Giới thiệu ngữ liệu mới: Ở giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới có những từ chỉ cần thông qua tranh hoặc ảnh là nghĩa của chúng được thể hiện một cách dễ hiểu và đầy đủ. Một số trường hợp giáo viên có thể mang vật thật để tăng hứng thú cho học sinh. (Giới thiệu những từ chỉ đồ vật, đồ chơi, đồ dùng, đồ ăn, thực phẩm, rau quả, đồ uống, các môn thể thao, các danh lam thắng cảnh .); Bên cạnh đó giáo viên có thể cho các em xem một đoạn phim liên quan đến chủ đề của bài học để giới thiệu bài (xem một bản tin dự báo thời tiết ngắn khi dạy bài “The weather”, một đoạn phim về các môn thể thao khi dạy bài “Sports and Games” hay các hoạt động của các em trong giờ ra chơi khi dạy bài “Activities in your break time” ). Đôi khi giáo viên sẽ thiết kế một trò chơi để học sinh tìm ra từ khóa của bài học . Mỗi bài học luôn luôn gắn liền với một chủ đề, một tình huống, dùng tranh ảnh, video để giới thiệu chủ đề, nội dung hoặc tình huống sẽ làm cho học sinh hứng thú và nhanh chóng nắm bắt điều sẽ được học.
nh, đồ dùng dạy học tự tạo kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy tạo cho không khí lớp học thêm sinh động, ít căng thẳng và đạt hiệu quả cao. Sử dụng nhiều tranh ảnh, giáo cụ trực quan, quen thuộc với học sinh tiểu học phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Học sinh có thể ôn từ vựng mọi lúc, mọi nơi. Các em học và nhớ được nhiều từ, nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ vựng trong thực hành giao tiếp. Điều này sẽ giúp các em có được động cơ học tập và niềm say mê đối với môn học này. Trong quá trình dạy học có thể nói người giáo viên còn chưa có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để các đối tượng học sinh nắm vững được lượng kiến thức. Tuy nhiên, có một số học sinh ý thức tự giác chưa cao nên kể cả khi giáo viên tổ chức nhiều hoạt động thì học sinh đó vẫn tỏ ra không hợp tác. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Trường Tiểu học Trần Phú nằm ngay trung tâm thị trấn Buôn Trấp, trình độ dân trí tương đối cao. Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, đáp ứng cho việc tổ chức các hình thức học tập phát huy tính tích cực của học sinh. Bên cạnh đó, trong địa bàn vẫn còn nhiều gia đình học sinh thuộc diện hộ nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm theo dõi đến việc học của con em mình. Đơn vị có 2 điểm trường, trong đó phân hiệu Buôn Trấp 100% số học sinh là người dân tộc Ê-đê, phần lớn các em đọc chưa thông, viết chưa thạo tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp hạn chế, một số em ý thức tự học, tự rèn chưa cao, khả năng tiếp thu chậm, do vậy việc tiếp thu bài cũng như khả năng phân tích tranh ảnh còn hạn chế. Bản thân giáo viên dạy tiếng Anh trẻ, năng động, luôn tìm tòi, sáng tạo và tự học hỏi để nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm của mình. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích sự hứng thú, phát huy tối đa năng lực của người học giúp tiết học thành công hơn. Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” và theo hướng giao tiếp là chính nên áp dụng đề tài vào giảng dạy là một việc làm đúng đắn và rất bổ ích. Tuy nhiên, một số phụ huynh và học sinh vẫn còn tâm lí coi môn Tiếng Anh là môn phụ nên chưa quan tâm tới việc học của con cái, các em học còn lơ là. Vì thế, đầu năm ngay sau khi nhận lớp, tôi đã phối hợp trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của môn học đối với phụ huynh. Mặc dù nhà trường chưa có phòng học Tiếng Anh riêng, chưa trang bị đầy đủ thiết bị dạy học nhưng bằng kinh nghiệm vốn có của bản thân, tôi đã nghiên cứu tự làm một số đồ dùng và thiết kế lồng ghép các trò chơi, cập nhật nhiều hình ảnh minh họa phù hợp nhằm hỗ trợ bài giảng qua các phần mềm trình chiếu. