Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã chắt lọc và áp dụng khi dạy trọng âm, ngữ điệu cho học sinh. Qua giảng dạy tôi thấy chúng rất hiệu quả và có ích trong việc dạy nói tiếng Anh cho học sinh.
Biện pháp 2: Rèn kỹ năng nói cho học sinh bằng hình thức thi nói theo nhóm đôi, nhóm lớn sử dụng tranh ảnh và tạo tình huống.
Mục đích: tăng cường cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh; tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian; tăng thêm cơ hộ cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc; tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh và tạo điều kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.
Hình thức luyện tập: luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ điệu mới, đoạn hội thoại, tạo tình huống tương tự giống đoạn hội thoại mà học sinh đã học Luyện tập giữa giáo viên-cả lớp; nửa lớp-nửa lớp; cặp mở (hai học sinh không ngồi gần nhau); cặp đóng (hai học sinh ngồi cạnh nhau
Tiến trình thực hiện: Các bước luyện nói cho học sinh:
+ Chuẩn bị nói (Pre-Speaking):
- Giới thiệu chủ đề của bài bằng cách đặt câu hỏi (Who, what, where, how, why)
- Giới thiệu kiến thức ngôn ngữ mới nếu có hoặc ôn lại những kiến thức đã học để giúp các em dễ dàng trong khi luyện nói.
eo chương trình ngoại ngữ mới; xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng giáo viên giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tiếp và trực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo chung. Xây dựng chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo. Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo. Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi quốc gia. Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia. Tiếp tục triển khai dạy học ngoại ngữ theo đề án 2020 áp dụng cho chương trình mới hiện nay”. Trong việc học ngoại ngữ, kỹ năng nói là một trong các kỹ năng quan trọng, đòi hỏi người học phải giỏi các kỹ năng nghe, đọc, viết, có vốn từ vựng tốt... Kỹ năng nói tốt giúp người học dễ dàng trở nên tự tin trước đám đông hơn, thể hiện được bản lĩnh của cá nhân trong mọi lĩnh vựcnhư giao tiếp với người nước ngoài, giao tiếp trong công việc, thậm chí là dễ dàng tìm được một công việc tốtDo đó, tiếng Anh đã trở thành môn học thiết yếu trong chương trình giáo dục tiểu học. Vì học sinh tiểu học có một số khả năng học ngoại ngữ khá đặc biệt như: khả năng nắm bắt nghĩa, khả năng sử dụng một cách sáng tạo nguồn ngôn ngữ hạn chế, khả năng học gián tiếp, khả năng tích hợp với hoạt động vui chơi, khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý, tư duy của học sinh, khả năng đối đáp và nói chuyện, vai trò của trí tưởng tượng. Yếu tố bên ngoài (khách quan) cũng tác động trực tiếp đến học sinh là chương trình, sách giáo khoa, giáo viên và điều kiện, môi trường học tập, gián tiếp tác động là gia đình và môi trường xã hội. Như mục tiêu giáo dục đã đưa ra học sinh cấp tiểu học cần đạt được sau khi học xong chương trình tiếng Anh tiểu học hiện nay là hiểu và giao tiếp được tiếng Anh một cách cơ bản, chính vì vậy giáo viên dạy tiếng Anh cần trau dồi về kiến thức, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh chủ động. Lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động học nhằm giúp các em phát huy tính tư duy, độc lập, phát triển khả năng học tập, tạo niềm say mê và hứng thú đối với thầy và trò trong từng giờ học. Tạo cho các em niềm đam mê với môn học tiếng Anh nhằm giúp các em đủ khả năng và đạt được trình độ sau khi hoàn thành chương trình tiểu học. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu - Thuận lợi: Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana, của Ban giám hiệu nhà trường trong việc bồi dưỡng chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất. Giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, có trình độ trên chuẩn. Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm tòi các cách thức mới phù hợp trong quá trình dạy học... Giáo viên có trình độ đại học sư phạm Tiếng Anh, đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu châu Âu; biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đa số học sinh có khả năng tiếp thu tốt kiến thức, một số em có năng khiếu môn tiếng Anh. Đa số các em học sinh thích môn học tiếng Anh, thích khám phá, ham tìm hiểu và tích cực học môn tiếng Anh. Các em tích cực tham gia các cuộc thi của trường và nghành tổ chức. Cha mẹ học sinh rất khuyến khích con em mình học tiếng Anh vì họ biết được tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc học ở các cấp phổ thông. - Khó khăn: Tuy nhiên, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Chưa có phòng học riêng phù hợp với học sinh để học sinh có thể phát hy khả năng giao tiếp. Sách giáo khoa thường xuyên thay đổi, học sinh phải làm quen với các phương pháp mới và cách thức học mới. Tranh ảnh dùng cho bộ sách không đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên. Trường có phòng học Tiếng Anh chuyên dụng nhưng đã xuống cấp không thể sử dụng được. Đa số học sinh phát âm và nhấn trọng âm sai do các em bị ảnh hưởng giọng nói vùng miền. Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn cách phát âm và nhấn trọng âm thường xuyên. Học sinh ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai. Do lớp học quá đông nên giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Kỹ năng nói của học sinh còn kém so với đọc và viết. Chưa ý thức được vai trò, mục tiêu của phát triển kỹ năng nói, nên vẫn còn một số học sinh chưa chủ động tự giác, thiếu tự tin. Hệ thống bài tập luyện kỹ năng nói chưa phong phú để cuốn hút học sinh. Giáo viên dành nhiều thời gian cho việc dạy chưa chú trọng hướng dẫn học sinh tự thực hành nói tại nhà. Học sinh còn lúng túng trong cách phát âm cũng như nhấn trọng âm sai, do đó học sinh nói tiếng Anh còn chưa lưu loát. Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình. Đa số cha mẹ học sinh không biết và hiểu nhiều về tiếng Anh. Vì vậy, họ không thể chủ động trong việc hướng dẫn con học tiếng Anh và hướng dẫn con em mình sử dụng một số phần mềm tiện ích trong việc học và giao tiếp tiếng Anh. Trường áp dụng dạy chương trình tự chọn với số lượng là 2 tiết/tuần nên việc dạy theo tiến độ thường chậm hơn so với các trường dạy 4 tiết/tuần. Thời gian thực hành nói tiếng Anh trên lớp chưa đủ đảm bảo cho tất cả các em học sinh, cho nên đa số các em học sinh còn chưa tự giác thực hành tại lớp và tham gia vào tiết học một cách nghiêm túc. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giáo viên nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc dạy Tiếng Anh trong trường tiểu học để từ đó có những biện pháp và phương thức giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, tâm huyết hơn với nghề dạy học. Thông qua các cách thức giáo viên áp dụng trong dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh tham gia vào giờ học nói tiếng Anh. Từ đó học sinh yêu thích môn Tiếng Anh hơn. Học sinh tự tin, mạnh dạn giao tiếp tiếng Anh không sợ sai. Học sinh học kỹ năng nói tốt giúp bổ trợ tốt cho các kỹ năng: nghe, đọc, viết. Các biện pháp nêu trên giúp học sinh học tốt cách phát âm và ngữ điệu, nhằm hỗ trợ các em nói tốt tiếng Anh. Giáo viên dễ dàng bao quát và kiểm soát lớp học, quân tâm hơn đối với mỗi cá nhân học sinh. Các bài học với nhiều hình ảnh và hoạt động mang tính sư phạm cao giúp tiết học trở nên sinh động không gây nhàm chán cho học sinh, giờ học đạt hiệu quả cao. Tích hợp dạy và học với nhiều nguồn tư liệu giúp học sinh mở rộng kiến thức và sự hiểu biết, động viên, khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi như: Tài năng nói tiếng Anh cấp tiểu học (OTE); Tiếng Anh qua mạng (IOE); học qua các kênh như mạng internet, đài, báo tạo cho các em những sân chơi bổ ích b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Biện pháp 1: Rèn luyện kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm và ngữ điệu trong từ và câu cho học sinh. Mục đích: Giúp học sinh phát âm đúng, nhấn đúng trọng âm và nói đúng ngữ điệu của từ, câu. Tạo thói quen phản xạ nhanh cho học sinh khi trả lời các câu hỏi. Cách thức thực hiện: hướng dẫn học sinh cách học phát âm, nhấn trọng âm và ngữ điệu trong từ, câu qua các bài học cụ thể. + Bước 1: Hướng dẫn học sinh đánh trọng âm và ngữ điệu của từ và câu. + Bước 2: Bật băng, đĩa (giáo viên đọc); học sinh lặp lại nhiều lần (3-4 lần). + Bước 3: Yêu cầu học sinh đọc theo cặp đôi, nhóm; học sinh đọc cá nhân trước lớp (giáo viên sửa lỗi); hướng dẫn học sinh luyện đọc ở nhà. Ví dụ: áp dụng cách rèn luyện kỹ năng phát âm, nhấn trọng âm, ngữ điệu trong phần Lesson 3 (Phần 1: Listen and repeat) của các bài học (sách Tiếng Anh 5, tập 1, 2). Unit 1: What’s your address? – Lesson 3 / Part 1: Listen and repeat/ trang 10 SGK Tiếng Anh 5 tập 1. Unit 17: What would you like to eat? Lesson 3/ part 1: Listen and repeat/ trang 50 SGK Tiếng Anh 5 tập 2. Giáo viên nên kiên trì luyện phát âm cho học sinh để tạo cho các em có thói quen phát âm đúng và phải phát âm đúng. Bởi lẽ, nếu các em bước đầu học tiếng Anh mà phát âm không đúng thì sẽ thành thói quen ảnh hưởng không tốt trong quá trình học và giao tiếp sau này. Sau đây tôi xin đưa ra một số kiến thức mà bản thân chắt lọc cách thức phát âm, cũng như cách đọc ngữ điệu đơn giản, để giáo viên rèn cho học sinh khi dạy kỹ năng nói cho học sinh. Trong tiếng Anh phát âm (Pronunciation) gồm: + 12 nguyên âm (12 vowels) : /i:/, /u/, /e/, / ә/, / o/, / Λ/, /i/ , /u:/, / æ/, /З:/, /o:/ /a:/ + 8 nhị trùng âm (8 dipthongs): /iә/, /uә/, /әu/, /ei/, /oi/, /eә/, /ai/, /au/ + 24 phụ âm (24 consonants): /p/, /d/, /b/, /f/, /s/, /n/, /t/, /m/, /l/, /h/, /r/, /z/, /v/, /w/, /g/, /k/, /j/, /ŋ/, /ð/, /ө/ /ƒ/, /tƒ/ /dδ/, /δ/. + / i:/ âm / i:/dài : sheep, meal, read, tea . + / i/ âm / i/ ngắn ship, it, sit, bin + / e/ âm e ngắn pen, ten, leg, check, men + / æ/ âm e dài (mở miệng to hơn âm e) man, hat, cat, bag, apple, maths. + /Λ/ thực tập âm /æ/ trước, sau đó đưa lưỡi ra sau một chút. /Λ/ là âm rất ngắn. cup, suck, burn, luck, fun, sun. + /a:/ Đưa lưỡi xuống và ra sau, /a:/ là âm dài: heart, carp, march. + /o/ Thực tập âm /æ/ trước, sau đó đưa lưỡi ra sau và đưa môi ra trước một chút. /o/ la âm ngắn: hot, sock, top. + / o:/ Thực tập âm /o/ trước, sau đó đua phần cuối lưỡi lên trên một chút. /o:/ là âm dài: ball, call, sport, four, door, floor + / u/ Thực tập âm /o/ trước, sau đó đưa phần cuối lưỡi ra trước và lên một chút. /u/ là âm ngắn: book, look, good, cook, + / u:/ Thực tập âm /u/ trước , sau đó đưa lưỡi lên trên và ra sau /u:/ là âm dài: afternoon, spoon, moon, pool + /З:/ Thực tập âm /o:/ trước, sau đó đưa lưỡi ra trước và lên trên một chút /З:/ là âm dài : skirt, shirt, nurse . +/ ә / Phát âm /З:/ trước, rồi phát âm / ә / thật ngắn: son, a camera + / ei/ âm này gồm 2 âm: e và i. Trước hết phát âm e, rồi phát âm dài hơn : eee rồi âm i: wait, game, name, paper.. + /au/ Thực tập âm æ trước, bây giờ thêm âm u vào: cow, house, brown, town + / әu/ âm này gồm 2 âm: ә và u. phát âm ә trước, bây giờ phát âm dài hơn: әәә rồi them âm u vào. Âm này thật ngắn: phone, woke, some, home + /iә/ âm này gồm 2 âm i và ә, phát âm i trước, rồi thêm ә vào . iә. : ear, tear, hear, beer + /eә/ Thực tập âm e trước, phát âm dài hơn, rồi thêm âm ә. eә. :air, bear, pear, hair, tear. + /ө/ Đặt lưỡi ở hai hàm răng. Thổi không khí giữa lưỡi và răng lên trên: thin, thick, think, three, thirst. + /ð/ Thực tập âm /ө/ . dùng giọng của bạn phát âm /ð/.: Than, they, there, either Các quy tắc nhấn trọng âm cơ bản: Quy tắc 1: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 Ví dụ: be'gin, be'come, for'get, en'joy, dis'cover, re'lax, de'ny, re'veal, Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open Quy tắc 2: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1 Ví dụ: 'children, 'hobby, 'habit, 'labour, 'trouble, 'standard Ngoại lệ: ad'vice, ma'chine, mis'take Quy tắc 3: Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1 Ví dụ: 'basic, 'busy, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly Ngoại lệ: a'lone, a'mazed, Quy tắc 4: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 Ví dụ: be'come, under'stand Quy tắc 5: Trọng âm rơi vào chính các vần sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self. Ví dụ: e'vent, sub'tract, pro'test, in'sist, main'tain, my'self, him'self Quy tắc 6: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, - eer, -ese, -ique, -esque, -ain. Ví dụ: ag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque, engi'neer Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee Quy tắc 7: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm rơi vào âm tiết liền trước. Ví dụ: eco'nomic, 'foolish, 'entrance, e'normous Quy tắc 8: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm. Ví dụ: dis'cover, re'ly, re'ply, re'move, des'troy, re'write, im'possible, ex'pert, re'cord, Ngoại lệ: 'underpass, 'underlay Quy tắc 9: Danh từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1 Ví dụ: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'filmmaker, Quy tắc 10: Tính từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1 Ví dụ: 'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof Ngoại lệ: duty-'free, snow-'white Quy tắc 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2. Ví dụ: ,bad-'tempered, ,short-'sighted, ,ill-'treated, ,well-'done, well-'known Quy tắc 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi. -ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -able, -ous, -less Ví dụ: ag'ree – ag'reement; 'meaning – 'meaningless; re'ly – re'liable; 'poison – 'poisonous; 'happy – 'happiness; re'lation – re'lationship; 'neighbour – 'neighbourhood; ex'cite - ex'citing Quy tắc 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, -ate, –gy, -cy, -ity, -phy, -al -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên. Ví dụ: eco'nomical, de'moracy, tech'nology, ge'ography, pho'tography, in'vestigate, im'mediate, Các quy tắc ngữ điệu thường gặp: Quy tắc 1: Câu nói bình thường: chính là câu trần thuật, câu bình thường thì đều xuống giọng cuối câu. Vd: I’m from England; In my free time, I often go camping with my family. Quy tắc 2: Câu hỏi WH: what, where, when, why, whose, whom, whovà How: xuống giọng ở cuối câu. Vd: Where are you from?/ How are you? Quy tắc 3: Câu hỏi Yes/ No: Lên giọng ở cuối câu. Vd: Do you like pets?/ Is your father a doctor? Quy tắc 4: Câu liệt kê: Cuối câu xuống, sau mỗi dấu phẩy và trước từ “and” lên giọng. Vd: There are four seasons in my country: spring, summer, autumn and winter. Quy tắc 5: Câu hỏi lựa chọn: cuối câu xuống Vd: Would you like some tea or coffee? Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã chắt lọc và áp dụng khi dạy trọng âm, ngữ điệu cho học sinh. Qua giảng dạy tôi thấy chúng rất hiệu quả và có ích trong việc dạy nói tiếng Anh cho học sinh. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng nói cho học sinh bằng hình thức thi nói theo nhóm đôi, nhóm lớn sử dụng tranh ảnh và tạo tình huống. Mục đích: tăng cường cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh; tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian; tăng thêm cơ hộ cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc; tăng cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh và tạo điều kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là hướng dẫn, tư vấn cho học sinh. Hình thức luyện tập: luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ điệu mới, đoạn hội thoại, tạo tình huống tương tự giống đoạn hội thoại mà học sinh đã họcLuyện tập giữa giáo viên-cả lớp; nửa lớp-nửa lớp; cặp mở (hai học sinh không ngồi gần nhau); cặp đóng (hai học sinh ngồi cạnh nhau Tiến trình thực hiện: Các bước luyện nói cho học sinh: + Chuẩn bị nói (Pre-Speaking): Giới thiệu chủ đề của bài bằng cách đặt câu hỏi (Who, what, where, how, why) Giới thiệu kiến thức ngôn ngữ mới nếu có hoặc ôn lại những kiến thức đã học để giúp các em dễ dàng trong khi luyện nói. + Luyện nói có kiểm soát (While-Speaking) Học sinh dựa vào tranh hoặc mẫu câu gợi ý để luyện nói. Học sinh luyện nói theo cá nhân, cặp, nhóm dưới sự kiểm soát của giáo viên. + Luyện nói tự do (Post-Speaking) Một vài cặp, nhóm học sinh thực hành nói. Học sinh vận dụng kiến thức ngôn ngữ để áp dụng vào thực tế Ghi chú: khích lệ động viên học sinh bằng phần thưởng để tạo sự sôi nổi, tạo không khí cạnh tranh và sự tích cực của từng cá nhân học sinh trong khi thực hành nói. Học sinh thực hành nói theo nhóm đôi: Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai là trường áp dụng dạy theo mô hình trường học mới VNEN nên giáo viên dễ dàng chia nhóm đôi, nhóm lớn khi thực hành nói tiếng Anh. Học sinh tự giác hơn trong việc làm nhóm vì các em thường xuyên được học và thực hành theo mô hình này. Ví dụ một tiết thực hành nói tại lớp 5B trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai: Unit 15: What would you like to be in the future? Lesson 1; part 2: point and say. Ví dụ: A: What would you like to be in the future? B: I’d like to be a nurse A: Why would you like to be a nurse? B: Because I’d like to look after patients Mô hình chia nhóm Học sinh thực hành nói theo tranh Giáo viên hướng dẫn Trình bày trước lớp - Học sinh thực hành nói theo nhóm lớn: giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm, trong đó nhóm trưởng chỉ đạo và theo dõi các thành viên trong nhóm khi thực hành nói, sau đó báo lại cho giáo viên để giáo viên khen thưởng kịp thời, nhận xét học sinh và sửa lỗi cho các em (Áp dụng thông tư 30 và thông tư 22). Ví dụ: Unit 17: What would you like to eat? Lesson 1: Part 1, 2/ trang 45 SGK Tiếng Anh 5 tập 2. Mô hình nhóm Học sinh thực hành theo nhóm Giáo viên hướng dẫn và kiểm tra Nhóm trình bày trước lớp - Học sinh thực hành nói theo tình huống: giáo viên tạo tình huống theo đoạn hội thoại đã học trong chương trình, sau đó phân vai cho học sinh; học sinh diễn theo tình huống trước lớp. Dạng bài thực hành nói này áp dụng trong tất cả các bài hội thoại trong sách giáo khoa (Lesson 1 part 1/ Lesson 2 part 1). Tùy theo bài học và ngữ liệu giáo viên tạo ra các tình huống sao cho phù hợp với chủ đề để học sinh linh hoạt trong thực hành nói. Ví dụ: Unit 16: Where’s the post office? Lesson 1 Tình huống trong bài: Giáo viên tạo tình huống thực tế: “ Bạn Tom / Tony/ Linda... đến thăm Việt Nam (nơi bạn đang sống). Các bạn nhỏ muốn bạn chỉ đường đến một số địa điểm mà bạn biết. Học sinh đóng vai trước lớp các tình huống giáo viên đưa ra. Tình huống nêu ra phải thực tế và phù hợp với địa điểm mà học sinh biết; giáo viên chủ động tạo không khí sôi nổi để tất cả học sinh tham gia. Tạo sự giao tiếp, hợp tác tích cực trong học sinh để các em thực hành giao tiếp có hiệu quả. Đặc biệt giáo viên cần để học sinh tự sáng tạo ra các tình huống và các câu hội thoại đơn giản mà các em đã học để các em dễ dàng hơn trong giao tiếp. Không nên quá áp đặt về các câu theo khuôn mẫu đã có trong bài học. Ví dụ: Đoạn hội thoại 1: Tom: Excuse me, where’s Sen lake, please? You: Go straight ahead. Turn right. It’s on your left. Tom: Thanks a lot. You: You’re welcome Đoạn hội thoại 2: Tony: Excuse me, where’s To Hieu school, please? You: Go along street. Turn left at the first corner. It’s on your left. Tony: Thanks so much. You: You’re welcome / Not at all. ....... Biện pháp 3: Rèn kỹ năng nói cho học sinh theo chủ đề bài học. Mục đích: giúp học sinh mạnh dạn, tự tin thuyết trình trước đám đông; hình thành thói quen giao tiếp, phản xạ bằng tiếng Anh khi trả lời các câu hỏi; học sinh biết tự trình bày quan điểm của bản thân trong khi nói về một chủ đề nhất định. Giảm áp lực thi nói vào cuối học kỳ 1 và cuối học kỳ 2 (giáo viên có thể nhận xét và chấm điểm cho cá nhân học sinh trong các bài nói mà học sinh trình bày trước lớp). Tạo tiền đề cho học sinh tham gia cuôc thi “Tài năng nói Tiếng Anh cấp tiểu học” dành cho học sinh lớp 5. Cách thức thực hiện: Bước 1: Giáo viên cho chủ đề cụ thể liên quan đến bài học; Bước 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói ở nhà; khuyến khích sự sáng tạo của học sinh; hướng dẫn học sinh làm theo mẫu (đối với học sinh còn chậm trong giao tiếp). Bước 3: Sửa lỗi bài viết của học sinh; sửa lỗi phát âm và ngữ điệu; hướng dẫn cách thức trình bày trước lớp. Bước 4: Học sinh trình bày trước lớp; giáo viên hỏi các câu hỏi liên quan đến chủ đề. Hình thức thi nói: tổ chức thi nói thông qua các tiết học ôn tập, hoặc tiết sinh hoạt lớp. Ví dụ: Giáo viên đặt câu hỏi; học sinh viết theo chủ đề ở nhà theo các chủ điểm sau: What would you like to be in the future? Why? What’s your favourite story? Why? Where will you be this summer holiday? Why? Tell about your family. What’s your favourite season? Why? What’s your fav
Tài liệu đính kèm: