tri thức cần thiết phục vụ cho việc nhận thức các mối quan hệ, các khái niệm, các quy luật Địa lý. Sử dụng các phương tiện dạy học Địa lý, yêu cầu giáo viên phải rèn luyện cho học sinh các kĩ năng khai thác tri thức từ nguồn tri thức khác nhau như bản đồ, bảng thống kê, các số liệu, lát cắt, sơ đồ hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa và các phương tiện khác. Chính nhờ vào các kĩ năng đó, học sinh có thể độc lập làm việc với các nguồn tri thức khác nhau để nhận thức nội dung học tập. 
	Như vậy, trong dạy học Địa lý còn chú ý nhiều hơn đến chức năng, nguồn kiến thức của các thiết bị dạy học, tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu trong sgk đồng thời cũng tạo điều kiện để học sinh làm việc với phương tiện này.
	Trong điều kiện kênh hình còn chưa được cung cấp đồng bộ, trước mắt người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, mọi khả năng có thể để xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình, tự thiết kế những đồ dùng đơn giản. Sưu tầm tranh ảnh minh họa, đặc biệt sử dụng quả địa cầu dạy được rất nhiều bài, cung cấp được rất nhiều thông tin cho học sinh hoặc vẽ những sơ đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa phóng to để sử dụng và chuyển chúng sang dạng hình vẽ, sơ đồ, lược đồ câm để kiểm tra kiến thức.
Nắm được các hệ thống các ký hiệu trên kênh hình
Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý
Biết kết hợp hài hòa giữa các tranh, ảnh 
Vận dụng một cách sáng tạo kiến thức bản đồ và kiến thức sách giáo khoa. 
Để giúp học sinh khai thác tốt thì vai trò của giáo viên cũng rất quan trọng. Giáo viên cần phải:
Có một hệ thống câu hỏi cụ thể liên quan đến bài học
Thường xuyên vận dụng kênh hình trong các lần kiểm tra đánh giá
Việc dạy và học địa lý không thể tách rời bản đồ nói chung và kênh hình sách giáo khoa nói riêng, bởi vì khai thác kênh hình không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_27_5603_2010923.doc