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Làm rõ vai trò, tầm quan trọng và cách thức khai thác kênh hình trong sách giáo khoa kết hợp với sử dụng đồ dùng dạy học để tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất. Đưa ra một số giải pháp về cách khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh thích thú, lôi cuốn các em vào các hoạt động học góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Tiếng Anh. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.2.1. Giáo viên cần nắm vững vai trò, nguyên tắc sử dụng của kênh hình và đồ dùng dạy học * Vai trò của kênh hình và đồ dùng dạy học: Việc khai thác kênh hình sách giáo khoa và kết hợp thêm đồ dùng dạy học là những hoạt động luôn tạo sự mới mẻ, hứng thú, không gây căng thẳng, nhàm chán đối với người học. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp khai thác đồ dùng dạy học, tùy vào đối tượng học sinh và kiến thức của từng bài để khai thác sao cho phù hợp, triệt để và có hiệu quả. Thông thường các kênh hình bắt mắt, các video ngộ nghĩnh hay một tiết học bằng máy chiếu sẽ làm sống động tiết dạy và khích lệ sự tò mò trong quá trình học của học sinh, đồng thời chúng tạo điều kiện cho học sinh phát huy trí tuệ, tính sáng tạo, tích cực và thể hiện tính cách, cảm xúc rõ nét. Bộ sách sách giáo khoa lớp 4 hiện nay được biên soạn nội dung hướng về kĩ năng giao tiếp, thiết kế rõ ràng về mục tiêu kiến thức, kĩ năng cần đạt được trong một tiết học. Kênh chữ to, kênh hình sinh động, nhiều màu sắc, rõ ràng, thể hiện rõ nội dung bài học, kích thích sự tò mò, sáng tạo, tích cực từ các em học sinh, giúp giáo viên rất nhiều trong quá trình chuẩn bị bài dạy. Muốn khai thác tốt kênh hình trong sách giáo khoa, trước hết ta cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ những vai trò của chúng. Cụ thể: - Hỗ trợ làm rõ nghĩa của từ hoặc khái niệm mới. VD: Giới thiệu các hoạt động, các môn thể thao, thời gian, các loại thức ăn, đồ uống v.v - Hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu mới, chủ đề, nội dung bài học hoặc ngữ cảnh giúp cho việc thực hành trở nên có nghĩa. - Tạo tiền đề, làm cơ sở cho các bài tập thực hành. VD: Thảo luận qua tranh, ảnh trước khi thực hành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết . - Phản ánh, cung cấp các thông tin nội dung giúp học sinh mở mang kiến thức và hiểu biết hơn về thế giới quanh mình. - Gây hứng thú, làm cho bài học trở nên thú vị và gần gũi với cuộc sống đời thường của các em. Ngoài ra, để bài học thêm phần sinh động, mới mẻ và đạt hiệu quả cao hơn giáo viên thường kết hợp sử dụng thêm các đồ dùng dạy học vào bài dạy để kích thích sự tò mò, sáng tạo và rèn luyện kĩ năng phản xạ tốt ở các em. * Nguyên tắc khai thác kênh hình và đồ dùng dạy học - Kênh hình, đồ dùng dạy học phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh; Đồ dùng phải đơn giản, hấp dẫn và giúp học sinh hiểu ra ngay vấn đề, đồng thời mang tính chất tổng hợp, gợi mở, tạo tình huống và giúp học sinh suy nghĩ sáng tạo. - Đồ dùng trực quan phải mang tính khoa học, sư phạm, tránh làm một cách hình thức; Phải cẩn thận, chu đáo có sự đầu tư kỹ cả về hình thức và nội dung. Cách bố trí, tạo hình dáng của đồ dùng trực quan phải đẹp, rõ ràng và nêu được vấn đề cụ thể, kênh hình, kênh chữ phải to, rõ ràng. Tránh dùng nhiều màu sắc lòe loẹt, khó nhìn. - Xác định vị trí đặt đồ dùng cho cân đối, đúng tầm nhìn của học sinh. - Sử dụng vào thời điểm cần thiết nhất để cung cấp kiến thức và khai thác thông tin. Sự xuất hiện đúng lúc làm tăng thêm thế mạnh của kênh hình, nhất là trong sự háo hức chờ đợi của học sinh. - Tìm vị trí để giới thiệu các kênh hình một cách hợp lý nhất. Có như vậy học sinh mới huy động được nhiều giác quan nhất. Khi thấy không cần thiết thì cất ngay để không làm học sinh mất tập trung. - Muốn đạt hiệu quả cao chúng ta cần nhớ phải sử dụng đúng cường độ, hiệu quả của kênh hình sẽ giảm sút nếu kéo dài việc sử dụng một loại phương tiện hoặc hình ảnh cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu. - Đồ dùng trực quan phải mang tính chất thông dụng có nghĩa là phải dễ làm, dễ sử dụng, rẻ tiền, dễ kiếm và sử dụng được lâu dài. - Nếu trong một bài học giáo viên muốn sử dụng nhiều đồ dùng dạy học thì trước tiết dạy đó giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ, lên ý tưởng, sắp xếp đồ dùng một cách hợp lý và đặc biệt phải biết phối hợp sử dụng các loại đồ dùng một cách hợp lý và phải đảm bảo chúng luôn hỗ trợ tương tác với nhau và tránh việc quá lạm dụng đồ dùng dạy học trong một tiết học làm cho tiết học không đúng trọng tâm. 3.2.2. Chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện dạy học phù hợp Đồ dùng và phương tiện dạy học được coi là công cụ để thực hiện phương pháp dạy học. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phương pháp dạy học và hoạt động dạy học. Sử dụng tốt đồ dùng và phương tiện dạy học sẽ giúp cho giáo viên có thể thu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo hơn của học sinh trong học tập. Học sinh có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng thực hành. Tôi cho rằng tiết dạy của giáo viên sẽ không đạt được kết quả tốt nếu như không có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học bởi vì giáo viên lên lớp mà không có bất cứ phương tiện dạy học nào thì chẳng khác nào một người lính ra trận mà không có vũ khí. Việc sử dụng tốt phương tiện dạy học là một sự hỗ trợ đắc lực thể hiện một phần nội dung chính của sách giáo khoa, đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng tích cực và gây hứng thú hơn trong học tập của học sinh. Đối với môn Tiếng Anh lớp 4, thông thường giáo viên cần chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện dạy học sau: - Phương tiện nhìn gồm: tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, các vật thật, các đồ dùng tự làm, bộ con rối về các nhân vật trong sách giáo khoa... - Phương tiện nghe: đài, đĩa, băng ghi âm - Phương tiện nghe - nhìn: máy đèn chiếu, bảng tương tác, máy tính. Tùy từng dạng bài tập hoặc nội dung từng hoạt động, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học phù hợp, triệt để và hiệu quả. Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực quan trong giờ tiếng Anh, học sinh sẽ nắm bắt ngữ liệu, cấu trúc nhanh hơn, đặc biệt những tranh ảnh đẹp, các đồ dùng trực quan được chọn lọc hấp dẫn sẽ nâng cao tính thẩm mỹ và khả năng tiếp thu bài cho học sinh. 3.2.3. Quy trình khai thác kênh hình và sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học Trong quá trình lên lớp, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau: - Nắm vững mục tiêu cần đạt của bài học, xây dựng hệ thống hình ảnh, đồ dùng dạy học cần sử dụng và chú ý sắp sếp chúng theo từng hoạt động của bài dạy trong thiết kế bài dạy của mình. - Nói rõ mục đích, yêu cầu cách thức tìm kiếm thông tin trên kênh hình, đồ dùng dạy học để học sinh không bị phân tán sự chú ý sang nội dung khác. - Đưa ra hệ thống câu hỏi để khai thác hết các khía cạnh tích cực của hình ảnh. Hệ thống câu hỏi và các “góc” khai thác của giáo viên có tác dụng định hướng để học sinh tư duy, làm việc tích cực với các hình ảnh, chủ động nắm bắt và ghi nhớ kiến thức theo đúng mục đích cần đạt của bài học. Đặc biệt phải luôn có phương án điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp. - Dựa trên hệ thống câu hỏi, tổ chức để học sinh được trình bày ý kiến của mình với nhóm bạn hoặc với lớp trước khi giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng. Điều này hết sức quan trọng trong việc tạo niềm tin cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn trong việc trình bày những kiến thức mà mình nắm được. Từ đó giúp giáo viên có được những điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh. - Sắp xếp các tranh ảnh minh họa, đồ dùng dạy học trong bài theo một trình tự phù hợp và dạy học sinh theo trình tự đó. - Cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại phương án trả lời đúng nhất. 3.2.4. Cách thức khai thác, sử dụng kênh hình và các loại đồ dùng dạy học vào các hoạt động dạy học - Giới thiệu ngữ liệu mới: Ở giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới có những từ chỉ cần thông qua tranh hoặc ảnh là nghĩa của chúng được thể hiện một cách dễ hiểu và đầy đủ. Một số trường hợp giáo viên có thể mang vật thật để tăng hứng thú cho học sinh. (Giới thiệu những từ chỉ đồ vật, đồ chơi, đồ dùng, đồ ăn, thực phẩm, rau quả, đồ uống, các môn thể thao, các danh lam thắng cảnh.); Bên cạnh đó giáo viên có thể cho các em xem một đoạn phim liên quan đến chủ đề của bài học để giới thiệu bài (xem một bản tin dự báo thời tiết ngắn khi dạy bài “The weather”, một đoạn phim về các môn thể thao khi dạy bài “Sports and Games” hay các hoạt động của các em trong giờ ra chơi khi dạy bài “Activities in your break time”). Đôi khi giáo viên sẽ thiết kế một trò chơi để học sinh tìm ra từ khóa của bài học. Mỗi bài học luôn luôn gắn liền với một chủ đề, một tình huống, dùng tranh ảnh, video để giới thiệu chủ đề, nội dung hoặc tình huống sẽ làm cho học sinh hứng thú và nhanh chóng nắm bắt điều sẽ được học. Ví dụ: Khi dạy Unit 16 - Let’s go to the bookshop (Tiếng Anh 4) - Mục tiêu của bài là học sinh nắm được tên của một số địa điểm, sau đó có thể đưa ra gợi ý và lý do tới đó. - Tôi tổ chức trò chơi ô chữ và từ khóa của ô chữ sẽ là “PLACES”. Trò chơi này sẽ có 6 từ hàng ngang, trả lời được mỗi hàng ngang học sinh sẽ mở được một từ khóa. Để tìm ra được từ hàng ngang học sinh sẽ trả lời dựa theo gợi ý của tôi. Cuối cùng, học sinh nào tìm được từ khóa học sinh đó sẽ giành được chiến thắng. Khi học sinh mở được từ khóa, tôi sẽ hỏi học sinh nghĩa của từ khóa, nếu học sinh biết tôi sẽ dẫn vào bài ngay lúc đó. Nếu học sinh không biết tôi sẽ giải thích cho các em và dẫn vào bài mới. - Để chơi trò chơi này phải có sự chuẩn bị chu đáo về tranh ảnh hoặc nếu dạy bằng máy chiếu, tôi cần thiết kế trò chơi với những hình ảnh và gợi ý rõ ràng. - Các từ hàng ngang tương ứng với tên các quốc gia các em đã được học vì vậy tôi sẽ cho các em các gợi ý về các quốc gia đó: Sau khi học sinh tìm ra từ khóa, tôi sẽ dẫn dắt vào bài mới. - Dạy từ mới và kiểm tra từ mới: Trong một tiết dạy, việc dạy từ và kiểm tra từ là giai đoạn mà giáo viên cần sử dụng đến kênh hình và đồ dùng dạy học nhiều nhất để giúp các em đoán được nhanh nghĩa của từ và nhớ từ lâu hơn. Đầu tiên, giáo viên cho học sinh xem tranh hoặc những vật thật (tùy vào bài dạy để chuẩn bị), giáo viên hỏi học sinh bức tranh về nội dung của tranh (như: con gì, môn thể thao gì, hoạt động gì, cái gì,), khi học sinh trả lời đúng bằng tiếng Việt, giáo viên không nhắc lại nghĩa tiếng Việt mà đọc to cách phát âm từ đó bằng tiếng Anh rồi yêu cầu học sinh nhắc lại 2 - 3 lần, giáo viên gắn hình ảnh hoặc vật thật và viết từ lên bảng. Giáo viên không nhất thiết lúc nào cũng đưa ra nghĩa tiếng Việt, có thể chỉ viết nghĩa tiếng Việt đối với những từ khó nhớ. Sau đó giáo viên cho học sinh đọc lại theo nhóm, cá nhân. Khi kiểm tra lại mức độ nhớ từ của học sinh, giáo viên nên thiết kế các trò chơi để tạo hứng thú cho các em. Tùy vào từng dạng bài tập và nội dung của từ, giáo viên có thể cho các em chơi các trò như: Matching, Slap the board, Crossword puzzle, Jumbled letters, Word square. Để tổ chức thành công các trò chơi, giáo viên chuẩn bị các bức tranh, vật thật, kênh chữ hay thiết kế bằng công nghệ thông tin. Ví dụ: Khi dạy Unit 5 “Can you swim?” (Lesson 1- Part 2, Point and say - Tiếng Anh 4) Để tránh lặp đi lặp lại việc sử dụng một bức tranh cho phần dạy từ và kiểm tra từ, tôi dạy từ mới như sau: - Tôi cho học sinh quan sát lần lượt bốn bức tranh a, b, c, d trong sách giáo khoa: - Lần lượt hỏi các em: Bức tranh a vẽ bạn gái đang làm gì? Học sinh trả lời: bạn gái đang chơi nhảy dây. Tôi nói “skip”, yêu cầu cả lớp nhắc lại 2 - 3 lần, từng nhóm đọc và gọi một số em đọc cá nhân. Sau đó tôi viết từ lên bảng và viết nghĩa tiếng Việt. Tôi thực hiện tương tự với ba tranh còn lại để rút ra 3 từ mới. Sau khi giới thiệu xong bốn từ mới, tôi cho cả lớp đọc lại, đọc theo nhóm và gọi một số em đọc trước lớp. Sau phần dạy từ mới, tôi kiểm tra từ mới các em bằng trò chơi “Word square”. Tôi sẽ chuẩn bị 4 bản phô tô “Word square” cho học sinh và 1 bản đã in sẵn đáp án. Tôi chia lớp thành 4 đội, giải thích cách chơi cho các em và sau đó cho các em chơi. Đội nào tìm ra các từ nhanh nhất, đúng nhất đội đó sẽ chiến thắng. Khi soạn giảng bằng trình chiếu tôi sẽ thiết kế trò chơi “ Matching” như sau: - Dạy kĩ năng nghe: Đối với bài tập nghe có rất nhiều dạng, mỗi dạng có một cách khai thác khác nhau. Trước tiên, giáo viên phải giúp học sinh nắm được các dạng nghe cơ bản như: nghe và đánh dấu (Listen and tick), nghe và đánh số (Listen and number), nghe và viết (Listen and write), nghe, chọn đáp án và viết (Listen, circle and write) Khi dạy kỹ năng nghe, tranh ảnh được dùng để giới thiệu chủ đề, tình huống, nội dung trước khi nghe hoặc dùng tranh trong các bài tập nghe hiểu, nghe viết. Giáo viên sẽ hướng các em theo chủ đề cần dạy, cho các em mô tả bức tranh theo đúng chủ đề đó và sử dụng những từ ngữ, mẫu câu gần với nội dung các em sẽ được nghe. Tiếp theo giáo viên sẽ sử dụng đài hoặc máy tính cho các em nghe trực tiếp qua băng, đĩa thay vì giáo viên sẽ trực tiếp đọc. Giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh nghe khi các em đã hiểu mục tiêu, nhiệm vụ mình cần làm và tinh thần sẵn sàng tập trung cho bài nghe. Trong quá trình nghe, giáo viên phải xác định được sẽ cho các em nghe mấy lần, khoảng cách giữa các lần nghe và thời gian dừng lại giữa các câu sau mỗi lần nghe là bao lâu. Ví dụ: Khi dạy Phần 3 - Listen and tick Unit 5 “Can you swim?” (Lesson 1 - Tiếng Anh 4). * Tôi tiến hành như sau: - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Hướng dẫn HS khai thác các bức tranh ở từng câu. Câu 1. + Who is this ? => Nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS thảo luận các tranh a, b, c về bạn Tony đang làm gì ? - Gọi đại diện các cặp học sinh trình bày, kết hợp giải thích vì sao tìm được từ đó. - Nhận xét, chốt và ghi bảng các từ: draw, sing, dance * Tương tự: Câu 2 và 3. + nghe và đánh dấu V + This is Tony. (Hoặc: Tony) - Trao đổi cặp đôi (2’ - nói hoạt động của bạn Tony bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh) - Nối tiếp trình bày trước lớp +Tranh a: draw, vì bạn Tony đang vẽ Tranh b: sing, bạn Tony đang hát Tranh c: dance, vì bạn Tony đang nhảy - Dưới lớp nhận xét, bổ sung. - Đọc lại các từ: CN - ĐT Sau khi khai thác hết các nội dung bức tranh, tôi hướng dẫn và mở đài cho các em nghe. Tôi sẽ cho các em nghe 3 lần: + Lần 1: nghe cả bài Sau khi nghe tôi cho các em thời gian đánh dấu vào các bức tranh các em cho là đúng (bằng bút chì), có thể gọi 1 vài học sinh năng khiếu nêu đáp án và viết lên bảng. + Lần 2: nghe từng câu một để chọn đáp án. Tôi cho học sinh thảo luận nhóm và đưa ra đáp án, tôi viết đáp án lên bảng. + Lần 3: cho các em nghe lại và chốt đáp án đúng. Sau khi nghe xong, tổ chức cho học sinh luyện nói bằng cách hỏi một số câu hỏi liên qua đến bài nghe như: “What is Tony doing?, What can Mai do?...” - Dạy kĩ năng nói: Trong chương trình lớp 4 có hai dạng bài nói: nói có kiểm soát (nói theo tranh, mẫu sách giáo khoa hoặc giáo viên cho sẵn) và nói tự do (nói theo cách hiểu của các em về chủ đề được học). Đầu tiên, giáo viên cho các em quan sát tranh, ảnh hay các vật thật, các video liên quan đến bài nói, sau đó yêu cầu học sinh khai thác bức tranh, ảnh bằng cách nêu một số câu hỏi để học sinh trả lời. Giáo viên nên cho các em thời gian thảo luận cùng các bạn trong nhóm trước khi trình bày cá nhân. Sau khi thực hành luyện nói theo yêu cầu, giáo viên tổ chức cho các em nói tự do (free talk) theo ý của mình với chủ đề của bài học. Ví dụ: Sau khi dạy xong Lesson 1,2 Unit 13 : Would you like some milk? (Tiếng Anh 4), tôi hướng dẫn luyện nói phần 3: Let’s talk cho học sinh. Đầu tiên, tôi trình chiếu các hình ảnh lên màn hình, cho học sinh nói tên các món ăn, thức uống và hướng dẫn các em nói theo gợi ý sau: Tôi cho học sinh hỏi và trả lời mẫu câu đã học: * What’s your favourite food/ drink ? - My favourite food/ drink is. * Would you like some ? - Yes, please/ No, thanks Sau đó tôi hướng dẫn các em nói về các loại thức ăn và đồ uống yêu thích của các em, hướng dẫn các em cách liệt kê các loại thức ăn, đồ uống yêu thích (I like/ My favourite food/ drink are ., ., . and). Tôi có thể giúp các em nói về các món ăn, đồ uống vào các bữa ăn. Sau đó gọi một số em lên bảng và nói trước lớp. - Kĩ năng đọc: Trước khi đọc bài và thực hiện nhiệm vụ mà bài đọc yêu cầu giáo viên cho học sinh biết yêu cầu của bài đọc là gì? (Read and answer, Read and complete, Read and tick, Read and number hay Read and write). Giáo viên cho học sinh quan sát tranh (quan sát trực tiếp sách giáo khoa, tranh đã in sẵn để gắn lên bảng hoặc chiếu bằng máy chiếu) và yêu cầu các em mô tả bức tranh. Giáo viên gợi ý cho học sinh mô tả bức tranh sát với nội dung bài đọc yêu cầu. Sau đó giáo viên chốt nội dung, nhắc lại cho các em nhiệm vụ các em cần làm trong bài là gì (đọc điền từ, đọc chọn đáp án đúng, đọc trả lời câu hỏi) và hướng dẫn các em đọc thầm, hoàn thành bài đọc (theo cặp hoặc nhóm 4). Giáo viên lấy kết quả của học sinh theo cặp / nhóm, sau đó kiểm tra kết quả và cho các em luyện nói về thông tin bài đọc. Ví dụ: Khi dạy Unit 16: Let’s go to the bookshop - Lesson 3, Part 4: Read and number. Tôi yêu cầu học sinh nêu nhiệm vụ của bài. Sau khi nêu được nhiệm vụ của bài là đọc và đánh số, tôi cho các em lần lượt khai thác nội dung từng bức tranh a, b, c, d và gợi ý cho các em 4 bức tranh chính là nội du
Tài liệu đính kèm: