Đề tài Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học

Đề tài Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học

Trò chơi 9: Rub out and remember.

 - Mục đích: Rèn kỹ năng nhớ từ.

 - Chuẩn bị: Tranh, thẻ từ.

 - Cách chơi: Giáo viên viết từ hoặc dán tranh, thẻ từ lên bảng. Cho học sinh đọc vài lần để ghi nhớ. Xóa dần từng từ Tiếng Anh và yêu cầu học sinh nhìn nghĩa Tiếng Việt để đọc lại các từ bị xóa. Khi các từ bị xóa hết, yêu cầu học sinh lên viết lại

 * Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà:

 Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.

 Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.

 

docx 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4717Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số phương pháp dạy từ vựng môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iao tiếp. Do vậy, việc nắm vững số từ đã học để vận dụng là việc làm rất quan trọng.
	Trong tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng. Thật vậy nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không nghe được và hệ quả của nó là không nói được, đọc không được và viết cũng không xong, cho dù các em có nắm vững mẫu câu.
	2. Thực trạng:
	Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Nhưng muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, Giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học.
	Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục, lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể của các thôn buôn.
	Dưới sự hướng dẫn của lãnh đạo nhiệt tình và một tập thể năng động sáng tạo khi dạy học theo dự án đã mang lại kết quả tốt, học sinh của chúng tôi tự tin hơn trong giao tiếp, các em tích cực, tự giác hơn trong học tập, học sinh trung bình và yếu tiến bộ lên rất nhiều...
	Về cơ sở vật chất: Trường đã có một số trang thiết bị phục vụ việc dạy học như: 2 phòng máy tính, 1 phòng máy chiếu, băng - đĩa hình, tranh ảnh để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet.
	Về học sinh lớp 1: 2 năm trước đã được học sách First Friend 1 và đổi mới thành sách My Phonics.
	Đặc biệt với môn Tiếng Anh, giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn học này.
	Đây là một cái nôi tốt cho tôi học hỏi và sáng tạo ra những ý tưởng của riêng mình.
	Một số học sinh điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, điều kiện xã hội đặc trưng đó là các em có ngôn ngữ phổ thông hạn chế, văn hóa lối sống khác nhiều so với những gì thực tế học tập từ sách vở. Và một đặc điểm chung của học sinh chúng ta là các em còn rất thụ động, tự ti, kĩ năng sống chưa được chú trọng, kĩ năng giao tiếp chưa tốt ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh
	Từ trước tới nay học sinh của chúng tôi đang thực hiện theo mô hình dạy học truyền thống, các em chỉ học một cách thụ động chờ thầy cô giảng giải và thụ động tiếp thu kiếnthức, thực hành kĩ năng. 
	Đa số học sinh là dân tộc Ê đê (ở 2 phân hiệu Ea Na và Buôn Dray) phải học cả 3 thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ (Tiếng Ê đê), Tiếng Việt và Tiếng Anh nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu bài.
	SGK, các thiết bị dạy học và đồ dùng học tập còn thiếu.
	3. Nội dung và hình thức của giải pháp: 
	a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
	Để xác định thực tế việc học từ vựng môn tiếng Anh trong tình hình chung hiện nay ở các trường tiểu học, tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng bằng việc dự giờ thăm lớp giáo viên ở các trường lân cận và trực tiếp kiểm chứng qua các tiết tôi giảng dạy. Nhìn chung, tôi thấy học sinh tiểu học học môn tiếng Anh, đặc biệt là khi học từ vựng với một thái độ chưa tích cực, vẫn còn “nặng nề” dẫn đến kết quả bài học không cao. 
	Từ những tình hình chung đó và kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy việc học từ vựng môn tiếng Anh của học sinh vẫn còn sự hạn chế khác nhau. Mà cụ thể được thể hiện ở chất lượng bài tập của các em chưa cao. Để khắc phục tình trạng này tôi đưa ra một số vấn đề từ thực tế cần giải quyết, nhằm mục đích giúp cho các em học sinh dần tiếp thu cách thức, cũng như phương pháp học tập góp phần nâng cao chất lượng khi học môn tiếng Anh.
	b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp, biện pháp:
	b.1. Quá trình thực hiện:
	* Cách lựa chọn từ để dạy:
	Tiếng Anh là một môn học có tầm quan trọng, nó là công cụ để giao tiếp với các nước trên thế giới. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từ phong phú.
	Ở môi trường tiểu học hiện nay, khi nói đến ngữ liệu mới là chủ yếu nói đến ngữ pháp và từ vựng, từ vựng là ngữ pháp luôn có mối quan hệ khắng khích với nhau, luôn được dạy phối hợp để làm rõ nghĩa của nhau. Tuy nhiên việc dạy và giới thiệu từ vựng là vấn đề cụ thể. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề:
	- Từ chủ động (active vocabulary).
	- Từ bị động (passive vocabulary).
	Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn.
	Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
	- Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:
	+ Form (dạng từ).
	+ Meaning (ý nghĩa).
	+ Use (cách sử dụng).
	Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ.
	- Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 từ.
	- Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau: 
	+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không?
	+ Từ đó có khó so với trình độ học sinh không?
	- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh.
	- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay.
	- Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán.
	* Các phương pháp gợi mở giới thiệu từ mới:
	Giáo viên có thể dùng một số thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới như:
Visual (nhìn): cho học sinh nhìn tranh ảnh, vẽ phác họa cho các em nhìn, giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng.
e.g: a car
e.g: a flower
Mine (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ.
	e.g: bored.
Teacher looks at watch, makes bored face, yawns.
T. asks: “How do I feel?”
Action (hành động)
	e.g: (to) jump.
T. jumps.
T. asks: “What am I doing?”
Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được.
	e.g. open (adj.), closed (adj.)
T. opens and closes the door
T. says, “Tell me about the door: it’s..........what?”
Situation/ explanation (tình huống/ giải thích):
	e.g. honest.
T. explains, “I don’t tell lies. I don’t cheat in the exams. I tell the truth.”
T. asks, “What am I? Tell me the word in Vietnamese.”
Example (ví dụ):
	e.g. fumiture
T. lists examples of fumiture: “tables, chairs, beds – these are all ... fumiture ... Give me another example of... fumiture...”
Synonyon \ antonyon (đồng nghĩa \ trái nghĩa): Giáo viên dùng những từ đã học rồi để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
	e.g. stupid
T. asks, “What’s the opposite of clever?”
	e.g. intelligent
T. asks, “What’s another eord for clever?”
Translation (dịch): 
	Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng nghĩa từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, Giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó.
	e.g. (to) forget
T. asks, “How do you say “quên” in English?”
T’s eliciting questions (câu hỏi gợi ý) : Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.
	- Nghe: Giáo viên cho nghe băng (CD, caset, ) hoặc đọc mẫu, học sinh lắng nghe.
	- Nói: Giáo viên đọc từ, câu làm mẫu cho học sinh, học sinh đọc lại và luyện nói.
	- Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, giáo viên đọc mẫu cho học sinh, học sinh luyện đọc từ.
	- Viết: Học sinh viết từ vào tập, vở.
	Trong khi dạy từ mới phải ghi nhớ các điểm sau: Nên giới thiệu từ trong mẫu câu, ở những tình huống giao tiếp khác nhau, giáo viên kết hợp việc làm việc đó, bằng cách thiết lập được sự quan hệ giữa từ cũ và từ mới, từ vựng phải được củng cố liên tục.
	Giáo viên thường xuyên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ bằng cách cho các em viết từ vào bảng con và giơ lên, với cách này giáo viên có thể quan sát được toàn bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài và nên nhớ cho học sinh vận dụng từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em nhớ từ lâu hơn, giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao.
	Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp cho phù hợp, chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, là sau khi học xong từ vựng thì các em đọc được, viết được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế.
	b.2. Biện pháp tổ chức thực hiện:
	* Công tác chuẩn bị trước khi dạy từ: 
	Để việc dạy từ và giúp học sinh nhớ từ lâu, giáo viên phải chuẩn bị những việc sau đây: 
	Lập kế hoạch dạy từ vựng sẽ được học hoặc ôn tập theo đặc trưng của từng tiết học. 
	Lựa chọn trò chơi và thủ thuật cho phù hợp theo từng nội dung bài. 
	- Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học ( bảng phụ dạy từ, bút lông, tranh, vật thật, thẻ bìa..). 
	- Chuẩn bị máy tính, đèn chiếu nếu tiết dạy có sự hỗ trợ của việc ứng dụng công nghệ thông tin. 
	- Chuẩn bị, sắp xếp lớp học để tổ chức cho học sinh một số trò chơi có hiệu quả. 
	* Các bước tiến hành giới thiệu từ mới:
	Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất:
	- Bước 1: “nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc mở băng đĩa cho học sinh nghe.
	- Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân.
	- Bước 3: “đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà bạn cho là đạt yêu cầu.
	- Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở.
	- Bước 5: bạn hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt.
	- Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu.
	- Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học.
	* Tiến trình thực hiện các phương pháp kiểm tra và củng cố từ mới: 
	Có nhiều cách giúp học sinh nhớ từ lâu. Tuy nhiên mỗi bài học có những đặc trưng riêng. Tùy vào từng nội dung bài dạy mà giáo viên có thể lựa chọn cách thức lựa chọn cho phù hợp. Giáo viên có thể thực hiện trong phần Warm up, FreePractice hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng. 
	Giáo viên thực hiện các trò chơi hợp lý tạo không khí lớp học vui vẻ và sinh động giúp cho học sinh có một tâm lý thoải mái để nhớ từ trong bài. Có thể thực hiện dưới hình thức các trò chơi tập thể, nhóm, cặp hoặc cá nhân. Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào, giáo viên cũng cần tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực hiện. Sau đây là 9 trò chơi điển hình cho việc kiểm tra và củng cố từ mới:
	Trò chơi 1: Slap blackboard.
	- Mục đích:
	+ Luyện đọc và củng cố kỹ năng nghe lại từ đã học và nhận diện mặt chữ .
	+ Luyện phản xạ nhanh ở các em .
	- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào . 
	- Cách chơi : Cả lớp ngồi tại chỗ . Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và vẽ một số hình khác nhau lên bảng : hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình ê líp. rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên . Giáo viên đưa ra rước là giáo viên sẽ đọc tất cả là  từ. Học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào chữ đó .
	- Luật chơi : Chơi theo cặp, giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội, lần lượt mỗi đội cử ra từng bạn nên thi đấu với bạn của đội kia . Hai bạn đứng trước bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc rồi nhanh chóng đập tay vào chữ giáo viên vừa đọc được ghi trên bảng, ai đập nhanh và đúng sẽ mang về cho đội mình 1 điểm . Tiếp tục với cặp thi đấu khác, kết thúc là đủ số từ mà giáo viên đã nêu ra trước khi đọc . 
dancer
musician
footballer
	Ví dụ:
worker factory
teacher
singer
nurse
farmer
doctor
	* Lưu ý : Trò chơi này cũng có thể cử ra một bạn giỏi lên để đọc những từ bất kỳ vừa ghi trên bảng cho hai bạn nghe nhận diện và đập tay vào hình có từ vừa đọc .
	Trò chơi 2: Guessing word.
	Đây là trò chơi giống như trong chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” tức là đoán chữ trong ô chữ nhưng hơi khác một chút.
	- Mục đích: Giúp cho học sinh thực hành ôn và luyện đọc từ một cách hiệu quả. 
	- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào .
	- Cách chơi: Người chủ trò (giáo viên hoặc một học sinh) lấy một cái tên hoặc từ theo một chủ đề cho trước rồi viết lên bảng hoặc ra giấy một số ô vuông tương ứng với số chữ cái của cái tên đó hoặc từ đó. Người chơi sẽ đoán mỗi lần một chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ thì chủ trò sẽ viết chữ cái ấy vào đúng vị trí. 
	- Luật chơi: Ai tìm ra tên thì người đó thắng. Ngược lại sau năm lần đoán sai (Số lần là do người chủ trò và người chơi quy định) mà chưa tìm ra thì người chơi sẽ thua. Có thể hai hay nhiều học sinh làm chủ trò thay nhau. Ai thắng nhiều lần thì sẽ thắng trong cuộc.
	Ví dụ: Giáo viên làm chủ trò. Giáo viên cho biết ô chữ mà hai học sinh chơi là một ô chữ gồm năm chữ cái, đây là tên một đồ dùng học tập. Giáo viên ghi năm ô chữ lên bảng.
	Chẳng hạn người chơi I đoán trước là chữ “A” người chủ trò nói là không có chữ “A”, như vậy thì người thứ hai sẽ đến lượt, người thứ II đoán chữ “E” người chủ trò nói có chữ “E” và viết vào đúng vị trí đúng trong ô chữ.
 E
	Trò chơi 3: Matching game.
	- Mục đích: Giúp học sinh luyện tập và kiểm tra lại từ đã học.
	- Chuẩn bị: Một số tranh liên quan đến từ vừa học, thẻ từ hoặc không cần chuẩn bị đồ dùng nào hết.
	- Cách chơi: Giáo viên viết các từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho học sinh thành cột. Cột khác viết nghĩa bằng Tiếng Việt hoặc treo tranh thành một cột khắc không theo thứ tự của các từ ở cột kia. Yêu cầu học sinh nối các từ tương ứng ở hai cột với nhau (có thể ghép từ với tranh)
	Ví dụ: 
	- Nối từ với nghĩa của từ
 Column A
 Column B
Giraffe
Con mèo
Cat
Con cá vàng
Parrot
Con hươu cao cổ
Goldfish
Con voi
Elephant
Con vẹt
	- Nối từ với hình
Book ● ● 
Pen ● ● 
School bag ● ● 
Ruler ● ● 
Pencil sharpener ● ● 
Pencil case ● ● 
Rubber ● ● 
Pencil ● ● 
	Trò chơi 4: Jumbled letter.
	- Mục đích: Kiểm tra mức độ nhớ từ của học sinh.
	- Chuẩn bị: Chuẩn bị các thẻ chữ cái, tranh.
	- Cách chơi: Giáo viên viết các chữ cái đã bị xáo trộn lên bảng (hoặc dính các chữ cái lên bảng). Chia học sinh làm 2 đội. Từng em đại diện cho đội lên sắp xếp lại các chữ cái để thành từ có nghĩa (có thể gợi ý bằng tranh). Đội nào sắp xếp được nhiều từ hơn sẽ thắng. Cho các em đọc lại các từ vừa sắp xếp. 
	Ví dụ: Sắp xếp lại các chữ cái sau thành từ: 
I
S
H
F
F
I
S
H
R
E
A
B
D
B
R
E
A
D
I
E
R
C
R
I
C
E
	Trò chơi 5: Chain game.
	- Mục đích: Luyện tập từ vựng kết hợp cới cấu trúc câu.
	- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng nào.
	- Cách chơi: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ngồi quay mặt với nhau. Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu của giáo viên. Học sinh thứ hai lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào từ khác. Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ hai và thêm vào một từ mới tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm. 
	Ví dụ: Giáo viên: In my house, there is a bed.
S1 : In my house, there is a bed and a sofa.
S2 : In my house, there is a bed, a sofa and a lamp.
S3 : In my house, there is a bed, a sofa, a lamp and a sink.
S4 : In my house, there is a bed, a sofa, a lamp, a sink and a TV 
	Trò chơi 6: What and Where.
	- Mục đích: Giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ hoặc câu. 
	- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng nào.
	- Cách chơi: Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng lại. Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn. Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa. Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ.
What’s your name?
How do you spell 
your name?
	Ví dụ:
How old are you?
What do you do at break time?
What colour is it?
	Trò chơi 7: Bingo.
	- Mục đích : Củng cố, khắc sâu kiến thức, thu hút học sinh say mê học tập.
	- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị đồ dùng .
	- Cách chơi : Chơi kiểu cờ ca rô . Giáo viên kẻ trên bảng 9 ô vuông, gồm 3 ô hàng dọc và 3 ô hàng ngang và giáo viên điền vào đó 9 số bất kỳ, trong 9 số đó có 9 câu hỏi tương ứng được định sẵn theo nội dung bài học, chia làm 2 đội và quy định đội A đánh dấu X, đội B đánh dấu O. Đầu tiên mỗi đội cử 1 bạn làm nhóm trưởng đại diện chọn ô số bao nhiêu giáo viên sẽ đánh dấu bằng ký hiệu của đội đó vào ô đấy, đồng thời đọc câu hỏi định sẵn trong mỗi ô cho đội kia trả lời . Cuối cùng, đội nào chọn ô mà xếp được 3 ký hiệu của đội mình thẳng hàng và hô thật to là Bingo. 
	Ví dụ:
	Trò chơi 8: Simon says.
	- Mục đích: Củng cố, khắc sâu kiến thức và thu hút học sinh say mê học tập. Thường được áp dụng cho câu mệnh lệnh ngắn. 
	- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng nào.
	- Cách chơi: Giáo viên (hoặc người chỉ đạo) hô to các mệnh lệnh, học sinh chỉ làm theo các mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên đọc câu mệnh lệnh bắt đầu bằng câu: “Simon says”. Giáo viên đọc câu mệnh lệnh, không có câu “Simon says”. Học sinh không được thực hiện mệnh lệnh đó. Nếu học sinh nào thực hiện sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Trò chơi này được áp dụng cho cả lớp, không nên chia theo nhóm hoặc cặp.
	Ví dụ:
“Simon says: Stand up!”
Học sinh sẽ đứng dậy.
“Stand up!”
Học sinh không làm theo mệnh lệnh đó
“Simon says: Sit down!”
Học sinh sẽ ngồi xuống
“Sit down!”
Học sinh không làm theo mệnh lệnh đó.
	Trò chơi 9: Rub out and remember.
	- Mục đích: Rèn kỹ năng nhớ từ. 
	- Chuẩn bị: Tranh, thẻ từ.
	- Cách chơi: Giáo viên viết từ hoặc dán tranh, thẻ từ lên bảng. Cho học sinh đọc vài lần để ghi nhớ. Xóa dần từng từ Tiếng Anh và yêu cầu học sinh nhìn nghĩa Tiếng Việt để đọc lại các từ bị xóa. Khi các từ bị xóa hết, yêu cầu học sinh lên viết lại
	* Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà:
	Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
	Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
	Cho nên ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà.
	- Chuẩn bị soạn từ vựng mới ở nhà.
	- Học thuộc lòng từ vựng của bài cũ
	Muốn dạy tốt từ vựng môn tiếng Anh, người giáo viên phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
	- Nghiên cứu kĩ khi thiết kế bài dạy. 
	- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh mẫu trực tiếp sau đó ghi nhớ từ vựng bằng tiếng Anh.
	- Giáo viên khi lên lớp cần chuẩn bị 

Tài liệu đính kèm:

  • docxth_3_7081_2021873.docx