Đề tài Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa thực địa môn Lịch sử lớp 9

Đề tài Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa thực địa môn Lịch sử lớp 9

Đối với đơn vị trường THCS Lê Văn Tám có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy, nhiều giáo viên có thâm niên cao, nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh.

Được sự quan tâm, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường, sự đồng tâm hiệp lực của tập thể sư phạm nhà trường cùng nhau tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch đề ra, chúng tôi trong các năm qua đã chú trọng tăng cường công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh bằng việc tổ chức cho các em khối 9 đi tham quan thực địa các di tích lịch sử, bảo tàng cách mạng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Chúng tôi cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ,hỗ trợ giúp đỡ của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp khi đề ra kế hoạch cho học sinh đi thực địa.

Về phía học sinh: đa số học sinh chăm ngoan, chất lượng học tập khá đồng đều ở bộ môn và có sự nâng lên qua các năm.

Chính nhờ các yếu tố thuận lợi trên đã tạo điều kiện giúp cho tôi và các đồng nghiệp thực hiện thành công chương trình ngoại khóa đi tham quan các di tích lịch sử của địa phương như nhà đày Buôn Ma thuột, nhà bảo tàng cách mạng cho học sinh khối 9 từ năm 2009 – 2010 đến nay đạt hiệu quả được nhà trường đánh giá cao, các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ còn các em học sinh thì vô cùng hào hứng thích thú, hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt

 

doc 28 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1854Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa thực địa môn Lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã đề ra.
Thứ năm, tâm lí học sinh vốn dĩ đã không mấy mặn mà với bộ môn vì cho rằng khó học, khó nhớ có quá nhiều sự kiện, học sinh chỉ mang tính chất đối phó, học không nhớ sự kiện hoặc có nhớ thì nhớ không chính xác, thậm chí nhầm lẫn. Đặc biệt là kiến thức về các nhân vật lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộctrong khi đó lại rất nhạy bén việc nhớ tính cách, thành tích của các ca sĩ, vận động viên mà các em yêu thích. Tính thực dụng trong học tập của học sinh khá nặng nề thể hiện ở việc “học gì thi nấy”.
2.1 Thuận lợi - khó khăn
*Thuận lợi
Cùng với việc thực hiện chủ trương đổi mới công tác giáo dục của Đảng và nhà nước, các trường đã quan tâm chú trọng việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao trình độ, nhiều giáo viên dạy lịch sử đã có những cố gắng nỗ lực trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức dạy học từng bước cải thiện nâng cao chất lượng bộ môn.
Đối với đơn vị trường THCS Lê Văn Tám có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm trong giảng dạy, nhiều giáo viên có thâm niên cao, nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh.
Được sự quan tâm, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường, sự đồng tâm hiệp lực của tập thể sư phạm nhà trường cùng nhau tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện kế hoạch đề ra, chúng tôi trong các năm qua đã chú trọng tăng cường công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh bằng việc tổ chức cho các em khối 9 đi tham quan thực địa các di tích lịch sử, bảo tàng cách mạng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Chúng tôi cũng nhận được sự đồng tình ủng hộ,hỗ trợ giúp đỡ của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp khi đề ra kế hoạch cho học sinh đi thực địa.
Về phía học sinh: đa số học sinh chăm ngoan, chất lượng học tập khá đồng đều ở bộ môn và có sự nâng lên qua các năm.
Chính nhờ các yếu tố thuận lợi trên đã tạo điều kiện giúp cho tôi và các đồng nghiệp thực hiện thành công chương trình ngoại khóa đi tham quan các di tích lịch sử của địa phương như nhà đày Buôn Ma thuột, nhà bảo tàng cách mạngcho học sinh khối 9 từ năm 2009 – 2010 đến nay đạt hiệu quả được nhà trường đánh giá cao, các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ còn các em học sinh thì vô cùng hào hứng thích thú, hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt
*Khó khăn
Trường đóng trên địa bàn xã phần lớn dân cư sinh sống chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập thấp, ít có thời gian quan tâm đầu tư cho việc học hành của con cái. Xuất phát từ cuộc sống khó khăn, nhiều gia đình phải đi làm ăn xa, không gần gũi với con cái thường xuyên. Dẫn đến các em sống buông thả, thiếu sự quan tâm uốn nắn kịp thời từ phía gia đình.
Một bộ phận không nhỏ cha mẹ học sinh còn thiếu hiểu biết, nhận thức việc học chưa đúng. Học chỉ để biết đọc biết viết là đủ, nên không quan tâm và đầu tư nhiều đến việc học của con em mình.
Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, kinh phí dành cho hoạt động ngoại khóa chưa nhiều, tâm lí của một số giáo viên còn ngại khi phải tổ chức chương trình học trên quy mô lớn toàn khối, liên quan đến nhiều vấn đề như chương trình, nhân sự, công tác tổ chức, kinh phí thực hiện, liên quan đến các bậc cha mẹ học sinh, sự an toàn của các em trong chuyến đi.điều này cũng gây trở ngại lớn cho việc thực hiện chương trình dạy ngoại khóa thực địa.
2.2. Thành công và hạn chế
*Thành công
Khắc phục các khó khăn trên bằng sự nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên, sự phối hợp hoạt động với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, sự tận tụy của giáo viên chủ nhiệm lớp đã tạo ra cho các em luồng không khí học tập mới. Nhiều em học sinh đã có sự tiến bộ về mọi mặt, kĩ năng hoạt động tập thể của các em được phát huy,quan trọng nhất là sự trưởng thành về mặt nhận thức đối với mỗi em học sinh.
Góp phần hạn chế những vi phạm về đạo đức trong nhà trường như: gây gổ đánh nhau, bỏ giờ, cúp tiết, vỗ lễ với thầy cô 
 Kĩ năng sống của các em có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là các em đã xác định được trách nhiệm của bản thân đối với nhà trường, gia đình, bè bạn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực. Chất lượng giảng dạy bộ môn, chất lượng công tác giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt, hứng thú học tập bộ môn được cải thiện, góp phần vào công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng đối với các em khối 9. 
*Hạn chế
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công tác lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh vẫn còn một số hạn chế nhất định:
Nhận thức về vấn đề đạo đức cách mạng trong học sinh còn mơ hồ, chưa đồng đều, học sinh chưa có sự đam mê bộ môn. Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức học tập đại trà cho học sinh nên còn lúng túng, bị động.
 Đa số các trường học rất coi trọng việc đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng chưa thật chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. Chưa có nhiều chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống, các hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn hạn chế nghèo nàn về cả nội dung và hình thức.
Chưa tổ chức được đại trà cho tất cả học sinh trong toàn trường do nguồn kinh phí còn hạn hẹp
2.3 Mặt mạnh - mặt yếu
*Mặt mạnh
 Giúp học sinh có cơ hội giao lưu, phát triển năng lực bản thân, phát triển các kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng hoạt động tập thể, nâng cao hứng thú học tập bộ môn đáp ứng mục tiêu tăng cường giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường cho học sinh giai đoạn hiện nay. Việc giảng dạy lồng ghép và củng cố kiến thức lịch sử thông qua chương trình ngoại khóa thực địa có những ưu thế riêng mà trong giảng dạy nội khóa khó phát huy được đó là sự tiếp thu kiến thức của các em học sinh với một tâm thế thoải mái, không khí học tập thân thiện “vừa học vừa chơi”, khả năng ghi nhớ kiến thức sâu hơn qua những gì mà bản thân các em trực tiếp quan sát chiêm ngưỡng, điều này có tác dụng phát huy năng lực nhận thức độc lập sáng tạo của các em, tạo sự gắn bó đoàn kết, tinh thần tập thể tương trợ lẫn nhau trong mối quan hệ giữa học sinh với học sinh. 
Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, biết khắc phục khó khăn, nghiên cứu chương trình, xây dựng phương án tổ chức phù hợp, nhất là việc thiết kế chương trình dạy học ngoại khóa thực địa vốn có đặc thù khác với chương trình nội khóa.
*Mặt yếu
 Việc lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh trên quy mô toàn khối đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều thời gian công sức chuẩn bị chu đáo mọi mặt nhất là về khâu tổ chức. Hơn nữa, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và giáo viên bộ môn mới đem lại hiệu quả cao hơn.
 Việc lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh phải trải qua thời gian khá dài mới đem lại kết quả như mong muốn. 
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài
Thế hệ trẻ ngày nay được thừa hưởng một khối lượng lớn các di tích lịch sử, di tích cách mạng được tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử oanh liệt của dân tộc, hệ thống các di tích lịch sử ở Đăklăk khá phong phú, đa dạng song thực tế hiện nay chưa phát huy được thế mạnh của mình trong công tác giáo dục thế hệ trẻ, chưa thực hiện đúng phương châm mà pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử văn hóa đã quy định:” Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phải được giáo dục vào truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu CNXH và lòng tự hào dân tộc, phục vụ công tác nghiên cứu, phổ biến khoa học, nghệ thuật, tham quan du lịch”
 Xuất phát từ yêu cầu thực tế là xu hướng đa dạng hóa hình thức học tập, đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với học sinh giúp các em cơ hội thể hiện chính kiến, khả năng nhìn nhận đánh giá vấn đề nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn còn thấp chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra hiện nay trong nhà trường. 
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh yếu kém, việc nhận thức về đạo đức cách mạng sa sút có rất nhiều song cơ bản có thể thấy rõ qua các mặt sau:
Thứ nhất, xuất phát từ nhận thức của các em học sinh, của cha mẹ học sinh và mọi cá nhân trong xã hội cần phải có sự thay đổi trong cách nhìn nhận đối với vai trò của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ và nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn các em về cội nguồn lịch sử dân tộc, về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu giữ qua hàng ngàn năm nay.Một thực tế không thể phủ nhận là nhiều bậc cha mẹ chỉ mong muốn đầu tư cho con em mình học tốt các môn tự nhiên còn các môn như sử, địa thì có tâm lí coi thường “ học làm gì khi đầu ra sau này khó tìm kiếm cơ hội công tác” đây cũng là yếu tố tác động không nhỏ trong cách suy nghĩ và đánh giá của mọi người.
Thứ hai, chương trình sách giáo khoa còn quá nặng nề về kiến thức, sự kiện, cách trình bày hình ảnh chưa bắt mắt sinh động nên không thu hút được sự quan tâm của các em, hơn thế nữa thời lượng số tiết dành cho bộ môn chưa tương xứng với khối lượng kiến thức trong chương trình nên thường thì cả giáo viên và học sinh trong giờ học phải tăng tốc mới có thể đi hết kiến thức theo yêu cầu chứ chưa nói đến việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho các em. Trong khi đó các em còn phải gồng mình lên để chiến đấu với kiến thức các bộ môn khác nên tâm lí chán nản, thờ ơ đối với bộ môn lịch sử cũng là điều dể hiểu.
Thứ ba, dù đã có sự đổi mới song phương pháp giảng dạy của một số giáo viên lịch sử vẫn còn thiếu chiều sâu,chưa hấp dẫn đối với học sinh trong cách truyền tải kiến thức, vẫn còn tình trạng mang tính nhồi nhét và người thầy cũng chưa đủ sức vượt qua rào cản tâm lí “môn phụ” nên sự đầu tư nhiều cho tiết dạy cũng có phần hạn chế điều này cũng dẫn đến dễ làm cho học sinh có tâm lí coi thường môn học này.
Thứ tư, kiến thức lịch sử địa phương chưa được đưa vào sách giáo khoa mà tài liệu biên soạn viết rất khó dạy,nội dung chưa phong phú, chưa có sự bổ sung, điều chỉnh cập nhật ( ví dụ như sự thay đổi về địa danh, địa giới hành chính trước đây so với hiện tại) điều này cũng khiến cho giáo viên và học sinh ít có sự hiểu biết về địa phương nơi mình sinh sống.
Thứ năm, những tác động xấu của yếu tố xã hội như: tình trạng rủ rê nhau bỏ học đi chơi, nghiện game, hút thuốc, gây gổ đánh nhau, trộm cắp,tình trạng học sinh vô lễ với thầy cô giáo,thiếu sự tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong các hành vi ứng xử diễn ra khá phổ biến trong môi trường học đường làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Thứ sáu, trong nhà trường kĩ năng và kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh của một số giáo viên còn hạn chế, đối với các giáo viên bộ môn việc lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng trong các bài học đôi lúc chưa thật sự được chú trọng.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Chỉ ra các bước đi để tiến hành làm tốt công tác tổ chức tham quan thực địa cho học sinh đồng thời lồng ghép việc giáo dục đạo đức cách mạng cho các em thông qua chuyến đi đó đạt hiệu quả.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
Thực tế kinh nghiệm cho thấy để tổ chức thành công một chuyến đi thực tế lịch sử cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả môn học, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của chương trình đề ra đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và sự chuẩn bị chu đáo giữa Tổ bộ môn Sử - Địa - Ban lãnh đạo nhà trường – Đoàn thanh niên - Giáo viên chủ nhiệm và Ban đại diện Cha mẹ học sinh và phải làm tốt công tác tiền trạm ngay từ ban đầu
Bởi lẽ không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tổ chức đưa học sinh đi thực tế với số lượng lớn vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương tiện đi lại, nhân lực, nguồn kinh phí, công tác tổ chức, đặc biệt phải làm sao đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Học sinh cấp THCS vốn hiếu động, thích khám phá, khi được học trong môi trường tự nhiên được tiếp xúc với bầu không khí học khác hẳn tại trường hàng ngày khiến các em rất phấn chấn và thoải mái đây là điểm mạnh khi chúng ta đang thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Trong năm học 2015 – 2016 được sự chỉ đạo và cho phép của lãnh đạo nhà trường chúng tôi đã tổ chức thành công chuyến đi thực tế lịch sử cho học sinh khối 9 cụ thể:
 Tổng số học sinh tham gia: 108 em cùng với 20 thành viên gồm giáo viên chủ nhiệm lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, lãnh đạo nhà trường, giáo viên tổ chuyên môn xã hội, đại diện các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Lộ trình chung của chuyến đi: tham quan nhà đày Buôn Ma Thuột, nhà bảo tàng văn hóa cách mạng, công trình thủy điện Buôn Kôp
Qua quá trình tổ chức các chuyến đi chúng tôi đã đúc rút ra một số vấn đề cơ bản cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng như sau:
 Bước 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức và công tác chuẩn bị: 
Phối hợp với tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đi thực địa: về thời gian, địa điểm, lộ trình đi, phương thức đi, nguồn kinh phí tổ chức, lực lượng tham gia cùng học sinh, đưa ra nhà trường cùng thảo luận, bàn bạc với các giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan, lấy ý kiến góp ý bổ sung kế hoạch hoàn chỉnh sau đó sẽ triển khai kế hoạch đến toàn thể giáo viên, học sinh và cha mẹ các em.
Bước 2: Lập danh sách học sinh tham gia để tổng hợp số lượng, thông báo đến cha mẹ học sinh về chủ trương của nhà trường
 Bước 3:Lập dự trù kinh phí thực hiện ( nguồn kinh phí chính xin hỗ trợ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể cùng với sự đóng góp của các em học sinh)
Bước 4. Công tác tiền trạm: cử giáo giáo viên đi liên hệ phương tiện đi, liên hệ với các cán bộ phụ trách ở nhà đày Buôn Ma Thuột, nhà bảo tàng văn hóa, cách mạng và các địa điểm đoàn sẽ đến tham quan để họ có sự chuẩn bị trước.
Bước 5. Họp đoàn đi thực địa: Phụ trách đoàn phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ cùng với các giáo viên chủ nhiệm và đại diện cha mẹ học sinh phối hợp với Đoàn thanh niên trong công tác quản lí học sinh tại các điểm sẽ đi và chăm lo công tác đời sống cho các em.
 Bước 6: Gửi thông báo về chuyến đi cho các lớp nắm cụ thể về thời gian, địa điểm và những điều cần chuẩn bị cho chuyến đi, 
Bước 7. Tiến hành chuyến đi:
 	Tập trung học sinh , thông qua nội quy của đoàn đến toàn học sinh trước khi đi, quán triệt về ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành nội quy của đoàn trong suốt quá trình đi nhằm bảo đảm an toàn cho các em.
Khi đến các địa điểm tham quan các cán bộ giáo viên phụ trách Đoàn phải làm tốt công tác hướng dẫn các em tham gia một cách nề nếp có quy củ, tránh đi lại lộn xộn, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định ở những địa điểm tham quan cũng như sự hướng dẫn của các cán bộ nhân viên ở nhà đày và các bảo tàng, nhắc nhở học sinh phải ghi chép đầy đủ những vấn đề cơ bản mà mình thu nhận được sau mỗi địa điểm tham quan để chuẩn bị cho bài thu hoạch sau khi kết thúc chuyến đi. Điểm danh học sinh sau mỗi địa điểm tham quan.
Hình ảnh học sinh khối 9 đi thực địa năm học 2015 – 2016
*Tiến hành tham quan các địa điểm di tích lịch sử theo lộ trình đã thống nhất
Điểm dừng chân đầu tiên là nhà đày Buôn Ma Thuột, đây là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của tỉnh ĐăkLăk, nơi biểu trưng tội ác dã man của bọn thực dân đế quốc xâm lược, đồng thời cũng là nơi phản ánh ý chí kiên cường bất khuất của các chiến sĩ cách mạng không sợ hy sinh gian khổ, trung thành với lí tưởng của Đảng, quyết đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ Quốc. Đầu tiên chúng tôi tập trung học sinh tại khu vực giữa sân nhà đày tại đây học sinh sẽ được nghe giới thiệu khái quát về sự ra đời của nhà tù Buôn Ma Thuột do thực dân Pháp xây dựng. 
Nhà đày được xây dựng từ năm 1900 do tên Simơri đồn trưởng người Pháp làm chỉ huy trưởng công trình. Nằm về phía đông nam thành phố Buôn Ma Thuột với diện tích rộng 10.000 mét vuông được xây dựng rất kiên cố chung quanh có tường bao bọc, ở 4 góc tường và cổng chính đều có bốt gác và đèn pha chiếu sáng suốt đêm.
Học sinh đang nghe giới thiệu khái quát về nhà đày BMT
Nhà đày được bố trí chia làm 2 khu vực :
- Khu vực 1 từ cổng chính vào bên trái là khu làm việc của thực dân Pháp, bên phải là xà lim giam giữ tù nhân nữ
- Khu vực 2: khu trung tâm có 6 nhà lao giam giữ các chiến sĩ cách mạng trong đó nhà giam số 1, số 2 là nơi biệt giam, hầu hết các cán bộ trung ương và các cấp ủy Đảng đều bị nhốt ở đây. 
Tại đây thực dân Pháp thi hành chính sách tra tấn hết sức tàn bạo,tất cả tù nhân đều bị đóng dấu trên lưng, bị đánh đập tàn nhẫn, lao động khổ sai, hàng ngày họ phải đi lao dịch nặng nề như đi xây cây cầu Krông Ana, xây các đồn bốt cho giặc. Bữa ăn hàng ngày chỉ có cơm hẩm với muối, bất cứ lúc nào tù nhân cũng có thể bị phạt vạ vô căn cứ hoặc bị thủ tiêu giết chết.
Cũng chính trong hoàn cảnh đó nổi bật hàng loạt tấm gương đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng như Nguyễn Duy Trinh,Nguyễn Chí Thanh. Cũng tại đây năm 1940 một chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của tù nhân chống lại chính sách dã man của bọn thực dân đối với các chiến sĩ cách mạng, nhà đày cũng là nơi bồi dưỡng cơ sở cách mạng, truyền bá chủ nghĩa yêu nước của đồng bào Đăklăk. Khi Nhật đảo chính Pháp thông qua các cơ sở cách mạng chi bộ Đảng nhà đày đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước khắp các buôn làng và thị xã sau đó lãnh đạo nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào tháng 8/1945.
Học sinh đang xem hình ảnh minh họa về sự tra tấn dã man của TDP đối với tù chính trị
 TD Pháp tra tấn tù nhân tại nhà đày Buôn Ma Thuột
Tù nhân lao động khổ sai
Tù nhân bị cùm ngay cả khi đi ngủ 
 Các tù chính trị họp bàn cách đối phó với kẻ thù
Mặc dầu bị tra tấn kìm kẹp dã man song ý chí đấu tranh của các tù nhân chính trị các chiến sĩ cách mạng vẫn không hề thay đổi. Ngay trong nhà tù vẫn diễn ra các cuộc họp bàn cách đối phó với kẻ thù. Được tận mắt chứng kiến gông cùm, những dụng cụ tra tấn các chiến sĩ cách mạng của kẻ thù trong các xà lim các em rất xúc động và cảm phục khí tiết của các chiến sĩ cách mạng, căm phẫn trước sự độc ác tàn bạo của thực dân Pháp
Đến thăm khu bảo tàng cách mạng, quan sát những hình ảnh, di vật, chứng tích chiến tranh và đặc biệt được học tiết lịch sử về chiến tháng Buôn Ma Thuột xuân 1975 qua mô hình sa bàn rất sinh động, được tận mắt chứng kiến một trận đánh y như thật với những âm thanh tiếng động mô tả học sinh vô cùng thích thú.Chính điều này là nhân tố khắc sâu kiến thức, bồi dưỡng hứng thú học tập bộ môn trong tâm trí các em. 
Được nghe và giới thiệu về những hình ảnh, hiện vật mô tả đời sống sinh hoạt lao động sản xuất của các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh nhà học sinh rất háo hức khám phá, các em đã đặt ra rất nhiều câu hỏi hóm hỉnh, chính từ sự quan sát này có tác dụng củng cố kiến thức liên môn và sự hiểu biết về kiến thức xã hội ( các môn địa lí, văn học). Qua đó giúp các em có cái nhìn cụ thể về cuộc sống sinh hoạt của các dân tộc anh em góp phần củng cố khối đoàn kết dân tộc.
 Học sinh đang xem tường thuật diễn biến trận đánh Buôn Ma Thuột xuân 1975
Đứng ngay dưới chân tượng đài chiến thắng ngã sáu Buôn Ma thuột giáo viên giới thiệu : Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước quân và dân Đăklăk đã chiến đấu anh dũng ngoan cường làm nên những chiến công oanh liệt mà đỉnh cao là chiến thắng Buôn Ma Thuột 10/3/1975 mở màn cho đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước. Để có được những thắng lợi to lớn đó hàng ngàn đồng bào chiến sĩ những người con anh dũng của Đăklăk đã ngã xuống đem lại bình yên cho quê hương, trận đánh Buôn Ma thuột được ghi dấu bằng biểu tượng chiến thắng là chiếc xe tăng lịch sử - một nhân chứng thầm lặng của chiến tranh - hẳn các em sẽ rất tự hào khi mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng. Điều này có tác động rất lớn tới tâm tư tình cảm của các em trong ý thức giữ gìn và tôn tạo lịch sử cũng như trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước. 
Bước 8: Kết thúc chuyến đi, tổ chức họp đoàn tổng kết, rút kinh nghiệm.
Bước 9: Cho học sinh viết bài thu hoạch, phát biểu cảm tưởng của bản thân qua chuyến đi, tổ chức khảo sát lấy thôn

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_3_9428_2010894.doc