Đề tài Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3

Đề tài Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3

Tổng hợp bài toán là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.

Ví dụ bài toán trên: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1 kg đường. Ngày đầu bán được 200g đường. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu gam đường?

Hướng dẫn học sinh tổng hợp bài toán bằng cách đặt một số câu hỏi như sau:

-Trước khi giải bài toán ta phải làm gì? -> Trả lời: Đưa về cùng đơn vị đo.

- Bài toán gồm có mấy phép tính, mấy lời giải. -> Trả lời: Hai phép tính, hai lời giải.

- Thứ nhất ta phải tính gì ? ->Trả lời: Ngày thứ hai bán được bao nhiêu gam đường.

- Ta thực hiện phép tính gì ? ->Trả lời: Thực hiện phép tính trừ.

- Thứ hai ta phải tính gì ? ->Trả lời: Ngày thứ hai cửa hàng bán được bao nhiêu gam đường.

- Ta thực hiện phép tính gì ? ->Trả lời: Thực hiện phép tính trừ.

* Sau khi tổng hợp bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải. Trình bày bài giải của một bài toán phải đúng, đẹp, ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Bài giải gồm có lời giải, phép tính và đáp số. Lời giải không được viết tắt, sau mỗi lời giải phải có dấu hai chấm “:”. Phép tính đặt hàng ngang, trong phép tính không ghi đơn vị mà chỉ ghi đơn vị ở sau kết quả của phép tính và để trong dấu ngoặc đơn. Đáp số ghi hơi lệch về bên phải nhưng lúc này đơn vị không đặt trong ngoặc đơn.

 

doc 17 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 7444Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quyết vấn đề. Tuy nhiên, để tổ chức được các hoạt động học tập có hiệu quả, giáo viên phải giúp các em hiểu được: Yêu cầu học sinh cần nắm được qua nội dung bài học là gì ? Các em phải biết cách giải quyết nhiệm vụ học tập như thế nào? Xử lí tình huống trong các hoạt động học tập ra sao? Nên việc giúp đỡ các em giải bài toán có lời văn nói chung và dạng toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng là cả một quá trình, không những giúp các em nắm chắc kiến thức Toán học mà còn giúp các em nâng cao trình độ ngôn ngữ, khả năng tư duy.
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi, khó khăn
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng giáo dục cùng với Lãnh đạo nhà trường, giáo viên đã kịp thời tiếp thu và đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN nên không những nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh mà còn giúp các em khả năng giao tiếp tốt, tự tin nêu ý kiến trước tập thể.
Học sinh chưa chịu khó ôn luyện ở nhà, cha mẹ học sinh cũng ít chú ý việc học tập của các em nên một số em có tình trạng học trước quên sau. Một vài em khả năng tư duy chưa cao, chưa phân biệt được các dạng toán, các kiểu bài nên kết quả học tập còn thấp.
2.2 Thành công, hạn chế 
Khi vận dụng đề tài này tôi thấy học sinh giải quyết các hoạt động học tập khá nhanh, không bị nhầm lẫn giữa hai kiểu bài, kết quả đạt được cao hơn so với trước rất nhiều. 
Tuy nhiên, vẫn còn một vài em quá nhút nhát, chưa mạnh dạn nêu ý kiến trước nhóm nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập.
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu
Nội dung đề tài mà tôi đang nghiên cứu đã truyền đạt một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Cách thiết kế bài giảng thể hiện rõ mục tiêu cần đạt được, giúp giáo viên dễ vận dụng và học sinh cũng dễ giải quyết vấn đề. Nội dung điều chỉnh đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu giúp học sinh tích cực làm việc.
Phương pháp dạy học này hướng dẫn học sinh đi từ dễ đến khó nhằm giúp các em nắm được các bước giải bài toán có lời văn, từ đó rèn kĩ năng phân biệt tốt hai kiểu bài toán trên.
Việc hướng dẫn cho học sinh nắm được cách tóm tắt, cách giải bài toán có lời văn không chỉ khi dạy dạng toán này mà bất kì lúc nào có thể. Đồng thời, giáo viên phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung đề tài và các bài toán có liên quan trong quá trình giảng dạy.
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Một số em chưa ham học, từ đó chưa tích cực tiếp thu bài giảng không biết tự nghiên cứu hay trao đổi, học hỏi bạn bè, có em trí nhớ không tốt, chỉ trong một thời gian ngắn, các em không còn nhớ gì nữa nên hoàn thành nhiệm vụ học tập còn chậm. Bên cạnh đó, vài em có bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà giúp đỡ việc nhà, có em hoàn cảnh gia đình khó khăn, việc chăm sóc sức khỏe còn hạn chế nên đôi khi còn nghỉ học ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Môn Toán là môn học cần rất nhiều thời gian học tập và rèn luyện để khắc sâu kiến thức. Nhưng hầu hết các em đều là con em nhà nông, bố mẹ còn ít quan tâm đến việc học tập của con em mình nên các em chưa có tính tự giác học tập ở nhà, không chịu khó học bài, xem bài trước khi đến lớp. Hơn nữa, trí nhớ của một vài em còn hạn chế dẫn đến tình trạng học trước quên sau. Một số học sinh còn có tính tự ti, rụt rè, không mạnh dạn trao đổi, nêu ý kiến trước tập thể, thao tác làm việc còn chậm chạp nên hoàn thành nhiệm vụ học tập chưa đạt hiệu quả cao.
Để hoạt động dạy học có hiệu quả, giáo viên luôn lấy học sinh làm trung tâm, áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Trong đó môn Toán là môn học được giáo viên và học sinh đầu tư thời gian và trí tuệ nhiều nhất. Giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, linh hoạt vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau: Phương pháp trực quan, gợi mở, vấn đáp tùy theo mức độ ở từng đối tượng học sinh. 
Trong những năm học trước, khi dạy bài toán có lời văn, tôi thấy các em có một thói quen không tốt cho lắm đó là: đọc đầu bài qua loa, sau đó giải bài toán ngay, làm xong không cần kiểm tra lại kết quả, cho nên, khi trả bài các em mới biết là mình sai. Đặc biệt, dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị các em còn chưa phân biệt được điểm giống và khác nhau của hai kiểu bài toán, hay nhầm lẫn giữa hai kiểu bài. Các em làm việc không có kế hoạch, chưa biết thực hiện tốt các bước khi giải một bài toán có lời văn, không xác định được những “dữ kiện”, “điều kiện”, “ẩn số” mà bài toán đã nêu, khả năng tóm tắt, phân tích, tổng hợp bài toán còn kém, trình bày một bài giải toán có lời văn còn chưa lôgic. 
Căn cứ vào tình hình thực tế như vậy, tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy dạng toán này nhằm giúp các em chủ động không rập khuôn mà phải dựa vào tư duy, biết cách phân tích bài toán để tìm ra cách giải đúng.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp học sinh hiểu được nội dung, biết cách tóm tắt, phân tích và tổng hợp được bài toán có lời văn.
- Phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau của hai cách giải ở hai kiểu bài toán, từ đó giải được bài toán thuộc dạng toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Rèn kĩ năng giải thành thạo dạng toán trên. Nâng cao chất lượng học tập môn Toán.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Hướng dẫn học sinh phương pháp chung để giải bài toán có lời văn
Trong các hoạt động yêu cầu giải bài toán có lời văn, giáo viên phải soạn trước nội dung điều chỉnh bổ sung hoạt động cá nhân – cặp đôi – nhóm - cả lớp. Trong nội dung điều chỉnh, giáo viên đưa ra một số yêu cầu của hoạt động như: Tìm các “dữ kiện”, “điều kiện” và “ẩn số” của bài toán. Bài toán thuộc dạng toán nào? Tóm tắt như thế nào? Em hãy phân tích sau đó tổng hợp bài toán. Sau khi học sinh thực hiện các hoạt động cá nhân – cặp đôi – nhóm để giải quyết vấn đề thì giáo viên chuyển sang hoạt động chung để hướng dẫn các em nắm chắc các bước sau: 
+ Bước 1: Đọc kĩ đề toán.
+ Bước 2: Tóm tắt bài toán.
+ Bước 3: Phân tích bài toán.
+ Bước 4: Tổng hợp bài toán.
+ Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả.
 Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:
* Đọc kĩ đề toán:
- Học sinh đọc ít nhất 3 lần nội dung bài toán. Hướng dẫn học sinh xác định các “dữ kiện”, “điều kiện” và “ẩn số” của bài toán. “Dữ kiện” là những cái đã cho, “ẩn số” là cái cần tìm, “điều kiện” là quan hệ giữa cái cần tìm và cái đã cho (hay nói cách khác là quan hệ giữa “ẩn số” và “dữ kiện”). 
 - Yêu cầu học sinh gạch chân các yếu tố cơ bản để dễ dàng phân tích và xác định các dữ kiện và điều kiện liên quan đến cái cần tìm, gạch bỏ các tình tiết không liên quan đến câu hỏi.
* Tóm tắt bài toán: Tùy theo từng dạng toán mà có cách tóm tắt khác nhau.
- Cách 1: Tóm tắt bằng ngôn ngữ.
 Ví dụ: Mẹ mua 5 chiếc bút hết 7500 đồng. Hỏi mẹ mua 3 chiếc bút như thế hết bao nhiêu tiền?
 Tóm tắt:
5 chiếc bút: 7500 đồng
3 chiếc bút: ... đồng?
- Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 Ví dụ: Mẹ mua 5 chiếc bút hết 7500 đồng. Hỏi mẹ mua 3 chiếc bút như thế hết bao nhiêu tiền?
Tóm tắt: 7500 đồng
 ? đồng
- Cách 3: Tóm tắt bằng bảng (vẽ).
Ví dụ: Trong một buổi học nữ công hai bạn Cúc, Mai làm 2 bông hoa cúc, mai. Mai nói với Cúc: Thế là trong chúng ta chẳng có ai làm loại hoa trùng với tên mình cả. Hỏi ai đã làm hoa nào ?
Tóm tắt:
 Loại hoa
Tên người
cúc
mai
Cúc
0
1
Mai
1
0
- Cách 4: Tóm tắt bằng sơ đồ Graph (đồ thị).
Ví dụ: Tìm một số biết rằng số đó lần lượt cộng với 1 rồi nhân với 2 được bao nhiêu đem chia cho 3 rồi trừ đi 4 thì được 5.
Tóm tắt:
 ?
 + 1 
 x 2 
 : 3 
 - 4 5
- Cách 5: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven.
Ví dụ: Nhà bạn Nam trồng 335 cây cam và quýt. Nhà bạn Khanh trồng 300 cây cam và bưởi, biết số cam và bưởi của nhà bạn Khanh bằng nhau và bằng số cam nhà bạn Nam. Tính số cây cam, quýt và bưởi của mỗi nhà ?
Tóm tắt:	
? cây
quýt ? cây
 cam 
335 cây 
 ? cây 300 cây
 bưởi 
• Lưu ý: 
Sơ đồ Graph, sơ đồ Ven là tên gọi của các cách tóm tắt. Tên gọi tuy không có trong sách hướng dẫn học (kiến thức mở rộng) nhưng nội dung của hai cách tóm tắt này rất đơn giản, dễ hiểu. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ cần giúp học sinh nhớ tên gọi của hai cách tóm tắt này thì học sinh có thể dễ dàng tóm tắt được bài toán thuộc dạng này. 
* Phân tích bài toán: Hướng dẫn học sinh đi từ cái chưa biết đến cái đã biết. 
Ví dụ: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1 kg đường. Ngày đầu bán được 200g đường. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu gam đường?
Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán bằng cách đặt một số câu hỏi như sau:
- Đề bài yêu cầu gì ? -> Trả lời: Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được bao nhiêu gam ?
- Đề bài cho chúng ta biết gì ? ->Trả lời: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1 kg đường. Ngày đầu bán được 200g. 
- Muốn tính ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu gam đường ta phải tính gì trước ? ->Trả lời: Tính số gam đường đã bán ngày thứ hai.
* Tổng hợp bài toán:
 Tổng hợp bài toán là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết. 
Ví dụ bài toán trên: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1 kg đường. Ngày đầu bán được 200g đường. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu gam đường?
Hướng dẫn học sinh tổng hợp bài toán bằng cách đặt một số câu hỏi như sau:
-Trước khi giải bài toán ta phải làm gì? -> Trả lời: Đưa về cùng đơn vị đo. 
- Bài toán gồm có mấy phép tính, mấy lời giải. -> Trả lời: Hai phép tính, hai lời giải.
- Thứ nhất ta phải tính gì ? ->Trả lời: Ngày thứ hai bán được bao nhiêu gam đường.
- Ta thực hiện phép tính gì ? ->Trả lời: Thực hiện phép tính trừ.
- Thứ hai ta phải tính gì ? ->Trả lời: Ngày thứ hai cửa hàng bán được bao nhiêu gam đường.
- Ta thực hiện phép tính gì ? ->Trả lời: Thực hiện phép tính trừ.
* Sau khi tổng hợp bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày bài giải. Trình bày bài giải của một bài toán phải đúng, đẹp, ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Bài giải gồm có lời giải, phép tính và đáp số. Lời giải không được viết tắt, sau mỗi lời giải phải có dấu hai chấm “:”. Phép tính đặt hàng ngang, trong phép tính không ghi đơn vị mà chỉ ghi đơn vị ở sau kết quả của phép tính và để trong dấu ngoặc đơn. Đáp số ghi hơi lệch về bên phải nhưng lúc này đơn vị không đặt trong ngoặc đơn.
- Ở một số bài toán đơn vị ghi sau kết quả của phép tính khác với đơn vị ghi ở phần đáp số.
- Mỗi bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau nên khi giải bằng nhiều cách thì đáp số chỉ ghi ở cách giải cuối cùng.
Ví dụ: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1350 quả cam. Ngày đầu bán được 250 quả cam. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu quả cam?
 Bài giải:
 Ngày thứ hai cửa hàng bán được số quả cam là:
 1350 – 250 = 1100 (quả)
Ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất số quả cam là:
 1100 – 250 = 850 (quả)
 Đáp số: 850 quả cam
* Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả: Giáo viên cần nhắc nhở học sinh thực hiện các bước sau:
- Đọc lời giải. Kiểm tra các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa. 
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
- Thử lại đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu chưa.
- Nếu giải bài toán theo nhiều cách thì phải đối chiếu kết quả cuối cùng của các cách giải đó. 
b. Hướng dẫn học sinh nhận dạng tốt hai kiểu bài toán của dạng toán liên quan đến rút về đơn vị 
Để học sinh giải tốt kiểu bài toán 1 tôi tiến hành dạy theo các phương pháp và hình thức sau:
Tôi soạn sẵn nội dung điều chỉnh phát cho mỗi em một tờ. Nội dung điều chỉnh như sau: 
Bài 68: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiết 1)
 (trang 67)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
- Kỹ năng giải toán thành thạo.
- Nâng cao khả năng tư duy, lí luận, phát triển ngôn ngữ.
 II. Hoạt động dạy học
 A. Hoạt động cơ bản: 
 Hoạt động 1: Đọc bài toán
 Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
 Việc 2: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
 - Em hãy tìm những dữ kiện đã cho ? 
 - Em hãy nêu cái cần tìm ?
 - Điều kiện liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm ?
 Việc 1: Em và bạn cùng nhau phân tích bài toán:
 - Đề bài yêu cầu tính gì ?
 - Đề bài đã cho biết gì ?
 Việc 1: Em và các bạn cùng nhau tổng hợp bài toán:
- Muốn biết số lít mật ong trong một can ta phải tính như thế nào?
- Muốn biết số lít mật ong trong 5 can ta phải tính ra sao?
 Em và bạn cùng nhau đi đến thống nhất điền số thích hợp vào chỗ chấm.
 Việc 2: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
Hoạt động 2: Đọc bài toán dưới đây và viết tiếp vào chỗ chấm:
 Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
 Việc 2: Em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
 - Em hãy tìm những dữ kiện đã cho ? 
 - Em hãy nêu cái cần tìm ?
 - Điều kiện liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm ?
 Việc 1: Em và bạn cùng nhau phân tích bài toán:
 - Đề bài đã cho biết gì ?
 - Đề bài yêu cầu tính gì ?
 Việc 1: Em và các bạn cùng nhau tổng hợp bài toán:
- Muốn biết số đường chứa trong mỗi túi ta phải tính như thế nào?
- Muốn biết số đường chứa trong 3 túi ta phải tính ra sao?
 Em và bạn cùng nhau đi đến thống nhất điền số thích hợp vào chỗ chấm.
 Việc 2: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
 Việc 1: Để giải được bài toán phải thực hiện mấy bước?
 Bước 1 ta tính gì? Ta thực hiện phép tính gì?
 Bước 2 ta tính gì? Ta thực hiện phép tính gì?
 Với nội dung điều chỉnh như trên, tôi chuẩn bị giáo án theo mô hình VNEN như sau:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài .
A. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động 1: Đọc bài toán dưới đây:
Có 35 l mật ong đựng đều vào 7 can. 
a) Hỏi mỗi can đựng bao nhiêu lít mật ong?
b) Hỏi 5 can như thế đựng bao nhiêu lít mật ong?
Nêu 1 số câu hỏi để lưu ý học sinh cách trình bày bài giải. Hỏi:
+ Sau lời giải phải có dấu gì ?
+ Phép tính phải viết như thế nào ?
+ Đơn vị đặt ở đâu ?
+ Đáp số ghi như thế nào ? 
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Đọc bài toán và điền vào chỗ chấm:
Có 25kg đường đựng đều vào 5 túi. Hỏi 3 túi như thế đựng bao nhiêu ki-lô-gam đường?
* Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước:
Bước 1: Đọc kĩ đề toán
- Nêu những dữ kiện đã cho ? 
- Nêu cái cần tìm ?
- Điều kiện liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm ?
Bước 2: Tóm tắt đề toán:
Nhận xét, sửa chữa.
Bước 3: Phân tích bài toán:
- Đề bài yêu cầu tính gì ?
 - Đề bài đã cho biết gì ?
.Bước 4: Tổng hợp bài toán:
- Theo kiểu bài toán 1 thì chúng ta phải tính gì trước ?
- Chúng ta phải thực hiện phép tính gì ?
- Sau đó chúng ta phải tính gì ?
- Ta thực hiện phép tính gì ?
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hướng dẫn HS chốt bài toán:
 - Để giải được bài toán phải thực hiện mấy bước?
 - Bước 1 ta tính gì? Ta thực hiện phép tính gì?
 -> Đây là bước rút về đơn vị.
 - Bước 2 ta tính gì? Ta thực hiện phép tính gì?
->Bài toán thuộc dạng toán rút về đơn vị.
Chuẩn bị đồ dùng.
Ghi bài vào vở.
Đọc mục tiêu.
Hoạt động cá nhân – cặp đôi – nhóm.
- Cá nhân đọc kĩ đề bài toán.
- Làm việc cặp đôi, nhóm theo yêu cầu nội dung điều chỉnh.
- Dấu hai chấm.
- Viết hàng ngang.
- Sau kết quả, trong dấu ngoặc đơn.
- Ghi bên phải, đơn vị không có dấu ngoặc đơn, gạch dưới từ đáp số.
Bài giải:
a) Mỗi can đựng số lít mật ong là:
35 : 7 = 5 (l)
b) Năm can đựng số lít mật ong là: 
5 x 5 = 25 (l)
Đáp số: a) 5 l mật ong
 b) 25 l mật ong
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc với giáo viên.
- Hoạt động cá nhân – cặp đôi – nhóm – cả lớp.
- Cá nhân đọc kĩ bài toán và trả lời câu hỏi:
- Có 25 kg đường đựng vào 5 túi.
- Hỏi 3 túi như thế đựng bao nhiêu ki-lô-gam đường.
 - Các túi đựng số ki-lô-gam đường như nhau.
- Học sinh dùng bút chì gạch chân các yếu tố cơ bản.
Tóm tắt:
5 túi: 25 kg đường.
3 túi: kg đường ?
- Trao đổi cặp đôi trả lời câu hỏi.
- Tính số ki-lô-gam đường đựng trong 3 túi.
- 25 ki-lô-gam đường đựng trong 5 túi.
 Hoạt động nhóm.
- Số ki-lô-gam đường đựng trong một túi.
- Phép tính chia.
 - Số ki-lô-gam đường đựng trong 3 túi.
- Phép tính nhân.
- Nhóm thống nhất bài giải sau đó điền số thích hợp vào chỗ chấm. 
- Đáp số: 15 kg đường.
- Báo cáo với giáo viên.
- Học sinh tự kiểm tra bài giải của mình.
- Hoạt động cả lớp.
- 2 bước.
- Số ki-lô-gam đường trong một túi. Thực hiện phép tính chia.
- Số ki-lô-gam đường trong ba túi. Thực hiện phép tính nhân.
- Bài 88 (trang 56), tôi cũng soạn nội dung điều chỉnh và giáo án tương tự như trên để học sinh làm việc. Sau đó, tôi tiến hành cho học sinh so sánh giữa hai kiểu bài:
Các bước
Kiểu bài 1 (Bài 68 trang 67)
(Tìm giá trị của các phần)
Kiểu bài 2 (Bài 88 trang 56)
(Tìm số phần)
Bước 1 (Giống nhau)
 - Tìm giá trị của một phần.
 - Thực hiện phép tính chia.
 - Đây là bước rút về đơn vị.
Bước 2 (Khác nhau)
- Tìm giá trị của một phần.
- Thực hiện phép tính nhân (lấy giá trị một phần nhân với số phần).
- Tìm số phần. 
- Thực hiện phép tính chia (lấy giá trị các phần chia cho giá trị một phần).
- Như vậy, cả hai bài toán đều thuộc dạng toán rút về đơn vị. Tuy nhiên, khi bài toán yêu cầu tìm giá trị của các phần là thuộc kiểu bài toán 1. Khi bài toán yêu cầu tìm số phần là thuộc kiểu bài toán 2. Cách giải hai kiểu bài toán tôi đã hướng dẫn như trên.
c. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Khi học sinh nắm được 2 cách giải của hai kiểu bài toán, tôi lại tiến hành ra một số bài tập cho học sinh làm, giúp các em rèn kĩ năng nhận diện các dạng toán.
Bài 1: Một thùng bánh đựng 1550 hộp bánh. Hỏi 5 thùng như thế đựng bao nhiêu hộp bánh ?
Bài 2: Một thợ xây trong 3 ngày thì xây được 1245 viên gạch. Hỏi trong 5 ngày thợ xây đó xây được bao nhiêu viên gạch, biết mỗi ngày thợ xây đó xây được số viên gạch như nhau?
Bài 3: Cứ 4 thùng đựng được 1228 l xăng. Hỏi 1842 l xăng thì cần mấy thùng để đựng hết số lít xăng đó, biết mỗi thùng đựng số lít xăng như nhau?
Hướng dẫn học sinh luyện tập thực hiện tương tự như các bước đã nêu ở mục 3.2.a và mục 3.2.b
* Trên đây là phương pháp hướng dẫn các em lớp 3 giải các bài toán có lời văn nói chung và bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng. Nếu chúng ta có thể thực hiện tốt phương pháp này thì tôi tin chắc kết quả học tập của các em sẽ cao như ta mong muốn.
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
- Để thực hiện giải pháp, biện pháp trên có hiệu quả thì yêu cầu đầu tiên là người giáo viên phải nắm được kiến thức cơ bản, hiểu và vận dụng tốt phương pháp này.
- Dạy toán cho học sinh là cả một quá trình lâu dài, người giáo viên phải biết sáng tạo, có tính kiên trì và chịu khó, kích thích tư duy sáng tạo giúp các em biết phân tích, tổng hợp bài toán, biết tự kiểm tra đánh giá kết quả. Giáo viên cần phải quan sát quá trình làm bài của học sinh, phát hiện ra chỗ hổng để kịp thời hướng dẫn cho các em. Kịp thời tuyên dương các em có tiến bộ dù kết quả bài tập chưa đạt yêu cầu. Phải tạo sự đoàn kết, thương yêu giúp đỡ của học sinh, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẽ vui buồn, lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình giảng dạy, thường xuyên động viên, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn.
- Là học sinh lớp 3 các em phải đọc, viết tốt và thực hiện được bốn phép tính cơ bản cộng, trừ, nhân, chia. Đồng thời, các em phải biết giúp đỡ nhau, biết tranh thủ sự giúp đỡ của bạn, biết hợp tác, trao đổi, làm việc theo nhóm. 
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị thuộc một trong các dạng toán có lời văn. Vì vậy muốn giải được dạng toán này thì yêu cầu đầu tiên là học sinh phải nắm được phương pháp chung để giải bài toán có lời văn. Đây là cơ sở, nền tảng để thực hiện các biện pháp tiếp theo. Học sinh chỉ dừng lại ở mức độ hiểu được nội dung, biết tóm tắt, phân tích, tổng hợp và cách trình bày bài giải không là chưa đủ mà phải giúp các em biết phân biệt hai kiểu bài của dạng toán này, giữa dạng toán này với dạng toán khác, đó là vấn đề then chốt mà các em cần nắm được trong nội dung đề tài này nên việc soạn giảng giúp học sinh không nhầm lẫn giữa hai kiểu bài là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để hỗ trợ các em nhớ lâu hơn, khắ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_74_9673_2021947.doc