Sau khi học xong ta có thể tiến hành 1 trong 2 thí nghiệm vui sau để học sinh quan sát.
Thí nghiệm 1: “Vũ điệu Natri”
Đổ 30ml nước cùng vài giọt phenolphthalein vào cốc nước và rót 50ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Lấy một miếng natri nhỏ bằng hạt đậu xanh đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 - 12 lần cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi lớp nước phía dưới từ trong suốt trở thành đỏ hồng.
Học sinh vừa học xong tính chất hóa học của nước nên một phần nào đó có thể giải thích được hiện tượng quan sát được. Tất cả các em đều tỏ ra rất thích thú khi quan sát được hiện tượng xảy ra. Sau đó giáo viên giải thích hiện tượng xảy ra.
Giải thích:
Natri nặng hơn giàu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước thì nó lập tức tác dụng với nước giải phóng khí hidro. Bọt khí hiđro bao bọc mẩu Natri và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây các bọt khí tách ra và mẩu natri lại bị chìm xuống.
dạy trong môn hóa học 8 và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. Thứ nhất là sử dụng một số bài thơ liên quan đến môn hóa học: Thơ về hóa học sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh có nhịp điệu, vần điệu nên nội dung được truyền tải đến học sinh hết sức nhẹ nhàng, ý nhị. Hóa học là môn khoa học tự nhiên nên những kiến thức hóa học đơn thuần sẽ rất cứng nhắc, khô khan. Vì thế học sinh sẽ cảm thấy khó tiếp thu, khó nhớ kiến thức. Nếu giáo viên có thể dùng thơ để truyền tải những kiến thức đó cho học sinh thì các em sẽ khắc ghi một cách nhẹ nhàng, sâu sắc vì thơ dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Khi dạy bài 1: Mở đầu môn Hóa học Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ“ Hóa học là gì” các em tỏ ra khá thích thú. HÓA HỌC LÀ GÌ? Là Hóa học nghĩa là chai với lọ. Là bình to bình nhỏ đủ thứ bình Là ống dài, ống ngắn xếp linh tinh Là ống nghiệm, bình cầu xếp bên nhau như hình với bóng Là Hóa học nghĩa là làm phản ứng Cho bay hơi ngưng tụ thăng hoa Nào là đun, gạn lọc trung hòa Oxi hóa, chuẩn độ kết tủa Nhà Hóa học chấp nhận “ đau khổ” Đứng run chân, tay mỏi lắc, mắt mờ Nhưng tìm ra được triệu chất bất ngờ Khiến cuộc đời nghiêng mình bên Hóa học. Khi dạy bài 5: Nguyên tố hóa học Khi học xong phần nguyên tử khối giáo viên đọc bài thơ về nguyên tử khối học sinh tỏ ra thích thú, nhiều học sinh muốn chép lại bài thơ và các em đã học thuộc rất nhanh. BÀI CA NGUYÊN TỬ KHỐI Hiđro (H) là một(1) Mười hai (12) cột cacbon (C) Nitơ (N) mười bốn (14) tròn Oxi (O) trăng mười sáu (16) Natri (Na) hay láu táu Nhảy tót lên hai ba (23) Khiến magie (Mg) gần nhà Ngậm ngùi nhận hai bốn (24) Hai bảy (27) Nhôm (Al) la lớn Lưu huỳnh (S) giành ba hai (32) Khác người thật là tài Clo (Cl) ba nhăm rưỡi (35,5) Kali (K) thích ba chín (39) Canxi (Ca) tiếp bốn mươi (40) Năm nhăm (55) Mangan (Mn) cười Sắt (Fe) đây rồi năm sáu (56) Sáu tư (64) Đồng (Cu) nổi cáu Bởi kém Kẽm (Zn) sáu nhăm (65) Tám mươi (80) Brom (Br) nằm Xa Bạc (Ag) một linh tám (108) Bari (Ba) buồn chán ngán Một ba bảy (137) ích chi Kém người ta còn gì! Thủy ngân (Hg) hai linh mốt (201) Khi dạy bài 10: Hóa trị Sau khi học phần I để học sinh có thể dễ ghi nhớ hóa trị của một số nguyên tố thường gặp giáo viên đọc cho học sinh nghe bài ca hóa trị. BÀI CA HÓA TRỊ Natri, Iốt, Hiđrô Kali với Bạc, Clo một loài Có hóa trị I em ơi Ghi nhớ cho kỹ kẻo rồi phân vân Magiê với Kẽm, Thủy ngân Oxi đồng ấy cũng gần Canxi Cuối cùng thêm chú Bari Hóa trị II đó có gì khó khăn Bác Nhôm hóa trị III lần In sâu vào trí khi cần có ngay Cácbon, Silic này đây Là hóa trị IV Không ngày nào quên Sắt kia lắm lúc hay phiền II, III lên xuống thật phiền lắm thôi Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm Xuống II lên VI khi nằm thứ IV Nitơ cùng với Phốtpho, Hóa trị V đó còn lo điều gì Em ơi cố gắng học chăm Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng. Các em đã xin bài thơ về học và ngay trong tiết học ngày hôm sau các em đã có thể học thuộc hóa trị. Khi dạy bài 41: Độ tan của một chất trong nước Sau khi học xong phần tính tan của một số axit, bazơ, muối. Đối với axit, bazơ học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ nhưng đối với muối thì có vẻ rắc rối hơn, để học sinh có thể ghi nhớ nhanh tính tan của muối giáo viên đưa ra bài thơ “ tính tan của muối” TÍNH TAN CỦA MUỐI Loại muối tan tất cả là muối ni tơ rat Và muối a xê tat Bất kể kim loại nào Những muối hầu hết tan Là clorua, sunfat Trừ bạc chì clorua Bari, chì sunfat Những muối không hoà tan Cacbonat, photphat Sunfua và sunfit Trừ kiềm, amoni. Thứ hai là sử dụng thí nghiệm vui Dựa trên kiến thức hóa học cơ bản trong chương trình hóa 8, tôi xây dựng hệ thống thí nghiệm vui giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, phân tích tổng hợp các hiện tượng từ thí nghiệm. Từ đó khái quát hóa kiến thức mà mình được học vào giải quyết một số vấn đề liên quan trong thực tế. Khi dạy bài 12: Sự biến đổi của chất Sau khi dạy xong bài giáo viên có thể tiến hành thí nghiện vui để học sinh quan sát sau đó yêu cầu các em giải thích về hiện tượng mà các em quan sát được. Núi lửa phun Lấy 100g mạt sắt mịn cùng với 50g lưu huỳnh bột. Trộn kĩ và đổ vào một chút ít nước nóng cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó, đặt hỗn hợp lên đĩa hoặc khay sắt và lấy đất sét nhão trộn với những hòn sỏi nhỏ, đắp phủ lên hỗn hợp mạt sắt và lưu huỳnh, sao cho giống như một ngọn núi thức sự. Dùng que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ, qua lớp đất sét. Sau 10 – 12 phút núi lửa tí hon bắt đầu hoạt động. Từ miệng phun, khói bốc mù mịt và “dung nham” phun trào ra dữ dội, giống hệt một ngọn núi lửa trong thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng nổ. Giải thích: Fe và S sau khi tiếp xúc với nhau một thời gian ngắn, bắt đầu phản ứng tạo thành FeS. Fe + S t0 FeS Phản ứng tỏa nhiệt mạnh làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt phản ứng mạnh, làm cả khối “sôi” trào ra ngoài giống như núi lửa phun. Các em học sinh tỏ ra khá thích thú với hiện tượng mà các em quan sát được. Khi dạy bài 27: Chế khí oxi – phản ứng phân hủy Sau khi học xong bài giáo viên tiến hành thí nghiệm sau để học sinh vận dụng kiến thức vừa học vào giải thích hiện tượng mà các em quan sát được. Pháo hoa từ miệng ống nghiệm Trộn nửa thìa kali pemanganat KMnO4 và cũng chừng ấy than gỗ nghiền nhỏ. Đổ cả hỗn hợp ấy vào một ống nghiệm, kẹp chặt và đốt nóng. Một lúc sau, từ miệng ống nghiệm sẽ bắn ra một bó những tia lửa sáng rực nhưu chùm hoa. Giải thích: Khi đun nóng KMnO4 bị nhiệt phân giải phóng ra oxi. 2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2 Oxi được giải phóng sẽ “đốt cháy” các hạt than rất nhỏ đã được đun nóng. Khí oxi thoát ra từ trong hỗn hợp làm bắn tung các hạt than đang cháy lên. Khi dạy bài 36: Nước Sau khi học xong ta có thể tiến hành 1 trong 2 thí nghiệm vui sau để học sinh quan sát. Thí nghiệm 1: “Vũ điệu Natri” Đổ 30ml nước cùng vài giọt phenolphthalein vào cốc nước và rót 50ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Lấy một miếng natri nhỏ bằng hạt đậu xanh đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 - 12 lần cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi lớp nước phía dưới từ trong suốt trở thành đỏ hồng. Học sinh vừa học xong tính chất hóa học của nước nên một phần nào đó có thể giải thích được hiện tượng quan sát được. Tất cả các em đều tỏ ra rất thích thú khi quan sát được hiện tượng xảy ra. Sau đó giáo viên giải thích hiện tượng xảy ra. Giải thích: Natri nặng hơn giàu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước thì nó lập tức tác dụng với nước giải phóng khí hidro. Bọt khí hiđro bao bọc mẩu Natri và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây các bọt khí tách ra và mẩu natri lại bị chìm xuống. Thí nghiệm 2: “ Bắn tàu chiến của địch” Dùng loại giấy thấm nước để gấp thành 1 cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một mẩu kim loại natri hoặc kali to bằng hạt đậu rồi thả vào chậu nước đã được bỏ thêm vài giọt phenolphtalein không màu. Sau vài phút tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị bắn cháy, máu nhuốm đỏ dòng sông. Quan sát hiện tượng xảy ra học sinh sẽ vô cùng tò mò và thích thú. Giải thích : Nước thấm qua giấy, tác dụng với Natri hoặc Kali theo phương trình sau: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 2K + 2H2O 2KOH + H2 Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí hidro thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH hoặc KOH tạo thành làm cho phenolphthalein không màu chuyển sang màu hồng. Chú ý: Trong thí nghiệm trên, mẩu Natri hoặc Kali nhất thiết chỉ được lấy bằng hạt đậu, nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mãnh liệt, sẽ nổ, gây nguy hiểm. Thứ ba là liên hệ thực tế trong bài dạy: Chúng ta luôn thích tìm hiểu những điều mới vì nó đem lại cho chúng ta những thông tin bổ ích, thú vị, biết thêm những thông tin mới lạ của thế giới xung quanh là nhu cầu không thể thiếu giúp chúng ta tồn tại và phát triển. Khi được cung cấp những thông tin thực tế, các em học sinh sẽ quan tâm và hứng thú tìm hiểu sự việc đó. Việc giáo viên khai thác, cung cấp những kiến thức mới lạ về hóa học sẽ giúp các em hiểu rõ tầm quan trọng của hóa học đối với đời sống và sản xuất. Khi dạy bài 12: Sự biến đổi chất Sau khi học xong bài giáo viên đưa ra câu hỏi: Hiện tượng “ ma trơi” là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học? Giải thích: Hiện tượng “ ma trơi” là hiện tượng hóa học Bản chất của hiện tượng “ma trơi” này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin (PH3) và diphotphin (P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 150oC sau đó PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”. PH3, P2H4 xuất hiện do sự phân hủy xương, xác động thực vật ở khu vực như đầm lầy, nghĩa địa. Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất. Chúng tích tụ lại và khi gặp điều kiện thuận lợi thì bốc cháy. Như vậy hiện tượng “ma trơi” chỉ là một hiện tượng hóa học chứ không phải là hiện tượng huyền bí như các em nghĩ. Khi nghe giáo viên giải thích học sinh ồ lên có vẻ rất thích thú, qua bài này các em có thể tích lũy được nhiều kiến thức trong thực tế. Khi dạy bài 20: Tỉ khối của chất khí Khi vào bài giao viên đặt câu hỏi: Tại sao quả bóng bay thổi bằng hơi của ta không bay được còn nếu bơm bằng khí hiđro thì bay lên được? Học sinh khá tò mò, nhưng các em chưa lý giải vì sao lại như vậy. Sau khi học xong bài học sinh có thể dễ dàng giải thích được. Giải thích : Vì trong hơi thở của ta có khí cacbonic, khí này nặng hơn không khí, nên quả bóng bay khi thổi bằng hơi của ta không bay được, còn khí hiđro nhẹ hơn không khí nên khi bơm vào bóng bay làm bóng bay lên được. Khi dạy bài 24: Tính chất của oxi Khi học phần tính chất hóa học của oxi giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao những đồ dung bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ dùng không dùng được? Giải thích: Vì trong không khí có chứa khí oxi,hơi nước và các chất khác. Do tác dụng nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời, hơi nước, oxi có phản ứng với sắt tạo thành một hợp chất của sắt gọi là gỉ sắt, gỉ sắt không có tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng. Do đó để bảo vệ đồ dung bằng sắt người ta thường phủ lên đồ dung bằng sắt một lớp sơn, kim loại khác, để ngăn không cho sắt tiếp xúc với nước, oxi, không khí và một số chất khác trong môi trường. Khi dạy bài 25: Sự oxi hóa - phản ứng hóa hợp - ứng dụng của oxi Trong phần ứng dụng của oxi giáo viên đặt câu hỏi: Oxi cần thiết cho sự cháy, sự hô hấp em hãy cho biết khi nằm ngủ có nên đốt than trong phòng kín hay để cây xanh trong phòng ngủ không? Giải thích: Không nên vì khi đốt than trong phòng kín lượng CO tăng cao, khi đó CO sẽ chiếm oxi trong phòng, do đó phòng sẽ thiếu oxi, lượng oxi bị suy giảm nghiêm trọng do đó ảnh hưởng tới khả năng hô hấp, làm ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong. Còn khi để cây xanh trong phòng ngủ vào ban đêm khi cây hô hấp sẽ lấy oxi trong phòng làm thiếu khí oxi cần cho sự hô hấp nên ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Khi dạy bài 28: Không khí - sự cháy Khi dạy xong bài giáo viên có thể đặt câu hỏi sau để củng cố: Tại sao trong các nhà máy người ta cấm không được chất dẻ lau máy có dính dầu máy thành từng đống? Giải thích: Vì những dẻ dính đầu đó khi để ngoài không khí sẽ xảy ra sự oxi hóa chậm các chất, kèm theo sự sinh nhiệt. Nhiệt sinh ra tích tụ đến một lúc nào đó nhiệt tỏa ra làm chất nóng đến nhiệt độ cháy thì sự oxi hóa chậm chuyển thành sự tự bốc cháy Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận và đay cũng là một cách phòng chống cháy nổ. Khi dạy bài 31:Tính chất và ứng dụng của hiđro Trong phần vào bài giáo viên đặt câu hỏi: Trong quả bóng bay, khinh khí cầu người ta bơm vào khí gì, tại sao nó lại dễ dàng bay như vậy ? Giải thích: Trong quả bóng bay, khinh khí cầu được người ta bơm vào khí hiđro do khí hiđro là khí nhẹ nhất trong các khí và có tỉ khối so với không khí là 2/29. Sau khi học xong bài giáo viên đưa vào thêm phần: “Có thể em chưa biết” giới thiệu cho học sinh biết nguyên nhân và hậu quả cách phòng trừ tai nạn do khí hiđro gây ra. - Tất cả các loại bóng hiđro đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cực cao. Khi hiđro là loại khí rất nguy hiểm. Chẳng thế mà ngày trong chiến tranh, ai cũng sợ bom hiđro. Bởi hiđro khi nổ sẽ gây ra áp lực rất mạnh và nhiệt độ lên tới 3000 độ C. - Khí hiđro nhẹ, cấu trúc phân tử bé nên bơm vào bóng bay thế này thẩm thấu cực nhanh, và có thể nổ mà không cần nguồn lửa. Ngay cả trong các trung tâm, khoa học lớn, việc mở và đóng van bình hiđro cũng là một việc làm thuộc loại nguy hiểm và phải rất cẩn trọng. Đến dân làm khí chuyên nghiệp lăn bình khí hiđro còn toát cả mồ hôi hột. Nói gì đến chuyện bơm vào bóng bay. - Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng bóng bay, nguồn khí bên trong bóng bay rất dễ thẩm thấu ra ngoài, trong đó ra nhiều ở cuống bóng, chỗ buộc dây. Vì thế trong vụ nổ, khi nạn nhân đốt dây vô tình khiến cho luồng khí bị đốt nóng, thể tích dãn nở gây ra nổ. Những vụ nổ bóng bay thường nguy hiểm cho những người đứng gần, có thể bỏng da tay, da mặt là những vị trí nhạy cảm. Vì thế, bóng bay không nên mang vào trong nhà bởi nếu tiếp xúc với bóng đèn, gặp không khí nóng có thể phát nổ. Ngoài ra khi cầm bóng bay ngoài trời nắng cũng có thể phát nổ, rất nguy hiểm. Hiện tượng bóng bay phát nổ bằng cách lật lại lịch sử thảm họa khinh khí cầu Hindenburg nổi tiếng thế giới 77 năm về trước. Khi đó, quả bóng bay khổng lồ - biểu tượng của đế chế Đức Quốc xã dưới thời Adolf Hitler đã bốc cháy trên không trung và phát nổ ngay trước khi hạ cánh xuống mặt đất. Những hình ảnh do nổ khí hiđro Hiện trường kinh hoàng, với nhiều nạn nhân bị vụ nổ xé da thịt, máu chảy lênh láng, trong đó, anh Nguyễn Văn Tâm (25 tuổi, quê tỉnh Vĩnh Phúc ) nằm chết tại chỗ, 4 người khác bị thương gồm: Chị Nguyễn Thị Thảo (26 tuổi ), anh Nguyễn Văn Thể (23 tuổi, cả hai bị thương nặng được người dân đưa đến Bệnh viện 175 cấp cứu ), riêng bà Lê Thị Miền (42 tuổi ) cùng con gái bị thương nhẹ. Hậu quả: Những nguyên tắc an toàn khi sử dụng bóng bay: - Cần tuyệt đối không cho trẻ em chơi bóng bay vì khi cho trẻ chơi bóng bay là bạn đang cho trẻ cầm 1 quả bom hẹn giờ. - Đôi với các sự kiện có sử dụng bóng bay: tuyệt đối không dùng thuốc lá, bật lửa để đốt dây lấy bóng, bảo quản tránh xa nguồn nhiệt và nguồn điện. - Cần tìm hiểu kỹ các quy tắc an toàn nếu bắt buộc phải sử dụng bong bóng bay hidro để tránh những rủi ro. - Để đảm bảo an toàn có thể thay thế khí hiđro bằng khí Heli hoặc khí axetilen. Thứ tư là tổ chức chương trình ngoại khóa “ Hóa học vui” Sau khi học xong chương 5 chương trình Hóa học lớp 8 tôi mạnh dạn đề xuất với nhà trường 1 buổi ngoại khóa dành cho học sinh khối 8, Chia ra làm 3 đội, mỗi đội gồm 5 thành viên. Chương trình tổ chức như sau: Gồm 5 phần 1/ Khởi động: Trong phần thi khởi động các đội sẽ trả lời nhanh 6 câu hỏi thuộc các bộ môn Hóa. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 5 giây, trả lời đúng ghi được 10 điểm. 2/ Vượt chướng ngại vật ( Trò chơi Ô chữ ) Ô chữ trong phần thi này gồm có 9 hàng ngang tương ứng với 9 câu hỏi, mỗi đội chọn 3 câu. Đội chọn ô chữ nếu trả lời đúng được 15 điểm. Đội chọn ô chữ nếu trả lời sai thì các đội còn lại dùng chuông dành quyền trả lời, trả lời đúng ghi 10 điểm. Sau 2 lần lựa chọn các đội dùng chuông để dành quyền trả lời ô từ khoá. Trả lời đúng từ khoá được 40 điểm, trả lời sai sẽ bị loại khỏi phần thi này. Sau khi đã mở tất cả các ô chữ mà các đội không có câu trả lời, BTC sẽ có 1 gợi ý, nếu trả lời được thì ghi 20 điểm. 3/ Tăng tốc: Trong phần thi này có 10 câu hỏi thuộc bộ môn Hóa theo hình thức trắc nghiệm. Sau khi nghe câu hỏi, các đội ghi câu trả lời của mình lên bảng con. Thời gian suy nghĩ trả lời cho mỗi câu hỏi là 10 giây. Nếu trả lời đúng ghi được 10 điểm. 4/ Về đích: Phần thi về đích gồm 6 câu hỏi. Các đội dùng chuông để dành quyền trả lời. Trả lời đúng ghi được 20 điểm. Nếu trả lời sai các đội khác dùng chuông để dành quyền trả lời. Trả lời đúng được 15 điểm. Trong phần này các thành viên trong đội có quyền chọn ngôi sao hi vọng. Trả lời đúng sẽ được gấp đôi số điểm, trả lời sai sẽ bị trừ 1/2 số điểm. 5/ Dành cho cổ động viên và các tiết mục văn nghệ: Xen kẽ vào mỗi phần thi trên là 1 tiết mục văn nghệ của các lớp và 1 câu hỏi dành cho cổ động viên. Nội dung từng phần như sau: Phần I: Khởi động Đội 1: Câu 1: Trong nguyên tử hạt nào không mang điện? Đáp án: Nơtron Câu 2: Chất bị biến đổi mà giữ nguyên chất ban đầu là hiện tượng gì? Đáp án: Hiện tượng vật lý Câu 3: Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Đáp án: Lượng chất tham gia Câu 4: Hợp chất tạo bởi S(VI) và O có công thức hóa học như thế nào? Đáp án: SO3 Câu 5: Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol khí CO2 có thể tích là bao nhiêu? Đáp án: 22,4 lít Câu 6: Chất ở dấu (?) có công thức hóa học như thế nào? Cu + ? -> CuO Đáp án: O2 Đội 2: Câu 1: Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương ? Đáp án: Proton Câu 2: Chất biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng gì? Đáp án: Hiện tượng hóa học Câu 3: Trong phản ứng hóa học, cái gì thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác? Đáp án: Liên kết giữa các nguyên tử Câu 4: Hợp chất tạo bởi P(V) và O có công thức hóa học như thế nào? Đáp án: P2O5 Câu 5: Có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt là tính chất đặc trưng của đơn chất nào? Đáp án: Kim loại Câu 6: Chất ở dấu (?) có công thức hóa học như thế nào? Zn + HCl -> ZnCl2 + ? Đáp án: H2 Đội 3: Câu 1: Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích âm ? Đáp án: Electron Câu 2: Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu thuộc hiện tượng gì? Đáp án: Hiện tượng vật lý Câu 3: Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào tăng dần? Đáp án: Lượng chất sản phẩm Câu 4: Hợp chất tạo bởi S(IV) và O có công thức hóa học như thế nào? Đáp án: SO2 Câu 5: Cần bổ sung nguyên tố hóa học nào để xương được chắc khỏe? Đáp án: Canxi Câu 6: Chất ở dấu (?) có công thức hóa học như thế nào? ? + O2 -> Na2O Đáp án: Na Phần 2: Vượt chướng ngại vật ( Ô chữ ) Câu 1: ( 6 chữ cái ) Nguyên tố có nguyên tử khối bằng 12 ( CACBON ) Câu 2: ( 8 chữ cái) Tên “Thủy” sao lại mạng “kim” Muốn làm nhiệt kế phải tìm nó ngay. Đố ai, ai biết “nó” đây là gì? ( THỦY NGÂN) Câu 3: ( 11 chữ cái ) Trong hoá học muối ăn có tên gọi là gì ? ( NATRI CLORUA ) Câu 4: ( 6 chữ cái ) Điền từ còn thiếu trong câu sau:...là con số biểu thị khả năng liên kết nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. ( HÓA TRỊ) Câu 5: ( 5 chữ cái ) Khí có phân tử khối bằng 2 ( HIĐRO ) Câu 6: ( 3 chữ cái ) Lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử gọi là gì? ( MOL ) Câu 7: ( 8 chữ cái ) Công việc mà mỗi học sinh chúng ta cần làm ở nhà trước khi đến lớp ) ( HỌC BÀI CŨ ) Câu 8: (4 chữ cái) Hợp chất chia làm 2 loại là hợp chất hữu cơ và hợp chất gì? ( VÔ CƠ ) Câu 9: (14 chữ cái) Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân gọi là gì ? ( NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 C A C B O N 2 T H Ủ Y N G Â N 3 N A T R I C L O R U A 4 H Ó A T R Ị 5 H I Đ R O 6 M O L 7 H Ọ C B À I C Ũ 8 V Ô C Ơ 9 N G U Y Ê N T Ố H Ó A H Ọ C ( Từ khóa: HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC ) Phần 3: Tăng tốc Câu 1: Công thức nào phù hợp với hóa trị (IV) của N: A. N2O B. NO C. NO2 D. N2O4 Đáp án: D Câu 2: Nhóm chất nào sau đây đều là đơn chất: A. H2, Cu, CO2 B. Zn, O2, N2 C. Na, Ba, CuO D. NO2, Ba, Mg Đáp án: B Câu 3: Trong phản ứng hóa học hạt nào được bảo toàn? A. Nguyên tử B. Phân tử C. Cả nguyên tử và phân tử D. Không có hạt nào Đáp án: A Câu 4: Cho dãy kí hiệu hoá học của các nguyên tố sau: O, Ca, N, Fe, S Thứ tự tên của các nguyên tố lần lượt là : A. Oxi, Cacbon, Nhôm, Sắt, đồng. B. Oxi, Canxi, Sắt, Lưu huỳnh, Sắt C. Oxi, Cacbon, Nitơ, Kẽm, Sắt. D. Oxi, Canxi, Nitơ, sắt, Lưu huỳnh. Đáp án: D Câu 5: Trong quá trình sau quá trình nào có tạo ra chất mới? A. Hòa tan muối tinh khiết vào trong nước B. Đun sôi nước C. Cồn bị bay hơi D. Để
Tài liệu đính kèm: